HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXI2)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXI 

KẾT QUẢ SAU 5 NĂM

…..

BẤT CÔNG

● Ðiểm thứ nhì làm cho chúng ta thất vọng là xã hội chủ nghĩa còn bất công hơn thời trước nhiều.

Marx và Lénine muốn tạo một xã hội không có giai cấp, công bằng, bình đẳng. Nhưng Staline cho sự bình đẳng là “không xứng” (indique) với một xã hội theo chủ nghĩa xã hội (1), và ở Nga, theo nhà bác học Sakharov (trong một bài báo đã dẫn) thì năm 1972 xã hội đã bất bình đẳng mà còn bất công. Không còn tình trạng tư bản bóc lột thợ thuyền, nhưng giai cấp lãnh đạo được hưởng rất nhiều quyền lợi còn giai cấp công nhân thì sống thiếu thốn. Cây quạt lương bổng (eventail des salairs) vẫn mở rộng, có phần còn hơn ở các nước tư bản; nói cách khác, lương giữa một viên giám đốc với một thợ thuyền không chuyên môn còn cách biệt nhau rất xa, hơn ở phương Tây. Kravchenko trong cuốn đã dẫn cũng phàn nàn rằng các đồng chí “bự” (grosses légumes) sống như ông hoàng, có phòng ăn riêng, thức ăn riêng, tiệm mua dược phẩm riêng, thợ hớt tóc riêng, nhà thương riêng, cầu tiêu riêng… cái gì cũng riêng, và ông ta chua xót thấy cách bóc lột thời ông bất lương hơn cách thời Nga hoàng (trang 525, 105).

Ở nước mình cũng như Nga, không còn cái tệ tư bản bóc lộc thợ thuyền; chế độ lương của mình còn hơn Nga là không có sự cách biệt rất xa giữa cấp cao và cấp thấp: công nhân viên mới vô được khoảng 40 đồng một tháng, công nhân viên mới ra trường được khoảng 55 đồng, giám đốc khoảng 150 đồng, bộ trưởng 200 đồng, nhưng các cán bộ cao cấp cũng được hưởng rất nhiều quyền lợi, tha hồ mua thức ăn, đồ dùng đủ thứ với giá chính thức; nghe nói có trường hợp vợ họ mua về bán chợ đen; và một người Nga hay Ðức đã phải bảo lương những cán bộ tuy chỉ có 200 đồng mà sự thực họ phải được hưởng ít nhất là 2.000 đồng. Thủ tướng Phạm văn Ðồng có lần đề nghị sửa đổi chế độ lương bổng: tăng lương cho những cấp trên, nhưng sự phân phối nhu yếu phẩm thì đồng đều; đề nghị đó bị đảng bác bỏ.

Có người nói một số “ông lớn” đi đâu cũng có người hầu xách bình nước sâm Cao li để ông lớn uống thay trà; một ông nọ luôn luôn có một bác sĩ ở bên và một thiếu nữ quạt hầu vì ông không chịu được quạt máy. Tôi không biết những tin đó đúng hay không, chỉ biết những tin do “anh em cách mạng” đưa ra cả.

Một ông bạn tôi bảo có vô nhà thương mới thấy có cả chục (sic) giai cấp bệnh nhân, tùy giai cấp mà được ở phòng nào, khám bệnh ra sao, trị bệnh ra sao, cấp thứ thuốc nào v.v…
Người chết cũng phân biệt giai cấp khi đăng cáo phó: cán bộ thường thì được mấy phân trên cột báo, cán bộ bự thì được mười mấy phân; lời cáo phó cũng theo những tiêu chuẩn riêng. Ðúng là đường lối Staline.

Sài gòn được giải phóng vài năm thì ta thấy xuất hiện ngay một hạng giàu sang mới nổi, thay thế bọn giàu sang thời Thiệu, và cũng thích những xa xí phẩm (áo hàng thêu, hột xoàn, máy điều hòa không khí v.v…) của thời Thiệu. Tiền đâu mà họ mua những thứ đó nhỉ?

Sự bất công chướng nhất, tàn nhẫn nhất đó là lương công nhân viên từ 1975 cứ đứng yên trong khi sự phân phối nhu yếu phẩm giảm đi gần hết, chỉ còn gạo, bo bo là tạm đủ, nhất là trong khi mãi lực của đồng bạc năm 1980 chỉ còn bằng 1/10 năm 1975; thành thử lương một công nhân viên chỉ đủ để mua củi chụm, lương một bác sĩ mới ra trường chỉ đủ để mua rau muống ăn. Khắp thế giới không đâu có chế độ lương bổng kì cục như vậy (2). Người nào cũng phải bán đồ đi mà xài, nhờ cha mẹ giúp đỡ, nếu không thì phải xoay sở mọi cách, làm sao sống được thì làm, chính phủ không biết tới. Một cán bộ ở Hà nội đã phàn nàn: “Người ta có rất nhiều quyền hành mà không có một chút tinh thần trách nhiệm nào cả. Thật lạ lùng!” Kravchenko (trang 185) nói chính phủ Nga bắt dân đói để dân biết phép chính phủ mà răm rắp tuân lệnh. Ở nước ta không đến nỗi như vậy, có áp dụng chính sách đó thì chỉ áp dụng cho những kẻ thù của chế độ thôi, tức bọn ngụy quân ngụy quyền còn ở trong một số trại cải tạo.

Hết: Bất Công Xem Tiếp: Thiếu Kỉ Luật

Tìm Kiếm