Tháng 01/2013

IMG.408

Kính Chúc Quý Vị Một Năm Mới

AN BÌNH HẠNH PHÚC

 

THƯ HƯƠNG
Triết Việt
VIỆT NHO CÓ THỂ ĐÓNG GÓP GÌ CHO VĂN HÓA MAI ĐÂY CỦA NHÂN LOẠI ?

IMG.003Nho cộng thêm gốc rễ của Việt vào nữa thì gọi là VIỆT NHO. Nói đến Việt Nho là nói đến liên hệ Việt với Tàu… : Việt Nam… đại diện Nho ở giai đoạn Văn Hóa; còn Tàu đại diện Nho giai đoạn Văn Minh…Từ trước tới nay Tàu được coi là chủ của Nho, cho cả văn hóa Ðông Á…Niềm tin đó…đúng…nhưng chỉ đúng đến Tần Hán…còn trên nữa thì trật…Ngày nay khám phá ra gốc Hòa Bình của văn hóa Tàu. Thế mà Hòa Bình (VN) muộn nhất cũng là 12,000 năm, còn sớm nhất quãng 50,000 năm…Sau Khổng Tử Nho kể như thất truyền…Vì cho được hiểu thấu đáo một nền văn hóa nào tất phải tìm hiểu tự lúc nó đang hình thành mới thấy được những cái tế vi nhất, mới đủ khả năng xây dựng một nền Triết mới tự đó.Chính trong ý đó mà có sự cần phải xét lại mối liên hệ giữa Tàu và Việt để tìm ra lối thoát cho sự bế tắc kia… Vậy điều cần phải xét trước hết là hỏi nước Tàu là chi? khởi đầu từ thời nào Có thể nói thế này: người Tàu là dân thổ trước nhưng đã tiến lên Di trước rồi ra Tàu sau…

Có thể dùng câu sách Trung Dung (câu 20 và 21) để tả Văn Minh Văn Hóa. Văn hóa là “thành giả”. Văn minh là “thành chi giả”… Nói như vậy thì văn hóa cao hơn văn minh cần gì phải đi đến văn minh? Thưa rằng văn minh là phần việc của con người lý trí, mà lý trí là cơ năng ban cho con người để con người tham dự với trời đất trong cuộc tiến hóa của mình. Thú vật không có lý trí nên suốt đời cứ tự nhiên không lầm lỗi. Con người trái lại lầm lỗi rất nhiều…nhưng con người hơn con vật ở chỗ có phần tự làm ra để đóng góp, còn lầm lỗi là tại pha lý trí với tiềm thức tâm linh không đúng độ. Ðúng độ là khi lý trí “soi” tiềm thức mà không phá tiềm thức (cũng gọi là thiên năng) nên tiềm thức vẫn càng làm ích cho con người, giúp con người đạt hạnh phúc thí dụ bình sản và tự do… Con đường Tiến Hóa của chung con người nó ở tại đem ý thức soi vào vùng tiềm thức, làm cho đôi bên giao thoa với nhau [mà theo tương quan lý tưởng của Kinh Dịch là 2-3 (2 Lý Trí 3 Tiềm Thức)]. Làm sao cho cả hai bên đều cùng làm việc thì gọi là Đắc Đạo. Nếu lý trí ý thức đóng góp bên dưới số 2 thì ra dị đoan tín nhảm gọi là duy thiên hay duy tâm. Nếu lý trí vượt quá số 2 thì ra duy lý với chủ thuyết, với ý hệ Ðại Ðạo cũng mất luôn gọi là duy địa (duy vật)…Riêng Nho thì đưa ra Nhân Nghĩa tương đối gần được Quân Thiên (2-3) hơn hết. Ðành rằng Nhân Nghĩa không thể nào so được với Ðại Ðạo, nhưng trong đợt văn minh thì không giải pháp nào bằng Nhân Nghĩa cả, vì tâm thức con người đã nhiễm nhiều lý trí không còn đủ trình độ phác tố mà đón nhận Ðại Ðạo.

Thiết tưởng đường lối cụ thể đó đã hiện hình lên lờ mờ trong dự phóng của Việt Nho, vì nó gom được ba điều kiện thuận lợi từ trước tới nay chưa đâu có. Trước hết là Nho được các đỉnh cao trí tuệ nhìn ra có khả năng tiềm ẩn làm được thế như đã nói về Honolulu 1949 khi chọn Khổng Tử làm nhạc trưởng cho cuộc thống nhất hòa âm nhân loại.

Thứ đến sự phăng lần ra gốc rễ của Nho cũng là một thuận lợi nội tại đích thực hơn giúp rất nhiều cho việc kiến tạo một nền triết mới cần thiết cho giai đoạn mới.

Thứ ba là biên cương của Việt rộng vô cùng lan tỏa khắp thế giới: Á, Mỹ, Phi, cả Âu Châu thời các đại mẫu như Demeter, hầu như không sót ai ngoài vòng, nên việc quang phục gốc rễ Việt Triết cũng kể được như là quang phục gốc rễ của loài Người tức đã có sẵn tính cách phổ biến ở trong rồi. Như vậy chỉ còn thực hiện nữa là chúng ta sẽ có một tình huynh đệ phổ biến: bốn bể một nhà. Ðó: ơn ích của cái nhìn mới: nhìn qua cơ cấu của NHO toàn diện cả Văn Minh lẫn Văn Hóa là như vậy.

Đọc tiếp


Văn Hóa
Thái Dịch Lý Đông A
HUYẾT HOA

IMG.409Cách mạng là công cuộc xoay đổi thời đại trên một giai đoạn diễn tiến xoáy trôn ốc có nút đã đến ngày thành thục của một lẽ sống hàm dưỡng trong nút bế tắc, cần yếu có một bạo đột thủ đoạn cởi mở cho dây diễn tiến đi lên; ý nghĩa và tác dụng của cách mạng là tu chỉnh và cải tiến xã hội cho sang được một xã hội hợp lý hơn, hy vọng hơn, được đi vào một con đường hợp quy luật, hợp với nguyên tắc tiến hóa, hợp với tương lai có dự biết trước có một trông ngóng của lý tưởng hàm dưỡng tự sâu xa. Mỗi công cuộc cách mạng sản sinh ra một xuất lộ cho dân tộc, quốc gia và xã hội. Khởi điểm của cách mạng đã dựng dục từ trong bào thai của thời đại cũ, đó là lý tưởng trong một quá trình tự nó tiến triển để cho thành thục, thể hiện thực hoàn toàn và y cứ vào hiện thực mà phát triển tinh thần và nguyên tắc với tự do và sản sinh ra một lực lượng đều hoàn toàn là kết quả của hiện thực, tức là cái xuất lộ của quốc gia dân tộc và xã hội đương nhiên là sự kết hợp của nội tại và ngoại tại mà thành một đường lối với một hiệu quả dự cầu…..

Một trăm năm cách mệnh Duy Dân đời nay có một tinh thần và chủ trương nhất quán, hằng biểu hiện ra bằng những tượng trưng nào, ta vẫn có thể tìm thấy cái dây chỉ đạo của lịch sử ở trong. Cái tinh thần đó còn uyên nguyên từ cái để uẩn 5.000 năm sóng sống của nước nòi, từ đầu sử đến bây giờ không dứt đấu tranh bằng dân tộc cách mạng Duy Dân xiển dương cái tinh túy ấy ra đem tiếp hợp lại, lại cái truyền thống Tổ Tiên với tinh thần của hiện đại, hoàn thành một cách mạng chủ nghĩa và cách mạng văn hóa cho dân tộc trên con đường đi lịch sử và mức tiến

Đọc tiếp


Triết Việt
Đông Lan
NHÂN CHỦ TRUNG DUNG

IMG.450Nghĩa sách Trung Dung thật ra nằm ngay trên cái tên của sách. Trung ở Nội Tâm Bình Quân không vọng động, dung là chỗ diệu dụng của Thiên Lý nơi ngoại cảnh đa đoan. Hai chữ Trung Dung nói lên cái đặc tính Hợp đạo Nội và Ngoại của Tâm Thức con Người. Dung là đức dung hợp, hòa hợp, thông giao, tương quan với ngoại giới ở mức độ bình quân. Khi xử kỷ, tiếp vật, đối nhân, xử thế tới mức bao dung được mọi sự đối nghịch, hợp chứa được mọi sự xung khắc, thâu hóa được mọi ngược chiều, hòa giải được mọi sự dị biệt, đó là đã đạt chữ Dung. Dung đi với thông. Dung thông làm mọi việc không đi vào bế tắc, hủy diệt. Cho nên dung làm cho mọi vật được dưỡng, được nuôi, được sống còn. Vạn vật ngàn đời mãi mãi như thế. Dung thông của Đạo đưa người quân tử Việt Nho tham dự vào dòng sống bất tuyệt cùng vạn vật, cho nên mới cảm tâm ta là Tâm Vũ Trụ, vạn vật có đủ nơi mình. Phát tiết điều gì từ tâm hồn vũ trụ ấy, cũng hầu như ăn khớp đồng điệu với thời không. Hay nói cách khác, Trung Dung là tiết nhịp hòa điệu của con người cùng thời gian và không gian một cách tối hảo nơi đạo sửa mình.

…..Tóm lại, Trung Dung đưa ra phương pháp…..Qui Tâm để loại trừ động loạn, cảm lẽ vi tế của vũ trụ mênh mông. Nhân đó lại trợ duyên cho đức Thái Hòa muôn thuở, người quân tử đã kết hợp bản thể vật chất và thiên mệnh tâm linh nơi chính bản thân mình, đã thực hành trung dung tiểu ngã và đại ngã, cá nhân và vũ trụ hai chiều mầu nhiệm, mà mình là chứng nhân tín thật nhất, bảo chứng nơi sự tu thân một cách chân thành.

…..Hay có thể nói cách khác, trí giả Việt Nho đã có một tinh thần Nhân Chủ cao độ trong việc tri Thiên, giữ đạo Trung, Hòa tan đạo vào đời. Hơn thế nữa trí giả Việt Nho còn có tính Nhân Chủ cùng cực khi xác tín sự Tu Dưỡng Nội Tâm mình là phương pháp Kết Hợp trời đất trong cảnh Thái Hòa bao la.

Đọc tiếp 


Triết Việt
Lê Việt Thường
IMG.625   

LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Một)

IMG.495Với viễn kiến của một nhà Tư Tưởng lớn, Cố Triết Gia Kim Định…..cách đây hơn nửa thế kỷ, đã đề cập đến MINH TRIẾT với những lãnh vực liên hệ….. thì giới Trí Thức Tây Phương chỉ mới bắt đẩu thực sự chú ý đến vấn đề này từ khoảng hơn một thập
 niên nay mà thôi, nhưng với một nhu cầu càng ngày có vẻ càng Khẩn Trương…..gần đây qua các dấu hiệu Suy Thoái của chính nền Văn Minh Tây Phương càng ngày càng trở nên rõ rệt ở mọi địa hạt…..kèm với sự “Bùng Nổ” của các phương tiện truyền thông như Internet, thì đó có thể là một trong nhiều lý do khiến cho Ý Thức về Khủng Hoảng của nền Văn Hóa Tây Phương trước kia chỉ giới hạn ở thượng tầng của những nhà Đại Trí Thức thì nay đã bắt đầu lan rộng tới tầng lớp các Trí Thức cỡ trung bình kèm theo với Nhu Cầu đi tìm các phương sách Cứu Chữa mà một nguồn chính yếu là nền MINH TRIẾT Truyền Thống của Nhân Loại Đông cũng như Tây.

Văn Hóa….. và Triết Tây Phương….. gặp phải vấn đề, tức vì những Sai Lầm của các Tổ Sư : Socrates, Plato, Aristotle mà Triết Cổ Điển Tây Phương đã trở thành DUY LÝ khiến bị chặt đứt với Truyền Thống Tâm Linh, tức nguồn MINH TRIẾT Uyên Nguyên của Nhân Loại…… ở Tây Phương, sau khi tách rởi khỏi Minh Triết, Triết Học không còn đóng nổi vai trò “hướng đạo” ….. nữa. Mà con người vẫn cần phải sống, cần phải được “dẫn dắt” nhưng vì thiếu Minh Triết nên người ta phải tạm “xài đỡ” Lương Tri Công Cảm (common sense, bon sens). Và đó là nguyên nhân cũng như khởi đầu của tình trạng Hiểu Lầm, Lẫn Lộn giữa Minh Triết, Triết Học, Lương Tri Công Cảm và nhiều thứ khác nữa…..

Sau phần “Dẫn Nhập” ở trên….. chúng tôi xin được trở lại với chính nội dung của cuốn sách “Luận Bàn Minh Triết và Minh Triết VIỆT” của ông Hoàng Ngọc Hiến….. căn cứ trên phần lớn nội dung cuốn sách của tác giả như chẳng hạn với các câu định nghĩa …..về ‘Minh Triết” mà ông Hiến “tự mình khẳng định”….. thì theo thiển ý, các câu trên …..CHƯA đạt được trình độ MINH TRIẾT quá lắm thì mới tới đợt LƯƠNG TRI CÔNG CẢM (common sense, bon sens), có khi chưa đạt tới được cả đợt sau (tức Lương Tri Công Cảm) như câu “Minh triết là biết sống tử tế và hẳn hoi”….. cũng như chỉ là một lối Tiếp Cận của một nhà Nghiên Cứu thông thường mà ông Hoàng Ngọc Hiến có vẻ đã áp dụng trong cuốn sách “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết VIỆT” của mình. Như vậy có thể phát biểu ở đây rằng Minh Triết Đông Phương nói chung và Minh Triết VIỆT cách riêng đã bị giới Trí Thức Việt “Mất Gốc” “TRÍ THỨC LUẬN” hóa theo Đường Lối, Phương Pháp và Phạm Trù của Triết TÂY mất rồi

Đọc tiếp


Văn Hóa

Nguyễn Văn Diễn
THƯƠNG EM TỪ THUỞ TIÊN RỒNG

IMG.376Năm 1961, khi dự khóa đào tạo quản đốc đồn điền do CHPI tổ chức tại Banmêthuột, tôi được cử đi thực tập ở đồn điền cà phê Ea Tull, Darlac. Tại đây có một bản Mường di cư từ các tỉnh phía Bắc miền Trung. Họ nói tiếng Việt xen lẫn nhiều cổ ngữ nên rất khó nghe nhưng lại rất thân tình với người Kinh. Trong một ngày lễ giỗ tổ, tôi được mời đến dự và đặc biệt chú ý điệu vũ của một nhóm thanh niên thiếu nữ Mường. Chín cặp, đứng xen kẽ thành vòng tròn, hai chân dậm xuống đất bước nhịp nhàng về phía trái, phía phải hay tiến vào phía trong, lui ra phía ngoài, theo nhịp trống và cồng. Tay người này úp vào tay người kia, lúc đưa lên cao, lúc hạ xuống thấp hoặc múa… Toàn cảnh có vẻ giản dị nhưng rất đều, cân đối, hài hòa và gợi cảm. Họ “hát nói” một bài vè rất lạ trong khi múa. Tôi thấy hay nên chép lại và học thuộc lòng bài vè ấy. Quý độc giả hẳn đã biết, người Mường vốn là người Việt nguyên thủy, sở dĩ họ chậm tiến là do họ ở sâu trong rừng núi và ít tiếp xúc với người Việt đồng bằng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, một nhà khảo cổ ở Canada, cho rằng bài vè “Thương em từ thủa Tiên Rồng” có nhiều cổ ngữ từ thời văn hóa Bắc Sơn niên đại từ 7000 năm đến 1000 tr.CN. còn triết gia Lương Kim Định khi đọc bài vè thì đã gọi: “Đây là kinh Việt”

Đọc tiếp


Khảo Cổ
Cung Đình Thanh
NHÂN DỊP ĐI TÌM TÁC QUYỀN MỘT BẢN VĂN

IMG.451Bài văn nói ở đây là bài Ðông quân, một trong chín bài trong Cửu Ca, là một phần trong tập Sở Từ do Khuất Nguyên sáng tác . Sở Từ cùng với Kinh Thi được coi là hai bản văn mở đầu cho lịch sử văn học Trung Hoa. Kể từ Tư Mã Thiên giới thiệu Sở Từ trong Sử Ký, lịch sử văn học Trung Hoa không có đời nào là không có tác giả phê bình, giới thiệu Sở Từ, mà phần thường là phê bình bằng những lời tán tụng vô cùng trang trọng, vô cùng khâm phục về văn phong trác tuyệt cũng như về tư cách thanh cao và lòng yêu nước, yêu dân của Khuất Nguyên .

Ðông Quân nói riêng, và những bài trong Sở Từ nói chung, có một vai trò vô cùng đặc biệt, không những đối với tộc Hoa trong lịch sử văn học Trung quốc, mà đối với tộc Việt, cũng giữ một địa vị sinh tử, tối ư quan trọng.

Sự quan trọng của nó đối với tộc Hoa là điều hiển nhiên, bởi hơn hai ngàn năm nay, suốt chiều dài văn học sử Trung quốc, không đời nào không có những học giả hàng đầu phê bình, giới thiệu, đề cao, tô điểm thêm hào quang cho Sở Từ. Nó đã trở thành niềm hãnh diện chung của người Trung Hoa vì là một áng văn cổ bậc nhất trong lịch sử văn học nhân loại, đã có được vẻ hoành tráng, trau chuốt, huy hoàng đến như vậy. Nhưng nói rằng nó còn có vai trò tối ư quan trọng, vì có liên quan đến sự sống còn của tộc Việt thì hình như từ trước đến nay chưa ai nói như vậy. Bởi, muốn nói như thế, phải chứng minh được bài Ðông Quân nói riêng, và Sở Từ, mà trong đó Ly Tao giữ vai trò chính yếu, nói chung, không những chỉ phản ảnh văn hóa Việt, mà còn để cảnh báo sự tiêu vong phải đến với Ðại tộc Bách Việt nếu những người có trách nhiệm không kịp thời thay đổi tư tưởng, lề lối sống, cũng như tư duy điều hành đất nước. Sự cảnh báo đó đã không được nghe theo. Khuất Nguyên, tác giả những bài văn, cũng là những lời cảnh báo nói trên, sau chót, đã phải lấy cái chết của mình bằng cách nhẩy xuống sông Mịch La tự vận như một lời báo động cuối vùng ! Và quả như lời cảnh báo của Khuất Nguyên: 55 năm sau cái chết của tác giả Sở Từ (278 năm trc CN), tổ quốc ông, nước Sở, bị Tần diệt (223 năm trc CN) kéo theo sự tiêu vong của các nước tộc Việt khác như Ngô, Ðông Việt, Mân Việt, Nam Việt, Ðại Lý… đến nay chỉ còn lại vài ba nhóm trong Ðại tộc may mắn thoát nạn tiêu vong.

Ðiều mà hẳn đã có người nghĩ đến, nhưng chưa ai nói tới ấy chính là mục đích của người viết loạt bài này.

Đọc tiếp


Văn Hóa
Nguyễn Tầm Thường
SỰ SỐNG TRONG CĂN NHÀ CHỜ CHẾT

IMG.452Trong những ngày tháng gần đây, tôi hay suy niệm về sự chết. Có khi bất chợt trong lúc đi đường, có khi trong giờ cầu nguyện, có khi kéo dài trong những dịp tĩnh tâm. Tư tưởng sống chết, ý niệm đời sau của thế giới bên kia cứ như chờn vờn. Tôi không bỏ qua được. Nó như một hố sâu nhìn thấy đáy. Tìm đâu câu trả lời? Không ai có kinh nghiệm sự chết….. tất cả là niềm tin vô hình thôi….. Tôi tìm đến nơi đây cũng là vậy…..Tôi chọn nơi “khủng khiếp” nhất. Nhà cho những người chờ chết.

Ý định ban đầu của tôi đến đây là để suy niệm về sự chết. Tôi muốn nhìn khi người ta chết sẽ ra sao. Tôi đang trăn trở về sự chết và mầu nhiệm thế giới bên kia. Chết là đề tài bận tâm trí tôi. Mục đích thứ hai là quan sát, như người đi tìm tài liệu viết bài. Mới sau một ngày, tôi thấy mình thay đổi. Tôi không thể là người quan sát được. Làm việc với các bạn trẻ, bên những tâm hồn giàu quảng đại tươi vui. Tôi thấy họ tràn đầy sức sống. Nhìn anh thanh niên người Đức săn sóc ông già, tôi thấy mình phải viết về sự sống chứ không thể tập trung về sự chết. Sự sống quá đẹp. Hãy nói về những người đang sống, những người đang săn sóc sự sống. Tôi thấy những người nằm chết không là đề tài gợi sự đau khổ cho tôi viết, mà là sự sống của những trái tim quảng đại kia.

Đọc tiếp


Khảo Cổ
Đặng Vương Hưng
TỪ CUỘC “ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ”

IMG.392Đã có nhiều cuộc hội thảo bàn về Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ. Đây là một công trình công phu, được nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền bền bỉ thực hiện 50 năm qua với sự trợ giúp, cộng sự của nhiều nhà nghiên cứu có uy tín và tâm huyết với lịch sử và văn hóa Việt Nam. Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền cho biết, ông đang có trong tay bản sao một số tài liệu hiện lưu ở Tòa thánh La Mã cung cấp một thông tin rất thú vị. Tài liệu được viết bằng chữ Quốc ngữ, nhưng đoạn cuối, tác giả ghi rõ: “Đây là tài liệu tập chuyển thể từ chữ Việt cổ sang chữ Quốc ngữ (năm 1625 – tài liệu)”.

Sau nửa thế kỷ miệt mài với công việc nghiên cứu, giải mã chữ Việt cổ, giờ đây nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền khẳng định, ông có thể đọc thông viết thạo và sáng tác các tác phẩm của mình bằng loại chữ Việt cổ. Khi tặng người viết bài này cuốn sách mới in, ông viết và ký tên bằng chữ Việt cổ và cho biết: Một người bình thường, nếu chăm chỉ thì chỉ sau 3 tuần là có sử dụng được thứ chữ viết của cha ông mình đã có từ ngàn năm trước.

Đã từ lâu, nhiều người vẫn quen với ý nghĩ rằng Việt Nam không có chữ viết….. Nhưng cuốn sách của ông Đỗ Văn Xuyền khẳng định: Đông Nam Á – mà chủ đạo là Việt Nam – đã có một nền văn hóa tiền sử phát triển rất sớm; tiên tiến và nhanh chóng; sáng tạo và sống động chưa từng thấy nơi nào trên thế giới – đó là kết luận chung của một số nhà nghiên cứu Mỹ, Trung Quốc và Nga….. Nền văn minh kỳ vĩ của tổ tiên người Việt chính là cơ sở để chữ viết ra đời. Chữ Việt cổ, hay còn được gọi là chữ Khoa Đẩu có hình dáng gần giống như những con nòng nọc, do tổ tiên ta đã sáng tạo ra từ thời tiền sử, đã bị tác động nặng nề bởi ngàn năm Bắc thuộc tưởng như không còn dấu vết. Nhưng gần đây chúng đã được phát hiện hàng ngàn bản tại vùng Tây Bắc nước ta và tại các kho lưu trữ nổi tiếng ở nước ngoài.

Cái khó nhất là giải mã để hiểu được những bí ẩn chứa đựng trong những ký tự cổ ấy….. Cũng theo ông Đỗ Văn Xuyền, thì bí quyết để giải mã được chữ Việt cổ, là phải hiểu được ngôn ngữ thời xưa và nắm được quy luật thay đổi vị trí nguyên âm theo đạo lý người Việt. Mặc dù, về hình dáng, chữ Việt cổ không còn nét nào giống chữ Quốc ngữ, nhưng chúng lại cùng có cấu trúc ghép vần. Khi ta đã nắm được quy luật ghép vần, hiểu được ngôn ngữ Việt cổ, thì chỉ cần học khoảng 10 ngày, là đã có thể đọc, viết được loại chữ này!

Khi đã giải mã được chữ Việt cổ, là có thể dễ dàng phiên dịch từ chữ Việt cổ sang chữ Quốc ngữ và ngược lại

Đọc tiếp


Video

                                                                Phút Đầu Tiên

Mời xem


Video

                                                            Tình Hoài Hương

 Mời xem


Video

                                              Em Yêu Anh Như Câu Hò Ví Dặm

Mời xem


Video

 

                                                                    Suối Tóc

Mời xem


Triết Học
Lê Việt Thường
TRIẾT LÝ VÀ THI CA

IMAG.078Nietzsche cáo buộc Socrates và Plato, đã làm ĐỨT DÒNG TRUYỀN THỐNG TÂM LINH của Nhân Loại. Và Nietzsche cũng hô hào đem Bi Kịch tức cả THƠ cả Nhạc và toàn bộ Nghệ Thuật trở lại lãnh vực Triết Học. Nietzsche chủ trương trở về với Truyền Thống của Triết Học Hy Lạp trước Socrates, mà vũ trụ quan…..có tính chất Thi Ca.

Sau Nietzsche, Heidegger là nhân vật thứ hai có ý thức sâu sắc về sự khẩn trương phải có một cuộc Song Thoại giữa Thi Ca và Triết Học. Heidegger không những …..trở lại Hy Lạp Cổ Xưa trước thời Socrates, mà Heidegger còn ghé sang các nguồn Văn Hóa khác như Thiền Tông, Lão Trang, Nho Dịch để tìm lại HỒN THƠ TRIẾT của buổi Hừng Đông của Nhân Loại!

Do đó, Triết Gia Heidegger tự hỏi là cuối cùng có sự khác biệt nền tảng nào chăng giữa NHÀ THƠ biết Suy Tư và NHÀ TƯ TƯỞNG có tâm hồn Thi Sĩ ? Theo ông, trên nguyên tắc, Thi Sĩ không cần phải biết Suy Tư và Tư Tưởng gia không cần phải biết làm Thơ. Nhưng muốn trở thành Thi Hào, Thi Bá, tức Thi Sĩ Hàng Đầu, có một loại Suy Tư mà Nhà Thơ cần phải thực hiện, có cùng chung một nội dung, tinh hoa với loại Suy Tư mà Tư Tưởng Gia Hàng Đầu phải thực hiện: đó là loại SUY TƯ mang tính chất Tinh Khiết, Thâm Hậu,Vững Chắc của THI CA, tức loại Suy Tư mà Ngôn Từ và nội dung chính là hiện thân của Dòng Thơ Lai Láng!

Đó là loại Suy Tư có thể được gọi là TƠ TƯỞNG hay “Tư Tưởng Tưởng Nhớ” …..nhằm dịch nội dung cụm từ Triết Học của Heidegger là “das andenkende Denken“, là “loại Tư Tưởng Không chỉ có Biểu Thị, Gỉai Thích, mà trái lại còn dám đứng lên đáp lại lời Mời Gọi đến trong lòng Tính Thể của Thế Giới bằng chính Tính Thể của Thế Giới, từ chốn sâu thẳm nhất của Lòng Mình.Đọc tiếp

”Có lẽ chỉ khi con người đạt được MINH TRIẾT ở nơi chốn mà khoa Huyền  Sử của Cố Triết Gia Kim Định dựa trên Nhân Thoại VIỆT gọi một cách bóng bảy là CÁNH ĐỒNG TƯƠNG, nơi RỒNG TIÊN HỘI NGỘNÚI CAO gặp HỐ THẲMTHI CA giao thoa cùng TRIẾT LÝ thì mới có được Kinh Nghiệm Tâm Linh Siêu Tuyệt về Tính Thể, về Tuyệt Đối như bàn ở trên.

Đọc tiếp


Văn Hóa
Nàrada Mahà Thera
LÝ NHÂN QUẢ

IMG.453Định luật nhân quả trong lĩnh vực tinh thần đạo đức là Nghiệp Báo, Kamma. Tái Sanh là hệ luận tự nhiên của Nghiệp. Nghiệp Báo và Tái Sanh là hai giáo lý căn bản trong đạo Phật có liên quan mật thiết với nhau.Từ trước thời Đức Phật, hai học thuyết Nghiệp Báo và Tái Sanh đã được truyền bá sâu rộng tại Ấn Độ. Tuy nhiên, chính Đức Phật đã giải thích tận tường và trình bầy đầy đủ Giáo Pháp cao siêu ấy, đến nay vẫn còn lưu truyền.Vì sao có sự bất đồng trong nhân loại? Ta phải giải thích thế nào những chênh lệch tựa hồ như bất công trong thế gian

Có chăng những nguyên nhân nhất định, tạo nên hoàn cảnh chênh lệch trong thế gian? Nếu không, những trạng thái bất đồng kể trên hẳn là những sự kiện ngẫu nhiên xảy ra hoàn toàn do sự may rủi.Bậc trí tuệ không thể tin nơi sự may rủi mù quáng và không chấp nhận lối giải thích bằng sự ngẫu nhiên.

Trong thế gian nầy không có điều chi xảy đến cho người nào mà không do một hay nhiều nguyên nhân. Quả vui, quả khổ của những người đang gặt hái đều trổ sanh do những nhân tốt hay xấu đã tạo, hoặc trong kiếp hiện tại, hoặc trong những kiếp quá khứ. Nhưng với lý trí phàm tục, với sự hiểu biết tùy thuộc nơi giác quan của nhục thể, không dễ gì thấu triệt những nguyên nhân vô hình và phức tạp của guồng máy thế gian

Có chăng những bậc cao minh sáng suốt, tiếp nhận được bằng tuệ giác những điều mà mắt thịt tai phàm không thể nghe thấy? Phật Giáo xác nhận rằng có thể có.

Phật Giáo cũng nhìn nhận có phần ảnh hưởng của sự truyền thống và của giới thân cận, nhưng cho rằng không đủ. Phật Giáo thêm vào đấy định luật Nghiệp Báo (Kamma), tức là sự tổng hợp các hành động khác trong quá khứ và hiện tại. Chính chúng ta phải lãnh phần trách nhiệm về những hành động của chúng ta trong quá khứ và gặt hái hoàn cảnh an vui hay đau khổ trong hiện tại. Chính ta tạo thiên đàng cho ta. Cũng chính ta tạo địa ngục cho ta. Ta là người xây dựng tương lai của ta. Chính ta tạo cái mà người thế gian gọi là Định Mệnh 

Đọc tiếp


Văn Hóa
Sogyal Rinpoche
TẠNG THƯ SỐNG CHẾT (Phần II)

IMG.377Trong tác phẩm này, thầy Soyal tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của sự sống, làm sao để chấp nhận cái chết, và làm sao để giúp đỡ người sắp chết, và người đã chết.Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống. Hoặc là ta tảng lờ nó, hoặc là ta chạm trán với viễn ảnh cái chết của chính mình, và bằng cách tư duy sáng suốt về nó, ta cố giảm thiểu những khổ đau mà cái chết có thể mang lại. Tuy nhiên, trong cả hai cách, không cách nào chúng ta có thể thực thụ chinh phục được sự chết…..phần đông chúng ta đều muốn có một cái chết an ổn, nhưng một điều cũng hiển nhiên nữa, là ta không thể hy vọng chết một cách thanh bình nếu đời sống của ta đầy những bạo hành, hoặc nếu tâm ta thường giao động vì những cảm xúc mạnh như giận dữ, ái luyến, hay sợ hãi. Bởi thế, nếu ta muốn chết tốt, ta phải học cách sống tốt. Nếu ta mong có được một cái chết an lành, thì ta phải đào luyện sự bình an trong tâm ta, và trong lối sống của ta.…..theo quan điểm Phật giáo…..mặc dù sự tái sinh của chúng ta, nơi tái sinh của ta phần lớn tùy thuộc vào năng lực của nghiệp, song tâm trạng ta vào lúc chết có thể ảnh hưởng tới tính chất của tái sanh kế tiếp.

Ngoài sự chuẩn bị cái chết của riêng mình, một việc khác không kém phần quan trọng là giúp người khác có một cái chết tốt đẹp…..Người sắp chết…..không thể tự túc được, nên ta phải giúp họ thoát khỏi những bất tiện và lo âu, và cố hết sức để giúp họ có một cái chết thanh thản…..

Đọc tiếp


Khoa Học
Trịnh Xuân Thuận
KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO: TRƯỚC NGÃ TƯ ĐƯỜNG

IMG.454Có những điểm đồng quy nổi bật giữa quan điểm về thực tại của Phật giáo và nền khoa học đương đại. Ý niệm về “vô thường”, một ý niệm then chốt trong Phật giáo, tương ứng với ý niệm về tiến hoá trong khoa học về vũ trụ, địa chất và sinh vật. Không có gì ở trong thể tĩnh, tất cả đều thay đổi, chuyển động và tiến triển, từ một hạt nguyên tử cực nhỏ cho đến một cấu trúc lớn lao nhất trong vũ trụ….. Ý niệm về “duyên khởi”, cũng là trọng tâm của giáo lý Phật giáo, cộng hưởng với tính toàn thể, bất khả phân của không gian được hàm chứa trong thí nghiệm EPR về các cấp độ nguyên tử và hạ nguyên tử, cùng với thí nghiệm quả lắc Foucault về các tầng vũ trụ….. Ý niệm về “tánh không” của Phật giáo, với sự vắng mặt về sự hiện hữu của một thế giới hiện tượng thường hằng và độc lập, tương đương với tính chất lưỡng tánh của ánh sáng và vật chất trong thế giới lượng tử của khoa học.

Phật giáo phản bác cái ý niệm về một sự khởi đầu của vũ trụ cũng như về một vị Thượng Đế hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng hòa điệu những phẩm tánh của mình, từ đó tạo điều kiện cho ý thức xuất hiện. Phật giáo cho rằng ý thức cộng hữu với vật chất nhưng không hề bắt nguồn từ vật chất. Bởi vì cả hai đều tương tác và duyên khởi nên không cần thiết phải điều chỉnh thế giới vật chất để phục vụ cho ý thức trong một thể hoà điệu.

Trong khoa học, những phương pháp cơ bản để khám phá sự thật là thí nghiệm và lý thuyết hóa dựa vào phân tích; trong Phật giáo, quán tưởng là phương pháp chính. Cả hai đều là những cánh cửa sổ cho phép ta hé nhìn vào thực tại. Cả hai đều vững vàng trong những phạm trù chuyên biệt của mình và bổ túc lẫn nhau.

Khoa học cung cấp cho ta những dữ kiện, nhưng không mang lại sự tiến bộ tâm linh và chuyển hoá. Trái lại sự tiếp cận tâm linh hay quán tưởng chắc chắn phải đưa ta đến một sự chuyển hoá bản thân sâu sắc trong cách thế mà chúng ta nhận thức về thế giới để dẫn đến hành động

Đọc tiếp


Chính Trị
Tài Liệu Quốc Tế
HIỆP ĐỊNH PARIS 27/01/1973

IMG.455Được biết Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 nhằm chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được đại diện của 12 chính phủ  ký là: ngọai trưởng William P. Rogers đại diện cho Hoa Kỳ, ngọai trưởng Trần Văn Lắm đại diện cho Việt Nam Cộng Hòa, ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh đại diện cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ngọai trưởng Nguyễn Thị Bình đại diện cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.cùng các đại diện của Pháp, Anh, Hung Gia Lợi, Nam Dương, Liên Bang Sô Viết, Trung Cộng, Canada và Ba Lan.

Đọc tiếp


Thơ Văn
Nguyễn Dư
CÁI RĂNG CÁI TÓC

IMG.456Trong số mười cái dễ thương của các bà, các cô, mái tóc được xếp hàng đầu, hàm răng đen chiếm hạng tư. Điều đó đủ nói lên rằng xã hội Việt Nam ngày xưa rất trọng tóc và răng, kể cả tóc và răng của các ông. Thảo nào mới có câu cái răng cái tóc, một góc con người. Lịch sử mái tóc, hàm răng của dân ta cũng đã trải qua nhiều cuộc thăng trầm, đổi thay như vận nước. Nhưng các sách chỉ ghi chép một cách tổng quát Đại khái chúng ta được biết:

Về thời Hùng Vương, ….. Ai cũng búi tó hoặc cắt tóc ngắn kiều vòng tay. Người ta nhuộm răng, ăn trầu .Lê Quý Đôn cho biết thời nhà Trần người trong nước đều cạo đầu, nhân dân đều như sư cả, nghĩa là dân ta gọt tóc hay ít nhất cũng là cắt tóc ngắn. Đến thời thuộc Minh (1414-1427) Hoàng Phúc ra lệnh cấm dân ta cắt tóc. Sử sách không cho biết từ năm 1428, năm Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh và lên làm vua, thì đầu tóc dân ta ra sao? Chỉ biết rằng năm 1470, Lê Thánh Tôn cấm người không phải là sư sãi không được gọt tóc …..Lê Thánh Tôn bắt dân chúng phải để tóc dài….. Vua Quang Trung quyết tâm đánh giặc Thanh để giành lại chủ quyền cho đất nước, giành lại quyền để tóc dài, răng đen cho nhân dân! Điều này có nghĩa là trước đó quân Thanh đã bắt dân ta cắt tóc ngắn Đến đầu thế kỉ 20, khoảng năm 1905, phe để tóc dài chắc vẫn còn đông, khiến cụ Phan Châu Trinh phải diễn thuyết kêu gọi dùng nội hoá, hớt tóc ngắn, bận đồ tây. Ngày nay, đàn ông hầu như không còn ai để tóc dài, búi tó.

Tục nhuộm răng đen có từ thuở xa xưa, nhưng chỉ thông dụng ở miền Bắc và phía bắc Trung kì. Từ mười ba, mười bốn tuổi, trai gái đều lo nhuộm răng. Từ ngày Việt Nam tiếp xúc với phương Tây, tục nhuộm răng dần dần bị bỏ. Các bà, các cô chuyển sang hãnh diện với hàm răng trắng muốt. Các ông cười duyên khoe dăm chiếc răng vàng, răng bạc, lóng lánh vẻ giàu sang

Đọc tiếp


Thơ Văn
Trần Trung Đạo
NẾU QUÊ HƯƠNG LÀ MẸ, AI SẼ LÀ CHA ?

IMG.029Tôi đã bỏ mẹ đi tìm cha. Hai triệu người Việt Nam cũng đã bỏ mẹ đi tìm cha. Tiếng gọi của cha hay sự thôi thúc của tự do đã làm bao nhiêu triệu con người trên thế giới đã và đang sẵn sàng để chết vì hai chữ thiêng liêng đó. Chúng tôi theo cha nhưng không quên mẹ, sẽ không bao giờ quên mẹ. Chúng tôi đi nhưng nguyện sẽ trở về với mẹ. Ngày nào mẹ có cha, như quê hương có tự do, thì quê hương mới thật sự là một nơi để sống và để chết. Có quê hương mà không có tự do giống như có mẹ mà không có cha. Nghĩ như thế, cơn xúc động vì bài thơ của Đỗ Trung Quân bỗng dưng biến mất. Tôi đứng dậy, rời chiếc ghế đá, để tiếp tục hành trình mình đã và đang đi.

Đọc tiếp


Thơ Văn
Bình Nguyên Lộc
CHIÊU HỒN NƯỚC

IMG.457– Thưa bà, tôi có thể là tâm hồn bầu bạn mà bà đang tìm hay không?Thiếu phụ mắt sáng lên, môi mấp máy, nhưng rồi nàng lại châu mày mà rằng:- Cám ơn anh đã có lòng. Nhưng xúc động hời hợt trong một phút của anh rồi không đi đến đâu cả. Không thế nào em đủ thì giờ để đợi anh hỏi lại cặn kẽ lòng anh. Đã trễ quá rồi như em đã nói, và anh đã chế giễu vì không tin.Nhưng cám ơn, cám ơn không biết bao nhiêu. Trong đời em, đã có một lần em suýt vớ được linh hồn đất nước. Có bị dòng đời lôi cuốn đi, một chút xíu may mắn ấy cũng đủ sưởi ấm lòng em trên đường trôi giạt.Hồn nước Việt nam đã xuống lầu, ra phố, ngảnh lại nhìn qua cánh cửa sổ khép nửa chừng, những sợi khói nhang trắng đục từ từ bay lên trần.Hồn mất gốc mở toát cửa ra, lặng nhìn theo quê hương dần xa, trong khi nó sắp bị cuốn vào dòng đời cuồn cuộn chảy.Trong đêm lặng, bốn cánh tay giơ lên, vẫy tiễn đưa nhau.

Từ đó, đêm đêm Hà nện mạnh gót giày trên vỉa hè đại lộ Hàm nghi, dáo dác đón trong gió lạnh, hồn người bạn một giờ nó như còn lẩn quất đâu đây…..Chàng hay ngước lên những cửa sổ khép sơ mà trong đó biết đâu lại không có một kẻ đang tìm một linh hồn…..Nhưng từ đó cảm xúc của chàng đã có duyên cớ thật. Nghẹn ngào và lệ thảm của chàng không còn là cái nghẹn, là nước mắt tầm phào của một thi sĩ đa tình và giàu tưởng tượng nữa.

Đọc tiếp 


Xin Quý Độc Giả Bấm Vào
DANH MỤC
TÁC PHẨM KIM ĐỊNH
Để Đọc 32 Tác Phẩm Đã Xuất Bản Của Cố Triết Gia

 

Tìm Kiếm