Tháng 04/2013
GIỖ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG Dù ai đi ngược về xuôi, |
Văn Hóa
Lê Việt Thường
RỒNG TIÊN HỘI NGỘ
Chuyện TIÊN-RỒNG mở đầu trang Sử VIỆT
Ánh Lung Linh huyền nhiệm Đạo Lý chung
Năm mươi con xuống biển theo Cha RỒNG
Năm mươi con lên núi cùng Mẹ TIÊN…
Video
RỒNG TIÊN HỘI NGỘ
Lời Thơ: Lê Việt Thường
Giọng Ngâm: Thu Thủy
Video
GIỔ TỔ HÙNG VƯƠNG
Triết Việt
Đông Lan
MINH TRIẾT TRỐNG ĐỒNG : HỌA ĐỒ TÂM LINH DÂN TỘC VIỆT
…..Triết Việt là triết của TÂM nên rất ĐƠN SƠ mà NỀN TẢNG, chỉ vài nét chạm khắc nghệ thuật như hình Tiên Rồng HAI chiều lưỡng nghi hòa hợp, hay BA vòng đại diễn Trời- Đất- Người cũng đủ đúc cốt xây nền cái trụ cột chính của Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt….. Một cách hình ảnh hơn, ta có thể nói rằng Đạo Việt chính là Đạo Trống. Có để lòng trống không, thì mới giao hòa được bao cái mâu thuẫn, chia rẽ chính bản thể của mình với vũ trụ, nhân sinh, trong bao đa đoan, đa sự của cuộc đời… Bình An và Chân Hạnh Phúc nào đến được khi ta chưa mở lòng cho Trống, cho Không…..Một dân tộc có bản sắc 5000 năm không bị tiêu trầm, chắc hẳn tấm họa đồ của dân tộc ấy phải chứa đựng nổi hồn thiêng văn hóa của giống nòi. Chắc hẳn nền văn hóa ấy phải đủ sức sống mãnh liệt để hàng ngàn năm dòng máu Lạc Việt cứ tuôn đổ ra để bảo vệ nó qua bao thăng trầm. Tấm họa đồ ấy thử…..phác họa lại trong muôn một, cái Hồn của đất Việt, cái Tâm của Đạo Việt, bức Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt, để chúng ta cùng chia sẻ với nhau gia tài tinh thần của Tổ Tiên trao gửi lại nơi các hoa văn trên Trống Đông Sơn Gọi Hồn Dân Tộc.
Văn Hóa
Nguyễn Khắc Xương
CÂU ĐỐI ĐỀN HÙNG VÀ TÂM THỨC VIỆT NAM
Đến cổng đền Hùng, ngước nhìn lên thấy trang nghiêm như tỏa sáng hào quang 4 chữ “Cao sơn cảnh hành”. Đây là câu rút ra từ Kinh Thi: Cao sơn ngưỡng chỉ, cảnh hành hành chỉ, có nghĩa là: “Núi cao ta ngẩng trông, đường rộng lớn ta đi tới”…..Hai bên cổng đền là đôi câu đối:
Thác thủy khải cơ, tứ cố sơn hà qui bản tịch.
Đăng cao vọng viễn, quần phong la liệt tự nhi tôn.
(Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông qui một mối;
Lên cao nhìn khắp, chập chùng đồi núi cháu con đông)
Đôi câu đối vừa chỉnh vừa mang ý nghĩa sâu sắc, đề ở cổng nơi thờ Tổ chung cả nước thật thích hợp mà lại chiếu được vào 4 chữ đại tự nói trên.
Văn Hóa
Quốc Thành
QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG
Nhân mủng 10 tháng 3 Việt Lịch 4874, ngày giỗ các Vị Vua Hùng, cũng là Chư Vị khai sáng ra Văn Lang quốc, đứng đầu giống Lạc Việt. Trong suốt giòng lịch sử đã trải qua bao thăng trầm từ quốc hiệu Văn Lang cho tới Việt Nam, con cháu các vị cũng chịu bao thử thách trước họa diệt vong, nhưng chưa bao giờ nguy khốn như hiện tại…..nay chúng ta còn dịp họp nhau để Giỗ Tổ, còn viết lại ngày này, mong cố gắng tìm hiểu ý nghĩa ngày Giỗ Tổ với sự cẩn trọng và sâu hơn với mục đích: nhớ ơn Tiền Nhân và bảo tồn di sản Tiên Tổ để lại.
Khảo Cổ
Cung Đình Thanh
CÁC VUA HÙNG DỰNG NƯỚC VĂN LANG
Sự thành lập nhà nước Văn Lang như vậy, xem ra cũng giống sự thành lập nước Do Thái ngày nay. Đất nước Văn Lang tuy là đất cũ nhưng sau nạn đại hồng thủy, phần đất thuộc đồng bằng các sông Hồng, sông Lục Nam, sông Thái Bình, sông Đuống, sông Cả, sông Mã coi như đất tân tạo. Con người Văn Lang tuy có gốc gác từ vùng đất này, nhưng không trưởng thành lên ở đó từ thời mông muội. Trái lại, họ đã từ bốn phương tám hướng quy tụ về đó như về vùng đất thiêng khi nước biển bắt đầu rút trả lại từng phần đồng bằng sông Hồng và các sông ở Bắc và Bắc Trung Phần Việt Nam. Tất nhiên cũng có sự kết hợp với những người còn bám trụ trên phần đất cũ khi có nạn biển tiến…..
Triết Việt
Đông Lan
HUYỀN SỬ HỒNG BÀNG VÀ BÁNH DẦY BÁNH CHƯNG VỚI TÂM THỨC LƯỠNG HỢP
…..Ta còn thấy cách tư duy tòan diện, quân bình, lưỡng hợp của Tiên-Rồng trong một Huyền Sử khác, như Huyền Sử Bánh Dầy Bánh Chưng…..Cùng theo ý nghĩa VUÔNG – TRÒN đó, ngày nay, con người ngòai việc lo kinh tế, mưu sinh, địa vị xã hội, quyền lợi, trọng sức mạnh, ưa chuộng các giá trị khoa học, kỹ thuật của văn minh…là mới chỉ dùng có một lọai thực phẩm của Đất, mới chỉ là ăn bánh chưng Vuông . Chúng ta cũng cần nhắc nhau ăn thêm bánh dầy Tròn của Trời: Bánh tình thương, nhu thuận, nhân nghĩa, hiếu đạo, trọng các giá trị tinh thần, văn hóa, văn hóa tài bồi tâm linh… để cuộc sống được VUÔNG –TRÒN như ước nguyện của Tổ Tiên gửi gấm trong Huyền Sử Bánh Dầy Bánh Chưng mà chúng ta vừa cùng nhau ôn lại. Thật thế, chưa dùng CẢ HAI thứ Bánh Trời – Bánh Đất, Bánh Tròn – Bánh Vuông thì chúng ta chưa phải là kết hợp linh thiêng của Con Rồng Cháu Tiên, có phải thế không, thưa các dòng máu Tiên Rồng còn đang luân lưu trong mỗi chúng ta?
Văn Hóa
Huy Việt
10-3 : NGÀY GIỔ TỔ DÒNG VIỆT
Trước hết, tác giả xin nói rõ: Tuy gọi là ngày Giỗ Tổ, nhưng không một Vua Hùng nào chết vào ngày 10 tháng 3 cả. Hỏi: Tại sao lại chọn ngày Giỗ Tổ dòng Việt vào ngày đó ? …..Tổ Tiên ta đã chọn tháng Ba ngày 10 là căn cứ trên lý số học. Vì theo lịch số thì: Trời khởi tự Tý – Người khởi tự Dần. Dần là tháng Giêng, Mão là tháng Hai. Thìn là tháng Ba. Thìn có nghĩa là Rồng; và tháng Ba cũng là tháng mà dân Việt ta cần mưa để làm ruộng.
Còn số 10 là số trọn vẹn nhất trong cõi Người, thường dùng làm biểu tượng cho Tiên.
Văn Hóa
Huy Việt
TẠI SAO TỔ TIÊN TA ĐÃ CHỌN RỒNG TIÊN LÀM HÈM TỔ ?
Theo truyền thuyết của những dân tộc Á Đông và nhất là của người Việt ta thì Rồng là một linh vật đứng đầu trong tứ linh: Long, Ly, Qui, Phượng. Rồng còn là Long Vương, trông nom về những việc mưa gió. Rồng được coi như Thiên sứ mang điềm lành đến cho nhân loại mỗi khi xuất hiện…..
Còn Tiên ? Theo sự hiểu biết của dân tộc ta thì Tiên khác với Thần, Thánh, Phật là còn giữ nguyên được xác phàm, như vậy Tiên là người trọn vẹn với ý nghĩa cao đẹp nhất. nhờ sự tu trì nên đã giác ngộ cao, quán thông được sự sống chết và có nhiều quyền năng trên ngũ hành.. Đặc biệt của Tiên là đạo Thái Hòa, hòa với Trời Đất, muôn vật, sống thảnh thơi, tự nhiên và vô cầu.
Văn Hóa
Lê ViệtThường
HẰNG TÍNH CỦA DÂN TỘC VIỆT
Lịch Sử Văn hóa Tây Phương cận đại chứng kiến sự đối đầu giữa một bên là CÁ NHÂN chủ nghĩa (Tư Bản) và bên kia là ĐOÀN LŨ chủ nghĩa (Cộng Sản) đưa tới chiến tranh Ý Thức Hệ. Trong khi đó, cái Hằng Tính nền tảng nhất của Văn hóa VIỆT là đi theo con đường DÂN TỘC nhằm dung HÒA hai Cực Đoan nêu trên. Phương pháp áp dụng là Tôi Luyện con người khỏi những ích kỷ, hẹp hòi nhỏ nhen của Cá Nhân chủ nghĩa để đặt vào môi trường những Công Thể nhỏ đầy ắp Tình Người như Gia Đình, Làng Xã, Đất Nước, trước khi bàn đến Nhân Loại hầu cho ý niệm này một nội dung Huynh Đệ phổ biến chân thực…..
Văn Hóa
Việt Tâm
VĨNH VIỄN HÙNG VƯƠNG
Thuở Văn Lang có Mười Tám Vị Vua Hùng
Truyền thuyết Tiên Rồng vun vút kiếm cung
Thành Phong Châu xây nên từ thời Sùng Lãm
Hồng Hà, Sông Lô sóng dâng tràn tháng tám
Nghĩa Lĩnh xanh cao, sừng sững Tam Ðảo, Ba Vì…..
…..
Triết Việt
Lê Việt Thường
LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT(Bài Bốn)
…..Vậy nên, sinh ra và lớn lên cũng như được hưởng các “đặc quyền đặc lợi” như thành phần được ưu đãi trong chế độ xã hội Cộng Sản miền Bắc, thì không lạ gì khi chúng ta thấy ông Hoàng Ngọc Hiến tỏ ra đồng ý với lời “cáo buộc” của F. Jullien rằng chữ “Hòa” của Phương Đông (hay đúng hơn chữ “Đồng” của CSVN) là “thói né tránh mâu thuẫn” !!! Mà mục tiêu có lẽ là để giữ các “đặc quyền đặc lợi” của giai cấp mình.
Thật vậy KHÁC với miền Nam VN nhờ có chút Tự Do nên trước năm 1975, vẫn còn bóng dáng những nhà Nho “cuối mùa” nơi họ còn phảng phất một chút “Nho Phong Sĩ Khí”, thì ở miền Bắc trong một xã hội Phi Nhân với những cảnh đời đầy nghiệt ngã, thì còn mấy người giữ được những Đức Tính của Tiền Nhân ?!
Video
ĐÊM CHÔN DẦU VƯỢT BIỂN
Văn Hóa
Thiền Viện Thường Chiếu
TÂM THIỀN VỚI SƠ TỔ TRÚC LÂM
Thiền là ở nơi tâm không có trong kinh điển, sách vỡ, ngôn ngữ, chữ nghĩa vô tri. Người tu thiền là cốt sáng tâm, cũng chính tâm mới ngộ được thiền, ngoài tâm mà tìm thiền thì không thể có thiền chân thật. Do đó chư vị Tổ Sư Thiền Tông đều là những vị sáng tâm, chưa sáng tâm thì chưa vào được cửa Tổ…..Trong bài Phú Cư Trần Lạc Đạo, Trúc Lâm Điều Ngự đã…..không dùng lời lẽ văn chương hoa mỹ, mà dùng tiếng nói nôm na, bình dân trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ngầm nói lên được ý thiền sâu xa đó mới là thiền…..Tâm thiền sáng ngời thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, không phải tìm kiếm đâu xa. Đói ăn, mệt ngủ nơi mọi sinh hoạt hằng ngày ăn, mặc, ngủ nghỉ mà làm với tâm hồn nhiên, trong sáng, không sanh tâm theo duyên, theo cảnh: ăn không sanh tâm ăn, mặc không sanh tâm mặc, chính đó ánh sáng thiền hiện tiền rồi. Đó là của báu ngay trong nhà mình, lại phải chạy tìm ở đâu khác ?
Văn Hóa
Trương Như Thường
LÔNG BÔNG VÀI VÒNG BANGKOK
Tôi mê coi hát bóng (movie) lắm ! Nhất là những phim dính líu tới dã sử với tình tiết éo le. Hồi bé tôi thích xem phim The King and I (Vua Xiêm và Thiếp) do anh tài tử trọc đầu đa tình Yul Brynner (1920-1985) sánh vai cùng cô đào lẵng Deborah Kerr (1921-2007) tuyệt sắc, vào năm 1956. Đúng là đào thương mà gặp kép độc ! Tôi khoái nhạc đệm với cách diễn xuất của hai tài tử này.Vua Xiêm là vua của xứ Xiêm (Siam) hay còn gọi là Xiêm-La mà bây giờ ta gọi là xứ Thái hay Thái-Lan (Thailand). Tôi bắt đầu để ý tới đất nước và dân tộc Xiêm từ đấy.
Văn Hóa
Phí Ngọc Hùng
LOẠN TRUNG BÚT VỚI…”TRƯỜNG VIẾT VĂN NGUYỄN DU”
“…Văn học Thăng Long-Hà Nội trong nhiều thời kỳ lịch sử đã có khả năng thu hút các thành tố mới mẻ từ mọi miền đất nước dồn về từ “văn học Kinh Bắc”, “văn học Thanh-Nghệ- Tĩnh” v.v. sau mấy nghìn năm tụ hội…..
Nhưng trong giai đoạn xáo động gần đây làm vợi bớt đi những kết tinh từ lâu đời và đưa vào những tính cách chưa thật đẹp. Những xáo động ấy làm Hà Nội bây giờ mất thanh lịch quá nhiều, làm văn hóa truyền thống của Hà Nội phai nhạt đi. Để trở lại thanh lịch như mong muốn thì phải chờ thời gian xác lập lại trật tự hợp với quy luật. Ngày xưa tôi thấy bố tôi nói, người ta đi ngoài đường không nói những lời sỗ sàng, bây giờ thì chuyện ấy có nhiều, nhất là với những nhà văn, nhà thơ, ăn mặc lịch sự thế mà lại hay chửi thề, hoặc đang đi bỗng quay ngang đái toẹt một bãi, rồi bình thản đi thẳng…”.
Chính Trị
Mường Giang
BA MƯƠI LĂM NĂM SAU 30-04-1975: KISSINGER XÁC NHẬN “HOA KỲ TỰ TRÓI TAY ĐỂ THUA CSVN CHỨ KHÔNG DO VNCH”
…..Rồi trong lúc Bắc Việt xua hết lực lượng, tấn công cưỡng chiếm VNCH, thì người Mỹ tháo chạy trong danh dự, suốt đêm trên nóc nhà bằng trực thăng, qua sự đùm bọc bảo vệ an ninh của QLVNCH lúc đó .Cuối cùng từ ấy đến nay, vẫn không ngớt đổ tội cho QLVNCH là không chịu chiến đấu, nên quân đội Mỹ phải sa lầy và Miền Nam mới bị sụp đổ.
Nhưng giấy làm sao gọí được lửa và chắc là bị lương tâm cắn rứt dầy vò chịu không nổi, nên cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, trong cuộc hội thảo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 29-9-2010 đã tự thú “ Sự thảm bại tại VN vào ngày 30-4-1975 là do Hoa Kỳ gây nên, chứ không phải VNCH “ .
Lời phát biểu trên của Kissinger, tuy quá muộn màng vì thời gian dài hơn 1/3 thế kỷ nhưng có còn hơn không, vì ít ra ông cũng còn đủ can đảm đứng ra gián tiếp thay mặt cho nước Mỹ để trả lại sự công bằng và danh dự cho QLVNCH.
Chính Trị
Lê Xuân Nhuận
SỰ THẬT VỀ GIẢI THƯỞNG MAGSAYSAY
Giải Ramon Magsaysay là một giải thưởng hàng năm, được lập ra để tưởng-niệm cố Tổng-Thống Ramon Magsaysay của nước Phi-Luật-Tân, như là một mẫu-mực về đức-tính chính-trực trên cương-vị lãnh-đạo, tinh-thần quả-cảm trong khi phục-vụ quần-chúng, và đường-lối thực-thi lý-tưởng sát-hợp với thực-tế, trong một xã-hội dân-chủ…..Tôi tra-cứu nhiều nguồn tài-liệu, thấy trong Từ-Điển Bách-Khoa Wikipedia có danh-sách các vị được Giải Lãnh-Đạo Magsaysay từ năm thành-lập 1957 (phát Giải từ năm 1958) trở về sau….. Rõ-ràng: trong thời Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa (1956-1963) thì không có người Việt-Nam nào được giải, nhất là về Lãnh-Đạo Chính-Quyền
Chính Trị
Robert Worth
MẶT TRÁI CỦA ‘MÙA XUÂN Á RẬP’
“Thái độ của nhà cầm quyền Algeria trước đây có thể được tóm tắt như sau: ‘Xin quý ông chớ nên can thiệp vào Libya vì nếu can thiệp, các ông sẽ tạo nên một “Irak” khác tại vùng biên giới này của chúng tôi”, theo lời của Geoff Porter, một chuyên viên về Algeria và sáng lập viên nhóm “Tham Vấn về các Mối Nguy Cơ tại vùng Bắc Phi” (North Africa Risk Consulting). Rồi kế tiếp “Xin quý ông chớ can thiệp vào Mali vì nếu can thiệp, các ông sẽ tạo nên một tình trạng hỗn loạn khác ở vùng biên giới kia của chúng tôi”.“Nhưng các lời cảnh cáo trên đã bị bác bỏ như lời của những người với tính tình “quá lo âu, quá cẩn thận”. Vậy nên bây giờ đến lượt giới lãnh đạo Algeria có thể “rủa” trở lại: “Đồ Chết Tiệt ! Ông đã bảo với lũ Chúng Mầy rồi !!!”
Khoa Học
Thanh Hà
HÉ LỘ VỀ TUỔI THƠ VŨ TRỤ
Nguồn gốc và sự tiến hoá của vũ trụ vẫn là đề tài mà các nhà thiên văn quan tâm đến từ lâu. Họ quan sát qua những kính thiên văn ngày càng lớn, nên nhìn được ngày càng sâu trong vũ trụ. Những thiên thể không chỉ phát ánh sáng mà còn phát những bức xạ không nhìn thấy như bức xạ hồng ngoại và bức xạ vô tuyến. Những số liệu đầu tiên thu được trên bước sóng vô tuyến và hồng ngoại bằng vệ tinh Planck cung cấp cho các nhà thiên văn hình ảnh của vũ trụ khi mới có 400 nghìn năm tuổi. So với tuổi ngót 14 tỷ năm của vũ trụ hiện nay thì đây là hình ảnh của vũ trụ đang ở tuổi hãy còn trẻ thơ.
Văn Hóa
Nguyễn Hiến Lê
HỒI KÍ NGUYỄN HIẾN LÊ
Năm 1953, thi sĩ Đông Hồ bảo tôi lên Sài Gòn sẽ không viết được nhiều như ở Long Xuyên và chẳng bao lâu sẽ cạn hứng. Lúc đó tôi không tin rằng sẽ cạn hứng nhưng cũng chỉ mong viết được vài ba chục cuốn nữa thì thôi; không ngờ luôn hai chục năm tôi còn viết mạnh hơn hồi ở Long Xuyên,….Sở dĩ được vậy một phần là vì tôi biết tổ chức công việc và tiết kiệm thì giờ, làm việc mau; một phần nữa là nhờ tôi được nhiều thuận tiện hơn đa số các nhà văn khác. Gánh gia đình tôi rất nhẹ…..Tôi được trời phú cho tính giản dị, rất ít nhu cầu, mà cũng không có một đam mê gì ngoài sách vở.Tôi lại may có một số độc giả “trung thành” khá đông, cho nên tác phẩm nào của tôi cũng không sợ ế…..Sau cùng, thời cuộc nước nhà bắt buộc tôi phải viết, không nghỉ được….. Sở dĩ tôi phải cặm cụi viết một phần lớn là để tạm quên những ưu tư đó đi.
Âm Nhạc
Trần Quang Hải
DÂN CA VIỆT NAM
Dân ca Việt Nam rất là phong phú. Tất cả những bài ca do dân quê sáng tác và không thuộc nhạc triều đình, nhạc thính phòng, nhạc tôn giáo thì được xếp vào loại dân ca…..Định nghĩa danh từ dân ca, theo tôi, là những bài ca không biết ai là tác giả, được truyền miệng từ đời này sang đời khác, dính liền với đời sống hàng ngày của người dân quê, từ bài hát ru con, sang các bài hát trẻ em lúc vui chơi, đến các loại hát lúc làm việc, hát đối đáp lúc lễ hội thường niên.
Âm Nhạc
Trần Quang Hải
DÂN TỘC NHẠC HỌC LÀ GÌ ?
Vì lý do nào đã thúc đẩy phong trào nghiên cứu âm nhạc truyền thống bác học và dân gian càng ngày càng mạnh như thế ? Tại sao các nhà dân tộc nhạc họ(ethnomusicologist), dân tộc học (anthropologist), ngôn ngữ học (linguist), xã hội học (sociologist) “tranh dành” từng mãnh đất nghiên cứu, từng sắc tộc, từng loại nhạc, từng tiếng nói để ghi lại trên băng nhựa, trên phim ảnh, trên giấy trắng, trên khuôn nhạc, những bài hát cổ xưa do các cụ gần đất xa trời hát lại, những huyền thoại cổ tích bằng thổ ngữ sắp bị mất đi vì sắc tộc đó chỉ còn vài người sống sót trên thế gian. Sự hấp tấp vội vàng này có lý do của nó,……
Âm Nhạc
Triệu Dân
NHỚ BÀI CHÒI, NHỚ CẢI LƯƠNG
Dân ca và ca nhạc cổ truyền nước ta vốn phong phú và đa dạng. Ca kịch cải lương được yêu thích khắp mọi miền đất nước, nhất là tại miền Nam. Bài chòi và hát bộ rất phổ biến tại các tỉnh miền Trung những thập niên xưa. Những câu hát quan họ, hát chèo, hát ca trù miền Bắc. Ðiệu hát Vè xứ Quảng. Những câu hò chan chứa tình tự quê hương làm xao xuyến lòng người. Và đây cũng chỉ là vài thể loại chính của Dân ca và ca nhạc cổ truyền (DC&CNCT). Chỉ riêng dân ca Huế, chúng ta đã có Nam Bình, Nam ai, Chầu văn, Phú Lục, Tứ đại, hò Mái Nhỉ, lý Hoài nam, lý Giao duyên, lý Năm canh, lý Chuồn chuồn ..v..v. Tùy nơi chốn sinh trưởng, bạn có thể được tiếp cận và yêu thích một vài thể loại nào đó.
Thơ Văn
Victor Hugo
NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ (Les Misérables)
– Thưa ông giám mục, tôi đã trọn đời suy nghĩ, học hành, chiêm niệm. Khi tôi sáu mươi thì Tổ quốc gọi tôi và ra lệnh cho tôi tham gia việc nước. Tôi đã tuân lệnh. Đời có tệ hại, tôi đánh đổ tệ hại; có cường quyền, tôi tiêu diệt cường quyền; có công lý và chính nghĩa, tôi tuyên dương và truyền giảng công lý và chính nghĩa. Lãnh thổ tổ quốc bị xâm lấn, tôi chiến đấu bảo vệ lãnh thổ; nước Pháp bị uy hiếp, tôi đem ngực tôi hiến cho nước Pháp. Trước kia tôi không giàu, bây giờ tôi nghèo. Tôi đã là một trong những người cầm đầu nhà nước; kho tàng công khố lúc ấy đầy ứ tiền, đến nỗi phải mang gỗ chống đỡ các bức tường chỉ chực vỡ tung vì trọng lượng vàng bạc; nhưng tôi vẫn ăn cơm ở phố Cây Khô mỗi bữa hăm hai xu. Tôi cứu người bị áp bực, tôi vỗ về người đau khổ. Tôi đã xé khăn phủ bàn thờ Chúa, đúng thế, nhưng là để băng bó những vết thương của tổ quốc. Tôi luôn ủng hộ nhân loại tiến lên ánh sáng và một đôi khi tôi đã chống những bước tiến chà đạp lên nhân tính. Cũng có khi tôi bênh vực cho chính kẻ thù của tôi, là các ông đấy…..
Thơ Văn
Doãn Quốc Sĩ
BA SINH HƯƠNG LỬA
Thấy Hiển chỉ tủm tỉm cười, Kha sực nhớ còn Miên đứng phía sau, vội nói lảng:
-Ba sinh hương lửa, ha! Chúng mình thật là ba sinh hương lửa!
Hiển và Miên ngơ ngác, Kha giải thích thêm:
-Này nhé! Hết Pháp thuộc đến Nhật thuộc rồi đến Việt minh thuộc, thế chẳng là ba sinh hương lửa sao?
-Ồ nhỉ đúng! – Hiển vừa đáp dứt lời thì Kha đã vì một liên tưởng nào đó cất tiếng ngâm:
Ba sinh đã phỉ mười nguyền
Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy.
Thơ Văn
Bình Nguyên Lộc
BÀ MỌI HÚ
Hai ngày sau, khi than đã tắt hết, người ta mò lên núi. Sáu dòng suối vẫn tắt nghẹt khiến cho họ nghi là lá bùa bị đè dưới một tảng đá. Họ tìm quanh thì thấy giữa búp sen, cấm ngập ngay mội nước, một cái nút bằng cây gồ…..Nút gồ nở lớn quá, họ cạy mãi để giải thoát mội nước mà không được.Nước mội lại chứa nhiều chất đá vôi nên ngày lại ngày rỉ ra, tiết chất đá vôi, chất nầy khô cứng lại và hóa thạch cái nút kia, nên càng không lay chuyển nó được. Dân phá rừng đành phải cam chịu ruộng khô và để tưởng nhớ một người đàn bà oanh liệt, đã bảo vệ quê hương đến hơi thở cuối cùng, họ cất miếu thờ Bà Mọi trên núi và đặt tên núi là núi Bà Mọi.
Xin Quý Độc Giả Bấm Vào
TÁC PHẨM KIM ĐỊNH
Để Đọc 32 Tác Phẩm Đã Xuất Bản Của Cố Triết Gia