…..Tháng 06/2013


THƯ HƯƠNG

Triết Việt
VAI TRÒ NHO GIÁO TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

IMG.450Ðó là đại để nét đặc trưng của Nho giáo mà hội nghị Honolulu đã gọi là có chân trên cả hai tàu, cả tàu vật chất lẫn tàu tinh thần, cả dụng lẫn từ, ý, cơ. Sở dĩ hội nghị đã bầu Khổng Tử lên cầm trịch mà ba mươi lăm nay chưa thấy ông xuất hiện, thì truy căn ra ông còn cụt một chân: mới có đi chân từ, ý, chưa chắc đến chân cơ, dụng. Mới có học giả để nghiên cứu, chưa có triết gia để suy tư, để đưa ra những tư tưởng hướng dẫn. Thế giới tuy bao giờ cũng được hướng dẫn do ý tưởng thực, nhưng nó không chịu ăn đồ hộp là ý tưởng cũ, mà đòi hỏi những tư tưởng mới vọt lên, còn nóng sốt. Ðó là ý nghĩ của tôi về lý do sự chọn lựa của hội nghị Honolulu năm 1949, và tại sao Nho giáo chưa nổi lên được.

Đọc tiếp


Triết Việt
Đông Lan
LÝ TƯỞNG ĐẠI HỌC VIỆT NHO

IMG.356Đại Học là sách do Đức Khổng Tử truyền lại cho cao đệ là Tăng Tử, sau Trình Hạo và Trình Di khảo duyệt, sưu tập, rồi Châu Hy phân ra thành từng chương truyền tới ngày nay, vốn là một thiên sách nhỏ trong bộ Lễ Ký….. Sách Đại Học nêu rõ lý tưởng của bậc Đại Học: Khai mở Tri Thức, phục vụ Nhân Sinh, và vươn lên Thiện Mỹ. Muốn đạt được lý tưởng trên, người học cần có những phương pháp để hướng đạo chính tinh thần mình. Đó là các thực nghiệm tâm lý qua những bước: Chỉ – Định – Tĩnh – An – Lự – Đắc.

………………………………………………………………………………………………….

Khi đặt lại một lần, lý tưởng Đại Học ngày mai:Làm Sáng Đức Sáng, Làm Tiến Hoá Nhân Dân, Dừng Lại nơi Thiện Mỹ An Vi mới thực sự là Đổi Mới Tư Duy. Sự học mới mang cả hai giá trị THÀNH NHÂN và THÀNH CÔNG cho người đi học. Trường học sẽ là nơi trao truyền những giá trị đẹp nhất về văn hoá và văn minh, của Dân Tộc cũng như Nhân Tộc.

Mới Chính Danh ĐẠI HỌC

Đọc tiếp


Văn Hóa
Huy Việt
LẠC LONG QUÂN VÀ BÀ ÂU CƠ

IMG.639Về mặt triết lý, sự tích trăm trứng của Bà Âu Cơ tượng trưng thuyết Đại Đồng Tiểu Dị Rồng Tiên…..Triết lý Đại Đồng Tiểu Dị là triết lý nhân sinh hòa hợp, tương thân tương ái, dậy ta chấp nhận tính dị biệt của mỗi người để sống vui đẹp thuận hòa và để khuyến khích trăm hoa đua nở. Có mỗi người một vẻ thì cuộc đời mới không nhàm chán và sự phát triển mới toàn diện.

Đọc tiếp


Văn Hóa
Trần Hải Triều
KHOA CỬ THỜI XƯA

IMG.831Dưới các đương triều phong kiến, đất nước ta trải qua một chặng đường dài 10 thế kỷ, đã tổ chức được nhiều khoa thi Tiến sĩ. Khoa mở đầu vào năm Ất Mão (1075) đời Lý Nhân Tông và Khoa kết thúc vào năm Kỷ Mùi (1919) đời Nguyễn Khải Định…..các vị hoàng đế không chỉ chăm lo cho việc học hành của con em mình, mà còn hết sức quan tâm đến sự nghiệp đào tạo đội ngũ trí thức quan lại của vương triều. Ở khoa thi Đình, nhà vua thân hỏi bài thí sinh, khi họ đỗ đạt thi nhà vua lại gặp gỡ từng người để động viên. Ở kỳ thi Hội, vua thân tới trường thi xem xét cặn kẽ…..

Đọc tiếp


Triết Việt
Lê Việt Thường

IMG.625 LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT(Bài Sáu)

IMG.495Tóm lại, căn cứ trên câu phát biểu của Vị thứ hai cũng là một Trí Thức CSVN thì câu tuyên bố của Vị thứ nhất về việc theo Engels, Marx đã từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản vào cuối đời, cũng như việc Marx và Engels khẳng định không có cách mạng mà chỉ có tiến hóa, là hoàn toàn BỊA ĐẶT !!! Khi kiểm chứng lại sự việc bằng cách đọc các tài liệu mà Vị thứ hai trưng dẫn thì quả đúng như vậy!

Do đó, đâu là sự “lương thiện trí thức” của người CSVN  khi họ tìm cách dựng đứng dữ  kiện và xuyên tạc SỰ THẬT như vậy ?!

Đúng là chứng nào tật nấy !!!

Đọc tiếp


Văn Hóa
Phí Ngọc Hùng
CÁI ẤM SỨT VÒI

IMG.847Ấm Ta khác với ấm Tàu ở hình dạng, quai cầm, và nước men. Ấm Ta men nâu ngả vàng hay men nâu ngả mầu nâu mận. Mặt láng trơn, không hoa văn, chẳng chữ Nho nhe. Hình dáng ấm tên hoa đồng cỏ nội với ấm quả hồng, quả vả, quả bương, quả na, quả sung…Chén thì có dáng chén hạt mít, chén mắt trâu, chén khẩu mía, chén chuông…Khác với ấm Tàu là ấm Ta không có quai: Vì “quai” đây là cái núm. Núm thường là hình đầu rồng, đầu rắn, đầu rùa, đầu gà, bông hoa…Tạm cho là các cụ ta xưa chống lại nỗ lực Hán hóa của Tàu từ nghìn năm trước, từ chữ Nho nhe qua chữ Nôm, từ cách ăn mặc đến đầu tóc trong cái nỗ lực đối kháng bền bỉ đó có…cái núm ấm.

Đọc tiếp


Video

                                                        Nỗi Buồn Hoa Phương

Mời xem


Video

                                                          Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ 

Mời xem                                                         


Triết Học
Lê Việt Thường
MINH TRIẾT DẪN ĐẠO CHÍNH TRỊ

IMG.624Chưa kể VĂN HÓA nếu đạt đến được trình độ MINH TRIẾT sẽ đề cập đến Triết Lý về CHÍNH TRỊ nhằm Dẫn Đạo Chính Trị đi đúng hướng phục vụ nhân quần kèm với các mục tiêu Tự Do và No Ấm cho mọi người, như Khổng Tử đã làm đối với Viễn Đông trước kia, mà ảnh hưởng vẫn còn đối với Nhân Loại hôm  nay. Cũng như VĂN HÓA chân chính sẽ bàn đến Triết Lý trong các lãnh vực khác nữa nhằm giúp con người đi đúng đường và đạt được Hạnh Phúc là tất cả Cứu Cánh của đời người vậy !

Đọc tiếp


Văn Hóa
Nguyễn Long Thành Nam
TƯ TƯỞNG HUỲNH GIÁO CHỦ: NHỮNG KHÍA CẠNH VĂN HÓA

IMG.374Huỳnh Phú Sổ, một nhà cách mạng dân tộc, người sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo, là một thiền sư tuyệt hảo. Nhưng Huỳnh Phú Sổ đã mang tâm thức và hình tướng cư sĩ của Duy Ma Cật, của Tuệ Trung đã “tùy tục” đã đi vào đời, đã sống giữa thế gian bụi bặm đau khổ để cứu dân, cứu nước…..Nhưng đối với Huỳnh Phú Sổ, tư tưởng cách mạng dân tộc nhân chủ, từ suối nguồn Việt Nam và đạo Phật đã được thể hiện qua thi ca, đặc biệt là thơ lục bát, một thể thơ Việt độc sáng và tuyệt vời nhất….. nên đã đi thẳng vào muôn lòng, thấm sâu vào nhân gian….. mặt khác Huỳnh Phú Sổ về mặt hành động, đã đi vào việc “Lập Giáo” để bám rễ, phát triển, và duy trì sâu rộng, lâu dài trong lòng dân tộc…..

Đọc tiếp


Lịch Sử
Dư Vân
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỜI TÂY SƠN

IMG.854Sau cùng, văn học Tây Sơn có đặc tính thiết thực và tiến bộ, qua những nỗ lực truy tìm và gạn lọc những gì hữu ích nhất cho việc giữ nước và dựng nước. Nguyễn Thiếp có khuyên Quang Trung phát huy cái học của Tống Nho thành quốc học. Quang Trung chọn lựa một đường hướng khác, dù vẫn yêu cầu ông này phiên dịch những sách Hán để Ngài tham khảo. Trong chiến trận, chính vua Quang Trung đã chiêu mộ thợ khéo để lo việc sản xuất chiến cụ ở Quảng Nam, và với những tài nguyên và kiến thức ít ỏi của Tây Sơn thời đó, Ngài đã chiến thắng những đạo quân đông và mạnh gấp bội. Nếu Ngài không mất sớm, chắc chắn là việc học nước ta đã có một nền móng tân tiến và cởi mở hơn, để sau này, nước ta đã không bị Tây phương áp bức và cướp mất chủ quyền. Từng đó vấn đề của thời Tây Sơn, của thời Ðống Ða lừng lẫy, ngày hôm nay hình như cũng vẫn còn.

Đọc tiếp


Khoa Học
Nguyễn Văn Thọ
THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ TRONG KHOA HỌC HIỆN ĐẠI

IMG.852Xưa nay nhiều người thường cho rằng Khoa học có cái nhìn khác biệt với các nhà Huyền học, Ðạo học. Ðã đành, không phải là các khoa học gia có cùng một đường lối như nhau, nhưng cũng đã có những khoa học gia chứng minh được rằng các nhà huyền học (Mystics) và khoa học gia đã nhận ra rằng Vũ trụ này có một bản thể duy nhứt. Người đã làm được chuyện này là nhà vật lý Fritjof Capra…..Sự nhứt quán của vũ trụ là đặc điểm của các nhà huyền học, và cũng là sự mặc khải của khoa vật lý học hiện đại. Càng đi sâu vào lòng nguyên tử, vào đáy lòng vật chất, ta càng thấy điều đó hiện ra. Càng sánh Khoa học hiện đại với triết học Á Ðông ta càng thấy vạn vật là nhứt thể, và vũ trụ này có liên quan mật thiết với nhau.

Đọc tiếp


Chính Trị
HOA KỲ CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG CỘNG

IMG.832Kế hoạch của Mỹ là phát động một cuộc chiến tranh trên không và trên biển ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc…..Theo Lầu Năm Góc, trận chiến Không – Hải là chiến lược phát động một cuộc chiến tranh chủ yếu sử dụng các loại tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa nhằm phá hủy  toàn bộ hạ tầng quân sự và bao vây phong tỏa làm tê liệt kinh tế Trung Quốc mà không cần xâm lược…..Mỹ đã âm thầm tổ chức hàng loạt căn cứ quân sự tiền phương để đối phó với các cuộc tấn công tên lửa, bố trí lực lượng dày đặc, di chuyển tới 60% lực lượng Hải quân Mỹ về châu Á và phát triển một thế hệ vũ khí mới…..

Đọc tiếp 


Văn Hóa
Bình Nguyên Lộc
NGUỒN GỐC ĐỊA DANH SÀI GÒN

IMG.843Thuyết của tôi là như thế nầy. Cái tên đầu tiên mà người Tàu đặt ra cho cái thành phố mà nay ta gọi Chợ Lớn, không phải là Đề Ngạn mà là Sài Gòng. Tại sao họ lại đặt như vậy? Là tại họ là người Quảng Đông gốc Sài Gòng (bên Tàu). Lối đặt tên đó giúp cho họ nhớ quê hương của họ. Ta lại không đặt tên cho khu Bolsa là tiểu Sài Gòn hay sao? Và đặt như thế, có phải chăng để mà nhớ Sài Gòn của ta hay sao chớ ?
Và Đề Ngạn, chỉ là tên thứ nhì do người Quảng Đông đến sau, họ không có gốc Sài Gòng (bên Tàu) nên họ thấy Sài Gòn vô nghĩa, họ phải đặt tên lại vậy. Và họ rất có lý mà đặt tên lại, vì bấy giờ thành phố đó đã phồn thịnh phần nào rồi nên mới mang tên là “Nắm Vững Bờ Sông” chớ thuở mới lập, nó chỉ là vài trăm nếp nhà lá, có nắm vững gì đâu mà đặt là Thầy Ngồl.
Vậy địa danh đầu, bị bỏ mấy chục năm, không dùng tới, đến khi Trịnh Hoài Đức lớn lên thì ông chỉ còn biết Thầy Ngồl (Đề Ngạn) thôi nên không hề nói đến Sài Gòn bao giờ.

Đọc tiếp


Lịch Sử
Lê Văn Lân
BA LÀNG VIỆT TỘC TRONG NỘI ĐỊA BIÊN THÙY TRUNG QUỐC

IMG.851Kinh tộc – ngày xưa xưng là Việt tộc – là một trong những dân thiểu số của Trung Hoa. Kinh Việt tộc chủ yếu nằm rải ra ở các địa khu của những dân tộc tự trị ở vùng duyên hải thuộc khu Phòng Thành của tỉnh Quảng Tây. Theo thống kê 1982, Kinh Việt tộc có 11,995 nhân khẩu. Hồi trước Kinh Việt tộc là một bộ phận của nòi Lạc Việt thời xa xưa, nhưng vào đầu thế kỷ thứ 16, họ đã từ vùng Ðồ Sơn của Việt Nam hiện giờ lục tục di cư đến địa điểm bây giờ, tụ cư trên ba hòn đảo nhỏ gọi là ba làng là Vạn vĩ, Vu đầu và Sơn Tâm thuộc huyện Giang Bình nên người ta quen gọi là “Kinh tộc tam đảo.”

Tiếng nói và Văn tự của người Kinh Việt thế nào?

Đọc tiếp


Lịch Sử
Nguyễn Thuyên
VIỆT NAM ĐIÊU TẢN – BẤT HẠNH 

PHẦN MỘT

SỰ XUẤT HIỆN CỦA HỒ CHÍ MINH

Giai Đoạn 4 : Từ Năm 1954- 1969

Hồ Chí Minh Thỏa Hiệp Với Pháp Chia Đôi Đất Nước

Miền Bắc Gánh Chịu Chính Sách Vô Nhân Đạo Của Hồ

IMG.179…..Từ đó, Hồ Chí Minh theo lệnh của Trung Cộng thi hành các chính sách: Giảm tô, Thuế nông nghiệp, Công thương nghiệp, Phản phong (phong kiến), Ðấu tố chính trị, Rèn cán, chỉnh quân, chuẩn bị cho công cuộc “Cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ”….. Nói về những tội ác trong “Cải Cách Ruộng Ðất”, thì không có giấy bút nào để trình bày cho hết và nếu có giấy bút cũng không thể tả hết được sự đau đớn, khổ nhục, tàn ác giữa con người với con người qua cái gọi là “Cải Cách Ruộng Ðất”. Lịch sử Việt Nam kể từ ngày dựng nước và các giai đoạn bị Tàu, Tây đô hộ cũng không có cảnh tượng nào xảy ra như thảm cảnh “Cải Cách Ruộng Ðất” do Hồ Chí Minh chủ xướng…..

Đọc tiếp


Văn Hóa
Nguyễn Cung Thông
TẢN MẠN VỀ TỪ HÁN VIỆT THỜI-THÌ

IMG.846Các hình khắc Giáp Cốt Văn, Kim Văn cho thấy chữ thì 時 gồm có hình mặt trời (nhật 日) ở dưới một hình cây đang mọc – hàm ý chu kỳ phát triển của thảo mộc hay chính là khái niệm về mùa; thì hay thời nghĩa cổ nhất1 là mùa hàm ý tuần hoàn – ý này sẽ lặp lại nhiều lần trong bài. Điểm đáng chú ý ở đây là ngay cả trong tiếng Anh hay tiếng Pháp (không liên hệ gì đến hệ Hán Tạng hay Nam Á), danh từ season/saison (mùa) đã từng có nghĩa cổ nhất là trồng trọt (hoạt động nông nghiệp, so với hình Giáp Cốt Văn ở dưới), sau đó nghĩa này mở rộng để chỉ mùa (thời kỳ) trồng trọt và mùa tổng quát (mùa ca hát, mùa ăn chay, mùa lễ hội …).

Đọc tiếp


Văn Hóa
Nguyễn Hiến Lê
HỒI KÝ (Tập III)
PHẦN VI: GIAI ĐOẠN 1975 – 1981
Chương XXXI- KẾT QUẢ SAU NĂM NĂM

IMG.676Vậy dù có lạc quan tới mấy cũng phải nhận rằng công việc xã hội hóa miền Nam này tới nay đã thất bại. Chỉ mới dựng được cái sườn thôi mà đã có nhiều dấu biểu tỏ rằng sườn đó đã nghiêng ngả: rất nhiều cán bộ đã hủ hóa, hùng hục làm giàu bằng mọi giá, thành một bọn tư sản rồi, tinh thần quân đội đã sa sút, hợp tác xã nông nghiệp đã thất bại, chính sách kinh tế phải bãi bỏ…..Ngành nào cũng kẹt, chính quyền không biết xoay xở , vá chỗ này thì toạc chỗ khác…..Người ta nhận định sai tài năng, đạo đức, tinh thần hi sinh  của cán bộ, tưởng rằng cao lắm, và có thể dễ dàng kiến thiết miền Nam thành một xã hội xã hội chủ nghĩa, không ngờ cán bộ tuy rất đông mà rất kém cỏi về mọi mặt, mà tối đại đa số không ưa xã hội chủ nghĩa, thích đời sống miền Nam hơn,,,,Như vậy mà đưa cán bộ Bắc vào cai trị họ, dạy chính trị họ  thì làm sao không thất bại ? Bọn đó  quê mủa ngu dốt, nghèo khổ, vụng về, tự cao tự đại, bị người Nam khinh ra mặt, lớp dạy chính trị cho dân chúng  mỗi ngày một vắng, hiện nay cả năm không họp một lần…..

Đọc tiếp 


Thơ Văn
Nguyễn Thị Thu Trang
CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC

IMG.845Trong các tác giả văn xuôi vùng đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975, Bình-nguyên Lộc là nhà văn có số lượng tác phẩm đã viết và đã xuất bản thuộc vào hạng nhiều nhất…..Bình-nguyên Lộc sinh ra, lớn lên và sống gần như trọn đời tại vùng Đồng Nai-Sài Gòn. Ông lấy tên đất làm bút danh cho mình…..Thổ ngơi, mùi vị, cuộc sống, nếp sinh hoạt của vùng đồng bằng sông Đồng Nai, sông Cửu Long… là đề tài, là nguồn cảm hứng dường như không bao giờ cạn cho những trang viết của Bình-nguyên Lộc….. Bình-nguyên Lộc viết nhiều thể loại nhưng truyện ngắn là phần nổi trội và thành công nhất, là nơi thể hiện tập trung tư tưởng và phong cách sáng tác của nhà văn.

Đọc tiếp


Thơ Văn
Ernest Hemingway
NGƯ ÔNG VÀ BIỂN CẢ (The Old Man and The Sea)

The Old Man and the SeaLão ngủ ngay và mơ về châu Phi, khi lão hãy còn là một chú nhóc, với những bờ biển cát vàng, cát trắng trải dài….Thông thường khi ngửi thấy làn gió nội địa, lão thức dậy, mặc đồ, đến đánh thức thằng bé. Nhưng đêm nay, gió nội địa đến rất sớm và trong mơ lão biết hãy còn quá sớm nên lão tiếp tục mơ để thấy những mỏm trắng xóa của những hòn đảo nhô trên biển, lát sau lão mơ về những hải cảng khác, những vũng tàu đậu khác của quần đảo Canará. Lão không còn mơ về bão, không còn mơ về đàn bà, về những sự kiện trọng đại, những con cá lớn, những trận đánh, những cuộc đấu sức hay vợ lão. Bây giờ lão chỉ mơ về các vùng đất, về những con sư tử trên bờ biển. Chúng nô đùa như những chú mèo con trong hoàng hôn; lão yêu chúng như yêu thằng bé.

Đọc tiếp


Thơ Văn
Bình Nguyên Lộc
THÈM MÙI ĐẤT

IMG.041…..Người thợ nông nghiệp thì không bao giờ mắc phải cái nạn “ép duyên” đó. Họ yêu đất, yêu mùi đất và họ được yêu cho tới mãn kiếp. Đất có mùi thật sự, nhứt là đất mới xới, một mùi rất đặc biệt mà mũi họ quen ngửi cho đến ghiền, thiếu thì họ nghe thèm. Họ thấy rằng họ hạnh phúc vì họ được thỏa mãn tình cảm. Tình nhớ xứ, nhớ nhà gồm nhiều yếu tố, mà nỗi thèm mùi đất là một yếu tố quan trọng. Nỗi thèm nầy có khi mãnh liệt như nỗi thèm mùi khói thuốc phiện của những con thằn lằn, những con chuột lắt sống trong buồng của những kẻ hút thuốc phiện, họ thèm và nhớ mùi đất y như là đào hát thèm và nhớ sân khấu, vũ nữ thèm và nhớ đèn màu, và y như là cá thèm và nhớ nước.

Đọc tiếp


Xin Quý Độc Giả Bấm Vào
DANH MỤC
TÁC PHẨM KIM ĐỊNH
Để Đọc 32 Tác Phẩm Đã Xuất Bản Của Cố Triết Gia

Tìm Kiếm