Tháng 09/2014

THƯ HƯƠNG
Văn Hóa
VÀI SUY NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO

IMG.371Đường tu tiến của con người có thể chia làm ba giai đoạn lớn là Hữu Vi (Địa), Vô Vi (Thiên), và An Vi (Nhân).Ở Địa, nhập thế chuyên về vật thể, thành tựu ở khoa học.Ở Thiên là xuất thế chuyên về tâm linh, thành tựu ở Huyền niệm. Ở Nhân là xử thế, chuyên về nhân luân, thành tựu ở Tứ hải một nhà. Âu Tây thành đạt trong khoa học (duy địa) Ấn Độ trong huyền niệm (duy thiên). Cả hai không có thiên tài triết nào vượt qua địa vực mình, để vào đợt Nhân sinh xử thế, mặc dầu thiên tài thì đầy. Nhưng mọi thử thách để vượt sang địa hạt nhân đều thất bại kiểu nọ hoặc kiểu kia…..

Tổ Huệ Năng đã làm một cuộc cách mạng rất lớn, nhưng cũng chưa đi vào đến đầu mối của cuộc nhân sinh, tức là chính trị, phải đợi đến hai nhà Lý, Trần bên Việt Nam ta mới gặp Trúc Lâm Thiền Sư tức là chính vua Trần Nhân Tôn thì Phật mới thực sự đi vào đời, khi hiểu đời là chính trị, là trị nước, bình thiên hạ, với thành quả chói chang rực rỡ. Tuy nhiên đó cũng chưa chắc hẳn đã là bước qua cửa triết, mà hầu chắc mới là lối lương tri.

Bước quyết liệt này mới xảy ra với Phật Giáo Hòa Hảo, là lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, kể cả Phật giáo Tàu và Việt, nó đã xảy ra cách rõ ràng dứt khoát như được tuyên bố rõ rệt trong bốn chữ “tu nhân” và “tứ ân”. Trước hết là câu nói “học Phật tu Nhân”. Đó quả là bước từ Thiên tới Nhân rõ rệt. Nhưng đó mới là câu tuyên bố tiên thiên, có thể là do cao hứng. Phải xem kỹ hơn có hậu chăng. Thưa có. Đó là thuyết Tứ Ân…..Như vậy là đủ cả bốn bước Tu, Tề, Trị, Bình rồi. Quả là chính trị đẫy đà. Chính là nhân đạo đẫy tròn viên mãn gồm đủ:Tu ở tu nhân, Tề ở ân tổ tiên cha mẹ,Trị ở ân đất nước,Bình ở ân đồng bào nhân loại…..

Đọc tiếp


Lịch Sử
Nguyễn Long Thành Nam
PHẬT GIÁO HÒA HẢO TRONG DÒNG LỊCH SỬ DÂN TỘC

IMG.374Triết học Tây phương vụ vào thỏa mãn óc nghiên cứu phát minh tư tưởng, ít quan tâm rằng nghiên cứu phát minh tư tưởng để làm gì? Trái lại, triết lý Đông phương là triết lý nhân sinh, thực sự là cái “Đạo sống”…..Tây phuơng xem “tư tưởng là một dụng cụ để hiểu biết”, nhưng đối với Đông phương thì “tư tưởng là một dụng cụ để hành động trước hết”…..Huỳnh Giáo Chủ đối diện thực tại, nhận thức về cái thực tại trước mắt, nhìn sâu vào các nguyên nhân siêu hình, lịch sử và xã hội đã tạo ra cái thời đại đó, cái lớp người đó…..để rồi đưa ra phương lược chuyển hóa cái thực tại trước mắt đó.

Huỳnh Giáo Chủ không lập thuyết, nhưng có “trứ thư lập ngôn”. Tư tưởng truyền bá không theo hệ thống, nhưng có căn bản. Cơ sở tư tưởng thoát ra qua các tác phẩm của Giáo Chủ là Tam Giáo Đông Phương….. Nhưng khi đem phổ biến trong quần chúng, không phải dưới hình thức những luận đề khó hiểu, mà là những lời giải thích rất chi tiết, cặn kẽ, thực tế, giản dị để cho tín đồ hiểu một cách mau chóng nhưng rõ ràng về nguyên lý cuộc sống, về nguyên nhân sự khổ, con người từ đâu tới, sống để làm những gì, và cứu cánh phải đạt. Đó là những bài học thực tế đào tạo con người tốt trong xã hội, con người hiểu đạo lý, hiểu bổn phận làm người và nghĩa vụ công dân, để lập công bồi đức trong hiện tại mà tạo điều kiện tiến về cứu cánh giải thoát.

Đọc tiếp


Lịch Sử
Huỳnh Tâm
ĐẠO CAO ĐÀI DƯỚI CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM

ING.601Chúng tôi khởi đầu biên khảo cuốn sách nầy bởi động lực kỳ thị Tôn giáo và thiếu vắng nhân bản của chế độ Ngô Ðình Diệm, những chính sách nghiệt ngã của nhà Ngô dành cho đạo Cao Ðài chồng chất chưa được lịch sử ghi nhận, nếu có chăng cũng là phần ghi chú nhỏ trong hời hợt, quên lững và dị biệt, bởi người viết sử của thời nầy trống vắng tinh thần chứng nhân và bỏ rơi giá trị Ðức tin, Nhân bản đến mức độ không còn vì lòng trung thực .
Từ những yếu tố ấy chúng tôi không ngần ngại lấy lương tri để biên khảo đề tài nầy và suy nghĩ những cưu mang đích thực vì tất cả cho lẽ sống đức tin công bình, bởi những sự kiện hiển nhiên của lịch sử và tự nó sống trên lưu truyền mà không cần đến mọi sáng tạo theo cảm tính của hư cấu .

Đọc tiếp


Lịch Sử
Vũ Ngự Chiêu
PHÍA BÊN KIA CUỘC CÁCH MẠNG 1945

ING.617Giai đoạn ngắn ngủi từ ngày 9/3/1945, khi Nhật đột ngột chấm dứt chính quyền Bảo hộ Pháp tại Đông Dương trong vòng 48 giờ, tới ngày 21/8/1945, khi guồng máy quân sự Nhật sụp đổ là một trong những thời kỳ quan trọng trong lịch sử cận đại Việt Nam. Trong giai đoạn này, hai chính phủ Việt Nam “độc lập” ra đời, chấm dứt tám thập niên Pháp đô hộ, và kích động một cuộc cách mạng xã hội mà đặc điểm là hiện tượng Việt-Nam-Hóa tất cả các cấu trúc xã hội. (1) …..

Trong khối văn chương hiện hữu về thời kỳ này, các tác giả đã chỉ chú trọng đến biến cố gọi là “cuộc đảo chánh Nhật ngày 9/3/1945,” hay việc đoạt chính quyền của Mặt Trận Việt Minh, do Cộng sản lãnh đạo, được xưng tụng như “cách mạng Tháng Tám 1945,” nhưng với sự yểm trợ của Sở Hành Động Chiến Lược (OSS) Mỹ; trong khi tảng lờ hay tìm cách hạ uy tín chế độ được Nhật bảo trợ, tức “tân” Đế quốc Việt Nam (11/3-25/8/1945). Vài trường hợp ngoại lệ là những bài viết của Ralph B. Smith (1978) và Masaya Shiraishi (1982). (2)

Đọc tiếp


Văn Hóa
P.T.A.Đ
ĐỨC THẦY CÒN HAY MẤT ? LỜI ĐỨC THẦY TRUYỀN LẠI

ING.602Ai cũng biết khi mà toàn dân đang kháng chiến chống bọn thực dân Pháp, thì chính người Việt thuộc Đệ Tam CS đã giết Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Sâm, Hồ Văn Ký, Hồ Văn Ngà, Dương Văn Giáo, Bùi Quang Chiêu và đã làm cho cụ Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn Tường Long phải lưu vong để rồi bỏ mình nơi đất khách quê người. nhưng chỉ còn chung quanh việc ĐGC Huỳnh Phú Sổ sau khi mời đi phó hội biệt tích đến ngày nay không ai rõ ?
Đức Thầy còn hay đã mất ? Và mất thì những kẻ âm mưu sát hại Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ là ai?

Đọc tiếp


HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM
THƯ CẢM ƠN VÀ KIẾN NGHỊ
Gởi đến Báo  Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo

ING.520Chế độ và nhà nước này chỉ muốn công cụ hóa mọi thực thể và mọi thực lực tại VN để duy trì quyền lực của họ lâu dài. Chính vì thế họ đã lập ra Mặt trận Tổ quốc để nhốt vào đó những cộng đoàn hay tổ chức tôn giáo chịu lụy phục họ để an thân mà sinh hoạt (chứ không phải vì “các giá trị tôn giáo và lợi ích Nhà nước trùng nhau”). Cho nên tuy là thiểu số -do đó luôn bị sách nhiễu, cấm cản, bách hại, cầm tù- các cộng đồng tôn giáo độc lập mới là bằng chứng thực sự của việc có hay không tự do tôn giáo ở VN. Cho rằng một số cá nhân(chức sắc hay tín đồ trong các cộng đồng độc lập này) có “quan điểm riêng” là do tham vọng ích kỷ, có vấn đề đạo đức, đi ngược “lợi ích đa số”, thành thử không đáng được lưu tâm, lối lập luận đó là sự vu cáo thô bỉ giáng xuống những con người đang đau khổ vì niềm xác tín tôn giáo và sự dấn thân cho công lý của họ.

Đọc tiếp


Chính Trị
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
BIẾN CỐ LÀNG BA CHÚC TỈNH AN GIANG VÀO THÁNG 04/1978

IMG.613Vào cuối tháng 5 năm 1999, tôi có nhận được lá thư đề ngày 21 tháng 5 năm 1999 của ông TRẦN H. (xin dấu tên) – cựu sĩ quan QĐVNCH – sinh quán tại xã BA CHÚC, tố cáo tội ác bọn CSVN giết người tập thể tại làng BA CHÚC, tỉnh AN GIANG. Từ đó, tôi phối kiểm các tài liệu trong và ngoài nước, tình hình biên giới phía Tây Nam 1978 – 1979 và các dữ kiện do những nhân chứng còn sống tại Hoa Kỳ cung cấp. Và tôi xin mở lại hồ sơ vụ án, đưa “sự cố” nầy ra trước ánh sáng để CĐVNHN và đồng bào trong nước biết thêm về tội ác tày trời, giết người tập thể còn dã man, tàn bạo và khủng khiếp hơn cả TẾT MẬU THÂN 1968. Nạn nhân gồm cả đàn bà, trẻ con Việt Nam lẫn Cam Bốt bị thảm sát tại các CHÙA, TRƯỜNG HỌC tại làng Ba Chúc cách biên giới VIỆT – MIÊN khoảng 7 cây số và chỉ trong vòng một đêm 18 tháng 4 năm 1978. Cái dã man và vô nhân đạo của bọn Lãnh đạo Đảng CSVN đã đem những bộ hài cốt của những nạn nhân do chúng thảm sát, đem trưng bày trong các hộp kính để gây ảo giác căm thù giữa hai dân tộc VIỆT NAM – KAMPUCHEA.

Đọc tiếp


Triết Việt
Lê Việt Thường

IMG.625 LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                               (Bài Hai Mươi)

ING.616Nhân tiện có một tay “Viết Lách” đầy tai tiếng ở Hải Ngoại trong mấy chục năm vừa qua với lập trường “Hai Ba Hàng”, cũng là loại trí thức “Nửa Vời” như NGK,tức vốn kiến thức Văn Hóa của tay này, nhất là phần liên quan đến Nho Giáo và Viễn Đông có từ thời Thực Dân-Thuộc Địa mà KHÔNG được Cập Nhật , do đó những lập luận của đương sự cũng cổ lỗ sĩ như nhiều kẻ khác trong trường hợp tương tự chẳng hạn cho rằng “Vấn đế ….là trong suốt 2000 năm lịch sử, cha ông chúng ta vẫn không “thoát Trung” được cả về văn hóa lẫn chính trị. Liệu rồi sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đi, Việt Nam có thể “thoát Trung” hay không?(4)

Tức lập luận  nêu trên được đặt trên tiền đề cố hữu rằng Nho Giáo là của riêng người Tàu vì đương sự căn cứ trên Lịch Sử Viễn Đông từ thời Tần Hán (khoảng 2000 năm) ,ngay nếu lên xa hơn một chút  nữa đến thời Hoàng Đế thì cũng chỉ khoảng chưa đầy 5000 năm  sau cả Họ Hồng Bàng của Việt Tộc mà không hay biết chút gì về  những khám phá gần đây liên quan đến khoảng thời gian trước đó !!!

CỔ LỖ SĨ  LÀ PHẢI! Vì khoảng thời gian trước đó mới thật sự QUAN TRỌNG, XÁC ĐỊNH  rằng :Ai là Chủ Nhân ĐẦU TIÊN của cả Nho Giáo lẫn nước Tàu

Đọc tiếp


Lịch Sử
Nguyễn Tường Thụy
TRIỂN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: LÀM SAO BÂY GIỜ ?

 ING.619Chẳng hiểu ai xui khiến thế nào mà Bảo tàng lịch sử quốc gia tự nhiên đi tổ chức phòng trưng bày về cuộc Cải cách ruộng đất “long trời lở đất” cách đây sáu chục năm, mở cửa vào ngày 8/9/2014…..

Tuy nhiên, mới qua mấy ngày đầu, mục đích của Bảo tàng có vẻ như không đạt được. Dấu ấn kinh hoàng của Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã ghi quá sâu vào ký ức những người dân Việt Nam. Hẳn là không nhiều người tìm đến phòng trưng bày để xem nông dân Việt Nam được hưởng thành quả của Cải cách ra sao. Có vẻ như người ta không hào hứng về việc này khi chuyện chia ruộng thì ai cũng biết và ai cũng biết sau đó, ruộng đất lại được gom vào HTX. Khi mô hình HTX thất bại, ruộng đất được chia lại để rồi lại tập trung vào quan chức nhà nước và những người giàu có. Người ta đến triển lãm còn vì tò mò, muốn biết xem thái độ của nhà cầm quyền đối với CCRĐ ra sao, họ nhìn nhận thế nào hay hướng người xem nhìn nhận thế nào?

Đọc tiếp


Video
DÂN OAN BIỂU TÌNH TRƯỚC DINH ĐỘC LẬP NGÀY 14/09/2014


Lịch Sử
Hoa Bằng
QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ: ANH HÙNG DÂN TỘC(1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14)

IMG.909Lê đổ ! Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, chỉ là một lối “rước voi cõng rắn”.Người Thanh thả sít bắt sộp, chực đớp nước Nam, chứ yêu gì Lê, ghét gì Nguyễn (Tây Sơn). Giá bây giờ không có vua Quang Trung thì nước ta ra sao?Vậy công đuổi Tôn Sĩ Nghị, quét sạch hai mươi vạn quân Mãn Thanh, giữ vững tự do, chủ quyền và lĩnh thổ cho Việt Nam ở cuối thế kỷ mười tám, thật chẳng kém Lý đánh Tống, Trần phá Mông Cổ, Lê bình Ngô...Vả, muốn cho nước mạnh, dân giàu vua Quang Trung lại mài nanh, dũa vuốt luyện tướng, rèn binh, định khôi phục lấy đất cũ, luân vong ở phía Bắc. Giá Ngài thêm thọ, đừng vội ôm chí mà thác thì nước ta sẽ lại ra sao?…..

Trèo lên Đống Đa (ở ấp Thái Hà, Hà Đông), trông ra bốn mặt: nào gái nào trai, nào áo, nào mũ, nào ngựa kéo xe, trâu cày ruộng, gió bụi lưng trời mờ mịt… Quang Trung nào đâu?

Cảm vì thế, tôi viết lại trang sử Quang Trung

Đọc tiếp


Khảo Cổ
Phạm Ngọc Dương
NGƯỜI 50 NĂM GIẢI MÃ CHỮ CỦA TỔ TIÊN NGƯỜI VIỆT

ING.603Tôi nhớ mãi cái buổi tại Trung tâm Văn hóa người cao tuổi ở phố Đặng Văn Ngữ (Đống Đa, Hà Nội), vào cuối năm 2007, ông giáo già người Phú Thọ, đã thuyết trình cả buổi trước 40 nhà khoa học, toàn các giáo sư, tiến sĩ, các nhà sử học, ngôn ngữ học, văn học nước nhà. Lúc thì trên máy chiếu, lúc trên bảng đen, ông như thầy giáo của thời xưa cũ, và các nhà khoa học lớn của nước nhà, như những học trò, ngồi nghe ông thuyết giảng về một loại ký tự lạ. Loại ký tự lạ ấy không phải của người ngoài hành tinh, mà chính là của tổ tiên chúng ta!

Đọc tiếp


Chính Trị
CỬU BÌNH

ING.604Sau Thế Chiến Thứ Nhất, mặc dù thuộc phe thắng trận, nhưng lợi ích của Trung Quốc vẫn không được những cường quốc trông coi đến. Thời bấy giờ, nhiều người Trung Hoa cho rằng ba lần ứng phó đầu cho các trận sóng bão nói trên đã hoàn toàn thất bại. Do vậy cuộc Vận Động mùng 4 tháng 5 [3] xuất hiện, từ đó mà bắt đầu lần ứng phó thứ tư cho các trận sóng bão này, mà cũng là sự đáp ứng cuối cùng trên một bình diện;  bình diện văn hóa được hoàn toàn chuyển sang ‘Tây hoá’. Theo sau đó, là cách mạng cực đoan bắt đầu, tức là sự vận động cho chủ nghĩa cộng sản.

 Trọng tâm của bài bình luận này là nói về kết quả của một sự ứng phó sóng bão cuối cùng của Trung Quốc đối với cuộc vận động cho chủ nghĩa cộng sản và Đảng cộng sản. Nhìn vào lịch sử 160 năm vừa qua của Trung Quốc để phân tích xem, với gần 100 triệu người dân thường bị chết mờ ám, hầu hết tất cả văn hóa và văn minh truyền thống của  dân tộc Trung Quốc bị tàn phá, dù đó là chọn lựa của người dân Trung Hoa hay là bị bên ngoài cưỡng bức, thì kết quả thực sự là như thế nào?

Đọc tiếp


Lịch Sử
Bùi Trân Phượng
PHAN BỘI CHÂU & NỮ QUYỀN

ING.605Thể hiện tư tưởng tiến bộ về nữ giới và nữ quyền từ những tác phẩm cách mạng trong thập niên đầu thế kỷ 20, nhưng phải trong giai đoạn 15 năm cuối đời ở Huế, Ông già Bến Ngự mới thực sự góp phần dấy lên ngọn lửa đấu tranh và đã kiên trì nuôi ngọn lửa đó ở thanh niên nam nữ. Riêng đối với nữ giới và cuộc đấu tranh nữ quyền, ông đã có nhiều đóng góp đa dạng, sắc sảo chẳng những đối với thời mình mà vẫn còn đủ sức làm hậu thế ngạc nhiên và cảm phục sâu xa. Cũng như đối với Đạm Phương nữ sử, vừa là học trò, vừa là đồng chí và bạn tâm giao của ông, tư tưởng nữ quyền của Phan Bội Châu, hơn bất cứ nhà nữ quyền nào khác ở Việt Nam, minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hoá truyền thống Việt.

Đọc tiếp


Lịch Sử
Phạm Cao Dương
CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC TRIỀU NGÔ, ĐINH & TIỀN LÊ

ING.606Ba triều đại Ngô (939 – 965), Đinh (968 – 980) và Tiền Lê (980 –009) là ba triều đại đầu tiên trị vì nước Việt Nam độc lập sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Ngoại trừ các chiến thắng quân sự, ba triều đại này ít được những người học sử chú ý tới hay chú ý tới với nhiều ngộ nhận, vì cả ba cộng lại chỉ nắm vai trò lãnh đạo ở nước ta trong một thời gian quá ngắn ngủi là hơn bảy chục năm, lại ở buổi giao thời, loạn lạc triền miên. Tuy nhiên, nếu đi sâu hơn vào chi tiết, người ta có thể thấy ba nhà này đã đóng góp được những công trình vô cùng quan trọng vào vận động giải phóng chung, toàn bộ và thực sự, tiếp theo chiến thắng quân sự trên sông Bạch Đằng, của người Việt. Chính trong thời gian này ý chí độc lập của người Việt đã được khẳng định. Mọi mưu toan trở lại thuộc địa cũ của người Tàu đều đã bị đánh bại hoặc bằng quân sự hoặc bằng ngoại giao. Một chánh quyền thống nhất, dù chưa được hoàn hảo, đã được thành lập và củng cố. Các khuynh hướng cát cứ ở các địa phương đã bị tiêu diệt dần dần. Quốc gia Việt Nam sau thế kỷ thứ mười đã thực sự thành hình trong đó toàn bộ sinh hoạt, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội đã phát triển theo chiều hướng hoàn toàn độc lập. Tất cả đã tạo nên những nền tảng vững chắc cho bốn thế kỷ vinh quang dưới hai triều đại Lý Trần kế tiếp

Đọc tiếp


Thời Sự
Bùi Minh Quốc
VỀ DANH XƯNG “NHÀ DÂN CHỦ”

ING.610Một là phải có cái tâm trong sáng, hoàn toàn thật lòng vì dân vì nước, vì tự do dân chủ, không vương bợn mảy may mưu tính cá nhân. Điểm này cực kỳ quan trọng, cần nêu lên hàng đầu, bởi vì khi dân chủ ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết hàng ngày của toàn dân, khi cuộc đấu tranh cho dân chủ càng phát triển, và thế lực độc tài toàn trị càng rệu rã thì tất yếu sẽ xuất hiện cũng ngày càng nhiều những phần tử cơ hội dân chủ lợi dụng cuộc đấu tranh để kiếm chác. Do vậy, mỗi chiến sĩ dân chủ khi đã xuất hiện công khai cần phải minh bạch ngay về nhân thân, minh bạch và nhất quán trong lời nói và việc làm. Tất nhiên khi tự giới thiệu tiểu sử cá nhân mà lại tự tô hồng hoặc tô hồng lẫn nhau thì sẽ nhận lấy hiệu quả ngược (như đã thấy ở nhiều trường hợp).

Đọc tiếp


Thời Sự
Lê Diễn Đức
CHUYẾN CÔNG DU THUẦN PHỤC

ING.611Trong buổi hiện kiến “hoàng đế” Trung Hoa Tập Cận Bình tại Ðại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, “sứ thần” Lê Hồng Anh đã phải cầm tập giấy in sẵn để “phát biểu,” trước thái độ chịu đựng ra mặt của Tập.
Chuyến đi của Lê Hồng Anh là sự khẳng định sự thuần phục của triều đình Hà Nội trước Bắc Kinh như nhà báo Roger Mitton viết trên Times Myamar:
“Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm các cuộc biểu tình, không có việc kiện lên Liên Hợp Quốc, sẽ không xảy ra các trận diễn tập quân sự với Mỹ và không có chuyện dẫn đầu mặt trận ASEAN thống nhất nhằm chống lại Bắc Kinh.”
Cung cách của Lê Hồng Anh thể hiện sự ngu dốt của lãnh đạo ÐCSVN, nhưng cũng cho thấy những gì Lê Hồng Anh nói ra chẳng phải của riêng ông ta mà là bài vở đã được soạn sẵn của cả Bộ Chính Trị ÐCSVN. Ông ta chỉ là cái máy vô hồn phát lại mà thôi (lẽ ra phải học thuộc lòng để đỡ xấu hổ!).

Đọc tiếp


Chính Trị 
CLB BILDERBERG & VẤN ĐỀ GIÀN KHOAN HD 981 CỦA TC

ING.607

Bilderberg là một tổ chức của Siêu Quyền Lực được thành lập từ ngày 29 đến 31-5-1954 tại khách sạn Bilderberg ở Hòa Lan, với tổng số hội viên từ 120 đến 150 người gồm 2/3 là từ Âu Châu và 1/3 là từ Mỹ và châu Mỹ Latin. Khoảng 100 người là các nhân vật đại tư bản, lối 50 hội viên là các chính khách, lãnh đạo các chính phủ. Từ ngày thành lập cho đến nay, Bilderberg tổ chức họp mật không công bố để quyết định các vấn đề liên quan đến thế giới và nhân loại. Phiên họp ngày 5 và 6-6-2014 tổ chức tại Watford ở Anh quốc cho phép Nhật Bản thay đổi điều 9 Hiến Pháp để liên minh quân sự với các quốc gia khác trong mục đích cùng tự vệ. Phiên họp nầy cũng quyết định thay đổi trật tự tại Á Châu – Thái Bình Dương, mà trong đó có thể chia nhỏ Trung Quốc thành lối 5 quốc gia để tránh hậu họa cho thế giới!

(http://www.zapaday.com/event/512459/1/Annual+meeting+of+Bilderberg+Group.html ).

Đọc tiếp


Chính Trị
Trúc Giang
NHỮNG BÍ ẨN TRONG NGÔI NHÀ MỒ Ở ĐẠI HỌC YALE

ING.583Đại học Yale (Yale University) là một trong những trường lâu đời và nổi tiếng nhất của nước Mỹ. Nổi tiếng về việc đào tạo những nhân tài lãnh đạo quốc gia và xã hội, nhưng nổi tiếng hơn nữa là hội kín Skull and Bones (Đầu lâu xương chéo) của đại học nầy.
Nét thần bí được thể hiện ngay từ kiến trúc bên ngoài, mang vẻ âm u thần bí, đó là ngôi nhà với một cánh cửa ra vào khá hẹp và không có cửa sổ, được đặt cho cái tên là ngôi mộ (The Tomb). Ngôi mộ là nơi sinh hoạt của hội kín Skull and Bones (S&B). S&B là một tổ chức sinh viên công khai của trường Yale nhưng nội dung sinh hoạt thì hoàn toàn được giữ kín.
Hai thành viên của S&B là George W. Bush và John Kerry xác nhận nó là một hội kín (Secret Society), đó là một bí mật, và vì bí mật nên không được tiết lộ gì nhiều. Suốt chiều dài 181 năm hiện hữu nằm trong bí mật, nhiều huyền thoại, giả thuyết, suy đoán và đồn đãi, đã tô vẽ thêm nét thần bí của hội kín nầy.

Đọc tiếp


Kinh Tế
CHỈ SỐ GDP ĐÃ HẾT THỜI ?

ING.608GDP – tổng sản phẩm quốc nội – đã trở thành một thuật ngữ thông dụng trên toàn cầu, đươc sử dụng để đo lường sự thành công của một nền kinh tế. Các quốc gia được đánh giá dựa trên chỉ số GDP. Các chính phủ được hoan nghênh hay bị chỉ trích cũng nhờ vào hiệu quả kinh tế mà các chính sách đem lại và điều này được thể hiện qua GDP. Các chỉ số, từ mức độ nợ cho tới sự đóng góp của ngành sản xuất, cũng được tính trên % GDP.

Vậy định nghĩa chính xác của GDP là gì? Ngoại trừ một số chuyên gia, hầu hết mọi người đều khá mơ hồ về khái niệm này. Càng đi sâu vào phân tích GDP – một trong những ý tưởng quan trọng nhất của xã hội hiện đại – khái niệm này càng trở nên khó nắm bắt.

Đọc tiếp


Kinh Tế
TÓM LƯỢC LỊCH SỬ NỀN KINH TẾ MỸ

ING.609Nền kinh tế Mỹ hiện đại có nguồn gốc từ cuộc tìm kiếm lợi ích kinh tế của những người định cư châu Âu vào thế kỷ XVI, XVII và XVIII. Sau đó, Tân thế giới đã phát triển từ một nền kinh tế thuộc địa có ít thành công thành một nền kinh tế trang trại nhỏ độc lập, và cuối cùng là một nền kinh tế công nghiệp liên hợp cao…

Đọc tiếp


Xã Hội
PHÍA SAU THẾ GIỚI ẢO LÀ NHỮNG NỖI ĐAU CÓ THẬT

ING.612Không phải ai vào thế giới ảo cũng tốt, cũng sống thật, và ngược lại. Chỉ duy nhất một điều, đằng sau chữ “ảo” là chữ “thật”, là những con người thật mang cảm xúc yêu thương thật và tổn thương cũng rất thật…

…..

Đọc tiếp


Thơ Văn
Khahil Gibran
ĐÁNG THƯƠNG MỘT DÂN TỘC


ING.613……….
Đáng thương một đất nước

……….gọi côn đồ anh hùng
……….tán dương lũ xâm lăng…..

……….Đáng thương một đất nước
……….lãnh tụ gian như cáo
……….triết gia tung hứng lời
……….làm nghệ thuật theo đuôi

…..

 Đọc tiếp


Thơ Văn
Phan Huy
CẢM TẠ MIỀN NAM

ING.614……….Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
……….Với Miền Nam , miền đất mới thân quen
……….Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
……….Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.
……….Tôi còn nhớ sau cái ngày “thống nhất”
……….Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
……….Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
……….Cơm áo no lành, con người hạnh phúc…..

 

…..

 Đọc tiếp


Thơ Văn
Vũ Ngọc Tiến
RỒNG ĐÁ

ING.615Chia tay Bảo ra về, lòng Luận rối bời, the thắt. Anh phóng xe máy như điên, mặc cho số phận may rủi có thể sẽ ném thân xác anh vào gầm ô tô, càng hay, cho quên đi tất cả. Bảo nói, đã thắp nhang khấn vái, xin với Phát rồi, còn Luận. Liệu anh có thể nghe theo lời bạn, chấp nhận với số phận an bài, đừng phá vỡ tổ ấm gia đình đang hạnh phúc. Bảo muốn anh chỉ đưa vợ con vào Quế Sơn gặp mặt, nhận người rồi nhường hai bà Hơ Miêng và Hơ Ngoan làm vợ nghĩa tình để Bảo có con, có cháu như bao người bình thường khác

 Đọc tiếp


 Xin Quý Độc Giả Bấm Vào
DANH MỤC
TÁC PHẨM KIM ĐỊNH
Để Đọc 32 Tác Phẩm Đã Xuất Bản Của Cố Triết Gia

Tìm Kiếm