Tháng 12/2014

THƯ HƯƠNG
Văn Hóa
KINH THƯ HAY KHI NGƯỜI DÂN LÀM CHỦ

ING.025Kinh Thư cũng gọi là Thượng Thư, mà có nhiều người dịch là sách thượng cổ. Nghĩa đó không sai, nhưng chưa nói lên hết được ý nghĩa thâm sâu tức Kinh Thư là Thượng Thư hay là sách thượng thặng (Le Livre par excellence). Sở dĩ phải gọi như thế vì nó đã đưa ra cái Dạng Thức cơ bản cho Đạo Làm NGƯỜI, đó là thiên HỒNG PHẠM. Thiên này trình bày cái Cơ Cấu Uyên Nguyên của nền Minh Triết rất sâu xa.….ngược dòng thời gian và đối chiếu với kinh sách các nền văn minh khác chúng ta sẽ nhận ra quả Kinh Thư xứng danh Thượng Thư, vì đã đi trước đến hơn hai ba ngàn năm trong ý hướng Dân Chủ. Tây Phương mới bàn đến dân chủ từ vài thế kỷ nay, và chính vì còn quá mới nên chưa kịp đặt nền tảng cho Dân Chủ là NHÂN CHỦ. Bởi vậy, “dân chủ” được đưa ra nếu không là danh từ rỗng tuếch như phía Cộng Sản, thì cũng chỉ là dân chủ què quặt.….

Đọc tiếp


Triết Việt
Đông Lan
NHÂN CHỦ TÍNH TRONG HUYỂN SỬ VIỆT

Trở lại với Huyền Sử hay Nhân Thọai Việt. Thật thế, vì Nhân Chủ là điểm nền tảng của Huyền Sử Việt, nên ta có thể thấy rõ Văn Hóa Việt từ hàng ngàn năm xưa đến nay có đặc tính Tôn Trọng con người, nên xã hội Việt từ nguyên thủy có tính cách vô giai cấp, bình đẳng nam nữ, tự do kết hôn, trọng phụ nữ, trình độ văn minh cao rất sớm, nếu đồng ý rằng trình độ văn minh chính là lòng Nhân đạo…

…..

Đọc tiếp


Văn Hóa
Hoàng Xuân Hào
NHÂN QUYỀN TRONG LUẬT HỒNG ĐỨC: NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC

ING.706Như vậy Luật Hồng Đức thật xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trên cả hai bình diện quốc tế và quốc gia. Trên bình diện quốc tế, phân tích đối chiếu các điều khoản của Luật Hồng Đức với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế được quy định trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (điều 1 và điều 56), bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và 7 công ước quốc tế về nhân quyền (6), ta thấy những quy định của Luật Hồng Đức rất gần gũi với những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ngày nay trong cả bốn lãnh vực: quyền toàn vẹn thân thể; quyền bình đẳng; các quyền dân sự và chính trị; các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Trên bình diện quốc gia, những quy định của Luật Hồng Đức về các quyền bình đẳng và các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là nét son nổi bật nhất vì hai lý do. Về mặt nhân bản và nhân đạo, những quy định ấy tiến bộ hơn và bỏ xa luật pháp của các nước Đông Á và Tây phương ít ra là bốn thế kỷ. Về mặt độc lập quốc gia, những qui định ấy chứng tỏ Đại Việt có bản sắc dân tộc độc đáo riêng, chứ không phải là cái bóng văn hóa và luật pháp của Trung Hoa.

Đọc tiếp


Văn Hóa
BẢN TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN

ING.707Xét rằng: Sự thừa nhận nhân cách của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.

Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Sự kêu gọi thiết lập một thế giới trong đó tất cả mọi người phải được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, quyền được giải thoát khỏi sự sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.

Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được triệt để bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức…..

Đọc tiếp


Lịch Sử
Vũ Ngự Chiêu
CÁC VUA  NHÀ LÝ 

ING.715Nhà Lý cai trị được hơn 216 năm, truyền ngôi được 9 đời—gồm tám [8] vua và một nữ hoàng. Chỉ thực sự cai trị 208 năm; từ đời Lý Huệ Tông (16/11/1210 -11-12/1224) đã bị nhà vợ lấn áp rồi cướp đoạt quyền hành, sau khi vua bị phát điên năm 1217. (1)…..

Ba bộ quốc sử còn truyền bản đến hiện tại của nhà Lê Trung Hưng ([1533]-1789), Tây Sơn (1778-1802), và Nguyễn (1802-1945) chép tương tự như trên. Theo sử văn cổ điển, mãi tới ngày 3/11/1054, Thái tử Lý Nhật Tôn (1030-1072) lên ngôi, tức Thánh Tông (3/11/1054-1/2/1072), mới đặt quốc hiệu là Đại Việt. (3)

…..

Đọc tiếp


Văn Hóa
Lê Việt Thường
LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ VÂN ĐỀ DÂN CHỦ : TINH THẦN VÀ THỂ CHẾ

IMG.869Tóm lại, nền Dân Chủ TÂY PHƯƠNG vì bắt nguồn từ những thúc bách bên ngoài thuộc các lãnh vực Chính Trị, Xã Hội, Kinh Tế… mà Không thực sự phát xuất từ nền tảng TRIẾT LÝ và VĂN HÓA nên vẫn chứa đựng rất nhiều điểm nghịch lý, MÂU THUẪN.

Trái lại, nền Dân Chủ VIỆT có lẽ nhờ bắt nguồn từ cuộc Cách Mạng TÂN THẠCH Nguyên Thủy của Tổ Tiên Lạc Việt , có tính chất VĂN MINH-VĂN HÓA thực sự nên đạt được MINH TRIẾT Toàn Diện với tính chất Nhất Nguyên LƯỠNG CỰC.

Do đó, nền Dân Chủ VIỆT tương lai phải là nền NHÂN – DÂN CHỦ Đích Thực vừa trung thành với Nguồn Cội của NHÂN, nhưng vừa lại có tính chất Khai Phóng Tiên Tiến của DÂN. Và Thể Chế  Dân Chủ VIỆT sau này sẽ không chỉ là PHÁP TRỊ, mà là LỄ PHÁP SONG HÀNH, tức vừa là LỄ TRỊ vừa là PHÁP TRỊ, nên dung hòa được hai nhu yếu trong con người: đó là Trật Tự Xã Hội qua PHÁP LUẬT và nét Riêng Tư Độc Đáo qua LỄ TỤC.

Đọc tiếp


Lịch Sử
Nguyễn Đình Chú
ĐỆ NHẤT MINH QUÂN LÊ THÁNH TÔNG-NHÀ VĂN HÓA LỚN CỦA ĐẠI VIỆT

IMG.969Phan Bội Châu từng chia các bậc anh hùng dân tộc làm ba loại: Dựng nước, cứu nước và mở nước. Dựng nước là các Vua Hùng. Cứu nước là như: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung … Mở nước là Lê Thánh Tông. Mở nước có nghĩa là trong hoàn cảnh độc lập, đã phát triển, đưa đất nước đến độ cường thịnh. Lịch sử dân tộc cho thấy: Anh hùng cứu nước thì nhiều. Nhưng mở nước thì ít. ở thời trung đại, thiết tưởng không ai xứng đáng với danh hiệu Anh Hùng Mở Nước bằng Lê Thánh Tông, mà lại là một ông Vua. Do đó, đáng coi là Đệ Nhất Minh Quân…..

…..

Đọc tiếp


Văn Hóa
TỆ NẠN PHÂN CHIA GIAI CẤP TRONG XÃ HỘI ẤN ĐỘ

NING.708goài ra, sau khi đọc xong câu chuyện thương tâm của hai cậu thiếu niên gốc Dalit, Nitin và Sanil  vì Yêu hay đúng hơn vì một chút tình cảm “trai gái” đã phải trả một giá quá đắt bằng cái chết thảm khốc, tức tưởi của chính mình, chúng tôi cảm thấy ái ngại cho thân phận của các thanh thiếu niên gốc Dalit (mà dân số chiếm tới ¼ tống cộng dân sô của cả nước Ân Độ) trong một xã hội với một hệ thống Đẳng cấp cứng ngắt như Ân Độ. Hay trường hợp cô Pooja Golekar bị gia đình phạt vì mối liên hệ với cậu Nitin bằng cách bị gả bán cho một người không quen biết!

Đồng thời, chúng tôi cũng liên tưởng đến câu chuyện “Đầm Nhất Dạ” với hai nhân vật chính là Tiên Dung và Chử Đồng Tử đã may mắn  được sống trong Xã Hội truyền thống Lạc Việt nên được thừa hưởng tinh thần BÌNH ĐẲNG VÔ GIAI CẤP mà hệ quả là một người nghèo xác xơ đến cái khố cũng không có như Chử Đồng Tử lại được  lấy Công Chúa  con gái  Hùng Vương. Hoặc một Phụ Nữ như Tiên Dung dám cãi lại lệnh của Vua Cha để tự định đọat đời mình trong việc lập gia đình!

Cho nên, chúng ta không ngạc nhiên khi biết nước Đại Việt đã hình  thành Bộ Luật NHÂN QUYỀN ĐẦU TIÊN của Nhân Lọai

Đọc tiếp


Triết Việt
Lê Việt Thường

IMG.625 LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                      (Bài Hai Mươi Ba)

ING.616Trái lại, không biết François Jullien có nắm vững đề tài không mà lối Trình bày KHÔNG được NHẤT QUÁN lắm !

Sở dĩ chúng tôi đặt vân đề như trên là vì trong khi Claude Lévi- Strauss, Fritjof Capra và Cố Triết Gia Kim Định từ ba ‘Chân Trời” khác nhau trong lãnh vực Nghiên Cứu: Nhân Chủng, Lý Thuyết Khoa Học, Triết Học, lại đi đến một Kết Luận rất  giống nhau như sau:

Nhấn mạnh đến TOÀN THỂ hơn là  “Từng Phần

-Nhấn mạnh đến TƯƠNG QUAN giữa các Sự Vật hơn là các sự vật Riêng Lẻ

– Mà lý do là Tính Chất của TOÀN THỂ luôn luôn KHÁC với sư CÔNG LẠI của “Tưng Phần”

thì François Jullien tuy là Gs Triết tại ĐH Sorbonne,  lại có khuynh hướng đi  “lan man”  mô tả một cách chi li các điểm Khác Nhau giữa phương Đông và phương Tây mà không biết hay “Quên” không cho độc giả thấy cái LÝ NHẤT QUÁN bao trùm các điều vừa được trình bày ở trên NẰM Ở ĐÂU ? trong khi Tính NHẤT QUÁN lại là Đức Tính Nền Tảng Nhất của ÓC TRIẾT LÝ !

Đó cũng là Ý Nghĩa của câu Châm Ngôn triết lý của Khổng  Tử:

“Ngô Đạo NHẤT Dĩ Quán Chí”

 tạm dịch “Đạo của ta chỉ MỘT lời có thể quán triệt hết thảy” !

Đọc tiếp


Video
MỘT ĐỜI MINH TRIẾT-MỘT LỜI AN VI


Video
MỘT CÁI NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ HIỆN TƯỢNG ĐIẾU CÀY



NƯỚC VIỆT NAM TÔI CHIẾN TRANH ĐỔI TRAO LỢI QUYỀN THẾ GIỚI 

   QUÊ HƯƠNG                                         MỘNG THƯỜNG

Thơ Giang Nam-Lệ Quyên ngâm               Nhạc Trần Thiện Thanh

                           Quê Hương


                        Mộng Thường



Lịch Sử
LỊCH SỬ ĐẦY SÓNG GIÓ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ

ING.494Đây là phần “tối” nhất trong nhiều nghiên cứu về quốc ngữ trong văn học sử của nước ta. Có không nhiều nghiên cứu nêu rõ nguyên nhân, lý do thực dân Pháp “quyết liệt” ép người Nam kỳ học quốc ngữ thay vì tiếng Pháp. Chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung vấn đề này.

“Ở đây cần để ý một điều là trước khi người Pháp xâm chiếm nước ta, các nhà truyền giáo thuộc nhiều quốc tịch châu Âu đã theo đường lối “tôn trọng thích nghi văn hóa, phong tục những nước bị truyền giáo (nhất là các nhà truyền giáo thuộc Dòng Tên)”. Chính trong tinh thần đó mà họ sáng chế ra chữ quốc ngữ. Đến thời Pháp xâm lược, các nhà truyền giáo Dòng Tên phải nhường chỗ cho Hội thừa sai Paris và những người này đều là người Pháp, theo một đường lối truyền giáo cứng rắn chủ trương xóa bỏ, tiêu diệt tất cả những gì là phong tục, văn hóa, tư tưởng của các nước bị truyền giáo không hợp với giáo lý Thiên Chúa. Hơn nữa, họ còn đồng hóa quyền lợi nước Pháp với quyền lợi của đạo nên họ đã tích cực góp phần vào việc thiết lập chế độ thực dân”…..

Đọc tiếp


Lịch Sử
Nguyệt Quỳnh
BƯỚC NHẢY TỰ DO

ING.691Chỉ có niềm khao khát mãnh liệt mới thôi thúc con người vượt lên trên chính họ, vượt qua nỗi sợ hãi, để bằng một hành động dũng cảm tự giải thoát chính mình. Người lính biên phòng Đông Đức, anh Conrad Schumann, khi ấy mới 19 tuổi. Conrad Schumann đã phóng qua hàng rào kẽm gai ngày 15/8/1961 để tìm tự do ở Tây Đức trong lúc bức tường Bá Linh mới bắt đầu được xây dựng. Người thanh niên can đảm này có thể bị bắn chết như khoảng 200 người khác trước và sau anh. Nhưng may mắn anh đã thoát được. Sau ngày bức tường Bá Linh sụp đổ, trong ngày lễ kỷ niệm hai mươi năm, nước Đức đã dựng tượng đài của anh để diễn đạt nỗi khao khát tự do của con người.

Đọc tiếp


Lịch Sử
Hứa Hoành
VÀI CHUYỆN THẬT XẢY RA TRONG 9 NĂM KHÁNG CHIẾN 45-54

ING.696Mới chiếm được chính quyền, Lâm Ủy Hành Chánh vội vàng lập Quốc Gia Tự Vệ Cuộc, giao cho Nguyễn Văn Trấn đi lùng bắt, ám sát, khủng bố, cho mò tôm… Ðó là những người mới liên hiệp với họ vài hôm trước. Phạm Hùng (từ Côn Ðảo mới về), Kiều Ðắc Thắng, Kiều Tấn Lập,…được lịnh lùng sục khắp nơi, bắt các nhân sĩ, lãnh tụ các đảng phái, tôn giáo, thậm chí đến những viên chức hội tề đã về hưu.đem thủ tiêu rồi chụp mũ họ là “Việt gian”.

Giữa lúc đất nước lâm nguy, cuộc kháng chiến chống Pháp cần sự đoàn kết toàn dân, thì CS lại chủ trương hòa hoãn với thực dân, nhượng bô họ để rảnh tay tiêu diệt những đồng bào cùng chiến tuyến. Hành động ấy làm tan rã sự đoàn kết, tiềm năng chiến đấu suy yếu. CS lèo lái cuộc kháng chiến chống Pháp đi theo một đường vòng vo để có đủ thời giờ nắm tất cả quyền chỉ huy và tiến hành đưa nước ta vào quỹ đạo CS Quốc Tế. Ông Dương Ðình Lôi đã kể lại việc CS giết một ông Cả, lúc đó đã về hưu trên 70 tuổi, vì đã cộng tác với Pháp trước kia…..

Đọc tiếp


Lịch Sử
Tansen Sen
NGOẠI GIAO “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA” & SỰ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

Trong cả hai bài phát biểu trên, Tập Cận Bình đều nhấn mạnh mối liên kết hữu nghị trong lịch sử giữa TQ với các nước trong khu vực và ám chỉ rằng những đề xuất của ông đều hướng đến việc thiết lập lại các mối quan hệ hữu nghị cổ xưa trong một thế giới toàn cầu hóa và hiện đại. Tại Kazakhstan, ông cho rằng sứ thần Tây Hán Trương Khiên đã “gánh vác sứ mệnh hòa bình và hữu nghị” đồng thời mở ra cánh cửa liên lạc Đông-Tây và thiết lập nên “Con đường Tơ lụa”. Tại Indonesia, ông đã tán dương Đô đốc Trịnh Hòa nhà Minh vì đã để lại “những câu chuyện đẹp về mối giao lưu hữu nghị giữa dân tộc TQ và Indonesia”.

Thế nhưng, Tập Cận Bình đã không hề đề cập đến những bi kịch xung đột và nỗ lực nhằm truyền bá một trật tự thế giới dĩ Hoa vi trung (lấy TQ làm trung tâm – NBT). Đồng thời, nhằm khắc họa quá khứ như là một giai đoạn lịch sử không tưởng, mục đích chuyến đi của sứ thần Trương Khiên tới các nước được gọi là Tây Vực cũng bị bóp méo.

Đọc tiếp


Chính Trị
Andy Morimoto
LIỆU TRUNG QUỐC CÓ THỂ SỤP ĐỔ MỘT CÁCH ÊM THẮM KHÔNG ?

ING.709Quan niệm cho rằng Trung Quốc không thể trỗi dậy một cách hòa bình gần như đã trở thành một sự thật trong các quan hệ quốc tế. Lập luận này cũng đơn giản thôi: trong khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng, thì quân đội Trung Quốc cũng phát triển theo, và giống như các đại cường khác đã sử dụng vũ lực để thực hiện các mục tiêu đối ngoại, Trung Quốc cũng sẽ làm như thế. Nhưng mặc dù các nhà phân tích đã tốn rất nhiều bút mực để tìm hiểu các hệ lụy an ninh do sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra, ít ai chịu khó nghiên cứu các hậu quả tiềm năng do một sự suy sụp đột ngột và kéo dài của kinh tế Trung Quốc gây ra. Việc này có lẽ sắp thay đổi.

Đọc tiếp


Thời Sự
Huy Phương
CÓ NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG CÃI ĐƯỢC

ING.710Muốn gieo lại hạt giống tốt thì phải quét sạch, khai quang, đào xới lại cả khu vườn, thay đất mới, và phải mất trăm năm nữa, con người hôm nay mới trở lại được cái tử tế, văn hóa, chỉ mong được tương đối như người miền Nam trước 1975, hay nói xa hơn là cả cái thời Pháp thuộc.

Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào sự thật đau lòng, đừng mang ảo tưởng quê hương giàu đẹp, văn minh, trí tuệ, có ai đụng vào thì giãy lên như đỉa phải vôi, kêu la là “chống phá tổ quốc, tay sai ngoại bang, thù nghịch với nhân dân !”

Đọc tiếp


Thời Sự
Đỗ Đăng Liêu
HẠT ĐIỀU MÁU

ING.695Những bàn tay rỉ máu và ghẻ lở, bên dưới những dòng mồ hôi và nước mắt, của hơn 300.000 tù nhân tại 123 trại tù và “trung tâm cai nghiện” ở Việt Nam hàng ngày vẫn đang tiếp tục sản xuất ra những hạt điều thơm tho và béo ngậy được xuất cảng đi khắp thế giới…..

Cũng theo báo cáo của các tổ chức nhân quyền thì các ban quản lý trại giam ký hợp đồng với các công ty xuất cảng hạt điều và bắt tù nhân ngày đêm sản xuất cho đủ chỉ tiêu. Kỹ nghệ hạt điều đem lại cho nhà cầm quyền Việt Nam khoảng 1,5 tỉ Mỹ kim mỗi năm.

Giám đốc đặc trách Y tế và Nhân quyền của Human Rights Watch, ông Joe Amon tuyên bố: “Hàng chục ngàn người, nam, nữ và trẻ em bị cầm giữ trái với ý muốn của họ trong các trung tâm cưỡng bức lao động. Đó không phải là điều trị cai nghiện, cần đóng cửa những trung tâm này và trả tự do cho những người đó”.

Đọc tiếp


Thời sự
PHE BIỂU TÌNH HONGKONG ĐỤNG ĐỘ VỚI CẢNH SÁT

ING.700Phe biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong đã có đụng độ với cảnh sát sau khi hàng nghìn người tìm cách bao vây khu trụ sở của chính quyền.
Người biểu tình mang dù, biểu tượng của phong trào, đã ẩu đả với cảnh sát được trang bị hơi cay và dùi cui tại điểm biểu tình chính Admiralty.
Đây là một trong những cuộc xô xát tồi tệ nhất kể từ khi làn sóng biểu tình bắt đầu hai tháng trước.

Đọc tiếp


Văn Hóa
Phạm Trọng Chánh
ĐỌC SÁCH ĐẠO CAO ĐÀI & VICTOR HUGO CỦA TS TRẦN THU DUNG

ING.692Victor Hugo là một nhà văn lớn, nhà chính trị Cộng hòa Pháp, chống lại Đế Chế Napoléon III, từng phải lưu vong xa nước 17 năm. Ông qua đời năm 1885 tại Paris, được chính phủ Đệ Tam Cộng Hòa Pháp vinh danh, quan tài quàn tại Khải Hoàn Môn đưa thẳng vào Điện Panthéon, một ngôi nhà thờ mới xây cất được biến thành nơi an nghỉ các vĩ nhân có công với nền Cộng hòa nước Pháp.

38 năm sau ông lại xuất hiện trong một buổi cầu cơ ở môt nơi gần biên giới Việt Nam và Campuchia với vai trò Chưởng đạo Linh thiêng Hội Thánh Cao Đài. Ngày nay khách du lịch đến thăm Toà Thánh Cao Đài tại Tây Ninh cũng như tại một số nơi khác, không khỏi ngạc nhiên trước bức tranh hoành tráng vẽ trên tường ba vị thánh Victor Hugo, Tôn Dật Tiên và Nguyễn Bỉnh Khiêm, hướng về hình tượng một con mắt, biểu tượng của Hội Tam Điểm nhiều người quỳ xuống tỏ lòng tôn kính. “Victor Hugo, nhà văn vĩ đại Pháp”.

Sự hiện diện một nhà văn Pháp được phong thánh tại Việt Nam mang tên Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Victor Hugo là một điều bí ẩn, đối với người Pháp cũng như người Việt Nam. Một tôn giáo mới thành lập trong một thời gian ngắn, chưa đến trăm năm đã có 5 triệu tín đồ khắp Việt Nam và hải ngoại.

Đọc tiếp


Âm Nhạc
Trần Quang Hải
LỊCH SỬ TÂN NHẠC VIỆT NAM

ING.711Nhạc Mới hay là Tân Nhạc hay là Nhạc Cải Cách là một loại nhạc xuất hiện vào khoảng năm 1928. Ðó là một thể nhạc lấy nhạc ngữ Tây phương làm nền tảng (thang âm thất cung do-ré-mi-fa-sol-la-si-do, hòa âm phối khí, nhạc khí Tây phương vv…).Lịch sử tân nhạc Việt Nam có thể chia thành năm giai đoạn:

  1. Giai đoạn tượng hình (1928-1937)
  2. Giai đoạn thành lập (1938-1945)
  3. Giai đoạn kháng Pháp (1946-1954)
  4. Giai đoạn đất nước chia đôi (1954-1975)
  5. Giai đoạn di tản (từ 1975 trở đi)

 Đọc tiếp


Thơ Văn
Phùng Quán
THẰNG KHÙNG

ING.712Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó…..

…..

Đọc tiếp


Thơ Văn
Chương Khuê
TẠ ƠN NGƯỜI

ING.703Ở đây vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, hằng năm cứ mỗi độ bất chợt nhìn mấy cây phong chỉ còn lác đác những chiếc lá vàng cuối cùng, tôi lại liên tưởng đến những chú gà tây trần truồng nằm đè lên nhau nơi quầy thịt trong siêu thị.
Mới ngày nào tay xách tay ôm, ngố ngáo vợ yếu con thơ chạy nạn, sa được vào lòng bao dung của những người không phải là đồng bào, của đất nước chẳng phải là tổ quốc mình, nay đã mười lăm mùa lá vàng rơi, mười lăm Mùa Lễ Tạ Ơn.
“Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”. Xin trộm phép cụ Nguyễn Du sửa lại chút lời cô em gái nàng Kiều thuở trước, mười lăm năm ấy biết bao ân tình, gia đình tôi nhận được.

Đọc tiếp


Thơ Văn
Song Nhi
NHỮNG ĐỨA CON CỦA MÁ

ING.714Hồi nội đem trầu cau cưới má về cho ba . Nhiều người nói má có phúc lấy chồng ăn học đầy mình . Đã vậy còn đẹp trai con út , vườn ruộng thì mênh mông . Bên xứ đó biết bao con gái vậy mà qua tuốt miệt này cưới má . Sau đám cưới một tuần má lên chức má liền . Không phải má của Dung đâu . Bởi lúc đó Dung còn là một sinh linh bay phất phơ tận phương nào . Má thành má của một đứa nhỏ hai tuổi ốm nhách ốm nhom tên Xiêm . Con của ba với một cô miên lai nào đó ở miệt Sóc Trăng – Trà Vinh .

Đọc tiếp


 Xin Quý Độc Giả Bấm Vào
DANH MỤC
TÁC PHẨM KIM ĐỊNH
Để Đọc 32 Tác Phẩm Đã Xuất Bản Của Cố Triết Gia

Tìm Kiếm