Tháng 11/2012
THƯ HƯƠNG
Triết Việt
VĂN HÓA DÂN TỘC
Văn hóa một dân tộc xuất hiện từ ngày có một tâm hồn vượt chúng nhận thức ra được con đường tiến hóa loài người để đưa ra những đường lối chỉ dẫn cho toàn dân theo, rồi do nhiều người theo lâu đời thì kết thành tiêu biểu, số độ, huyền thoại… Người sau căn cứ vào những số độ, huyền thoại và thói tục ấy mà tìm ra nét đặc trưng và định giá cao thấp của nền văn hóa đó. Vậy văn hóa Việt tộc đã xuất hiện từ thời vô hoài (Immemorial time) và đựơc kết tinh lại trong trang huyền sử trác việt của Bàn Cổ được lưu truyền như sau:
Hỗn mang chi sơ
Vị phân thiên địa
Bàn Cổ thủ xuất
Thuỷ phán âm dương.
Văn Hóa
PHẬT GIÁO HÒA HẢO ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN TỘC
LỜI TÂM HUYẾT CUỐI CÙNG
TỪ QUÊ HƯƠNG TÙ NGỤC
Ai người tâm Đạo đừng toan phụ Thầy. . .
Đây là lời than thở tha thiết của Đức Thầy viết ra trên giấy trắng mực đen lưu lại cho tín đồ chúng ta để tự gìn giữ thân tâm trong thời kỳ Đức Thầy vắng mặt. Vậy thì chúng ta, trong 7 triệu tín đồ, mỗi người hãy tự suy nghĩ coi trong 65 năm qua (1947-2012) từ ngày Đức Thầy vắng mặt đến giờ, mình có làm gì phụ Thầy Không ?
Ở điểm này, với tư cách một đồng đạo lão thành, tôi xin nhắc nhở quí ông Bùi Văn Đuông, Ông Nguyễn Huy Diễm, ông Nguyễn Văn Lượng và một số anh em tín hữu trong Ban Trị Sự Trung Ương được gọi là “quốc doanh” và anh em tín hữu trong các cấp Trị Sự Viên thuộc Ban Trị Sự “quốc doanh”, cũng như một số anh em nhân sĩ, tín đồ PGHH “yên lặng ngồi nhìn” trước cảnh ngửa nghiêng của Đạo pháp hãy nghiêm túc nhìn lại coi hành động và thái độ mình như vậy có phụ Thầy không? “QUAY LẠI ẮT THẤY BỜ” (Hồi đầu thị ngạn).
. . . một đời một Đạo đến ngày chung thân. . .
Triết Việt
Đông Lan
NHỮNG SỐ HUYỀN CƠ CỦA VĂN HÓA VIỆT
Văn hóa bao gồm mọi hình thái sinh họat của con người khi tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội. Mọi hình thái ấy, dẫu có đa diện tới đâu, có phức tạp thế nào, nếu có Minh Triết soi đường thì thật ra vẫn có một quy luật nằm ngầm chi phối, liên kết , ràng buộc các yếu tố lẻ tẻ riêng biệt lại với nhau theo một dạng thức nhất định. Một trong những biểu lộ Yếu Tính ấy của Văn Hóa Việt chính là những Con Số Huyền Cơ . Thật vậy, những con số huyền bí như cơ trời ban riêng cho chủng tộc Việt chúng ta, chính là cái mạch nguồn ngầm chảy, dưỡng nuôi, có khi không ý thức được, nhưng nó vẫn là Mô Hình Nền Tảng xây dựng nên 5000 năm Văn Hóa Việt . Những Số Huyền Cơ này là sự độc đáo, là bản sắc, để rồi sau này, trong dòng vận mệnh, nó phải tạp lưu với các nền văn hóa khác, Minh Triết Việt vẫn không bị tiêu trầm.
Khảo Cổ
Lê Việt Thường
ĐÔI LỜI VỀ BÀI VIẾT CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU HÀ VĂN THÙY
…..trong một thời gian dài, người ta tin rằng Văn Minh Nhân Loại bắt nguồn từ miền Cận Đông hay các vùng lân cận…..cho đến khi với các dữ kiện và những thám quật mới, các nhà nghiên cứu hay học giả như Carl Sauer, Wilhem G. Solheim II, Stephen Oppenheimer….. bắt đầu đặt lại vấn đề đối với Nguồn Gốc Văn Minh mà theo họ có vẻ nằm ở miền Đông Nam Á hơn là vùng Cận Đông !
Một tình trạng tương tự cũng có thể xảy ra đối với Nguồn Gốc Con Người. Với những cuộc thám quật dẫu còn phôi thai (so với Phi châu) được thực hiện tại Á Châu, người ta đã tìm thấy những dấu vết Tiến Hóa ở đây cũng tương tự như ở Phi Châu vậy…..
Bài học gì chúng ta có thể rút tỉa ra từ các dữ kiện nêu trên ? Là cái gọi là ‘Chân Lý Khoa Học’ có tính cách rất Tương Đối dẫu là chủ trương của đa số. Quan niệm về Văn Minh phát xuất từ vùng Cận Đông đã bị đặt lại vấn đề …..dẫu trong một thời gian dài đó là chủ trương của đa số các nhà nghiên cứu !. Một ngày nào đó, một tình trạng tương tự cũng có thể xảy ra đối với Nguồn Gốc Con Người chăng ?!
Khảo Cổ
Cung Đình Thanh
Nguyễn Văn Tuấn
Nguyễn Đức Hiệp
VĂN MINH CỔ VÀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM
…..về vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam, đã đến lúc chúng ta đặt vấn đề với giả thiết Bắc xuống Nam, và nghiêm túc thử nghiệm giả thiết Nam lên Bắc. Thực ra, chúng ta cũng chẳng còn quyền lựa chọn nào khác vì khoa học, nhất là khoa di truyền học, đã lựa chọn dùm chúng ta:….. Đó là giai đoạn Nam lên Bắc. Giai đoạn này khoảng từ sau 40.000 năm cách ngày nay cho đến 3.000 năm cách ngày nay thì Trung Hoa bắt đầu có loạn Xuân Thu Chiến Quốc. Đến khi nhà Tần thống nhất lục quốc, nhất là từ khi nhà Hán cai trị Trung nguyên, những dân thuộc Đại tộc Bách Việt ở các nước lưu vực sông Dương Tử xuôi về Nam, không chịu sự đồng hóa của người Hoa Hán đã di dần về phương Nam. Một số những người thuộc nhóm này đã sát nhập với dân Lạc Việt. Giai đoạn này kéo dài cũng cả ngàn năm, nhưng những thiên di từ đời Tần đến đời Đông Hán (khoảng 300 năm trước CN đến 100 năm sau CN) có lẽ là quan trọng hơn cả. Chúng tôi tin rằng đó là một phần của kết luận về nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
Văn Hóa
Nguyễn Tầm Thường
KHI NÀO NGÀY BẮT ĐẦU
– Thách đố bởi câu hỏi khi nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt. Thầy mải mê đi tìm trong văn chương triết học, trong thần bí niệm tu, cho đến một ngày biết mình không còn sống được bao lâu mà vẫn không tìm được câu trả lời. Lúc đó Thầy buồn khôn tả, biết mình nhỏ bé trước biển cả và mặt trời…..
– Không trả lời được con ạ. Đâu ngờ, chính lúc Thầy xin Thượng Đế cất câu hỏi ấy đi, Ngài lại trả lời cho Thầy. Một ánh sáng êm dịu vô ngần nhẹ nhàng đậu xuống linh hồn Thầy, cho Thầy một trí hiểu đơn sơ, một niềm vui kín đáo, một năng lực sống trọn vẹn vì một khám phá: Đời quá đẹp…..
– Con ạ, Thượng Đế nói trong linh hồn Thầy rằng, lúc nào Thầy nhìn con, thấy bóng dáng Thượng Đế trong con, lúc nào Thầy nhìn ai cũng chỉ thấy là bạn hữu, đó là ngày! Lúc nào Thầy nhìn người tức giận, ghét bỏ, tham lam, thù hận đấy là đêm!
Ánh sáng phân biệt đêm và ngày là lòng từ ái nhân hậu.
Giáo Dục
Trần Vân Hạc
NGÔI ĐỀN THỜ THẦY GIÁO CỔ NHẤT VIỆT NAM
Đó là một ngôi miếu cổ trên một quả đồi nhỏ thuộc thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) nằm trong địa phận của Kinh đô Văn Lang xưa, nơi tương truyền thờ hai vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang, đời Hùng Vương thứ 18, dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Cho đến nay, qua những chứng tích còn lại, đấy là ngôi đền thờ thầy cô giáo, tôn vinh sự học cổ nhất ở Việt Nam. Thiên Cổ Miếu nằm trong một quần thể di tích: Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương và đền Thiên Cổ, đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử.
Giáo Dục
Đinh Anh Tuấn
THẦY TRÒ ĐỜI HÙNG VƯƠNG DẠY HỌC BẰNG CHỮ GÌ ?
Qua những kết quả trên, một câu hỏi logic lại thôi thúc thầy giáo Xuyền phải tìm câu trả lời: Thầy, trò thời Hùng Vương dạy và học bằng thứ chữ gì? Cha ông ta đã có chữ viết của riêng mình, từ thời trước Hán?Sách Tân Lĩnh Nam Chích quái: Thời Lạc Long Quân có người hái củi, bắt được con rùa, lưng rộng khoảng ba thước, trên mai có khắc chữ như con nòng nọc gọi là chữ Khoa Đẩu. Hùng Quốc vương đã cử phái đoàn đem rùa thần đó cống cho vua Nghiêu…..Vương Duy Trinh – Hiệp biện Đại học sỹ, Tổng đốc Thanh Hóa – trong cuốn Thanh Hóa quan phong viết năm 1903, đã giới thiệu một số chữ lạ mà ông sưu tập được, khẳng định đó là chữ Việt cổ từ thời Hùng Vương…..
Hướng đi đầu tiên của thầy Xuyền là tìm kiếm dấu tích của chữ Việt cổ…..Mươi năm gần đây, thầy Xuyền chuyển hướng đi mới – nghiên cứu những ký hiệu đã mang hình hài của ký tự, được phát hiện rải rác từ Hà Giang, qua Bắc Ninh, Hòa Bình, vào tới Thanh Nghệ Tĩnh…Tập trung lên hướng Tây Bắc…..thầy Xuyền đã phát hiện ra suốt một vùng dọc theo triền sông Đà, nhân dân ta còn lưu giữ được nhiều văn bản mang trên mình loại ký tự mà mọi người vẫn nhầm là chữ Thái.
Khi đem bộ chữ Việt cổ đã được giải mã thử đọc một số cuốn sách cổ, như cuốn “Từ điển Việt Bồ La” của Alexandre de Rhodes, hay cuốn “Sách sổ sang” của Philip Bỉnh…..thầy giáo Xuyền đã rất thú vị khi dễ dàng đọc được những từ khó mà lâu nay nhiều người không đọc cũng không giải thích được…..Chính từ việc này, thầy Xuyền đã đưa ra một giả thuyết: Chữ Quốc ngữ có lẽ không phải là một công trình hoàn toàn mới của Alexandre de Rhodes.Nhà truyền giáo người Bồ đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công La tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ?!…..Bởi chữ Quốc ngữ và chữ Việt cổ do thầy Xuyền giải mã có cùng cấu trúc ghép vần tương tự nhau, chỉ khác nhau về hình dạng mà thôi!
Khảo Cổ
Quang Hòa
ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ
Chữ của thời Hùng Vương là loại chữ gì ? chắc chắn không phải chữ Hán và có trước chữ Hán…..Vào năm 1903 Tổng đốc Thanh Hóa lúc ấy là Vương Duy Trinh công bố việc tìm ra một văn bản viết bằng thứ chữ lạ, trông như những ngọn lửa vờn cháy mà Ông gọi là chữ Hỏa tự…..Vương Duy Trinh cho rằng, đây chắc chắn là chữ của tổ tiên ta từ thời các vua Hùng…..Theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền: Bộ chữ do Phạm Thận Duật mô tả là bộ chữ không có dấu, trong đó 17 chữ vần bằng là phụ âm, đi với thanh không. 16 thể chữ theo vần trắc là phụ âm đi với thanh huyền. 11 nét phụ (tứ bàng phụ họa) cho những từ vần bằng chính là nguyên âm. Sau nhiều năm khảo sát ở nhiều miền trong cả nước, Đỗ Văn Xuyền sưu tầm được một khối lượng lớn tư liệu về chữ Việt cổ, và khu biệt được một bộ chữ gồm 47 chữ cái mà Ông tin chắc là chữ Việt cổ,….Nhóm nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu để một ngày gần đây chứng minh giả thiết cho rằng, Những nhà truyền giáo người Bồ đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công La tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ.
Khảo Cổ
Tổng Hợp
CHỮ VIỆT CỔ – CHỮ KHOA ĐẨU
Từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm, trước chữ Hán cả nghìn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu, Anh, Tiệp xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, lưỡi xéo, đặc biệt là trống đồng…cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần. Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “khoa đẩu”.
Tiểu Sử
THẦY và BẠN
Album CD
Hình Ảnh Kỷ Niệm
từ Tư Liệu An Việt Houston
Hội Luận An Vi
[ca_audio url=”https://minhtrietviet.net/sounds/cd01.mp3″ width=”500″ height=”27″ css_class=”codeart-google-mp3-player”]
DÂN TỘC TÍNH I : THÁI HÒA
Hội Luận An Vi
[ca_audio url=”https://minhtrietviet.net/sounds/cd02.mp3″ width=”500″ height=”27″ css_class=”codeart-google-mp3-player”]
DÂN TỘC TÍNH II: NHÂN CHỦ
Video
Liên Khúc Ba Miền
Video
Hoa Thơm Bướm Lượn
Video
Tát Nước Đầu Đình
Triết Học
Will Durant
CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC
Socrate rất chú trọng đến những định nghĩa, đó là bước đầu của luận lý học. Platon luôn luôn tìm cách làm sáng tỏ các ý niệm của mình…..Aristote cho rằng trong mọi định nghĩa chính xác cần phải có 2 phần: phần thứ nhất chỉ rõ vật ấy thuộc loại nào, phần thứ hai chỉ rõ trong loại ấy, vật ấy có những gì đặc biệt ? …..Về Bacon? Macaulay nghĩ rằng phép quy nạp theo Bacon mô tả là một chuyện có từ khuya…..Tuy nhiên, một kỷ luật (như phép quy nạp) là gì nếu không phải là sự chuyển nghệ thuật của một số ít người trở thành định luật khoa học để giảng dạy cho tất cả ?…..Còn Spinoza ? Theo ông thì vạn vật đều nhất thể trong nguồn gốc…..mục đích của triết lý là đi tìm sự nhất thể, đi tìm tinh thần trong vật chất và vật chất trong tinh thần, đi tìm sự tổng hợp để hoà giải những mâu thuẫn,,,..Victor Hugo nói rằng : “Nhắc đến Voltaire tức là nhắc đến toàn thể thế kỷ thứ 18”.Voltaire tranh đấu chống mê tín và thối nát, một cách dũng cảm và hữu hiệu và mạt sát nền đế chế độc tài của Pháp, những người quý tộc ăn không ngồi rồi và những giáo sĩ bóc lột tín đồ, khai thác mê tín dị đoan…..Voltaire làm xúc động tự ái của người Âu châu trong khi đề cập đến các tôn giáo của Trung hoa, Ấn độ, Ba tư ngang hàng với Thiên chúa giáo….Chắp nối lại những sợi chỉ luận cứ này, phối hợp những ý tưởng của Berkeley và Hume với những cảm thức của Rousseau, cứu vớt tôn giáo khỏi lý trí, nhưng đồng thời cũng cứu khoa học khỏi hoài nghi chủ nghĩa – đấy là sứ mạng của Immanuel Kant….. Về Herbert Spencer,sự suy tàn của danh tiếng ông về sau là một phần của sự phản kháng của người Anh theo Hegel chống lại thực nghiệm luận; sự phục hưng của thuyết tự do sẽ lại nâng ông lên vị trí của ông như là triết gia Anh vĩ đại nhất của thế kỷ. Ông đem lại cho triết học một tiếp xúc mới mẻ với sự vật,… và ông tóm lược thời đại ông như chưa ai từng tóm lược thời đại nào cả kể từ Dante…. Còn về Schopenhauer, điều làm cho độc giả chú ý ngay khi vừa mở cuốn “Thế giới kể như ý dục và biểu tượng” của Schopenhauer chính là lời văn. Ở đây không có cái lắc léo kiểu Tàu của thuật ngữ Kant, cũng không có sự bí hiểm của Hegel, cũng không có kỷ hà học của Spinoza; mọi sự đều sáng sủa, trật tự; tất cả đều xoay quanh một cách tuyệt diệu cái trung tâm là quan điểm dẫn đạo về thế giới kể như ý dục, từ ý dục có ra đấu tranh, và từ đấu tranh có ra đau khổ,….Nietzsche…..quả là chàng đã thành công trong việc thi hành một cuộc soát lại, có tính cách phê phán những định chế và quan niệm đã được xem như tất nhiên qua nhiều thế kỷ. Chàng lại còn mở rộng một tầm nhãn quan mới rọi vào kịch nghệ và triết học Hy Lạp…..chàng đã phân tích bản tính người của chúng ta một cách tinh vi sắc bén như mũi dao của nhà giải phẫu, và có lẽ cũng có tính cách cứu chữa như mũi dao ấy; chàng đã vạch trần một số cội rễ thầm kín của đạo đức như chưa một nhà tư tưởng hiện đại nào đã làm…..; chàng đã viết bài thơ tản văn vĩ đại nhất trong văn chương thế kỷ chàng; và (điều này trên hết) chàng đã quan niệm về con người như một cái gì phải vượt qua…..và tư tưởng chàng đi qua những đám mây mờ và tơ nhện của tâm thức hiện đại như một làn chớp quét sạch một cơn gió tạt mạnh. Không khí của triết học Âu châu bây giờ trong sáng hơn, tươi mát hơn, nhờ Nietzsche đã tung ngọn bút.
Chính Trị
Trần Vàng Sao
TÔI BỊ BẮT
Tôi trở lại K65 tức là trở lại cái thế giới ở đó tôi không được coi là con người…..Bắt đầu từ đây, ở cái K65 này, tôi sống những ngày kinh khủng nhất trong đời mình. Không ai ăn thịt ăn cá chi tôi hết, nhưng quá dễ sợ…..Ông ta nhìn vào cuốn sổ và nói tiếp:“Anh nên nhớ là giờ đây anh không phải như anh trước kia nữa. Anh phải nhớ những điều này. Ngoài việc đi ăn cơm, vệ sinh cá nhân trong phạm vi của K65 ra, đi đâu anh phải báo cáo với anh Hà, hoặc với tổ trưởng….Anh không được nói chuyện với bất cứ một người nào, kể cả cán bộ bệnh nhân hoặc với những người ở cùng phòng…..Những người khác thì có quyền nói với anh, mà nếu có hỏi, có nói với anh thì anh mới trả lời, còn không thì thôi……Nếu có một cuộc họp nào đó mà anh được cho phép dự, như sinh hoạt tổ chẳng hạn, anh chỉ được ngồi nghe, và cấm không được phát biểu”…..Không khi nào tôi đang đi mà có ai gọi tôi cả. Tôi có đó cũng như không. Người ta gọi tôi là “tên Đính”, “thằng Đính”. “Ê Đính, lại đây nói cái này…..Ở đây không ai đối xử với tôi như một con người. Thà tôi bị đưa đi cải tạo lao động hoặc ở tù còn hơn…..Còn ở đây…..người ta kinh tởm tôi, khinh bỉ tôi. Tôi như một tên hủi, một con chó ghẻ dại hôi hám mà hàng ngày người ta buộc phải chung đụng không thể tránh được
Tân Y Học
Thái Đông A
NGỪA BỆNH UNG THƯ
Theo báo cáo của cơ quan WHO (World health organization), tháng 2/2012, thì bệnh ung thư đã trở thành sát thủ số một gây tử vong cho nhân loại. Trong năm 2008, bệnh ung thư đã giết chết 7 triệu 600 ngàn người trên thế giới…..Người ta dự đoán số tử vong sẽ còn tăng vì tới năm 2030 thì số tử vong có thể lên tới 13 triệu người mỗi năm…..Điều không may mắn cho con người là y học hiện đại đã tiêu phí biết bao nhiều tiền của và sức lực vào một mục tiêu không đúng, và đã hoàn toàn thất bại trong các chương trình nghiên cứu chữa trị bệnh ung thư…..Nhưng may mắn cho chúng ta là các nhà khoa học trong ngành y khoa đã nhận ra được vai trò quan trọng của sự phòng ngừa ung thư. Nội dung của bài viết này muốn trình bày rằng bệnh ung thư có thể ngừa được nhờ những kiến thức khoa học mà ta có được ngày hôm nay và cũng phải nhờ ý chí của chính chúng ta nữa.
Tân Y Học
Miki Perkins
MỘT LỐI CHẨN BỆNH MỚI
Thử tưởng tượng một vị Bác sĩ sau khi chẩn bệnh, ‘kê toa’ cho bệnh nhân, không phải các loại thuốc chích uống thông thường hoặc thử máu thường lệ , mà là một cuộc viếng thăm công viên gần nhà. Một chương trình thử nghiệm có tính cách ‘sáng tạo’thuộc lãnh vực có thể gọi là ‘Tân Y Học’ đã được tổ chức tại thị trấn Geelong gần thủ phủ Melbourne của tiểu bang Victoria (Úc), cho phép Bác Sĩ chẩn bệnh ‘kê toa’ mà nội dung là một chương trình thể dục hàng tuần tại một công viên địa phương dành cho các ứng viên đáp ứng các tiêu chuẩn của chương trình này, tức đang mắc các chứng bệnh kinh niên như tiểu đường, kinh mạch…..Tới nay có khoảng 80 bệnh nhân tham gia chương trình bằng những buổi thực tập Tai Chi, Yoga, Đi Bộ và Thể Dục tại các công viên của thị trấn Geelong…..
Lịch Sử
Nguyễn Thuyên
VIỆT NAM ĐIÊU TẢN – BẤT HẠNH
PHẦN HAI
Giai Đoạn 3 : Từ Năm 1955 – 1963
T.T. Ngô Đình Diệm
Biến Cố Phật Giáo Bắt Đầu Ngày 8-5-1963
Kể từ ngày Thủ tướng Ngô Ðình Diệm về Việt Nam chấp chánh 7-7-1954. Tại Nam Kỳ nói chung, Sàigòn, Gia Ðịnh, Chợ Lớn nói riêng, có nhiều biến động từ phía Thực dân Pháp, các Phe Nhóm, Ðảng Phái…..Miền Trung yên lặng. Huế chẳng những rất yên mà còn ủng hộ Ngô Ðình Diệm…..Về Tôn giáo thì phẳng lặng như nước Sông Hương. Riêng về Phật Giáo lại bình thản chẳng có gì đáng kể…..Duy chỉ có Dụ số 10 do Quốc trưởng Bảo Ðại cùng với Pháp ban hành. Thật là một hành động vô ý thức, xem Phật giáo như là một Hiệp Hội, chứ không phải là một Tôn Giáo như Thiên Chúa Giáo…..Câu chuyện khởi đầu từ một nguyên nhân rất tầm thường mà không ngờ đưa đến hậu quả khôn lường…..Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục vào hôm trước ngày lễ Phật Ðản,ngồi xe từ La Vang về, thấy cờ Phật Giáo treo nhiều quá. Ông cảm thấy khó chịu…..Sau đó, Ông có gọi điện thoại cho Ông em Tổng thống để cằn nhằn ?…. . Có nhiều người đồng ý rằng trong cuộc khủng hoảng tình hình ở Miền Trung có liên quan đến Phật Giáo. Người lãnh đạo quốc gia lúc đó là Tổng thống Ngô Ðình Diệm, nhưng thực ra Ông chỉ là nạn nhân của những hành xử không hợp lẽ thường của hai người trong gia đình Tổng thống là ông Anh (Giám mục Ngô Ðình Thục) và người em dâu (Bà Ngô Ðình Nhu)…..
Khảo Cổ
Vân Quế
GIẢI MÃ BÍ ẨN BÃI ĐÁ CỔ SAPA
Những ký tự, những hình vẽ được khắc sâu vào đá…..và…..mối liên hệ chặt chẽ giữa những ký tự này và nền văn hóa huy hoàng một thời – Văn hóa Đông Sơn…..trên những chiếc rìu đồng, ấn đồng hay trống đồng đều có những ký tự giống hệt với những ký tự in trên vách đá ở Sa Pa…..Những hình họa trên vách đá ở Sa Pa và trên các hiện vật đồng Đông Sơn còn được so sánh, đối chiếu để tìm sự logic với chữ Thái cổ, những văn tự “thắt gút” của người Chăm Hre ở Nghĩa Bình….Bãi đá cổ Sa Pa có 2 loại chữ viết. Một là chữ đồ họa, các chữ đồ họa thường miêu tả cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược cùng những hoạt động lớn của xã hội lúc bấy giờ. Điểm đặc biệt nhất của Bãi đá cổ Sa Pa…..có duy nhất một bản không khắc hình mà thay vào đó là những ký tự…..đại ý là “Ông cha đã xây dựng đất nước, con cháu muôn đời sau phải giữ gìn đất nước”
…..những bản đá này thuộc văn hóa Gò Mun, khoảng đầu thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên, thời kỳ hình thành nhà nước Văn Lang. Gò Mun là thời kỳ tiền Đông Sơn. Khi đó, những người Việt cổ đã từng đánh bại quân xâm lược rất mạnh từ phương Bắc tràn xuống. Trên các bản khắc đá Sa Pa còn có hình mái nhà cong như trên trống đồng Đông Sơn loại 1. Ông khẳng định, từ bản khắc Sa Pa lên tới trống đồng Đông Sơn là bước phát triển từ thấp đến cao. Hơn nữa, sơ đồ hình người ở Bãi đá cổ Sa Pa tương đồng với người trên rìu lưỡi xéo Đông Sơn
Khảo Cổ
Trần Vân Hạc
CHỮ VIẾT KHOA ĐẨU DUY NHẤT TRÊN ĐÁ CỔ SAPA
Trên 200 bản khắc trên đá cổ Sa Pa (190 tảng còn lại, gần 20 tảng bị phá), tôi thấy chủ yếu là chữ viết đồ họa thuộc tiền văn tự, duy nhất chỉ một tảng ở Tả Van là có chữ. Đây là loại hình chữ “khoa đẩu”, các ký tự này đồng nhất với các ký tự trên đồ đồng Đông Sơn và đặc biệt giống chữ khắc trên rìu đồng Bắc Ninh, đồng nhất với chữ viết của người Thái đen Tây Bắc. Điều đó cho phép ta giải mã và hiểu được những ký tự trên đá cổ Sa Pa…..chữ viết hình vẽ trên đã cổ Sa Pa đã phản ánh cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta…..Theo quan điểm của văn tự học hiện đại qui định thì chữ viết hình vẽ – văn tự đồ họa Sa Pa truyền đạt cả ý cả câu – chữ viết ghi câu. Như vậy ta có thể giải mã được ý nghĩa chữ viết trên đá cổ Sa Pa một cách khoa học và có sức thuyết phục cao….. bằng những gì còn lại tôi thấy nội dung cơ bản của bản khắc đó nói về: “Công lao của tổ tiên đã xây dựng đất nước. Muôn đời sau con cháu phải bảo vệ lấy non sông của mình”.
Khoa Học
Bảo Tàng Viện Houston
ĐỊA VỊ CỦA LUCY TRONG LÃNH VỰC TIẾN HÓA
Lucy là ai? Thưa Lucy là một trong những Tổ Tiên sớm nhất của loài người. Lucy sinh sống tại Phi Châu 3.2 triệu năm trước đây, thuộc ‘gia đình’ động vật học có tên là ‘Người Vượn’ mà điểm đặc trưng là đi bằng 2 chân. Lucy thuộc giống người vượn “Austrapolithecus Afarensis” nay đã tuyệt chủng….. Nhà nhân loại học gốc Mỹ Donald Johanson tìm thấy 40% hài cốt của Lucy tại Ethiopia (Phi Châu) vào năm 1974…..
Thời Sự
Thái Anh – Hoài Lương
BIỆT CHÚNG 3 THÁNG ĐỐI VỚI HAI “NHÀ SƯ KHÓA MÔI”
Sáng 7/11, chư Tăng Thiền viện Phước Sơn đã tổ chức lễ tác pháp Yết Ma cử tội chung đối với hai nhà sư bị ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng “khóa môi” trong đêm từ thiện ngày 4/11…..theo thầy Pháp Định là “do lúc lên sân khấu, ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đã lao tới ôm hôn mà thầy không phản ứng kịp”. Chính vì thế mới xảy ra sự việc, còn khi Đàm Vĩnh Hưng đòi hôn thầy Thích Giác Ân để tỏ lòng biết ơn thì thầy Ân đã chủ động đưa tay ngăn nên Mr Đàm cũng chỉ hôn ở tay.
Nói về hướng giải quyết vụ việc sau lễ Tác pháp Yết Ma, Thượng tọa Thích Bửu Chánh, Phó Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai, trụ trì Thiền viện Phước Sơn cho biết: “Sau lễ Tác pháp Yết Ma, Thiền viện quyết định biệt chúng (ở trong phòng không tiếp xúc với ai – PV) 3 tháng đối với quý thầy phạm lỗi để các thầy ăn năn sám hối.
Thơ Văn
MỘT CHIỀU HUYỀN SỬ Ảnh & Thơ của Nguyễn Ngọc Danh Bởi em là cánh hạc bay Tôi về Ngũ Lĩnh suốt ngày đợi trông Bởi em tiên mẹ – cha rồng Gặp em tôi đứng giữa đồng ngẩn ngơ…..HDJKSBNXJJDJDJJJJĐọc tiếp |
Thơ Văn
Bình Nguyên Lộc
KHI TỪ THỨC VỀ TRẦN
Buồn cười cho lòng ngươi? Vâng! Nhưng cũng chính cho lòng mình. Ông ích kỷ quá. Bà có lỗi gì đâu? Ai bảo ông đi vắng lâu quá mà không cho tin tức về?…..Sức chịu đựng của con người, những tình cảm thiêng liêng nhứt …..cái gì cũng có chừng mực thôi.Huống hồ gì là một mối tình, cho dẫu là to lớn! Ông đã lầm mà vội mừng rằng về sớm được vài năm để vớt vát tình xuân sắp tàn. Không, ông đã về sớm quá, tai hại thay! Nếu như khi xưa kia, ông lạc lối tới Đào Nguyên đầm ấm tiếng tiên ca, và như Từ Thức khi xưa kia, ông về muộn quá thì ông sẽ khỏi phải thấy cuộc tang thương nầy…..Tuy nhiên, ngày xưa, Từ Thức bị con hạc bỏ rơi, muốn trở về Động Đào Nguyên mà không thuộc nẻo, buộc lòng phải lẩn vào rừng để chết cho an thân.Ông, ông về với những tâm hồn chất phác mà tình thương ông nơi lòng họ còn nguyên vẹn luôn luôn, không bị tham vọng nào làm sứt mẻ cả.
Đọc tiếp
Xin Quý Độc Giả Bấm Vào
TÁC PHẨM KIM ĐỊNH
Để Đọc 32 Tác Phẩm Đã Xuất Bản Của Cố Triết Gia