Tháng 12/2012


THƯ HƯƠNG

Triết Việt
THỜI ĐẠI DÂN TỘC

…..Xưa nay những chủ thuyết mở đường cho chuyên chế thường coi khinh dân tộc, và tìm đủ cách dìm xuống nếu không phá đổ mọi liên hệ gia đình, làng xã, như ta thấy trong “Tam Vô” của Cộng Sản…..Đến nay nhiều triết gia, tâm lý gia mới nhận ra rằng một khi con người mất gốc dân tộc thì ví được với những người bị đắm tàu lạc lõng trên đảo hoang vu không nhà, không bến nước để tới. Tâm bệnh trên thế gới hiện đang gia tăng trầm trọng thì căn do sâu xa chính là vì mỗi ngày con người đang bật mạnh ra khỏi rễ dân tộc…..

Đã một dạo nhiều người cổ động cho thuyết cần vứt bỏ mọi liên lạc với dĩ vãng, nhưng nay khi nhìn bao quát sử trình của nhân loại người ta nhận ra một sự trái ngược với niềm tin tưởng trên tức là những dân, những thời đại đã đưa nhân loại tiến bước mạnh nhất, thì bao giờ cũng đi kèm với những cái nhìn sâu sắc về dân tộc, cái nhìn càng sâu sắc thì cuộc cách mạng càng trung thực càng ơn ích. Lý do là vì những người làm nên cuộc cách mạng đó tỏ ra rất hùng tráng, không những nhìn xa về tương lai mà vẫn còn đủ sức nhìn rất sâu về dĩ vãng, để rút kinh nghiệm bảo đảm cho tương lai…..

Đọc tiếp


THƯ HƯƠNG
Văn Hóa
VÀI SUY NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Trước kia đã có lần tôi viết Việt Nam là đại diện cuối cùng của tinh thần nông nghiệp, nhưng nay, sau thời kỳ nhuộm đỏ không biết lúc nào mới dứt, thì không biết điều đó có còn lấy lại được chăng; nhưng về Phật Giáo Hòa Hảo thì tôi tin là sẽ còn được, xét cả về môi sinh lẫn nền đạo lý.Về môi sinh, thì đây là miền nông nghiệp trù phú nhất nước, với năng xuất gần gấp đôi các nơi khác…..về đàng giáo lý thì đã đạt được nét đặc trưng cao nhất có thể. Trên đời mới thấy xảy ra ở đây là một.

Đường tu tiến của con người có thể chia làm ba giai đoạn lớn là Hữu Vi (Địa), Vô Vi (Thiên), và An Vi (Nhân).Ở Địa, nhập thế chuyên về vật thể, thành tựu ở khoa học.Ở Thiên là xuất thế chuyên về tâm linh, thành tựu ở Huyền niệm. Ở Nhân là xử thế, chuyên về nhân luân, thành tựu ở Tứ hải một nhà. Âu Tây thành đạt trong khoa học (duy địa) Ấn Độ trong huyền niệm (duy thiên). Cả hai không có thiên tài triết nào vượt qua địa vực mình, để vào đợt Nhân sinh xử thế, mặc dầu thiên tài thì đầy. Nhưng mọi thử thách để vượt sang địa hạt nhân đều thất bại kiểu nọ hoặc kiểu kia…..Tây Âu vì ở trong địa hạt hữu vi, lại nhờ có óc khoa học, mà nên giàu có, nhưng đó là phạm vi khoa học hơn là chính trị…..Đức Ki Tô đã nói “nước ta không thuộc trần gian”, nên giáo sĩ bị cấm làm chính trị, còn giáo dân thì có làm, nhưng chỉ là chính trị ở lương tri, ở đợt lợi hành, tiếng là Ki Tô, nhưng trong Ki Tô không có nền tảng chính trị…..Phật giáo cũng vậy, nền tảng là “sắc sắc không không” thì chính trị đặt nền vào đâu…..

Tổ Huệ Năng đã làm một cuộc cách mạng rất lớn, nhưng cũng chưa đi vào đến đầu mối của cuộc nhân sinh, tức là chính trị, phải đợi đến hai nhà Lý, Trần bên Việt Nam ta mới gặp Trúc Lâm Thiền Sư tức là chính vua Trần Nhân Tôn thì Phật mới thực sự đi vào đời, khi hiểu đời là chính trị, là trị nước, bình thiên hạ, với thành quả chói chang rực rỡ. Tuy nhiên đó cũng chưa chắc hẳn đã là bước qua cửa triết, mà hầu chắc mới là lối lương tri.

Bước quyết liệt này mới xảy ra với Phật Giáo Hòa Hảo, là lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, kể cả Phật giáo Tàu và Việt, nó đã xảy ra cách rõ ràng dứt khoát như được tuyên bố rõ rệt trong bốn chữ “tu nhân” và “tứ ân”. Trước hết là câu nói “học Phật tu Nhân”. Đó quả là bước từ Thiên tới Nhân rõ rệt. Nhưng đó mới là câu tuyên bố tiên thiên, có thể là do cao hứng. Phải xem kỹ hơn có hậu chăng. Thưa có. Đó là thuyết Tứ Ân…..Như vậy là đủ cả bốn bước Tu, Tề, Trị, Bình rồi. Quả là chính trị đẫy đà. Chính là nhân đạo đẫy tròn viên mãn gồm đủ:Tu ở tu nhân, Tề ở ân tổ tiên cha mẹ,Trị ở ân đất nước,Bình ở ân đồng bào nhân loại

Đó là kiện chứng minh bạch dứt khoát. Kiện chứng thứ hai và rất đặc biệt, đó là bản thân Đức Huỳnh Giáo Chủ không là một tăng lữ mà chỉ là một cư sĩ tại gia, là một nhà ái quốc, một nhà đại cách mạng đã lập ra đảng Dân Xã, tức có chủ trương, có sách vở, có cơ cấu tổ chức đầy đủ, không thể nghĩ ngợi gì nữa. Đó quả là một thành tựu, cho tới đó chưa ai hiện thực nổi. Đó là bước từ đạo Phật bước vào đạo Nhân, tức từ Tài Thiên đi sang Tài Nhân…..

Đọc tiếp


Văn Hóa 

PHẬT GIÁO HÒA HẢO ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN TỘC
LỜI TÂM HUYẾT CUỐI CÙNG
TỪ QUÊ HƯƠNG TÙ NGỤC

…..

 Từ nay cách biệt xa ngàn,

Ai người tâm Đạo đừng toan phụ Thầy. . .

Đây là lời than thở tha thiết của Đức Thầy viết ra trên giấy trắng mực đen lưu lại cho tín đồ chúng ta để tự gìn giữ thân tâm trong thời kỳ Đức Thầy vắng mặt. Vậy thì chúng ta, trong 7 triệu tín đồ, mỗi người hãy tự suy nghĩ coi trong 65 năm qua (1947-2012) từ ngày Đức Thầy vắng mặt đến giờ, mình có làm gì phụ Thầy Không ?

Ở điểm này, với tư cách một đồng đạo lão thành, tôi xin nhắc nhở quí ông Bùi Văn Đuông, Ông Nguyễn Huy Diễm, ông Nguyễn Văn Lượng và một số anh em tín hữu trong Ban Trị Sự Trung Ương được gọi là “quốc doanh” và anh em tín hữu trong các cấp Trị Sự Viên thuộc Ban Trị Sự “quốc doanh”, cũng như một số anh em nhân sĩ, tín đồ PGHH “yên lặng ngồi nhìn” trước cảnh ngửa nghiêng của Đạo pháp hãy nghiêm túc nhìn lại coi hành động và thái độ mình như vậy có phụ Thầy không? “QUAY LẠI ẮT THẤY BỜ” (Hồi đầu thị ngạn).

. . . một đời một Đạo đến ngày chung thân. . .

Đọc tiếp


Văn Hóa
Thái Dịch Lý Đông A
ĐẠO TRƯỜNG NGÂM

Nhà văn nghệ phải phát thệ cái yêu thương; yêu thương là huyết tính của loài người. Nhà văn nghệ phải thể nghiệm được yêu thương trong sinh mệnh lịch sử, hiện tại và tương lai trong loài người, trong sống thật, sống máu và sống đấu tranh của loài người. Nhà văn nghệ phải ca tụng những cuộc đắc thắng vô ngã….. Thế cho nên nhà văn nghệ phải là của dân chúng, phải trở về bình dân, phải là phần tử bình dân, còn phải là người tin thờ bình dân, đấy là toàn thể cái hiện thân của yêu thương, hy vọng, tin thờ lý tưởng đang tranh đấu….. Bỏ loài người ra, văn nghệ không có giá trị gì hết, nhưng bỏ đa số loài người ra với bỏ lòng yêu thương vô ngã ra, văn nghệ không thể có một giá trị thích đáng…..

Thế cho nên “văn nghệ là lương tâm của loài người” (Herbert). Cái lương tâm và việc đánh thức chỉ có thể bằng yêu thương đang đau khổ trong vật lộn. Muốn được thế, văn nghệ phải vô ngã mà không còn chấp trước nữa. Văn nghệ còn là hình thể của lý tưởng, cho nên văn nghệ tự thân cũng phải lành, đẹp và thực. Lành và thực không hỗ giải được cho có một tiêu chuẩn đúng đắn, chỉ có đẹp biểu hiện được rõ ràng giá trị nhất. Cho nên văn nghệ là hình tượng, cảm tưởng và tượng trưng. Đẹp phải biểu hiện độc lập và thuần túy trên hình thể và mầu sắc, đẹp phải trình bày cái độc đặc của nội dung….. Văn thể phải là sự tỏ lộ của nội tâm người cầm bút (Gorky). Mỗi bức vẽ phải là một vở kịch một màn, cái diễn trình phải chú trọng trong sắc vận…..

Văn nghệ là chủ của thời đại mới dẫn dắt loài người bằng phương pháp ý thức của tự loài ngườị….. Nhưng mà văn nghệ không thể ở bọn quan liêu, chính khách và nhàn tản theo đòi được. Văn nghệ phải để cho yêu thương của lý tưởng có tranh đấu chủ trì, văn nghệ là của dân chúng mới được.

     Thi Nhiệt

     Ta đã về đứng bên bờ Pắc Nậm,
     Mặc heo may quần quít hồn cố hương,
     Thấm hàng cây lấp ló những ven tường.
     Hoà làn khói mơ màng bao nhớ ước.

     Cách dòng nước ta là người mất nước,
     Nước non ta, ai ngăn trở ta về?
     Thấy người quê không được tỏ tình quê,
     Rõ trước mắt mà tìm đâu cho thấy?

     Hãy hét lớn hai bàn tay nắm lấy,
     Hãy khua tan quân địch của Rồng Tiên
     Hãy làm cho giống Việt lại đoàn viên,
     Quê nước ở trong đáy dòng sống máu!

Đọc tiếp


      BIẾT BAO TƯỞNG NHỚ NGƯỜI BẠN AN VI

 AN PHONG Nguyễn Văn Diễn

…..


………………………(1936 – 17/12/2008)

 

…..

…..

Kỷ Niệm Bốn Năm vĩnh viễn mất người Bạn AN VI chân thành, MINH TRIẾT VIỆT mời bạn đọc thưởng ngoạn những sáng tác tâm huyết của Cố nhà văn An Phong Nguyễn Văn Diễn trong số báo tháng này:

Tìm Lại Dấu Xưa
Thương Em Từ Thuở Tiên Rồng
Đường Ta Đi
Và Hội Luận An Vi, với Công Bố Độc Đáo Một Bài Ca Cổ của Minh Triết Việt Tộc, do chính An Phong Nguyễn Văn Diễn khám phá năm 1961.

Chúng tôi cũng đang đánh máy quyển “ THẦN LONG BÁCH VIỆT” của tác giả và sẽ đưa lên Minh Triết Việt trong thời gian tới.


Hội Luận An Vi

[ca_audio url=”https://minhtrietviet.net/sounds/01_dec_2012.mp3″ width=”500″ height=”27″ css_class=”codeart-google-mp3-player”]

                    HUYỀN SỬ 2

Mời nghe


 Hội Luận An Vi

[ca_audio url=”https://minhtrietviet.net/sounds/02_dec_2012.mp3″ width=”500″ height=”27″ css_class=”codeart-google-mp3-player”]

                    THƯƠNG EM TỪ THUỞ TIÊN RỒNGTRIẾT LÝ VÀ THI CA

Mời nghe


Văn Hóa
Nguyễn Văn Diễn
TÌM LẠI DẤU XƯA

Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, văn minh hiện đại làm cho chúng ta chóng mặt…..lo lắng, sốt ruột, dễ giận, dễ lẩy… gây đủ thứ chuyện phiền toái. Bạn ạ, chi bằng ta để ra vài phút, cài số de “thời gian”…..để “Tìm Lại Dấu Xưa”. Biết đâu ta sẽ thấy được, nghe được chút hương vị êm đềm, lãng mạn, thân thương của dĩ vãng, tạm quên đi những thực tại dồn dập, nhức đầu hôm nay…..Một bài thơ cổ diễm lệ ảnh hưởng từ chuyện Tiên Rồng: Ðó là bài: “Cộng Ẩm Tương Giang Thủy”….. bài thơ…..kết liền với thơ văn Việt tộc một cách đậm đà, mật thiết hầu như ai cũng lõm bõm nhớ vài câu chữ Nho hoặc bài thơ dịch Việt ngữ .

Chàng là một chiến sĩ trẻ tuổi tên là Lý Sanh….. Vợ chàng là một thiếu phụ hiền thục, xinh đẹp tên Lương Ý Nương. Nhà của vợ chồng nàng ở cuối sông Tương…..Lòng Lương Ý Nương buồn vời vợi nhớ thương người chồng xa vắng đã lâu. Chồng nàng đang hành quân ở thượng nguồn Tương Giang trong vùng núi Ngũ Lĩnh. Ðã mấy Thu trôi qua trong cô liêu, khắc khoải, nàng vẫn chưa được tin tức của chàng…..Chợt nàng thấy thấp thoáng dưới làn nước trong veo có cái gì rất lạ… đúng rồi, nó như con mắt ai đang nhìn nàng! Lương Ý Nương giật mình quay đầu nhìn sâu vào dòng sông. Ô kìa!…..Rồi… nàng cũng nhận ra, đấy là những… “mắt trúc” phản chiếu trên mặt nước mà vì quá mẫn cảm, nàng đã liên tưởng đến đôi mắt người yêu.

“Chàng ở đầu Tương Giang,Thiếp ở cuối Tương Giang,Nhớ nhau mà chẳng thấy,Cùng uống nước Tương Giang

Trên lãnh vực từ ngữ, tên chàng là Lý Sanh, mang ý nghĩa: Lẽ thường của cuộc sống, thuộc về Lý luận, biểu tượng là Rồng hay Ðất thuộc Dương tính, Lý tính . Tên nàng là Lương Ý Nương, mang ý nghĩa: Ý tưởng lương thiện, đạo đức, thuộc về Tâm linh, biểu tượng là Tiên hay Trời thuộc Âm tính, Tâm linh …..Tại sao tên của chàng và nàng cùng nội dung bài thơ lại mang nét Âm Dương Tiên Rồng Việt tộc?…..Phải chăng tác giả bài thơ cổ là một hiền triết Bách Việt xưa đã đem tâm tư gởi gấm vào bài thơ tuyệt đẹp ấy? Tâm tư ấy rõ ràng mang tư tưởng Tiên Rồng song hiệp rất rõ nét. Ðó cũng là triết lý Nhất Nguyên Lưỡng cực của Việt tộc tiền sử!!!

Đọc tiếp


Văn Hóa
Nguyễn Văn Diễn
THƯƠNG EM TỪ THUỞ TIÊN RỒNG

Khoai To Bồn Thì Tốt Cộ
Đâu Ba lá Thì Bừa Un

Gà Mất Mạ Thi Lâu Khun
Gái Thiếu Trai Thì Thậm Khổ
Trai Thiếu Gái Thì Thậm Khổ

Trời Sinh Voi Thì Sinh Cỏ…..

Đọc tiếp


Văn Hóa
Nguyễn Văn Diễn
ĐƯỜNG TA ĐI

Những phần quý độc giả vừa đọc là tài nguyên tư tưởng của tổ tiên hiền triết Việt tộc, của các triết gia, sử gia, học giả, khoa học khảo cổ… Đông Tây…..mà tôi cố gắng học hỏi, lý giải, tổng hợp, lập luận và phát huy… để làm sáng tỏ hơn nữa những nghi vấn lịch sử và văn hóa còn tồn đọng quá nhiều giữa hai dân tộc Việt-Hoa và những sai lầm nghiêm trọng của văn minh thế giới ngày nay….. Phần khác, việc làm của các người đi trước là cung cấp tin tức sưu khảo và kiến thức văn hóa Việt Nam, còn tôi chỉ dựa vào đó để gợi ý về một lối đi mới mà cố triết gia Lương Kim Định đã đề xướng từ hơn 40 năm qua. Đó là triết lý An Vi, một minh triết cực kỳ thâm sâu, dẫn dắt con người hướng về đời sống chân thiện mỹ mà thế giới ngày nay đang tìm kiếm….

Tôi xin thẳng thắn minh định: Có rất nhiều sự kiện văn hóa Việt tộc quan trọng đã bị chôn vùi hàng bốn, năm ngàn năm cần phải được làm sáng tỏ trước dư luận.Các giá trị tư tưởng và truyền thống văn hóa nông nghiệp Việt tộc đã bị người du mục Hoa tộc cổ vay mượn và pha trộn, biến chế bằng truyền thống cường bạo của họ trong suốt nhiều ngàn năm kể từ sau chiến tranh Trác Lộc 2704 tr.CN. Hình thức vay mượn văn hóa giữa các dân tộc láng giềng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, ở đây sự vay mượn mang chủ tâm chiếm đoạt của Hoa tộc cổ bằng cách thay quốc tịch nền văn hóa nông nghiệp định canh Miêu tộc tức Viêm, Việt thành quốc tịch Trung Hoa. Bằng mọi giá, kẻ cường bạo trong suốt dòng lịch sử lập quốc và kiến quốc của họ, mỗi khi có cơ hội đều tìm cách tước đoạt mọi tài sản văn hóa Việt tộc với chủ trương làm cho người Việt quên đi nguồn gốc tổ tiên và văn hóa của mình.

Ngày nay, việc lấy ra dùng lại hoặc cải sửa và phối hợp với nền văn minh Tây phương hiện hữu để làm tăng thêm hiệu quả xây dựng cuộc sống hạnh phúc dân tộc thì đấy là một việc làm vô cùng cần thiết không thể bỏ lỡ!

Khởi sự cho việc làm đó, chúng tôi xin mạo muội trình ra trước công luận tài liệu gợi ý mang dạng những ý niệm khởi đầu được nhen nhúm từ một tấm lòng để cùng hàng ngàn hàng triệu tấm lòng khác mạnh dạn tiến lên:

ĐƯỜNG TA ĐI

Đọc tiếp


Triết Việt
Đông Lan
LÝ TƯỞNG ĐẠI HỌC VIỆT NHO

Đại Học là sách do Đức Khổng Tử truyền lại cho cao đệ là Tăng Tử, sau Trình Hạo và Trình Di khảo duyệt, sưu tập, rồi Châu Hy phân ra thành từng chương truyền tới ngày nay, vốn là một thiên sách nhỏ trong bộ Lễ Ký….. Sách Đại Học nêu rõ lý tưởng của bậc Đại Học: Khai mở Tri Thức, phục vụ Nhân Sinh, và vươn lên Thiện Mỹ. Muốn đạt được lý tưởng trên, người học cần có những phương pháp để hướng đạo chính tinh thần mình. Đó là các thực nghiệm tâm lý qua những bước: Chỉ – Định – Tĩnh – An – Lự – Đắc. Khi trải qua những đợt tâm thức này, đã sáng suốt được đâu là gốc rễ, đâu là ngành ngọn, đâu là khởi đoan, đâu là tận cùng thì người học đạo mới biết một cách vững vàng thế nào là việc phải làm trong trình tự tiến hóa của Đạo, nên sẽ tiếp cận Chân Đạo nhiệm mầu

………………………………………………………………………………………………….

Khi đặt lại một lần, lý tưởng Đại Học ngày mai:Làm Sáng Đức Sáng, Làm Tiến Hoá Nhân Dân, Dừng Lại nơi Thiện Mỹ An Vi mới thực sự là Đổi Mới Tư Duy. Sự học mới mang cả hai giá trị THÀNH NHÂN và THÀNH CÔNG cho người đi học. Trường học sẽ là nơi trao truyền những giá trị đẹp nhất về văn hoá và văn minh, của Dân Tộc cũng như Nhân Tộc.

Mới Chính Danh ĐẠI HỌC

Đọc tiếp


Văn Hóa
Nguyễn Tầm Thường
THÁNH LỄ VÀ ĐỒNG 50 RÚPPI

Teilhard de Chardin đã không thực sự dâng lễ bằng bánh rượu, vì không tìm đâu ra. Lòng ước ao thôi thúc ngài dâng lễ thiêng liêng đã để lại 19 trang viết như một trong những suy tư đẹp nhất, thi vị nhất của thế kỉ về mầu nhiệm thánh lễ trong tác phẩm Hymn Of The Universe. Ngay đời ngài cũng là một thánh lễ tuyệt vời. Là một khoa học gia nghiên cứu sự sống thời tiền sử với thuyết tiến hoá, một nhà nhân chủng và địa chất học trong cái nhìn thần học và triết học. Một khuôn mặt lỗi lạc của Giáo Hội cũng như trong giới trí thức bác học. Lúc còn sống, suy tư của ngài gây nhiều tranh luận, không được phổ biến, mãi sau khi chết rồi các tác phẩm ấy mới được phục hưng vì tư tưởng của ngài vượt quá cách suy nghĩ của một số người trong Giáo Hội đương thời lúc đó. Vậy mà ngài im tiếng vâng lời.

 Thánh lễ của tôi không ở trong hoàn cảnh thiếu bánh rượu như Teilhard de Chardin…..Nhưng trong suy tư thần học của ngài, thánh lễ tôi dâng cũng chảy tan vào vũ trụ như thế, vì đấy là ân sủng của Chúa thiết lập qua nhiệm tích Thánh Lễ, chứ không phải vì tôi là linh mục.

 Đọc tiếp


Khảo Cổ
Đỗ Văn Xuyền
ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ

 Trên một quả đồi nhỏ ven đường, thôn Hương Lan – Nơi trung tâm của cố đô Văn Lang xưa – Có một tòa cổ miếu nằm ẩn mình dưới hai cây táu, gốc to đến bốn, năm người ôm không xuể, ước tính tuổi đời đã đến ngót nghìn năm…..”Không được phá nơi thờ thầy, cô giáo. Nếu chúng mày định chặt cây thì hãy chặt xác tao luôn thể” Đến lúc này, người ta mới biết đây không phải là miếu Hai Cô như người dân đã bao đời lầm tưởng, mà là miếu thờ thầy giáo Vũ Thê Lang – quê ở Mộ Trạch – Hải Dương (cùng vợ là cô Nguyễn Thị Thục quê ở Đông Ngàn – Kinh Bắc) đã lên đây dạy học từ thời Vua Hùng thứ 18….. Mở rộng phạm vi tìm kiếm, ta thấy ngoài miếu Thiên cổ thôn Hương Lan, còn rất nhiều nơi thờ thầy cô giáo ở khắp vùng miền núi, trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Nghệ Tĩnh…..Như vậy phải chăng ngay từ thời đại Hùng Vương dân tộc ta đã từng có chữ viết riêng?

…..Về chữ viết, trong suốt mấy nghìn năm đã có bao nhiêu người từng nhắc tới…..Những dấu tích về ký tự của tổ tiên cũng ngày càng phát lộ nhiều hơn…..:Từ những nét khắc đơn sơ trên các bãi đá cổ ở Xín Mần (Hà Giang) Pá Màng (Sơn La), trên các đồ đồng Đông Sơn đến các hình vẽ tinh xảo đã mang tính khoa học, trên hàng trăm tảng đá ở Sa Pa…..Tiến lên một bước, ta còn tìm thấy dấu tích chữ khoa đẩu trên vách đá Đài Loan – một loại chữ tượng hình mà nhìn qua ta cũng đoán biết đây là tiền thân của chữ Hán…..Thời điểm ghi lại sự xuất hiện của loại ký tự này đã cách xa tới bốn, năm nghìn năm trước….. muốn nghiên cứu về chữ viết của tổ tiên, ta phải bắt đầu từ loại chữ viết xuất hiện gần ta nhất…..Thời điểm này ít nhất cũng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên khi đất nước ta bắt đầu chìm vào đêm dài tăm tối của trên 1000 năm Bắc thuộc….. Với phương pháp nghiên cứu khoa học, có điều kiện tiếp xúc nhiều tài liệu và với cái nhìn khách quan, một số nhà khoa học thế giới đã giúp ta những tài liệu mới về vấn đề này…..Tất cả để chứng minh rằng: Ngay từ khi lập quốc, tổ tiên ta đã có chữ viết, từ những hình vẽ đơn sơ đến loại chữ khoa đẩu như hình con nòng nọc và tới khi bị kẻ thù triệt hạ thì cứ văn tự ấy đã đạt đến mức độ cao về mặt khoa học:…..Thứ ký tự ghi âm có chữ cái ghép vần… có thể đứng ngang hàng với những loại chữ tiến bộ nhất của nhân loại……Bao nhiêu di tích, bao nhiêu di sản quý giá từ thời đại đồ đá, đồ đồng… Vẫn được dân ta bí mật cất dấu bảo vệ thì Chữ Việt cổ nhất định vẫn còn.

Đọc tiếp


Video

                                                                       Dân Ca 

Mời xem


Video

                 Người Đi Xây Hồ Kẻ Gỗ

 Mời xem


Video

                            Huế Thương

Mời xem


Video 

 

                                         Một Khúc Tâm Tình Của Người Hà Tĩnh

Mời xem


Văn Hóa
Nguyễn Long Thành Nam
PHẬT GIÁO HÒA HẢO TRONG DÒNG LỊCH SỬ DÂN TỘC


Phần III: PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Chương 7: Phật Giáo Hào Hảo Xuất Hiện
1. Bối Cảnh Lịch Sử Xã Hội

Bối cảnh xã hội Việt Nam khi Phật Giáo Hòa Hảo xuất hiện có một số đặc tính khác hẳn, cho nên Phật Giáo Hòa Hảo không giới hạn hoạt động trong địa hạt thuần tín ngưỡng, mà còn tích cực tham gia cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng xã hội……Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp, vừa là một quốc gia mất chủ quyền độc lập, lại vừa là một xã hội phân hóa bất công, đồng thời còn là một xã hội đang chuyển hướng văn hóa trong sự giao tiếp của nền văn minh truyền thống phương Đông với nền văn minh duy lý, kỹ thuật mới nhập cảng từ phương Tây. Phần phân tích….cho thấy cuộc sống tối tăm của giới nông dân tá điền, một cổ hai tròng: vừa bị ngoại bang thống trị, vừa bị xã hội bạc đãi. Phật Giáo Hòa Hảo đã xuất hiện tại nông thôn miền Hậu Giang Nam Việt, giữa tình trạng bế tắc của giới nông dân, như một sinh lộ đưa họ ra khỏi tắc nghẽn vô vọng. Người nông dân …..cảm nhận rằng Giáo Chủ họ Huỳnh đã khai sáng cho họ con đường lý tưởng Phật Giáo Hòa Hảo đã để họ thoát khỏi cái bế tắc xã hội và cả cái bế tắc tín ngưỡng….. từ nay họ biết đường nào mà đi, biết cách nào mà làm để tự cứu mình và để vươn lên trong xã hội…..Sự hình thành tổ chức tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo được xem là một hiện tượng đặc biệt hiếm có trong lịch sử Việt Nam. Hiện tượng hưởng ứng mau chóng, gia nhập ồ ạt của nông dân và điền chủ vào tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo, ngay từ những ngày tháng đầu tiên khai lập, đã làm cho tôn giáo này có đến nửa triệu tín đồ vào cuối năm 1939…..

Đọc tiếp


Phần III: PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Chương 8: TƯ TƯỞNG ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
1. Đưa Tư Tưởng Vào Hành Động

Triết học Tây phương vụ vào thỏa mãn óc nghiên cứu phát minh tư tưởng, ít quan tâm rằng nghiên cứu phát minh tư tưởng để làm gì? Trái lại, triết lý Đông phương là triết lý nhân sinh, thực sự là cái “Đạo sống”…..Tây phuơng xem “tư tưởng là một dụng cụ để hiểu biết”, nhưng đối với Đông phương thì “tư tưởng là một dụng cụ để hành động trước hết”…..Huỳnh Giáo Chủ đối diện thực tại, nhận thức về cái thực tại trước mắt, nhìn sâu vào các nguyên nhân siêu hình, lịch sử và xã hội đã tạo ra cái thời đại đó, cái lớp người đó…..để rồi đưa ra phương lược chuyển hóa cái thực tại trước mắt đó.

Huỳnh Giáo Chủ không lập thuyết, nhưng có “trứ thư lập ngôn”. Tư tưởng truyền bá không theo hệ thống, nhưng có căn bản. Cơ sở tư tưởng thoát ra qua các tác phẩm của Giáo Chủ là tam giáo Đông phương….. Nhưng khi đem phổ biến trong quần chúng, không phải dưới hình thức những luận đề khó hiểu, mà là những lời giải thích rất chi tiết, cặn kẽ, thực tế, giản dị để cho tín đồ hiểu một cách mau chóng nhưng rõ ràng về nguyên lý cuộc sống, về nguyên nhân sự khổ, con người từ đâu tới, sống để làm những gì, và cứu cánh phải đạt. Đó là những bài học thực tế đào tạo con người tốt trong xã hội, con người hiểu đạo lý, hiểu bổn phận làm người và nghĩa vụ công dân, để lập công bồi đức trong hiện tại mà tạo điều kiện tiến về cứu cánh giải thoát.

Đọc tiếp


Phần III: PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Chương 8: TƯ TƯỞNG ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
18. Huỳnh Giáo Chủ Và Ý Thức Mãnh Liệt Về Thống Nhất Việt Nam

Một điều khá đặc biệt trong nếp suy nghĩ của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là họ không bị ảnh hưởng của chánh sách chia rẽ do thực dân Pháp đã thi hành tại Việt Nam…..Sau 1945, Pháp đối phó với ý chí thống nhất lãnh thổ của người Việt Nam bằng kế hoạch “Nam Kỳ Quốc”, thể hiện qua thái độ “sự thống nhất lãnh thổ Việt Nam phải do kết quả trưng cầu dân ý”, điều này hàm ý rằng Nam kỳ chưa được xem là một phần lãnh thổ Việt Nam. Thái độ này đã được Hồ Chí Minh chấp nhận trong hiệp ước sơ bộ 6-3-1946, nhưng lạ thay, người nông dân Phật Giáo Hòa Hảo lại triệt để chống đối ngay từ 1945…..Ý chí thống nhất lãnh thổ của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được phân tích là một trạng thái tương phản với trình độ kiến thức của người nông dân miền Nam nói chung. Trước cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, dân chúng thôn quê trong Nam thường có ý nghĩ khá mơ hồ về miền Trung, miền Bắc. Có người nghĩ rằng dân miền Nam là người Việt Nam, còn dân Trung, Bắc là “người Huế” hay “người Bắc”…..Ngay trong những lúc mà vấn đề gọi là “kỳ thị Nam Bắc” ám ảnh chính trường miền Nam,—chỉ là một sự kiện giả tạo, ngộ nhận—cũng không ảnh hưởng chút nào đến ý chí và chủ trương thống nhứt của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo…..Ý thức thống nhất này được hun đúc bằng những lời giảng của Huỳnh Giáo Chủ, trích ra một vài đoạn như sau:

Hãy tỉnh giấc hỡi muôn ngàn tráng sĩ,Nhìn thời xưa hùng vĩ nước nhà ta.Bắc Nam một giải sơn hà,Mồ hôi giọt máu ông cha tài bồi. (*)…..

Những bài thơ trích ra trên đây vừa là những kích thích tố đưa quần chúng vào đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, lại vừa gây tạo ý thức mạnh mẽ về thống nhất dân tộc, thống nhất lãnh thổ, đưa ra chủ trương chống lại cùng một lúc chánh sách phân ly Nam Kỳ Quốc, thực dân Pháp và chánh sách độc tài đảng trị gây chia rẽ dân tộc của Cộng Sản Đệ tam Quốc tế.

Đọc tiếp


Triết Việt
Lê Việt Thường
KINH QUA VĂN HÓA VIỄN ĐÔNG
PHẦN MỘT :
MỘT CÁI NHÌN VỀ “HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG”

Trên hành trình đi về với Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, có một Trở Ngại lớn lao là đại đa số giới Trí Thức gọi là “Tây Học” thường không nắm vững Tinh Hoa của Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, nên có thói quen áp dụng một cách Sai Lầm, không đúng chỗ các Phạm Trù của Tây Phương vào môi trường Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, nhất là trong lãnh vực Huyền Thoại học. Do dó, vấn đề ưu tiên và cốt yếu ở đây có lẽ là phải HIỂU ĐÚNG Thần Thoại,Huyền Thoại, Huyền Sử là gì?….. Ở các thế hệ vừa qua, vì phương pháp Khoa Học nhiều khi được áp dụng một cách quá trớn…..đã gây nên một phong trào chống đối , nhất là từ phía những nhà Hậu Hiện Đại như Nietzsche (Triết), Jung (Tâm Lý), Lévi-Strauss (Nhân Chủng)…. Một cách đại cương và vắn tắt, điều Quá Trớn mà những “tay” Duy Khoa Học hay Duy Sử thường vấp phải là muốn đem áp dụng các Tiêu Chuẩn của Khoa Học Thực Nghiệm như tính Minh Nhiên Khách Quan với các Phương Pháp, Tiêu Chuẩn của nó vào các Khoa Nhân Văn. Ông Tổ của Duy Nghiệm là Auguste Comte đã thử làm điều này và đã Thất Bại!….. Điểm Sai Lầm Nền Tảng của Duy Sử (Historicism) là Hiểu Huyền Thoại như là Sử Ký, hay ít nhất áp dụng vào Huyền Thoại những Phương Pháp, Tiêu Chuẩn của Sử Ký. Chẳng hạn Tiêu Chuẩn: Nguyên Bản, Chính Bản…..

Huyền Sử gồm 2 từ “Huyền” và “Sử”: Sở dĩ gọi là SỬ vì các Huyền Thoại phần nào dựa trên Sự Kiện lịch sử , nhưng gọi là HUYỀN vì những sự kiện đó không cần phải thật hết bởi nó đã bị Tổng Quát hóa theo nghĩa là được Róc hết mọi phạm trù Không Gian và Thời Gian, để chỉ còn chú ý đến Ý NGHĨA là cái gì Phổ Quát. Thật vậy, mục tiêu của Huyền Sử là nhằm gợi lại cái dạng thức Tinh Thần, cái HỒN của một dân, cái đường lối sống căn bản của dân ấy, cho nên chính thực nó là một nền MINH TRIẾT hay Đạo Lý nhưng khác với Minh Triết ở chỗ dùng Huyền Thoại. Minh Triết nói thẳng, nói vắn gọn bằng những câu Châm Ngôn, Tục Ngữ, trái lại Huyền Sử dùng Biểu Tưọng như Đồ Biểu, Độ Số, Huyền Thoại.

Đọc tiếp


Chính Trị
Long Điền
NHẬN ĐỊNH VỀ HIỆN TƯỢNG DƯƠNG THU HƯƠNG

Cultural DistortionVới biệt tài của trường viết văn “Hiện Thực XHCN Nguyễn Du” chuyên dạy viết văn theo nhu cầu của đảng CSVN , Dương Thu Hương qua tác phẩm “Đỉnh Cao Chói Lọi” hư cấu cuộc đời của Hồ Chí Minh bằng cách mô tả HCM như một vị “anh hùng dân tộc” biết thương dân,có tinh thần “ái quốc”, “độc lập” biết “phê phán” các học thuyết và mô hình chủ tịch Mãn (Mao Trạch Đông)…..Riêng với nhân vật Nông Thị Xuân mà quan hệ với HCM được biết qua tài liệu đầu tiên cuả Vũ Thư Hiên trong “Đêm Giữa Ban Ngày” được mô tả là một cô hộ lý người dân tộc được đảng CSVN đem đến để phục vụ cho HCM….. Nay qua quyển tiểu thuyết hư cấu nầy, DTH dàn dựng, mô tả lâm li là một mối tình siêu thế kỷ giữa cô gái 15 và một lãnh tụ CS trên 67 tuổi ,mà giai đoạn kết thúc bi thảm , u tối với nhiều nghi vấn là (trong thực tế) HCM sau khi thoả mãn,có con với Nông Thị Xuân đã cho tên thủ hạ Trần Quốc Hoàn hãm hiếp và sau đó tổ chức ám sát dàn dựng thành một màn tai nạn xe cộ ngày 11 tháng 2 năm 1957. Hình thức chạy tội,sửa sai lịch sử đã có từ lâu và xảy ra nhiều phen trong suốt chiều dài cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 và tiếp tục từ 1975 đến 2009 hàng ngàn vụ án khuất tất , đổi trắng thay đen đã liên tục xảy ra tại VN….Về việc Hồ đối đáp kiểu “phê phán” với Mao Trạch Đông thì chỉ là theo sự tưởng tượng của DTH ,chứ thật ra Hồ chưa bao giờ dám chậm trễ chớ đùng nói là làm trái ý với Mao. Điển hình câu nói nịnh bợ đáng khinh bỉ , trơ trẽn cuả Hồ :”Ai thì có thể sai ,chứ bác Mao thì không bao giờ sai !”…..

Đoạn nầy cho thấy Hồ rất ngoan cố , dùng người Việt để giết người Việt, gây ra chiến tranh tại Miền Nam VN trong suốt 30 năm 1945-1975 theo chỉ thị cuả Nga ,Tàu khiến cho trên 10 triệu sinh linh thác oan…. .DTH cố tình đưa ra từ đầu câu chuyện Hồ đã bị chèn ép từ Lê Duẩn,Lê Đức Thọ (anh Ba,anh Sáu)…..Dù có hư cấu thế nào,tưởng tượng thế nào thì trách nhiệm vẫn là của Hồ.Vì chính Hồ lúc đó là chủ tịch đảng kiêm Chủ tịch Nước,quyền uy chưa ai thay thế được….. Hồ Chí Minh không thể vừa là một nhà “ái quốc” chân chính (như DTH mô tả) vừa là một tên diệt chủng! Hành động của DTH tựa như vừa hô hào chống bọn ăn cướp vừa vỗ tay khen thủ lĩnh bọn ăn cướp…..Đây là những hư cấu ,lập luận theo ý của tác giả để lý giải toàn bộ cuộc chiến VN, nhưng tinh ý chúng ta sẽ thấy đó là những lý giải trong thời gian gần đây thôi ,kể từ khi chủ nghĩa Cộng sản không còn đất sống….. Nhận định của Dương Thu Hương chưa đúng ở chỗ nầy:vì chỉ có những bọn tay sai của Hồ , hoặc những người bị dụ dỗ tin Hồ là cứu tinh của Dân Tộc ,là anh hùng hào kiêt; trong khi đó đại đa số dân VN…..thảy đều tin là HCM tên tội đồ của dân tộc, đã gây ra chiến tranh oan nghiệt suốt 30 năm trường ,tên bán nước, hại dân qua công hàm công nhận lãnh hải Trung Cộng năm 1958, tên cuồng sát khi ra lệnh cho thủ hạ giết những đảng phái từng hợp tác với Việt Minh từ năm 1945, tên khát máu đã thi hành theo chỉ thị của Trung Cộng giết hại trên 700.000 địa chủ ,phú nông trong CCRĐ, tên bán nước hại dân năm 1946 đã rước giặc Pháp vào lại Việt Nam qua hiệp ước Sơ Bộ 1946. Hồ Chí Minh khi chết rồi sẽ phải trả lời trước Vong Linh Tổ Tiên Việt Tộc về tội mãi quốc cầu vinh nầy, tội ngạo mạn xem mình ngang hàng với Anh Hùng Dân Tộc Hưng Đạo Vương. Mười triệu sinh linh oan nghiệt Việt Nam đã chết tức tưởi vì tội gây ra chiến tranh trên đất nước ta sẽ đòi nợ máu của tên giặc bán nước họ Hồ.

 Đọc tiếp


Văn Hóa
Sogyal Rinpoche
TẠNG THƯ SỐNG CHẾT

Trong tác phẩm này, thầy Soyal tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của sự sống, làm sao để chấp nhận cái chết, và làm sao để giúp đỡ người sắp chết, và người đã chết.Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống. Hoặc là ta tảng lờ nó, hoặc là ta chạm trán với viễn ảnh cái chết của chính mình, và bằng cách tư duy sáng suốt về nó, ta cố giảm thiểu những khổ đau mà cái chết có thể mang lại. Tuy nhiên, trong cả hai cách, không cách nào chúng ta có thể thực thụ chinh phục được sự chết…..phần đông chúng ta đều muốn có một cái chết an ổn, nhưng một điều cũng hiển nhiên nữa, là ta không thể hy vọng chết một cách thanh bình nếu đời sống của ta đầy những bạo hành, hoặc nếu tâm ta thường giao động vì những cảm xúc mạnh như giận dữ, ái luyến, hay sợ hãi. Bởi thế, nếu ta muốn chết tốt, ta phải học cách sống tốt. Nếu ta mong có được một cái chết an lành, thì ta phải đào luyện sự bình an trong tâm ta, và trong lối sống của ta.…..theo quan điểm Phật giáo…..mặc dù sự tái sinh của chúng ta, nơi tái sinh của ta phần lớn tùy thuộc vào năng lực của nghiệp, song tâm trạng ta vào lúc chết có thể ảnh hưởng tới tính chất của tái sanh kế tiếp.
Ngoài sự chuẩn bị cái chết của riêng mình, một việc khác không kém phần quan trọng là giúp người khác có một cái chết tốt đẹp…..Người sắp chết…..không thể tự túc được, nên ta phải giúp họ thoát khỏi những bất tiện và lo âu, và cố hết sức để giúp họ có một cái chết thanh thản…..

Đọc tiếp


Tân Y Học
Thích Phụng Sơn
CÁCH ĂN UÔNG GIA TĂNG SỨC KHỎE: GIẢM BỆNH TIM VÀ BỆNH LẪN

Chúng ta thường nghe chất cholesterol ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trong đó có bệnh về tim mạch và bệnh lẫn trí. Cholesterol là một chất cần thiết cho cơ thể : Kết lại thành màng bọc hay “da” tế bào, được chế biến thành chất acít mật (bile acids) để tiêu hóa thức ăn cùng là một chất quan trọng của việc làm ra sinh tố D cùng một số chất khích thích tố hormone, trong đó có cả hai thứ estrogen và testoterone.
Cholesterol được chuyển đi trong máu bởi chất lipoprotein (một chất trong nhóm các protein kết hợp với chất béo). Tất cả các chất lipoprotein đều có những thành phần căn bản như nhau: Triglyceride, protein, cholesterol và phospholipid. Tuy nhiên, tỷ lệ của các chất này khác nhau tùy theo loại lipoprotein. Có hai loại lipoprotein liên quan mật thiết với sức khỏe: Loại lỏng low density lipoprotein hay LDL và loại đặc high density lipoprotein hay HDL. Hai phần ba chất cholesterol trong máu là LDL chứa nhiều chất béo. Chất cholesterol xấu LDL càng cao thì các mạch máu trong khắp cơ thể (chứ không chỉ nơi tim) có nguy cơ bị xơ cứng, còn chất cholesterol tốt HDL chứa nhiều protein hơn chất mỡ, chuyên chở chất mỡ về gan, từ đó gan chuyển hóa thành một loại muối mật (bile salt) để tống ra ngoài theo đường ruột già.
Như vậy, trong giòng sông huyết, chất cholesterol xấu LDL như một chiếc thuyền chở đầy mỡ rồi thảy xuống sông, con chất cholestrol tốt HDL như một chiếc thuyền đi vớt các chất mở này. Do đó, làm cho chất cholesterol tốt HDL gia tăng và chất cholesterol xấu giảm là làm cho nguy cơ bị tim mạch giảm cũng như giúp cho các mạch máu não được thông lâu dài, tránh bệnh lẫn phát sinh.

Đọc tiếp


Tân Y Học
Võ Hà
YOGA VÀ SỨC KHỎE

Theo Phạn ngữ, Yoga có nghĩa là sự kết hợp hoặc hoà hợp . Yoga bao gồm một hệ thống triết lý và những phương thức nhằm dẫn dắt con người đi đến sự hoà hợp. Hoà hợp giữa thể xác, tình cảm và trí tuệ, giữa bản thân và môi trường và cuối cùng là giữa “cái tôi” và vũ trụ. Như vậy Yoga hướng đến những vấn đề đạo đức và tâm linh. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay khi con người phải đối mặt với nhiều áp lực và lo toan do cuộc sông công nghiệp mang lại thì Yoga được nhiều người biết đến như một phương pháp thể dục khá hoàn hảo giúp người tập vô hiệu hoá stress. Mặt khác, nếu quan niệm “tuổi già là một quá trình xơ cứng” thì những động tác Yoga có giá trị làm mềm dẽo cơ thể, duy trì sự trẻ trung thon thả và linh hoạt.

Đọc tiếp


Tân Y Học
Tâm Hà
THÔI MIÊN TRỊ LIỆU PHÁP: NHÌN QUA LĂNG KÍNH PHẬT GIÁO

Thôi miên là một trạng thái của sự gia tăng tình trạng ám thị được kèm theo bởi sự tập trung của một người vào một ý tưởng, hoặc một con người nhất định. Năng lực của thôi miên vì thế không nằm ở trong tay nhà thôi miên mà là ở người bị thôi miên, hay nói một cách cụ thể hơn, phát xuất từ TÂM của người bị thôi miên, và được phát khởi khi nhà thôi miên học với kỹ thuật đặc biệt, đưa người bị thôi miên đi vào giấc ngủ nhân tạo. Điều đặc biệt là, trong giấc ngủ này, người bị thôi miên sẽ trôi ngược trở lại những tiền kiếp xa xưa của mình, và từ đó giúp nhà thôi miên trị liệu khám phá, giải mả những bí ẩn đã gây ra căn bệnh của mình trong kiếp sống hiện tại. ….Một trong những chuyên gia hàng đầu về khoa Thôi Miên Trị Liệu hiện đang hành ngề tại Hoa Kỳ, Bác sĩ Goldberg….. có văn phòng tại Los Angeles- đã được rất nhiều người biết đến về khả năng hiếm có của ông trong lãnh vực này. Ông đã xuất hiện nhiều lần trong những chương trình truyền hình nổi tiếng, kể cả chương trình Oprah, dùng phương pháp thôi miên để chứng minh cho mọi người thấy một điểu cũng đã từng gây bao thắc mắc, trăn trở cho ông: Có hay không có tiền kiếp, tái sanh?

 Đọc tiếp


Khoa Học
Trần Hồng văn
VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỒNG THÁI DƯƠNG

Thái Dương hệ chúng ta nằm trong giải ngân hà Milky Way bao gồm trên 100 tỉ ngôi sao giữa một biển hơi và những đám mây bụi vũ trụ…..Khi đã lạnh và đậm đặc đủ, dưới ảnh hưởng của hấp lực, lớp mây bụi kết tụ với nhau để tạo ra những ngôi sao, tiến trình này kéo dài cả 100,000 tới vài triệu năm.Chung quanh mỗi ngôi sao mới sinh là những đĩa được cấu tạo bằng những vật liệu còn lại và sau này chúng kết hợp lại với nhau để tạo thành những hành tinh. Bụi bặm trong đĩa ban sơ của hệ thống thái dương luôn luôn bị hơi chung quanh khuấy động và đụng chạm lẫn nhau, khi thì dính với nhau khi thì tách rời nhau. Trong thái dương hệ của chúng ta, qũy đạo của Hỏa Tinh và Mộc Tinh nằm trong đường ranh có tên là “Đường ranh tuyết” chia hệ thống thái dương ra làm hai phần, phần bên trong gồm những vật thể ít bị bốc hơi và bằng đá, phần bên ngoài là vùng nhiều chất dễ bị bốc hơi và băng đá. Khởi thủy, các tiểu hành tinh tự phát triển cho việc lớn của mình. Tiểu hành tinh nào càng lớn thì hấp lực đủ mạnh dần để hút những vật thể nhỏ hơn gần đó…..Có thể khởi thủy Mộc Tinh (Jupiter) là một hành tinh đã lớn cỡ trái đất rồi dần dần nó thu hút thêm những vật chất thể hơi có khối lượng gấp 300 lần trái đất nữa Với ảnh hưởng lực kéo của các chất hơi vùng ngoài sẽ kéo hành tinh ra xa trong khi lớp hơi vùng bên trong lại kéo nó về phía ngôi sao. Hai lực này đưa hành tinh phôi tới gần vùng vòng đai tuyết và tạo một qũy đạo bền cho nó…..Bốn hành tinh: Thủy Tinh (Mercury), Kim Tinh (Venus), trái đất và Hoả Tinh (Mars) được cấu tạo bởi loại vật chất có độ nóng chẩy cao như là sắt và đá silicate, điều này chứng tỏ là ngay từ đầu chúng đã nằm ở phía trong vòng đai tuyết và không ra khỏi vòng đai này…..Hành tinh trái đất được thành lập từ 30 tới 100 triệu năm sau mặt trời, một hành tinh phôi nào đó có kích thước cỡ Hoả Tinh đã đụng vào khiến trái đất bị vỡ và mảnh vụn bị bắn tung vào không gian, sau đó những mảnh vụn này kết tụ lại để thành lập ra mặt trăng

Chúng ta phải hiểu là những hệ thống thái dương khác hiện nay là những quần thể còn sống sót sau những biến động, hỗn loạn khi mới thành lập, rồi với sự di chuyển, hủy diệt, biến hoá và tiến hoá mới đưa đến sự ổn định. Vì vậy trật tự trong Thái Dương Hệ của chúng ta không phản ảnh chung cho tất cả hệ thống thái dương hệ khác.

Đọc tiếp


Thời Sự
Tổng Hợp Internet
TIN CỘNG ĐỒNG HOUSTON

Một sự kiện vừa xảy ra tại Houston: ngày 5/11/2012, một tờ báo VC đăng tin với tựa sau : “Chuyến thăm Mỹ của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn: Bước đột phá mới trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” Trong bài báo này có bức hình gồm Hoàng Duy Hùng ( nghị viên Houston) cùng vài người ở Houston gặp gỡ phái đoàn Vc. Dư luận khắp nơi lên án.Võ Đức Quang viết một bài biện luận mà ai cũng nhận ra hơi hướng Hoàng Duy Hùng. Sau đó đài BYN phỏng vấn 3 người: Võ Đức Quang, Hoàng Duy Hùng và Đức Đầu Bạc.

PV Bình hỏi rằng những người đến buổi họp đã làm được gì trong các mục mà Hùng nêu ra như (VC muốn hải ngoại giúp họ chống Trung Cộng, cầu nối với Hoa Kỳ…) thì Hùng nói rằng những người đi đến đã nêu ra một số như bỏ điều 4, chấp nhận đa đảng…

Nhận xét: những điều này cộng đồng hải ngoại và cả quốc tế đã nêu ra từ lâu. Nhưng bây giờ Võ Đức Quang và Hùng cho rằng nếu được chính thức vẫn là hơn thì câu trả lời của chúng tôi cho Quang, Hùng là: ngụy biện.
Trên thế giới, sự thành công của các tầng lớp dân chúng bị áp bức bởi các chế độ độc tài đảng trị có đến từ sự đối thoại theo kiểu Võ Đức Quang-Hoàng Duy Hùng và vài nhúm người ở Houston đang làm với cộng sản VN hay không? Hay mọi thành công đều đến từ những kêu cứu nghẹn ngào, những máu đổ thịt rơi, và những điểu đó được phổ biến nhanh chóng toàn cầu nhờ các phương tiện truyền thông công cộng?

Đọc tiếp


Thơ Văn
Trần Vàng Sao
TAU CHƯỞI

tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan
tau cũng có chân có tay
tau cũng có đầu có óc
có miệng có mắt
có ông bà
có cha mẹ
có vợ con có ngày sinh tháng đẻ
có bàn thờ tổ tiên một tháng hai lần
rằm mồng một hương khói bông ba hoa quả

tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không
tau chưởi
tau phải chưởi……….

Đọc tiếp


Thơ Văn
Bình Nguyên Lộc
ĐỒNG ĐỘI

Cả thuyền đều cắm đầu, cắm cổ mà bơi. Ba mươi người mà như là một người, sự duy nhứt ấy không phải chỉ ở việc ăn rập và reo hò một lượt với nhau, mà cả ở trong lòng họ. Cả làng, cả đội sẽ thắng hay bại, chớ không riêng anh Ất, anh Giáp nào. Dân làng sống đồng đội từ cái ăn, cái làm, cái chơi cho đến cái khổ, cái chết. Tư Nết đã đồng đội với họ từ vụ lụt lớn, cách đó mười năm, từ vụ thất mùa bảy năm trước, từ vụ cọp Rừng Sác chụp tía anh và được cả làng ùa ra cướp lại, thì làm sao, bây giờ, anh lại thôi đồng đội với họ? Tất cả những ý nghĩ ấy qua mau trong đầu anh…..- Nết ơi, mầy muốn ở tù sao mà đưa hông cho nó đâm?…..Tư Nết cười ha hả mà đáp: -Chính vì sợ ở tù, nên tôi mới cho nó đâm. Mà thôi, bà con ơi, thà là ở tù!…..Một tiếng hè dài không dứt, thế là An Thịt bứt đi, bỏ Ba Doi xa đến một mình rưỡi, vượt qua khỏi trái nổi neo ở trước đó, để làm mức ăn thua…..Tiếng hoan hô ở hai bên bờ sông vang dậy lên…..Tư Nết chỉ hưởng sung sướng chung trong vài giây. Anh nhớ lại chuyện riêng, lẩm bẩm:- Thôi, cũng được. Chắc ở ngoài, bà con cũng chẳng bỏ má mình đâu.

Đọc tiếp


 

Xin Quý Độc Giả Bấm Vào
DANH MỤC
TÁC PHẨM KIM ĐỊNH
Để Đọc 32 Tác Phẩm Đã Xuất Bản Của Cố Triết Gia

Tìm Kiếm