…..

HUYẾT HOA

…..

X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A

…..

V- HỠI ƠI !

TÂM LÝ THẦN LINH HỌC

…..

5. LÝ TƯỞNG VÀ PHẢN TỈNH (Rétrospection)

…..Trong thuyết luân hồi tối đơn giản và thô lậu của Phật học tiểu thặng, đại khái cho rằng: Người ta chết đi không thể mang gì đi được, ngoài những nghiệp quả tinh thần. Những nghiệp quả đó chính là những nhân duyên cấu tạo kiếp sau. Mới biết ý chí là không chết, mà ý chí là bộ mặt của lý tưởng mình.

…..Người ta sống theo những phương thức và phương pháp qui định và hạn chế bởi những điều kiện bản chất. Nay phân tích xã hội sinh hoạt làm ba đức tầng (lấy đức làm bản vị chia giai tầng):

 …..1. Sinh mệnh tầng gồm sinh lý sinh hoạt.

…..2. Nhân cách tầng gồm nhân cách sinh hoạt.

…..3. Lý tưởng tầng gồm văn hóa và chính trị sinh hoạt.

…..Cũng như Tôn Văn chia loài người ra làm ba hạng: Tiên tri tiên giác, hậu tri hậu giác, bất tri bất giác, ta có thể căn cứ vào các nhà giáo dục nước Mỹ

 …..1. Thực hành nghiệp.

 ….‘2. Quyết đoán nghiệp.

 …..3. Sáng ý nghiệp.

 …..Cho hay rằng những người tiên tri tiên giác, hay là những người sáng ý nghiệp, đều là những người thuộc về lý tưởng tầng.

 …..Toàn nhân loại là một đội ngũ dưới lá cờ của những người xướng đạo (pionnier). Ðuổi theo cái bóng của một văn hóa dễ dàng chỉ những bộ óc tiên phong thấy trước. Tung hợp tất cả lịch sử với xã hội mà nói: Sống tức là tiến hóa, tiến hóa tức là thực hiện, thực hiện tức là cụ thể của một lý tưởng mô hình. Tất cả tự nhiên cũng vận động theo những qui tắc và mục tiêu thực hiện đó. Cho nên Buffon nói: “những bất động vật là những vật chưa thành tựu“. Thực hiện để thành tựu, mà thành tựu trên một nền tảng nhất như (identification). Nhà Phật nói: Phật giới như Ma giới, nhất thiết giai nhất như. Nhà Nho nói: Dân bạo vật giã. Lão nói: Hòa quang đồng trần, đăng ư xuân đài. Gia Tô công nhận và khuyến khích một cuộc chiến tranh. Thái Huyền kinh nói: bây giờ không phải là lúc đánh lộn với tâm hồn tự mình, mà là lúc chống với những thống trị thái ác, và tối tăm trên xã hội. Cho hay nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính.

 …..Ðó là lý tưởng tối chân chính cho nhân sinh là thiên kinh đạo nghĩa cho vũ trụ. Bất quá sống và chết thành những bờ cõi, vì ý chí và lý tưởng bất sinh bất tử. Nhưng muốn xem ý chí và lý tưởng của cả loài người hay cả dân tộc, phải biết quay con mắt trở về trông suốt cái thâm tâm của xã hội và loài người, cũng như muốn tự mình có ý chí và lý tưởng phải biết phản tỉnh. Muốn là được, làm là được, biết là được. Ta phải đi từ biết thực hiện tự mình lên đến thực hiện xã hội và thực hiện dân tộc. Chỉ có thời cơ, chỉ có lịch sử, chỉ có chí lương tri, chỉ có lý tưởng là đạo để cho ta phải mau mà đạt.

 ,,,,,Loài người trên cái hướng sinh triết học phải nên biết rằng sự bồi dưỡng nội tại, đối với khách quan hay chủ quan mục đích mới chân chính có hạnh phúc.

 …..Sự thực hiện căn bản là sự thực hiện tự mình. Sự thực hiện đó là để đem mình đồng hóa, nhất như hóa với vũ trụ, cho mình với vũ trụ khai thông hoàn thành Bồ Ðề Ðạt Ma, một thứ tự ngã thiêng liêng và trang nghiêm vậy.

….. 

X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A

…..
Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 (Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt)

Quay Trở Về

Tìm Kiếm