Lê Việt Thường

KHI “NHÀ SỬ HỌC ” LẠC ĐƯỜNG VÀO THẾ GIỚI VĂN HÓA

Sau đây là Phần Hai của một bài đã được viết ra cách đây khoảng 8 năm nhằm trả lời bài «Về ‘huyền sử gia’ Kim Định và các chi, bàng phái ‘huyền sử học’ Việt Nam» của ông Tạ Chí Đại Trường đăng trên Mạng «Talawas» ngày 04 /02/08

 

A) NHỮNG TRANG BỊ CẦN THIẾT ĐỂ TÌM HIỂU TRIẾT LÝ AN VI 
  
Thật là một điều đáng khích lệ khi những Khoa Học gia như Fritjorf Capra, David Suzuki…vvv…,  những Kinh Tế gia như  Ernst Schumacher, Clive Hamilton…vvv… biết vượt qua giới hạn của ngành chuyên môn của mình để đặt để một cái nhìn rộng rãi, nhân bản hơn đa số các đồng nghiệp của họ, cũng như cởi mở hơn khi họ biết đón nhận những giá trị mới đến từ các nền Văn Hóa khác như Đông Phương và Dịch Lý, nhằm bổ túc cho sự thiếu sót của Văn Hóa Tây Phương. Và chúng ta có nhiều điều cần học hỏi từ vốn kiến thức của họ tuy chuyên môn nhưng không bị «giam hãm» trong giới hạn của ngành chuyên môn của mình, mà tráị lại được đặt đúng chỗ trong một đồng văn văn hóa rộng lớn hơn. Ngoài ra, họ còn giúp chúng ta xác nhận và thâm tín hơn về GIÁ TRỊ của nền VĂN HÓA của TIỀN NHÂN TA.

Tuy bên cạnh ngành chuyên môn, các nhà Đại Trí Thức nêu trên còn có một vốn học vấn uyên bác trong nhiều lãnh vực khác như địa hạt Nhân Văn, nhưng họ vẫn còn nhiều GIỚI HẠN về phương diện Văn Hóa, mà có lẽ lý do chính yếu là tại họ KHÔNG phải là TRIẾT GIA, do đó sở học của họ dẫu uyên bác, thâm sâu đến đâu nhưng cũng KHÔNG TOÀN DIỆN đủ để có thể khai sinh một nền Triết Lý NHÂN SINH có khả năng Hướng Dẫn Đời Sống

Công việc này đáng lẽ là của TRIẾT HỌC, nhưng vì những lý do khác nhau , các Triết Gia Tây Phương không làm xong phận sự của họ,  và điều này liên quan đến không những các Triết Gia Cổ Điển, mà ngay cả các Triết Gia của các trường phái mới như Hiện Sinh, Hiện Tượng Luận…vvv… Lý do chính yếu có lẽ là dẫu các nhóm Triết Mới này khi phê bình trường phái Triết Cổ Điển đã đưa ra nhiều sáng kiến hữu ích và giá trị ở  rất nhiều phương diện, nhưng điểm NÒNG CỐT mà họ vẫn còn chia xẻ với các Triết Gia Cổ Điển đó là tính chất DUY TRÍ, DUY LÝ trổi vượt trong Phương Pháp cũng như  trong phần Căn Bản của Tác Động Suy Tư. Tóm lại, dẫu là Cổ Điển, Hiện Sinh, Hiện Tượng Luận…vvv…,Triết TÂY vẫn còn giữ tính chất MỘT CHIỀU là chiều kích SUY TƯ, Nhận Thức, lãnh vực mà họ có một đóng góp rất lớn. Nhưng Triết Tây cho đến tận ngày nay, vẫn còn THIẾU Một Chiều Kích khác để trở thành một nền Triết Lý NHÂN SINH và đó là chiều kích CẢM XÚC và SỐNG THỰC!

Và đó là điều mà Triết Lý AN VI có thể BỔ TÚC được! Thật vậy, tiếp tục truyền thống lâu đời của ĐẠO HỌC Đông Phương, nhất là Nho Gíao, Triết An Vi hội đủ ba yếu tố : Suy Tư, Cảm Xúc và Sống Thực  để trở thành một nền Triết Lý Nhân Sinh Chân Thực và TOÀN DIỆN. Ngoài ra, nếu xưa kia Đạo Học Đông Phương có vẻ thiên về SỐNG THỰC hơn là Nhận Thức, TRỰC GIÁC hơn là Lý Luận, thì  Triết An Vi một mặt vẫn Trung Thành với tinh thần của Đạo Học Đông Phương, nhưng mặt khác lại tìm cách Nới Rộng cái khung NHẬN THỨC cũng như khả năng LÝ LUẬN hầu giúp hành giả thích nghi với môi trường văn hóa Toàn Cầu ngày nay!

Thật vậy, thành quả của công trình «cả một đời người « của Cố Triết Gia Kim Định là một TỔNG HỢP có tính chất Đông Tây Kim Cổ Đạo Đời. Trong lãnh vực TRIẾT HỌC, Ngài đã «kinh qua» ba nền Triết Học Lớn của Nhân Loại: Tây Phương, Ấn Độ, Viễn Đông. Khác với Triết Cổ Điển Tây Phương bị «cáo buộc» là «trường dạy cách trốn tránh thực tại», Triết An Vi vì là một nền Triết Lý NHÂN SINH Đích Thực nên đòi hỏi phải nắm vững ít nhất  ở phần TINH HOA các Khoa Học NHÂN VĂN như Tâm Lý, Xã Hội , Nhân Chủng, Lịch Sử, Ngôn Ngữ, Thể Chế, Thói Tục, Khảo Cổ…vvv…Ngoài ra, Ngài «tâm sự» là một mặt trong lãnh vực Khoa Học Vật Lý, Ngài đã theo dõi rất kỹ ngay từ đầu Tương Đối thuyết và Khoa Học Lượng Tử qua từng giai đoạn tiến triển của các Khoa này, mặt khác Ngài thực hành các phương pháp TÂM TƯ là khoa Siêu Danh Lý của Viễn Đông như Trầm Tư và Thể Nghiệm Tâm Linh.

Tóm lại, phần trình bày trên đây phát họa con đường phải «kinh qua» cho mỗi ai muốn TÌM HIỂU (khoan vội nói tới «Phê Bình»)  Triết Lý An Vi một cách Toàn Diện. Chưa kể là muốn khai triển Chủ Thuyết còn phải nắm vững thêm Kiến Thức  của các bộ môn khác như Chính Trị, Kinh Tế, Môi Sinh, Tin Học…vvv…

Và đó có lẽ là con đường LÝ TƯỞNG để nghiên cứu và học hỏi về Triết Lý AN VI! Trong thực tế, đa số tìm thấy trong Triết Thuyết một khía cạnh nào đó thích hợp cho riêng mình, cho mối bận tâm của mình và thường «hiểu» An Vi qua lăng kính đó! Cũng chả sao với điều kiện là đừng «vịn» vào đó mà vội huyên hoang tuyên bố là «ta đây đã nắm vững An Vi và Việt Nho» do đó từ đây có thể «Phê Bình» Kim Định !!! Hiện tượng này đã xảy ra nhiều lần trong các địa hạt Khảo Cổ, Cổ Sử… vvv…

B) CON ĐƯỜNG TẮT ĐỂ MUA CHÚT HƯ DANH 

Và đó là Con Đường TẮT mà một số người  «muốn thử thời vận» để mua chút Hư Danh! Trước tiên, có lẽ chúng ta thử định nghĩa cụm từ VIỆT NHO với hai ý nghĩ kèm theo

1)  nghĩa thứ nhất là Nho Siêu Việt hay còn gọi là An Vi

2) nghĩa thứ hai là Nho của người Lạc Việt

Cũng như thử xem phần thường được gọi là Việt Nho theo nghĩa Nho của người Lạc Việt và hai bộ môn Khảo Cổ, Cổ Sử chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm trong toàn bộ tác phẩm của Cố Triết Gia ?

Theo Ngài, «Khảo Cổ vì hoàn toàn câm nín nên Hẹp hơn Sử, Sử Hẹp hơn Văn Hóa, vì văn hóa bao hàm cả óc tưởng tượng». Và Việt Nho theo nghĩa Nho Siêu Việt tức An Vi chiếm cỡ 90%, phần còn lại 10% dành cho Việt Nho theo nghĩa Nho của người Lạc Việt. Do đó, chỉ căn cứ trên Khảo Cổ, Cổ Sử tức cỡ 5% toàn bộ tác phẩm để «hiểu» và còn muốn «phê bình» cả Kim Định nữa thì có nguy cơ «hiểu» và «phê bình» SAI LẠC!!!

1) LẦM LẪN HUYỀN SỬ VỚI LỊCH SỬ 

Thử lấy thí dụ của «nhà Sử Học» Tạ Chí Đại Trường trong một bài «phê bình» trước đây về Phương Pháp HUYỀN SỬ của Cố Triết Gia.(01) Và sau đây là cách thức mà «nhà Sử Học» của chúng ta « hiểu» phương pháp Huyền Sử của Kim Định kèm theo một đoạn văn giải thích có lẽ nhằm gợi cho  độc giả cảm tưởng là tác giả bài viết «nắm rất vững vấn đề»!

Tác giả viết : «Phương pháp «huyền sử» đó không lấy gì làm mới, và căn bản cũng không có điều gì sai sót. Sử viết của triều đình vua chúa không nói đến sinh hoạt của dân chúng, xã hội bên dưới; với một vùng đất chưa có sử viết, thì người ta căn cứ vào sự làm chứng, có khi nghe ngóng của người nơi khác để có hiểu biết về tộc người, sinh hoạt nơi đó. Có điều, muốn trở thành tài liệu tìm hiểu quá khứ thì người ta vẫn phải chú trọng đến tính cách thời gian của tài liệu, biện biệt sắp xếp theo sự tuần tự xuất hiện của chúng để ghép với nhau, không nên lấy, ví dụ quyển LNCQ của thế kỷ XIV coi là có giá trị chứng cớ cho 4000 năm trước đó, ở một vùng cách nơi nó xuất hiện cả ngàn dặm!….».(02)

Có lẽ ở đây tác giả bài viết muốn Kim Định «làm» một loại Sử Gia của thời kỳ chuyển tiếp từ Sử Truyền Miệng qua Sử Viết chăng ? Nhưng đó không phải là mục tiêu của Ngài! Và hình như tác giả đã HIỂU SAI phương pháp Huyền Sử của Kim Định rồi!

Để làm sáng tỏ vấn đề, sau đây là một định nghĩa của Cố Triết Gia : «Huyền Sử là nền Minh Triết của một dân được trình bày bằng những mảnh vụn lịch sử của dân ấy». Xin nhấn mạnh chữ  mảnh vụn có nghĩa là những sự kiện lịch sử được nhắc tới KHÔNG THEO ĐIỀU KIỆN THỜI KHÔNG NHƯ LỊCH SỬ. Lịch sử nói về những biến cố, còn huyền sử nói về lý tưởng trường tồn xuyên qua các đời, nên không mấy cần đến thời điểm không điểm». (03)

Tóm lại vì Huyền Sử KHÁC Lịch Sử  và vì Kim Định không có nhu cầu «làm» loại lịch sử BIÊN NIÊN (như tác giả đề nghị) do đó Ngài không cần phải theo «lời dặn» của tác giả là «muốn trở thành tài liệu tìm hiểu quá khứ thì người ta vẫn phải chú trọng đến tính cách thời gian của tài liệu, biện biệt sắp xếp theo sự tuần tự xuất hiện của chúng để ghép với nhau»!

Và Claude Lévi-Strauss, một Sáng Lập Viên của Cơ Cấu Luận và một Chuyên Gia Thượng Thặng về Huyền Thoại, có lẽ sẽ đồng ý với Phương Pháp của Cố Triết Gia, cũng như có thể GIÚP «nhà Sử Học» của chúng ta Hiểu sự KHÁC BIỆT giữa Huyền Sử và Lịch Sử!  Lévi-Strauss quan niệm Huyền Thoại như sau:

«Phương pháp nghiên cứu huyền thoại của Lévi-Strauss giúp ta tránh được một khó khăn thường cản trở công cuộc nghiên cứu huyền thoại: đó là việc tìm ra cho được nguyên bản, chính bản, cổ bản hoặc nguyên tác trong số những «thoại» hiện hữu. Do đó, những chi tiết của huyền thoại Oedipe tuy không có trong thời cổ như Jocaste tự tử. Oedipe tự móc mù mắt…vvv… nhưng không vì thế mà làm hỏng cơ cấu huyền thoại vừa được phân tích mà trái lại vẫn tham dự vào huyền thoại…Những chi tiết thêm vào như vậy càng góp phần làm sáng tỏ hơn ý nghĩa của huyền thoại.

Do đó không cần tốn hơi sức đi tìm chính bản, cổ bản hay nguyên bản làm chi. Nói khác, càng nhiều THOẠI (Versions) lại càng tốt vì «mỗi huyền thoại là tổng số những thoại thu thập được».Thành thử thoại nào cũng có giá trị như nhau nên ta không cần bận tâm so bì thoại nào xưa hơn, đúng hơn. Do đó – theo Lévi-Strauss – sau Sophocle, Freud vẫn nằm trong nguồn mạch huyền thoại Oedipe.

Vì mỗi huyền thoại gồm tất cả những biến điệu(variantes) nên khi phân tích cơ cấu MỘT huyền thoại, ta phải lưu tâm đến TẤT CẢ những biến điệu có thể có.

Chắc có người sẽ vấn nạn: nhỡ có một thoại mới tìm ra có thể làm đảo lộn mọi kết quả tìm được trên? Lévi-Strauss trả lời: khó khăn này chỉ xẩy đến khi ta có quá ít văn bản chớ khi đã có khá nhiều thì không sợ.

Vì lẽ đó ta không có quyền bỏ qua một biến điệu huyền thoại nào có thể thu thập được bởi vì không có vấn đề thực, giả: Thoại nào cũng là thành phần của huyền thoại. Tóm lại không có vấn đề «kén cá chọn canh».

Nếu chỉ phân tích một biến điệu của một huyền thoại thu thập được trong một bộ lạc (hay là một làng), thì ta sẽ có một sơ đồ hai chiều. Còn nếu chịu khó phân tích nhiều biến điệu của một huyền thoại thuộc một bộ lạc, ta sẽ có một sơ đồ ba chiều. Và nếu có công mở rộng sự đối chiếu thì ta sẽ có một sơ đồ nhiều chiều (hay đa kích thước)».(04)

Tóm lại, như phần trình bày trên cho thấy là Claude Lévi-Strauss có vẻ đồng ý với Cố Triết Gia rằng Huyền Sử , Huyền Thoại KHÔNG phải là LỊCH SỬ, do đó cần có một Phương Pháp Nghiên Cứu KHÁC với Phương Pháp Lịch Sử. Có lẽ vì LẪN LỘN Phương Pháp của hai bộ môn nêu trên mà  tác giả bài viết đã tỏ ý dè dặt khi «dặn dò» :”…..không nên lấy, ví dụ quyển LNCQ của thế kỷ XIV coi là có giá trị chứng cớ cho 4000 năm trước đó, ở một vùng cách nơi nó xuất hiện cả ngàn dặm!”.

Thật vậy, sự dè dặt ở trên của tác giả tỏ ra VÔ CĂN CỨ: lý do là sự kiện mà tác giả vừa đề cập có thể quan trọng với khoa Sử Ký nhưng Không Quan Trọng đối với khoa Huyển Sử. Vì như Lévi-Strauss cho thấy ở phần trên là sự cách xa Vài Ngàn Năm giữa Freud và Sophocle chẳng hạn không cản trở Freud tiếp tục Sophocle về mặt huyền thoại Oedipe!

Ngoài ra, tác giả quên hay không biết là có sự KHÁC BIỆT Nền Tảng giữa văn hóa Tây Phương và văn hóa Viễn Đông về phương diện SÁNG TÁC. Theo Học Giả Marcel Granet, văn minh Tây Phương chuyên về NÓI thì căn cứ trên Ngôn Ngữ học thì phải, còn văn minh Đông Phương là văn minh LÀM thì phải căn cứ trên Sự Kiện Xã Hội mới trúng, và lúc ấy thì vấn đề Tác Giả và Thời Kỳ Viết  ra đâu còn quan trọng như bên Tây. Sở dĩ vấn đề Tác Giả quan trọng cho Tây Âu là vì tác phẩm của họ hầu hết do một CÁ NHÂN sáng tác, còn bên Viễn Đông thì trước hết do TOÀN DÂN thai nghén ấp ủ, nói đi kể lại cả từng ngàn năm rồi sau cùng «tác giả» mới xếp đặt lại để lên khuôn. Trước khi La Quán Trung viết ra «Tam Quốc» hay Ngô Thừa Ân viết «Tây Du Ký» hoặc Thị Nại Am viết «Thủy Hử», Trần Thế Pháp viết «Lĩnh Nam Trích Quái»…..vvv.. thì «Thủy Hử», «Tây Du», «Tam Quốc», «Lĩnh Nam Trích Quái» đã được từng trăm ngàn người kể đi kể lại, tô điểm thêm thắt…vvv…» (05)

Claude Lévi-Strtauss cũng có một quan niệm Tương Tự trong lãnh vực Huyền Thoại: « Điểm đặc biệt nữa: huyền thoại là một tác phẩm Không Có Tác Giả vì nó là một sáng tác TẬP THỂ; nói cách khác: huyền thoại là một thông điệp Không Rõ Người Gởi. Do đó, thổ dân thường bảo huyền thoại có một xuất xứ siêu phàm».(06)

Có lẽ vì tác giả bài viết LẪN LỘN văn hóa Tây Phương với văn hóa Viễn Đông, Lịch Sử với Huyền Sử nên quá đặt nặng vấn đề Tác Giả và Thời Kỳ liên quan đến tác phẩm «Lĩnh Nam Trích Quái».

Cũng như về sự kiện học giả «Lê Quý Đôn đã thấy truyện Việt Tỉnh trong LNCQ  là của người thời Tống Nguyên» trong khi theo tác giả, Cố Triết Gia «cứ tán rộng  về Việt Tỉnh Cương với vua Ân, theo Ông, có mặt trên vùng Chiết Giang, đánh nhau với Thánh Gióng»

Cũng như về sự kiện Cố Triết Gia theo lời tác giả, đã dựa vào lời bình chú của ông Lê Hữu Mục về LNCQ mà tác giả không đồng ý «để tán rộng về «bốn vĩ tích» của Lạc Long quân.(07)

Sở dĩ  tác giả bài viết có những mối bận tâm nêu trên có lẽ là vì xem LNCQ như là tài liệu Lịch Sử, trong khi thực sự LNCQ lại thuộc lãnh vực Huyền Sử do đó mối bận tâm của tác giả tỏ ra đặt KHÔNG ĐÚNG CHỖ! Thật vậy, nếu Sử Ký là Sử Hàng Ngang (Diachronique) nhằm ghi lại SỰ KIỆN bám sát vào không gian và thời gian, thì Huyền  Sử là Sử Hàng Dọc (Synchronique) là Ý NGHĨA của SỬ, nên vượt lên , bao trùm không thời, đi vào cội nguồn của hồn sử.(08) Vì khác với Sử Ký, Huyền Sử cũng như Huyền Thoại không là Sự Kiện mà là Ý Nghĩa của Sử, nên theo Lévi_Strauss, Huyền Thoại  không những thường có mà còn Nên Có nhiều THOẠI(Versions) giúp nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu Ý Nghĩa của lãnh vực này.

Trở lại vấn đề Lê Quý Đôn, nếu LNTQ là LỊCH SỬ thì mối bận tâm của tác giả có căn cứ, nhưng vì là HUYỀN SỬ nên giống như chủ trương của Lévi-Strauss vừa trình bày ở trên, truyện «Việt Tỉnh» trong LNCQ có thể có hai «Thoại», một «thoại» của thời Tống Nguyên mà Lê Quý Đôn có đề cập, và một «thoại» của dân tộc Việt mà Kim Định có nói tới.

Hơn nữa, theo Lévi-Strauss, sự kiện Huyền Thoại có Nhiều «Thoại» lại là điều TỐT, chứ không có tính chất tiêu cực như tác giả lầm tưởng! Và phần trên cũng có thể áp dụng đối với trường hợp Lê Hữu Mục mà tác giả có đề cập trong bài viết.

Cũng vì LẦM LẪN Huyền Sử với Lịch Sử nên tác giả có đoạn «phê bình» Kim Định như sau: «Nhưng tất cả những nối kết về dân, nước Việt hiện tại với thời xa xưa ở «Thục Sơn» đó lại bằng vào quyển Lĩnh Nam Chích Quái (LNCQ) truyền kì của thế kỷ XIV, trong đó có ông Thần Nông liên hệ danh xưng với Xi Vưu, Viêm Đế của dân Viêm Việt, chống đánh ông Hoàng Đế của lưu vực Hoàng Hà. Không nệ việc chính tác giả quyển sách đã tự dặt tên là ‘quái», ông tha hồ tin tưởng coi đó là sự thật lịch sử là Kinh: Kinh Hùng của dân Việt.»(09)

Lại một lần nữa, Claude Lévi-Strauss có thể GIÚP tác giả Hiểu thêm về sự KHÁC BIỆT giữa Huyền Sử và Lịch Sử, giữa Kiểu Mẫu Huyền Thoại và  Sự Thật Lịch Sử như sau: «Cắt nghĩa như thế là sai vì đã không đếm xỉa gì đến cơ cấu ký ức quần chúng tập thể. Ký ức này luôn luôn có khuynh hướng lưu lại những phạm trù điển hình và lược bỏ tất cả những biến cố riêng lẻ, những nhân vật lịch sử , những khuôn mặt thực. Những nhân vật lịch sử có thực thường được ký ức tập thể đồng hóa với một kiểu mẫu huyền thoại. Nếu có những đoạn huyền sử, dã sử còn giữ những cái gọi là «chân lý lịch sử» thì cái «chân lý» này cũng hầu như không còn liên quan gì đến những nhân vật, những biến cố xác thực mà chỉ là những thể chế, tập tục, phong cảnh, những hình thái sinh hoạt xã hội chính trị cổ truyền vốn «biến hóa» chậm hơn sự biến hóa cá nhânvv…..Tóm lại, KÝ ỨC TẬP THỂ VỐN «PHI SỬ».(10)

Đoạn văn trên đây liên quan đến  quan niệm của Lévi-Strauss về vấn đề «Sự Thật Lịch Sử» giúp đặt nổi sự LẦM LẪN của «nhà Sử Học» của chúng ta về vấn đề này. Thật vậy, tác giả TƯỞNG Kim Định xem các việc liên quan đến các «nhân vật» như Thần Nông, Xi Vưu, Hoàng Đế, là «Sự Thật Lịch Sử» cũng như xem họ  là những «Nhân Vật Lịch Sử», trong khi đó, giống như Lévi-Strauss, Cố Triết Gia xem những «nhân vật» nêu trên là những KIỂU MẪU HUYỀN THOẠI!

Đoạn văn trên về Lévi-Strauss cũng giúp giải thích thêm phương pháp Huyền Sử của Cố Triết Gia với:

_ từ HUYỀN dùng để chỉ phần quan trọng nhất  là Ý NGHĨA, là Triết Thuyết, tức nền Nhân Bản Tâm Linh không chỉ bao gồm Lý Trí như Triết Tây, mà còn đi sâu vào cõi U Linh của phần Tiềm Thúc Cộng Thông.

_ và từ SỬ ít quan trọng hơn chỉ các SỰ KIỆN Lịch Sử với các Định Chế, Phong Tục, Tập Quán..vvv.dùng để Kiện Chứng  phần Ý Nghĩa ở trên.

Và cũng Lévi-Strauss có thể GIẢI THÍCH thêm lý do mà tác giả chưa nắm vững là  tại sao Kim Định «cho rằng mình có quyền đem tục ngữ, câu hát trẻ con, lí số thầy tướng » vào để chứng minh cho khám phá của Ngài là «Việt vào nước Tàu trước», rằng Hán Nho vốn có căn bản là Việt Nho, nếu không nói thẳng là đã tước đoạt của Việt Nho».(11)

Là vì Lévi-Strauss cũng xử dụng một phương pháp TƯƠNG TỰ như Cố Triết Gia: «Cũng không nên ngạc nhiên nếu thấy cuốn sách này (Le Cru et Le Cuit) bảo là nghiên cứu huyền thoại mà lại đề cập đến cả truyện thần tiên, truyện truyền kỳ, dã sử, nghi lễ…vvv… bởi vì theo Lévi-Strauss, cần gạt bỏ những thành kiến vẫn còn có về huyền thoại. Riêng Lévi-Strauss đã không ngần ngại đề cập đến mọi biểu hiện tinh thần hay xã hội của các dân tộc nếu nó giúp ông hiểu rõ thêm hệ thống huyền thoại của dân tộc ấy.»(12)

Không riêng Lévi-Strauss, phương pháp nêu trên còn được những người như Stephen Oppenheimer, áp dụng cho tác phẩm Khảo Cổ nổi tiếng của ông”Vườn Địa Đàng ở Phương Đông” với chủ đề là Văn Minh Nhân Loại được khai sinh từ vùng Đông Nam Á. Để chứng minh cho Lý thuyết của mình, ngoài những chứng cớ, luận cứ lấy từ các ngành Hải Dương, Khảo Cổ, Ngôn Ngữ…vvv…như thông lệ, S. Oppenheimer không ngại dùng đến các bộ môn tương đối mới mẻ trong địa hạt này như Di Truyền, Huyền Thoại, Truyền Kỳ…vvv…(13). Vậy nên ở một thời như thời đại chúng ta, khi mà lối làm việc LIÊN NGÀNH đang được «khuyến khích», chủ trương «Đóng Trại» bằng mọi giá trong lãnh vực Chuyên Môn của mình như tác giả có vẻ hướng tới,  có nguy cơ xuất hiện như một đường lối LỖI THỜI đã bị «vượt qua» từ lâu!

Ngoài ra, sự kiện tác giả bài viết không nắm vững nội dung và phương pháp Huyền Sử có thể thấy qua sự LÚNG TÚNG trong việc xử dụng từ ngữ khi đề cập đến bộ môn này:

«…..vấn đề Hùng Vương ở miền Nam đã rẽ sang hướng suy tư trừu tượng, không phải sử học nhưng có dáng sử học, kết hợp với tình tự quê hương dân tộc thành một niềm tự kiêu có dáng dấp tôn giáo của người chủ xướng ra nó: ông Lương Kim Định, linh mục, giáo sư Triết thuộc Đại Học Văn Khoa Sài Gòn.»

Thí dụ: cách dùng chữ LƠ MƠ như «không phải sử học nhưng có dáng sử học», lối Cảm Tính TIÊU CỰC như «một niềm tự kiêu có dáng dấp tôn giáo». Cách viết như vậy không giúp độc giả hiểu gì thêm về đối tượng nghiên cứu. Và phần trình bày ở trên càng xác nhận điều độc giả đã «linh cảm» ngay từ đầu là tác giả KHÔNG NẮM VỮNG ĐỀ TÀI !!!

Không những muốn nhìn Kim Định qua hình ảnh của một nhà Viết Sử BIÊN NIÊN như thấy ở trên, tác giả còn muốn «biến» Kim Định thành một nhà Viết Sử CÁC THÁNH như Grégoire de Tours (538-594) ở thời Trung Cổ bên Pháp (14)

« Triết của ông đặt nền tảng trên «huyền sử» mà ông là một linh mục, đã quen với lối giảng giải huyền thoại của Cựu Uớc cho tín đồ, nay chỉ cần chuyển phương pháp vào đối tượng mới, quyển LNCQ từ đó bung ra. Ông linh mục Kim Định với Kinh Cựu Ước thật dễ dàng chuyển sang ông triết gia huyền sử Việt với Kinh Hùng LNCQ».(15)

«Nhà Sử Học» của chúng ta có lẽ không biết là khoa HUYỀN SỬ có thể ra đời được là phải có một TRIẾT GIA Tầm Cỡ như Kim Định mới có khả năng làm một TỔNG HỢP bao gồm công trình  của một Đại Triết Gia của Tây Phương Cận Đại như F. Nietzsche, một Gíao Sư Triết Học Lỗi Lạc như G. Gusdorf với tác phẩm «Mythe et Métaphysique», một nhà Nhân Chủng Lừng Danh như C. Lévi Strauss mà thuyết Cơ Cấu Luận đã một thời làm «Rúng Động» cả thế giới Khoa Học Nhân Văn, một nhà Xã Hội học đầy Uy Tín như G. Gurvitch và nhất là hai Sáng Lập Viên Lừng Lẫy của Khoa Phân Tâm như S.Freud và nhất là C. Jung, chưa kể một khối lượng Kiến Thức Khổng Lồ về Huyền Thoại Học của M. Eliade, P. Diel, J. Campbell, H. Yose, W. Cliff, L.V. Der Post…vvv…

Nhưng điều làm chúng tôi ngạc nhiên hơn cả là đoạn văn sau đây của tác giả «Ta cứ thấy ông nhắc mãi đến câu «Đạo mất trước, nước mất sau» chứng tỏ mối liên hệ của phần tư tưởng cũ, mới trong người ông»(16)

NGẠC NHIÊN vì không ngờ tác giả lại có thể LẦM LẪN về ý nghĩa và nguồn gốc của chữ ĐẠO trong câu trên. Hình như tác giả «hiểu» chữ «Đạo» ở đây là các Tôn Giáo Tây Phương mới đến Việt Nam khoảng vài thế kỷ nay, trong khi  trái lại chữ «Đạo» ở đây phải được đặt trong Truyền Thống Đạo Giáo Đông Phương đã có từ rất lâu đời. Chẳng hạn như trong câu văn sau đây của sách Trung Dung : “Xuất tính chi vị Đạo» mà Cố Triết Gia giải thích như sau: ” Đọc câu sách trên ta thấy ngay đối tượng của chữ «Đạo» ở đây không phải là quỉ thần hay Thượng Đế, nhưng là TÍNH con người.  Hiện thực cái TÍNH BẢN NHIÊN đó chính là Cứu Cánh của con người»,(17) là ĐẠO.

Ngoài chuyện HIỂU SAI những ý niệm căn bản của văn hóa VIỆT như chữ «Đạo» vừa đề cập, thì điều LẪM LẪN Chính Yếu của «nhà Sử Học» Tạ Chí Đại Trường, như đã lập lại nhiều lần ở trên, là giữa hai địa hạt: LỊCH SỬ và HUYỀN SỬ.

Và một trong những lý do gây ra sự hiểu lầm  có lẽ bắt nguồn từ ÓC DUY SỬ của tác giả. Như đã nói sơ qua ở trên, DUY SỬ là một hình thức áp dụng Duy Nghiệm hay óc tôn thờ Khoa Học vào lãnh vực Sử. Ông Tổ của phái Duy Nghiệm là Auguste Comte, là ngươi muốn áp dụng phương pháp của các khoa học Tự Nhiên như khoa Vật Lý vào lãnh vực Xã Hội và Sử. Và ở các thế kỷ 18,19, người ta tỏ ra lạc quan về viễn tượng có thể đạt được «Sự Thật Khoa Học» hay «Sự Thật Khách Quan» trong khoa học Tự Nhiên lẫn khoa học Nhân Văn!  Nhưng nay thì ngay ở lãnh vực Khoa Học Tự Nhiên như VẬT LÝ học, tiêu chuẩn KHÁCH QUAN đã bị đặt thành vấn đề với khoa LƯỢNG TỬ. Lý do là ở bình diện Hạ Nguyên Tử, sự vật được quan sát thay đổi theo vị trị và nhãn quan, tức theo CHỦ QUAN của người  quan  sát, do đó tiêu chuẩn “Khách Quan” làm sao có thể áp dụng ở đợt nhỏ nhất này ?

Huống gì là ở địa hạt Khoa Học NHÂN VĂN! Nhưng điều oái ăm là trong giới Trí Thức Việt Nam ngày nay vẫn còn có người như tác giả bài viết , nghĩ là có thể áp dụng Duy Nghiệm vào lãnh vực khoa học Tự Nhiên lẫn Nhân Văn. Và khi phương pháp này áp dụng vào Sử thì gọi là DUY SỬ.

Một trong những điều QUÁ TRỚN của phái DUY SỬ  là họ đã áp dụng Khoa Học vào những chỗ không thể áp dụng hay chỉ nên áp dụng cách có chừng mực. Thí dụ những trang đầu Lịch Sử của một dân tộc mà người ta quen gọi là Tiền Sử, Ngoại Sử, ở đâu cũng thường chứa rất nhiều Thần Thoại. Những trang sử ấy xét theo trí óc người Khoa Học DUY LÝ thì nó chướng tai gai mắt, nên thế kỷ trước hết mọi lịch sử bị họ cắt đầu, cả đến lịch sử các Tôn Giáo lớn, cũng không thoát: Sử Chúa Jésus bị chối tuột, Sử Đức Phật được giải nghĩa như Thần thoại Mặt Trời?! Vì thế DUY SỬ đã gây nên nhiều công phẫn nên kéo theo một trào lưu văn hóa phản ứng quật ngược trở lại với Nietzsche, Gusdorf, Lévi-Strauss, Gurvitch, Freud, Jung…vvv…(18)

Tóm lại, Huyền Sử, Huyền Thoại đáng lẽ phải được hiểu theo NGHĨA BÓNG vì nằm ở đợt Ý NGHĨA của SỬ và liên quan đến  các Linh Tượng (Archétype)  hay Kiểu Mẫu Huyền Thoại , thì các người theo phái DUY SỬ như tác giả lại hiểu theo NGHĨA ĐEN vì họ TƯỞNG đó là «Sự Kiện Lịch Sử» hay «Nhân Vật Lịch Sử».

Điều trên có thể giải thích điều thắc mắc sau đây của tác giả vì có lẽ đã ngộ nhận là có sự «mâu thuẫn» trong thái độ của Cố Triết Gia trước sự chất vấn của các độc hay thính giả. Tác giả viết: « Có khi «ông phân trần rằng mình chỉ nêu giả thuyết để làm việc, có thể sai trong tiểu tiết.», nhưng khi khác lại khoe rằng đã có «nhiều sinh viên cao học làm bài theo đề tài những quy luật của huyền sử dựa theo sách của ông và những điều ông đã»thuyết trình với sinh viên qua ba năm qua»(1970-1973).(19)

Cũng DỄ HIỂU thôi! Lý do của sự HIỂU LẦM là tại tác giả không hiểu là có HAI loại độc hay thính giả:

_ loại thứ nhất là những người DUY SỬ như «nhà Sử Học» của chúng ta mà Cố Triết Gia biết là chưa nắm vững sự KHÁC BIỆT giữa Huyền Sử và Lịch Sử, nên Ngài không muốn «đôi co» mất thì giờ vô ích!

_ loại thứ hai là những Sinh Viên của Ngài hoặc những người đã nắm vững vấn đề.

Ngoài ra, theo lời của Cố Triết Gia, «Khảo Cổ Hẹp hơn Sử, Sử Hẹp hơn Văn Hóa» và cũng theo trường phái Tư Duy mới nhất ngày nay là Tư Duy Thống Hợp(Systems Thinking) chủ trương là “tính chất của Toàn Thể Luôn Luôn Khác Với Sự Cộng Lại Của Từng Phần”, do đó đứng từ quan điểm hạn hẹp của ngành chuyên môn kiểu DUY SỬ, DUY KHẢO CỔ như tác giả đã làm, thì làm sao mà hiểu được thế giới toàn diện của HUYỀN SỬ, VĂN HÓA! Nên chúng ta không lấy làm lạ khi tác giả phê bình lối viết của Kim Định đôi khi có tính chất ” lí luận lan man, dây cà ra dây muốn”, cũng như khi tác giả lấy thí dụ sau đây để biện minh cho lập luận của mình.. Tác giả viết:

«Tạm lấy ví dụ ở Lời tựa «Triết Lý Cái Đình»: «Ta về ta tắm ao ta». Nhưng ao ta ở đâu? Hình dạng là thế nào? Tên gọi là chi? Hơn ở chỗ nào? Thưa ao ta ở Nghệ, hình nó tròn vuông, tên nó là Hồ Động Đình. Ao là hồ, Đình là nhà, Động Đình hồ là «ao nhà vẫn hơn».Chỗ khác ông giải thích nói hồ Động Đình ở Nghệ An, chắc là thấy vô lí, ông liền giảng ra là an bình, tài giỏi lan man qua «giao» (chỉ).»(20)

Đây lại thêm một thí dụ nữa về hiện tượng «ông nói gà, bà nói vịt»! Xứ NGHỆ của Hồ Động Đình mà Cố Triết Gia đề cập đáng lẽ phải hiểu theo NGHĨA BÓNG, là xứ Lý Tưởng của cõi Linh Tượng (le monde des Archétypes), của những người đã ĐẠT ĐẠO. Mặt khác, theo tự dạng, giống như  chữ “Văn”, chữ NGHỆ làm thành bới Hai Vạch Chéo nhau, để chỉ những người đã đạt được Hai Chiều Kích, tức ĐẠT ĐẠO nên mới có khả năng «đúc» được VUÔNG với TRÒN như ở Động Đình Hồ.

Ở chỗ khác, Cố  Triết Gia viết « Hai chữ Nghệ An lấy từ huyền sử nước Việt, quyển «Hùng Vương Sử Tích Ngọc Phả Cổ Truyền» chép rằng: «Vua Kinh Dương Vương vâng ngọc chỉ phụng mệnh trời về núi Nam Miên Sơn lập đô ở phía Nam Hoan Châu thuộc Nghệ An xứ». Câu trên giải theo ý chính thực (không bóng bảy) là tổ tiên Việt tộc (mang tên là vua hai châu Kinh và Dương) ‘vâng ngọc chỉ phụng mệnh trời’ đó là Xuất Tính: tức sống theo Thiên Mệnh (“Thiên Mệnh chi vị Tính, Xuất Tính chi vị Đạo) nên đạt sự an lạc, hoan hỉ, hạnh phúc».(21)

Cũng  như phần trên, xứ NGHỆ phần dưới cũng phải hiểu theo NGHĨA BÓNG, tức xứ của cõi Linh Tương, xứ của những người ĐẠT ĐẠO hay XUẤT TÍNH nên mới đạt được sự An lạc, Hoan hỉ, Hạnh Phúc. Đó cũng là xứ NGHỆ của Động Định Hồ nên nằm  ở cõi Linh Tượng của thế giới Huyền Sử.

Điều đáng tiếc là tác giả không hiểu như vậy nên mới viết về Kim Định như sau: « ông giải thích nói hồ Động Đình ở Nghệ An, chắc là thấy vô lí, ông liền giảng ra là an bình, tài giỏi lan man qua «giao» (chỉ).»

Lý do của sự Hiểu Lầm  là đáng lẽ tác giả phải hiểu xứ NGHỆ theo NGHĨA BÓNG của cõi Linh Tượng của thế giới Huyền Sử thì lại hiểu theo NGHĨA ĐEN của cõi Hiện Tượng của thế giới Lịch Sử nên mới «phê bình» Kim Định như trên.

Lẽ dĩ nhiên về sau, Tiền Nhân ta lấy từ ngữ NGHỆ AN của cõi Linh  Tượng là cõi Tiên Thiên nêu trên để ĐẶT TÊN cho vùng đất ở Bắc Trung Phần gần  Hà Tĩnh là cõi Hậu Thiên. Nhưng đó là chuyện VỀ SAU !

Cũng vì KHÔNG HIỂU rằng Văn Hóa, Huyền Sử KHÁC với Lịch Sử, Khảo Cổ nên «nhà Sử Học» của chúng ta viết về Kim Định với những câu đại loại như : «.Họ không đủ uy tín để đi xa hơn ông giáo sư đại học Kim Định. Cho nên, dù là nói bừa bãi,…..» Không những «phê bình» SAI LẠC Kim Định mà còn «hạ giá» một cách BẤT CÔNG Độc Giả với các câu như :”Sự vô lí trong các luận cứ, cách thế «muốn nói gì thì nói» mà vẫn được người ta nghe theo, chứng tỏ một trình độ suy luận thấp của người thụ nhận đã đành nhưng cũng cho thấy ông đã đánh đúng vào một tâm lí chung của thời đại: tinh thần dân tộc quá khích».(22)

Ngoài ra, hết gán cho Kim Định vai trò của nhà Viết Sử BIÊN NIÊN, rồi nhà Viết Sử CÁC THÁNH, tác giả còn muốn «biến» Kim Định thành nhà KHẢO CỔ trong khi  Ngài đã tuyên bố là Việt Nho theo nghĩa Nho của Lạc Việt là một loại Triết Lý về Lịch Sử chỉ chiếm cỡ 10% của toàn bộ tác phẩm. của Ngài. Do đó, Khảo Cổ và Cổ Sử chiếm 5% là «hết cỡ»!(23) Và sau đó, có lẽ tác giả «Suy bụng ta ra bụng người», nên làm ra vẻ như Kim Định không nắm vững các phương pháp Khảo Cổ như «phương pháp phóng xạ» hoặc «cách phân loại kiểu thức vật dụng để tính thời gian tương đối của các lớp đất».(24)

Hoặc «cáo buộc» một cách SAI LẠC là Kim Định «vẫn lẫn lộn tên một địa phương và tên đặt-để cho một nền văn hóa khảo cổ».quen gọi trống Đông Sơn vì tìm ra nhiều nhất ở làng Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa»[4] Tới phần Chú Thích số [4} thấy đề [4} Kim Định, Hưng Việt, USA: An Việtxb., 1986, tr.18. chúng tôi thử kiếm tác phẩm nêu trên để tra cứu, cũng như nhiều tác phẩm khác của Cố Triết Gia về đề tài này, nhưng CHƯA tìm thấy câu văn nêu trên!(25)

2) KHÔNG LÀM TRÒN CÔNG VIỆC CỦA «NHÀ SỬ HỌC» 

Tóm lại, chính vì LẪN LỘN Huyền Sử với Lịch Sử mà tác giả đã đưa ra không biết bao nhiêu câu «Phê Bình» SAI LẠC về KIM ĐỊNH như phần trình trên đây cho thấy. Bây giờ thử xét xem tác giả về khía cạnh CHUYÊN MÔN hay «ngành nghề» mà tác giả thường nhân danh.

Ai chịu khó bỏ chút thì giờ nghiên cứu về ngành SỬ HỌC cùng có thể nhận thấy là có rất nhiều khuynh hướng, trường phái khác nhau trong ngành này, nhiều khi rất TƯƠNG PHẢN nhau như  chẳng hạn đối với Charles-Victor Langlois hay Charles Seignobos của trường phái «Phương Pháp» hay «Thực Chứng» thì «LỊCH SỬ chỉ là sự vận dụng các TÀI LIỆU»,(26) trong khi đó ngược lại «một số người tiên phong trong phái Tân Sử Học thậm chí nghĩ có thể không sử dụng lại các nguồn tư liệu và có thể suy lý trong hoặc trên cơ sở KHÔNG CÓ TÀI LIỆU NÀO CẢ.(27)

Còn đối với Claude Lévi-Strauss, phương pháp hay nguyên tắc đặc trưng của SỬ HỌC là NIÊN BIỂU (Chronologie). Ông lập luận: «dĩ nhiên niên biểu không phải là TẤT CẢ lịch sử, nhưng thiếu niên biểu thì quyết không được vì cốt tính của SỬ nằm trong khả năng lĩnh hội cái tương quan Trước – Sau. Tương quan này không còn nữa  nếu không có niên biểu, tháng năm để đánh dấu (daté)».

Cũng theo ông, «SỬ KIỆN không phải đơn thuần là một dữ kiện như có người lầm tưởng (le fait historique n’est pas donné) mà là kết quả của công cuộc trừu tượng hóa của sử gia»

«Điều này cũng có nghĩa là , đối với lịch sử, không có sự kiện nào có giá trị khách quan tuyệt đối mà tất cả tùy thuộc vào nhãn quan hiện tại mà sử gia gán cho sự kiện này nọ xẩy ra trong quá khứ một ý nghĩa, một giá trị đặc biệt».(28)

Do đó, người làm công việc SỬ HỌC nên có thái độ KHIÊM NHƯỜNG hơn đối với điều thường được gọi là «Sự Thật Lịch Sử». Điều mà đương sự có thể làm là cố gắng diễn đạt CÁI GÌ ĐÃ XẢY RA càng TRUNG THỰC càng tốt với các phương tiện sẵn có bao gồm cả Phương Pháp Sử Học, kèm theo với tinh thần «Vô Tư» tối thiểu của người làm loại công việc này.

Vậy thử thẩm định xem «nhà Sử Học» Tạ Chí Đại Trường đã làm công việc «ngành nghề» của mình tới đâu?

Trong phần mở đầu của bài viết, tác giả «tiết lộ» là mới đặt TÊN MỚI cách đó mười ngày cho một bài viết mà tác giả đã sử dụng một lần vào tháng 03/ 2002 để làm công việc mà tác giả gọi là CHẠY ĐẠN cho trung tâm William Joiner Centre. Và tác giả cũng «tiết lộ» thêm là có lẽ vì lý do đó mà tác giả bị báo «Làng Văn» ở Canada xếp vào phe TẢ PHÁI!(29) «Làng Văn» là tờ báo khá bị «tai tiếng» tại hải ngoại mà «cảm thấy» phải lên tiếng về vấn đề này, thì chắc là điều «cáo buộc» cũng không xa sự thực bao nhiêu!

Đã vậy mà vào đầu năm 2008 , bài viết nêu trên lại «được» đăng lại trên một «Web» loại «Giao Lưu Văn Hóa» theo kiểu ĐƠN ĐẶT HÀNG thì càng xác nhận các điều đáng ngờ ở trên!(30)

Điều trên còn được thấy qua thái độ LẤP LỬNG của tác giả :

_Có khi tác giả muốn  LÀM RA VẺ là «nhà Sử Học» với Độc Giả và chứng tỏ ta đây «khách quan», «vô tư» nên chẳng hạn dám «phê bình»  cả:

“ông Trường Chinh đưa ra  chỉ thị «tác chiến chống những quan điểm sai lầm về sử học, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, của đế quốc phong kiến, của những sử gia phản động của miền Nam “(31)

hoặc «phê bình» các «Ông lãnh tụ trong nước muốn chứng tỏ mình tài kiêm văn võ, thỉnh thoảng vẫn làm thơ. Ông Trường Chinh còn là «thi sĩ» Sông Hồng. Ông Xuân Thủy vẫn thường tức cảnh sinh tình trong Hội Nghị Paris».(32)

Câu hỏi được đặt ra ở đây là đó có phải là loại Thời Trang «Phê Bình» kiểu LÀM DÁNG của Thời Kỳ «Đổi Mới» hay không ?

_ Nhưng khi khác thì LÒI ra con người THỰC SỰ của tác giả: tỏ ra khâm phục Phương Thức hay Lý Thuyết của  người CHỦ ĐẶT HÀNG vì tác giả chẳng hạn tuyên bố là «Khuynh hướng bảo thủ ít nhiều gì cũng thắng thế dù cả đối với những người theo chủ thuyết hướng về tương lai như người cộng sản. Người cộng sản Việt Nam, dưới sự khuôn nắn của tình thế thực tế, đã dung hòa được sự mâu thuẫn này trong cách thế bắt chước chủ thuyết Mao»(sic) !!!(33)

Hoặc «Phần đất dưới vĩ tuyến 17 không phải là nơi  «địa lợi» của việc khảo sát về Hùng Vương. Chúng ta sẽ thấy khuynh hướng chung của các nước xã hội chủ nghĩa dùng khảo cổ học để đi sâu vào quá khứ, đã là chính sách theo đuổi nhiệt thành ở miền Bắc ???!!! với những bằng cớ chi tiết, cụ thể, không phải mơ hồ, có lúc sơ sài như trong sử sách».(34)

Hoặc «Và phương tiện để thời nay đi sâu vào quá khứ thì không gì hơn là khảo cổ học»(35)

Nếu quả đúng như điều tác giả vừa viết ở trên thì làm sao giải thích tình trạng mà chính tác giả nhận thấy ở miền Bắc là «Các biến động mới cùng sự thất bại không thú nhận của việc nối kết thành quả khảo cổ học với thời Hùng Vương khiến cho vấn đề lại buông thả cho cảm tính, cho những khẩu hiệu phục vụ chính trị cấp thời của sử học»(36)
Vì chính tác giả viết ra những điều MÂU THUẪN nêu trên, thì có lẽ chúng ta không nên trông chờ là tác giả sẽ giải thích giùm cho chúng ta tại sao với một phương tiện «tuyệt vời» như KHẢO CỔ học được chính quyền Cộng Sản liên tục «khuyến khích» và «giúp đỡ» mà tình trạng Nghiên Cứu về Quá Khứ của miền Bắc lại đạt đến kết quả TỆ HẠI như vậy, đến nỗi tác giả phải than phiền ?

Có lẽ đến phiên chúng ta thử đưa ta môt lời giải thích về tình trạng «rối rắm» nêu trên của giới Nghiên Cứu miền Bắc.

Thưa «Nhà Sử Học» Tạ Chí Đại Trường,

Sở dĩ «khuynh hướng chung của các nước xã hội chủ nghĩa dùng khảo cổ học để đi sâu vào quá khứ» là vì họ theo MÁC XÍT là một Chủ Thuyết DUY VẬT, do đó họ tưởng là có thể dùng DUY NHẤT một phương tiện «Câm Nín» (từ của Kim Định), giới hạn, «duy vật»  như Khảo Cổ để tìm về Quá Khứ! Nhưng đó là một ẢO TƯỞNG cũng như Ảo Tưởng về «Thiên Đàng của Cộng Sản» vậy !!!
Đó có lẽ là lý do của câu so sánh sau đây của Cố Triết Gia «Khảo cổ vì hoàn toàn câm nín hẹp hơn sử, sử hẹp hơn văn hóa, còn vì văn hóa bao hàm cả óc tưởng tượng», cũng như tại sao Khảo Cổ và Cổ Sử chỉ chiếm cỡ 5% trong toàn bộ tác phẩm của Kim Định. Trở lại với Tư Duy Thống Hợp, vì «tính chất Toàn Thể luôn luôn KHÁC với sự Cộng Lại của Từng Phần» mà khi Từng Phần đó lại chỉ Đáng chiếm cỡ 5% trong toàn thể các bộ môn, do đó là một điều KHÔNG TƯỞNG, «Ngông Cuồng» những ai còn «nuôi mộng» CHỈ dùng loại phương tiện hạn hẹp nêu trên để tìm hiểu về Cuộc Sống TOÀN DIỆN!!!

Đó cũng là lý do giải thích sự THẤT BẠI của miền Bắc trong lãnh vực Nghiên Cứu mà chính tác giả phải than phiền! Do đó, ngoài Khảo Cổ và Cổ Sử, như đã nói ở trên, Cố Triết Gia còn xử dụng TINH HOA của rất nhiều bộ môn của Khoa Học NHÂN VĂN như Tâm Lý, Xã Hội , Nhân Chủng, Lịch Sử, Ngôn Ngữ, Thể Chế, Thói Tục,vvv..cũng như của Khoa Học VẬT LÝ với Tương Đối thuyết hay Thuyết Lượng Tử và cả TRẦM TƯ và THỂ NGHIỆM Tâm Linh nữa! Và vì tác giả không nắm vững lý do vừa nêu trên nên mới cảm thấy «lạ lùng thay , bóng dáng ông Kim Định huyên hoang lại ảnh hưởng đến một vài học giả phía Bắc và lớp người trẻ tuối hơn».(37)

Vấn đề có lẽ là như thế này, thưa «nhà Sử Học»!  DUY VẬT Sử Quan như thuyết Mác Xít chỉ nhìn Lịch Sử qua lăng kính MỘT CHIỀU của «đấu tranh giai cấp» nên THẤT BẠI do chính tính Một Chiều  của lý thuyết. Do đó, những người  Nghiên Cứu ở miền Bắc hôm nay muốn viết hay làm một cái gì MƠÍ MẺ hơn thì họ phải cần một loại TÂM LINH Sử Quan như của KIM ĐỊNH giúp họ có cái nhìn TOÀN DIỆN hơn về Thực Tại. Những người được đề cập trong bài viết mà tác giả cho là chịu ẢNH HƯỞNG Trực Tiếp hay Gián Tiếp từ Cố Triết Gia ở TRONG NƯỚC là chẳng hạn ông Nguyễn Khánh Toàn , Viện Trưởng Viện Khoa Học học Việt Nam, ông Trần Ngọc Thêm, «Chủ tịch Hội đồng Ngữ học và Việt Nam học cho Khối Đại học Ngoại ngữ của Bộ Giáo dục.», Ông Trần Quốc Vượng, một Sử Gia danh tiếng của miền Bắc, PGS Nguyễn Cảnh Minh, ông Bùi Thiết thuộc phe «li khai», một tác giả  trẻ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, các tác giả khác như Phan Huy Lệ, Hà Văn Tấn?vvv..

Do đó, cộng lại tất cả các lý do vừa nêu trên thì có thể đưa tới kết luận sau đây là tác giả KHÔNG ĐẠT được tiêu chuẩn VÔ TƯ tối thiểu của «nhà Sử Học» là danh hiệu mà tác giả thường tự nhận! Còn xét về phần NỘI DUNG của bài viết, ngoài sự LẪN LỘN Nền Tảng giữa Huyền Sử và LịchSử kéo theo không biết bao nhiêu điều SAI LẦM  trong việc phê phán nội dung Tư Tưởng của Cố Triết Gia Kim Định, mà phần trình bày ở trên cho thấy, thì mặt khác, cảm tưởng chung của độc giả là hình như tác giả được một «Thế Lực» nào đó «Giao Phó» cho công việc «điều tra» về điều có thể gọi là «Hiện Tượng Kim Định» mà Ảnh Hưởng có vẻ «lan tràn» từ Trong Nước đến Hải Ngoại ! Có lẽ vì tự nhận là «nhà Sử Học» nên tác giả «chĩa mũi dùi» vào phần VIỆT NHO của Cố Triết Gia theo nghĩa Nho của người Lạc Việt đặc biệt ở hai bình diện Cổ Sử và Khảo Cổ.

Tóm lại, phần trình bày trên cho thấy là tác giả THIẾU sự VÔ TƯ tối thiểu của một người làm công việc SỬ HỌC. Còn về phương diện VĂN BẢN, về lời chú thích «[4}Kim Định,Hưng Việt, USA: An Việtxb,1986, tr.18» của bài viết đã nói ở trên và liên quan đến lời «cáo buộc» của tác giả, là Kim Định «vẫn lẫn lộn tên một địa phương và tên đặt-để cho một nền văn hóa Khảo Cổ «quen gọi trống Đồng Sơn vì tìm ra nhiều nhất ở làng Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa», chúng tôi thử kiếm tác phẩm nêu trên để tra cứu, cũng như nhiều tác phẩm khác của Cố Triết Gia về đề tài này, nhưng tiếc rằng  CHƯA tìm thấy câu văn nêu trên .

Về đoạn văn sau đây của bài viết: «Tham vọng giáo chủ của ông tỏ ra trong việc tập trung bài cũ, viết ra trên tư tưởng cũ, khai thác những hiểu biết mới, sắp xếp thành 5 bộ sách mà ông đặt tên là Ngũ Kinh khải triết (ngũ điển), ý muốn thay thế Ngũ Kinh của Khổng Nho xưa. Năm bộ đó là Kinh Hùng,  Sứ Điệp «có thể coi là cố định» và ba quyển «đang hình thành???ở vào thời dự tuyển», Kinh Lạc/Nhạc « do các nhạc sĩ điều động», Kinh Dịch «thay đổi thêm bớt từ quyển Dịch Kinh linh thể». Dự định là thế nhưng thực tế ngay sau những lời này, ông đã giới thiệu môt bộ Ngũ Kinh khác: Hưng Việt sử ca (thật ra tên sách năm 1986 có quảng cáo này chỉ là Hưng Việt), Kinh Hùng khải triết??Pho tượng đẹp nhấtcủa việt tộc?.Sứ điệp trống đồng, Văn Lang vũ bộ???? [14] (38)

Ở lời chú thích [14} tác giả có chỉ dẫn  đến «Phụ Trương cuối sách Văn Lang vũ bộ nhưng khi đọc phần «Phụ Trương» nêu trên thì  nội dung KHÔNG hoàn toàn giống như điều TÁC GIẢ diễn tả (39)

Thứ nhất là điều SAI LẠC liên quan đến HAI tác phẩm «HÙNG VIỆT SỬ CA» và «HƯNG VIỆT» mà tác giả có vẻ lầm tưởng là  MỘT, cũng như gọi ‘Hùng Việt Sử Ca» là Hưng Việt sử ca

Kế đến, nếu BA KINH ĐANG HÌNH THÀNH (chứ không phải ba quyển «đang hình thành như tác giả viết) « sẽ là Kinh Ngữ, Kinh Lạc(Nhạc) và Kinh Dịch, thì BA TRONG NĂM QUYỂN TRÊN ĐANG « ở vào thời kỳ dự tuyển KHÔNG phải là Kinh Ngữ, Kinh Lạc(Nhạc) và Kinh Dịch như tác giả có vẻ lầm tưởng vì hai lý do sau đây:

_ Ba Kinh trên chưa ai viết ra thì làm sao dự tuyển!

_ Ở phần trên, sau khi bàn về «Kinh Hùng Khải Triết» và «Sứ Điệp Trống đồng» «có thể coi là cố định», «Phụ Trương» còn bàn thêm về «Ba quyển còn lại» (tức «Hùng Việt Sử Ca», Văn Lang Vũ Bộ», «Pho Tượng Đẹp Nhất của Việt Tộc) mà «phụ trương» «bảo» là «hãy tạm cho đứng đấy tới lúc làm ra được  ba kinh khác thì hoặc là sẽ để chúng ra vòng ngoài, hoặc cho đi với hai kinh như phụ trương».

Trên đây là một vài thí dụ ĐIỂN HÌNH về phương diện VĂN BẢN cho thấy tính chất KHÔNG được NGHIÊM TÚC lắm trong lề lối làm việc của tác giả. Mà tính NGHIÊM TÚC trong việc «quản lý» TƯ LIỆU là điều người ta trông chờ của một người tự nhận là «nhà Sử Học»!

Bây giờ có lẽ đến lúc chúng ta vào chính SỰ KIỆN, tức «Hiện Tượng Kim Định» mà tác giả được «giao phó» công việc «điều tra» về phương diện chuyên môn hay «ngành nghề» để xem tác giả có đạt được kết quả gì chăng ?

Điều nổi bậc nhất có lẽ là việc tác giả muốn GÁN cho Cố Triết Gia vai trò của một «Lãnh Tụ TÔN GIÁO»:

_ «thành một niềm hãnh tự kiêu có dáng dấp tôn giáo của người xướng xuất ra nó?»(40)

_ «…..ngoài nước  thì công khai đưa lên gần thành một tôn giáo??»(41)

_ « Với người bậc gốc ra khỏi xứ sở thì tôn giáo cũng là  một cơ sở cần phải bám víu, một thứ tôn giáo mang căn bản cũ và những hình thức của tình thế thúc đẩy tham vọng mới. Ông Trần Văn Trường, «người xưng vua»??.Thanh Hải Vô Thượng Sư có quần chúng đồng chủng???»(42)

Câu diễu cợt ta thường nghe có thể áp dụng ở đây là «Thấy dzậy mà không phải dzậy!!!»

Nhưng trước khi trả lời tác giả , chúng tôi xin tóm lượt dưới đây bài phân tích của Cố Triết Gia về ba loại Văn Hóa chính là : Tôn Giáo, Ý Hệ và Tâm Linh

_TÔN GIÁO: Văn hóa Tôn Giáo là của hầu hết các xã hội cổ xưa??và sở dĩ gọi như vậy vì các thể chế trong nền văn hóa này bao giờ cũng y cứ trên những NIỀM TIN»

_ Ý HỆ hay Triết Học: Ý Hệ thường là sự PHẢN ỨNG lại Niềm Tin cho là vô lý hay ít ra không thể kiểm chứng, vì vậy người ta lập ra một nền văn hóa chống lại tôn giáo và thường là vô thần, thí dụ rõ nhất là Ý Hệ Mác Xít

_ TÂM LINH: Văn hóa Tâm Linh là loại tham bác cả TÔN GIÁO lẫn TRIẾT HỌC vì căn cứ trên những yếu tố mà Lý Trí có thể kiểm chứng hay ít ra có khả năng thể nghiệm được. Tuy nhiên lại giống Tôn Giáo vì nó vận dụng cả Tình Cảm cả Ý Chí đến cùng tột gọi là TÂM LINH nên sâu hơn Triết và vì thế giầu khả năng thống nhất con người như kiểu Tôn Giáo. Loại này vì giầu yếu tố Tâm Linh có tính chất Siêu Việt nên tôi cũng gọi là MINH TRIẾT (Sagesse) tức là Tinh Hoa của Triết Lý Nhân Sinh.(43)

Dưới ánh sáng của bài phân tích trên đây, mục đích của Cố Triết Gia  KHÔNG phải trở thành một «Lãnh Tụ Tôn Giáo» như tác giả muốn «gán ép», mà là một TRIẾT GIA của nền Triết Lý Nhân Sinh trong truyền thống của văn hóa TÂM LINH hay nền MINH TRIẾT của Tổ Tiên LẠC VIỆT!

Điều Nổi Bậc thứ hai là Khuynh Hướng CHÍNH TRỊ mà tác giả muốn GÁN cho Cố Triết Gia. Tác giả viết:

_  «Có thể nói lí thuyết Kim Định bắt nguồn  từ ý tưởng bốc đồng huyênh hoang của nhà chính trị trong thời gian mất nước vào tay người Pháp, cụ thể là Lí Đông A, Nguyễn Ngọc (Hữu?) Thanh,  Thư Kí trưởng Đảng Đại Việt Duy Dân?

Lãnh tụ lập thuyết lúc còn trẻ, chết sớm không đủ khả năng triển khai sâu rộng, do đó còn dành việc cho người sau, không cần phải là đảng viên. Ông Kim Định có kiến thức Đông Tây (bằng cấp Tây), căn cứ sách vở hiện đại nhiều và có vẻ sâu, với chức vị Giáo Sư Đại Học, ông có đủ uy thế để khai thác những ý kiến mở đường đến những lập luận có bằng cớ cao xa hơn.»(44)

_ «Kim Định vốn cũng bắt nguồn tư tưởng từ một chính trị gia như đã nói, nên ông có một quần chúng đảng phải tán thưởng theo, rồi cũng sẽ quy tụ vào ông khi cả hai đều bật rể ra hải ngoại».(45)

Đúng là HOANG TƯỞNG!!!

Thật vậy, Kim Định là người chủ trương CỨU NƯỚC bằng phương tiện VĂN HÓA, nên Ngài ưu tiên cho việc hoàn tất bộ sách Triết Lý An Vi và Việt Nho trước khi nghĩ đến việc áp dụng vào CHÍNH TRỊ hay lãnh vực khác. Trước 1975, tuy mục tiêu cuối cùng là phổ biến Triết Thuyết  ra mọi giới càng rộng càng tốt, nhưng vì ý thức là VĂN HÓA đi kèm với TRIẾT HỌC là một lãnh vực RẤT KHÓ nên Ngài không có «ảo tưởng» về những khó khăn sẽ gặp trên con đường hoạt động. Do đó, lúc khởi đầu, Ngài đặc biệt chú trọng đến môi trường ĐẠI HỌC với các Sinh Viên của Ngài và một thiểu số trong giới Trí Thức VN thời đó có  đủ Trình Độ và Tâm Hồn để đón nhận nền Triết Lý Nhân Sinh mới mẻ này.

Có thể Ngài có vài người bạn hay đồng nghiệp có liên hệ xa gần với Lý Thuyết Gia Lý Đông A  của Duy Dân về phương diện Tư Tưởng và Chính Trị. Nhưng đó là chuyện riêng tư của những người này, không liên quan gì đến Kim Định, An Vi hay Việt Nho cả!

Sau 1975, trong số Môn Sinh cũ của Ngài , có thể có người nghĩ  đến việc dựa vào Tư Tưởng của Ngài để hoạt động Chính Trị tại hải ngoại. Cũng có thể có một vài nhóm khác có ý định tương tự. Nhưng đó là chuyện VỀ SAU, «Hậu 1975». Và nếu có,Ngài cũng chỉ giữ vai trò Cố Vấn mà thôi. Vì mục tiêu chính của Ngài luôn luôn là VĂN HÓA. Chỉ vào gần cuối đời,Ngài có tham dự vào Mặt Trận LIÊN TÔN.

Một trường hợp SAI LẦM khác của tác giả liên quan đến  nguồn gốc và thực chất của một nhóm «văn hóa» Việt tại Hoa Kỳ. Tác giả viết : «Có vẻ đồ đệ của Kim Định xuất hiện mới nhất là nhóm Đạo sống Việt. Cũng thoáng một triết lý chính trị vướng víu từ xưa qua từ «nhân chủ». Cũng những chuyện bánh dầy bánh chưng, gậy thần sách ước., vẫn các chứng dẫn khảo cổ học bộp chộp lấy từ những người không hiểu vấn đề. Cũng triết lý Rồng Tiên, nhưng bạo gan đi vào huyền sử với chuyện «Tổ chức mật núi Tản sông Cái» giúp Hai Bà Trưng. Tuy nhiên từ loại triết lý An Vi ra ngoài nước mang tinh thần hồi cố hơn với tên An Việt của nhà xuất bản, đến đây lại trở thành một thứ tôn giáo dân tộc chống cộng chống Tây, tách rời một ít khu vực Hán Nho/Việt Nho mà ông Thầy dễ thỏa hiệp để đi vào tinh thần «thiền» của Phật Giáo: «Trăm hay xoay vào lòng».(46)
Trái với những gì tác giả viết ở trên, sau đây mới chính là nguồn gốc và thực chất của nhóm «văn hóa» nêu trên:

«ĐIỀU ĐÁNG TIẾC là trong giới Cầm Bút Hải Ngoại ngày nay (và trong nước), một số người không theo những Nguyên Tắc Sơ Đẳng nhất trong công việc VIẾT LÁCH. Thành phần này không chỉ giới hạn ở những Ký giả thường hay những người viết lách «nghiệp dư», mà bao gồm cả những người tự xưng là Cố Vấn, Lãnh Tụ Văn Hóa (Tủ Sách Việt Thường hay Đạo sống Việt). Họ tự động CHIẾM HỮU những Tư Tưởng, Ý Tưởng, Câu Văn, Cụm Từ, Dữ Kiện.của những Nhà Văn, Học Giả, Triết Gia đứng đắn mà không màn đến việc ghi danh tính, xuất xứ của những điều trên, làm như thể «Ở Đời Muôn Sự Của Chung»!!

NẠN NHÂN Lớn Nhất của âm mưu ĐẠO VĂN Khổng Lồ này có lẽ là Cố Triết Gia Kim Định. Nhóm trên dù chịu ảnh hưởng sâu đậm Tư Tưởng của Cố Triết Gia không những Không Thừa nhận mà còn lên tiếng KHÍCH BÁC.

Phần mà nhóm này XUYÊN TẠC và Lạm Dụng nhiều nhất liên quan đến Chủ Thuyết VIỆT NHO. Đó có lẽ là một trong những âm mưu Tệ Hại Nhất trong mưu toan Cướp Công PHỤC VIỆT của Cố Triết Gia, bằng cách Nhận Bừa những Khám Phám quan trọng của Ngài về  các Nét Đặc Sắc của Văn Hóa VIỆT làm như chính họ, nhóm họ khám phá ra.

Nhóm «Văn Hóa» nêu trên, sau đó vì muốn Dấu Nhẹm công việc ĐẠO VĂN của mình, nên cố tình Lẫn Lộn Minh Triết với Ý Thức Hệ, Văn Hóa với Chính Trị, Nho Giáo với Hán Tộc. Một trong những Thủ thuật của họ là tìm cách Biến Khổng Tử từ một nhà Đại Hiền Triết được Thế Giới tuyên dương thành Thủy Tổ của Sách Lược Bành Trướng của  nhà Hán»(47)

  • KẾT LUẬN

Với một bài viết nhằm nghiên cứu, tìm hiểu, «phê bình» một Sự Kiện «Lịch Sử» mới xảy ra cách đây không lâu có thể gọi là «Hiện Tượng Kim Định», và với các phương tiện dồi dào ngày nay về phương diện Tư Liệu, Báo Chí, Truyền Thông….. tác giả bài viết lại phạm không biết bao nhiêu SAI LẦM liên quan đến Phương Pháp, Nội Dung, Văn Bản, Dữ Kiện…..do đó,  vấn đề có thể được đặt ra ở đây đối với:

1) chính GIÁ TRỊ của bài «Phê Bình»

2) cũng như TƯ CÁCH «nhà Sử Học» của tác giả

Tuy nhiên, ở đời đối với bất cứ biến cố, sự kiện, lầm lỗi, thất bại nào, ta cũng có thể rút ra được một BÀI HỌC cho Tương Lai. Và Bài Học gì có thể được rút ra từ trường hợp nêu trên ?

Thứ nhất, dẫu thế nào đi nữa thì tính CHUYÊN MÔN cũng tỏ ra  cần thiết, nhất là về phương diện ăn làm, mưu sinh trong môi trường xã hội phức tạp ngày nay. Do đó, phải luôn trau dồi nghề nghiệp, mà trong lãnh vực SỬ HỌC chẳng hạn là tìm cách luyện tập óc phê bình, phán đoán, phương pháp suy tư, cách thức đặt vấn đề trong lãnh vực Chuyên Môn của mình, kèm theo với các công cụ, phương tiện sẵn có , kể cả Phương Pháp SỬ HỌC  như Phê Bình NGOẠI TẠI (External Criticism) liên quan đến tính Xác Thực của Nguồn Tư Liệu hay Phê Bình NỘI TẠI (Internal Criticism) đối với công việc Làm Chứng với các Chứng Cớ «Mắt thấy» trực tiếp hay Truyền Miệng…vvv…nhằm giúp cho công việc nghiên cứu, tìm tòi, tra vấn…vvv…luôn được cải thiện. Tuy nhiên, thực hiện được tất cả các điều trên chỉ giúp ta đạt được MỘT CHIỀU KÍCH mà thôi
Kế đến, ta còn phải biết VƯỢT qua giới hạn của lãnh vực CHUYÊNMÔN của mình, nhất là về phương diện VĂN HÓA để đặt một nhịp cầu với các «ngành nghề» khác cho mục tiêu Thông Cảm cũng như trau dồi Kiến Thức. Nhưng vì theo Tư duy TỔNG HỢP, tính chất «Toàn Thể luôn luôn KHÁC với sự Cộng Lại của Từng Phần» do đó tìm cách nới rộng vốn kiến thức của mình qua các ngành chuyên môn khác là CẦN nhưng KHÔNG ĐỦ. Muốn đạt được mục tiêu tối hậu, ta còn cần phải học điều mà người xưa gọi là ĐẠO LÀM NGƯỜI, mà nói theo danh từ ngày nay là Triết Lý Nhân Sinh với nền Nhân Bản Tâm Linh mà hệ luận là ta KHÔNG chỉ có TỔNG CỘNG (syncrétisme) tức sự Cộng Lại các Kiến Thức Chuyên Môn  mà còn đạt được TỔNG HỢP (synthèse) giúp ta có Cái Nhìn TOÀN DIỆN, HAI CHIỀU mới thực sự đem lại GIẢI PHÁP  cho các vấn đề của Nhân Sinh Thế Sự

Lê Việt Thường

 CHÚ THÍCH
(01) Tạ Chí Đại Trường, «Về «huyển sử gia» Kim Định và các chi, bàng phái «huyền sử học» Việt Nam»,http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12188&rb=0302
(03) Kim Định, «Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam», Dân Chúa, LA, USA,1982, tr.35-36
(04) Trần Đỗ Dũng, «Luận Lý và Tư Tưởng trong Huyền Thoại», Trình Bày, SG, VN, 1967, tr. 124-127
Claude Lévi-Strauss,»Anthropologie Structurale», Paris, Plon, 1998
(05) Kim Định, «Việt Lý Tố Nguyên», An Tiêm, Paris-San Jose, 2001, tr.154
(06) Trần Đỗ Dũng, Idem, tr.156
(07) Tạ Chí Đại Trường, Idem, tr.7
(08) Đông Lan, «Yêu Mến An Vi», Văn Hiến, 2004, tr.32
(09) Tạ Chí Đại Trường, Idem, tr.6
(10) Trần Đỗ Dũng, Idem, tr.183
(11) Tạ Chí Đại Trường, Idem, tr.7
(12) Trần Đỗ Dũng, Idem, tr.145
Claude Lévi-Strauss, «Le Ctu et Le Cuit», Paris, Plon, 1964
(13) Stephen Oppenheimer, «Eden in the East: The Drowned Continent of Sơutheast Asia», Phoenix, London, UK, 2001
(14) Guy Bourdé & Hervé Martin, «Các Trường Phái Sử Học», Viện Sử Học, HàNội, VN, 2001, tr.59-66
(15) Tạ Chí Đại Trưòng», Idem, tr.10
(16)Idem, tr.10
(17) Kim Định, «Triết Lý Giáo Dục», Idem, tr.118
(18) Kim Định, «Việt Lý Tố Nguyên», Idem, tr.18-19
(19) Tạ Chí Đại Trường, Idem, tr. 7
(20) Idem, tr.21
(21) Kim Định, «Văn Lang Vũ Bộ», H.T.Kelton, CA, USA, tr.58-69
(22) Tạ Chí Đại Trường, Idem, tr.8
(23) Kim Định, «Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam», Idem, tr.37
(24) Tạ Chí Đại Trường, Idem, tr.7
(25) Idem, tr.6
(26) Guy Bourdé & Hervé Martin, Idem tr.249
(27) Idem, tr.347
(28) Trần Đỗ Dũng, Idem, tr.171-176
(29) Tạ Chí Đại Trường, Idem, tr.1
(30) Tạ Chí Đại Trường, «Về «huyển sử gia» Kim Định và các chi, bàng phái «huyền sử học» Việt Nam»,http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12188&rb=0302
(31) Tạ Chí Đại Trường, Idem , tr.3 
(32) Idem, tr.18-19
(33) Idem, tr.9
(34)Idem tr. 2
(35) Idem tr.6
(36) Idem tr.11
(37) Idem tr.11-12
(38) Idem tr.17
(39) Kim Định, «Văn Lang Vũ Bộ», Idem tr.235-236
(40) Tạ Chí Đại Trường, Idem tr.3
(41) Idem tr.7
(42) Idem tr.16
(43) Kim Định, «Việt Triết Nhập Môn», An Việt Houston, USA, 1988, tr.125-126
(44) Tạ Chí Đại Trường, Idem tr.8
(45) Idem tr.16
(46) Idem tr.19
(47) Lê Việt Thường»Thái Độ Cần Có Của Người Cầm Bút», Web»anviettoancau.net «, 01/2008

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

 

         

Tìm Kiếm