G.F. Hudson

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỄN ĐÔNG TRÊN ‘THẾ KỶ ÁNH SÁNG’ (Phần Năm)

Lời Nói Đầu

Với sự ‘ra đời’ của Chủ Thuyết VIỆT NHO  được kiện chứng bởi những chứng cớ và khám phá Khoa Học càng ngày càng nhiều và ‘không thể chối cãi được’, xuất hiện một Chân Lý MỚI trong lãnh vực Lịch Sử và Khảo Cổ liên quan đến miền Viễn Đông như sau: ‘Không phải Hoa Hán, mà Lạc Việt và Bách Việt mới là NGUỒN GỐC của Nho Giáo và Văn Minh Viễn Đông’.

Tuy nhiên, Sự Thật này mới xuất hiện từ khoảng nửa thế kỷ nay, do đó cần phải có  thời gian để giới Trí Thức, Học Giả Việt Nam cũng như Quốc Tế ‘làm quen’ với Thực Tại MỚI này. Vì các lý do nêu trên, khi đọc bài viết dưới đây, nếu mỗi khi thấy từ ‘Trung Hoa’ thì  xin Quý Độc Giả hiểu cho là ‘Viễn Đông’,

Nhân tiện cũng xin giới thiệu cùng Quý Vị hai Tác Phẩm  rất Giá Trị: ‘La Chine et la Formation de l’Esprit Philosophique en France (1640-1740)’ của Học Giả gốc Pháp Virgile Pinot, và ‘Europe and China’ của Học Giả gốc Anh G.F. Hudson.

Điểm Đặc Sắc của hai Tác Phẩm này là qua đó, hai Tác Giả hé cho chúng ta thấy tầm Ảnh Hưởng tối quan trọng của Viễn Đông trên ‘Thế Kỷ Ánh Sáng’ về phương diện Tư Tưởng cũng như sự Thành Hình của nền Dân Chủ Tây Phương.

Diễn Đàn ‘Minh Triết Việt’ xin hân hạnh lần lượt đăng tải các bài viết liên quan đến Nội Dung của hai Tác Phẩm nêu trên.

BBT ‘Minh Triết Việt’


Sau nhiều nỗ lực khác nhằm xâm nhập Trung Hoa gặp trở ngại, Alessandro Valignani trong tư cách Tổng Thanh Tra giáo bộ Dòng Tên tại Á Châu quyết chí sửa soạn một cuộc ‘đột kích’ quan trọng hơn vào đất Trung Hoa bằng cách giành cho các giáo sĩ Dòng Tên đã được lựa chọn cho công tác này, một sự  huấn luyện kỹ lưỡng  về tiếng Trung Hoa được thực hiện tại Macao là thuộc địa của Bồ Đào Nha từ năm 1557.Tại đây, nằm cạnh đất Trung Hoa, các chiến thuật mới được hoạch định nhưng trên một thời gian dài, chưa thấy hé mở một cơ hội nào cả !

Phải chờ tới khi Giáo Sĩ Matteo Ricci xuất hiện thì con đường vào đất Trung Hoa mới được mở ra. Giáo Sĩ theo học hai môn Toán và Thiên Văn tại La Mã và ông cũng là một nhà Ngôn Ngữ học có khả năng. Ricci đến Macao năm 1582 và năm sau ông và một giáo sĩ Dòng Tên khác, Ruggerius, được phép cư ngụ tại Chao-ch’ing một nơi gần tỉnh Quảng Đông. Tại đây, hai ông trang phục theo kiểu các nhà Sư Phật Giáo và thời giờ được giành không phải để truyền giáo mà để đạt được sự trọng nễ và chú ý trong tinh thần thân hữu của các học giả và viên chức Trung Hoa dựa vào trình độ học thức của chính hai ông ở các lãnh vực Khoa Học và Toán Học. Và họ chỉ thực hiện công tác truyền giáo một khi đã nhận được sự tin cậy. Các chiến thuật mới mẻ này đã đạt được kết quả ngay.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn cần phải vượt qua nên họ vẫn còn bám víu vào ý tưởng về một Sứ Bộ của một quốc gia theo đạo Công Giáo được gởi đến Trung Hoa nhằm ký kết một thỏa ước với nước này hầu cho phép đạo Công Giáo được truyền bá tại đây. Và giáo sĩ Ruggerius trở lại Âu Châu năm 1588 với mục tiêu vận động cho một hiệp ước loại này. Nhưng ông đã thất bại trong công tác kể trên và qua đời tại Salerno năm 1607.

Trong khi đó, các tiến triển thuận lợi về phía giáo sĩ Ricci khiến cho loại hiệp ước trên không còn cần thiết nữa. Năm 1594, ông thay đổi trang phục từ một nhà Sư Phật Giáo trở thành một Học Giả và nhận thấy việc này cải thiện địa vị của ông trên đất Trung Hoa. Ricci đã kết thân với một vài viên chức cao cấp và cuối cùng vào năm 1601 đã được hoàn toàn chấp nhận và được phép cư ngụ và truyền giáo tại Bắc Kinh. Ông được bộ Ngân Khố Trung Hoa thời đó cấp cho một căn nhà và tiền trợ cấp … Với ‘hàm râu quăn, đôi mắt màu xanh lơ và giọng nói vang như tiếng chuông’ ,với vốn học hỏi xuất sắc về Văn Học Cổ Điển Trung Hoa, với trình độ kiến thức Khoa Học và biệt tài khéo léo ở lãnh vực Kỹ Thuật, và trên hết với cách thức cư xử  khéo léo và lịch lãm, giáo sĩ Ricci đã để lại một ấn tượng sâu đậm trên giới Thượng Lưu của kinh đô Trung Hoa…..

Ricci đã phối hợp lòng nhiệt thành lớn lao với khả năng không sai chạy về khía cạnh hiện thực của mình. Ông ý thức được về những điều kiện cần phải có để thực hiện công tác Truyền Giáo tại Trung Hoa. Ông nhận thấy trong một Đế Quốc rộng lớn và không theo Thiên Chúa Giáo như Trung Hoa, mà nơi đây Đức Tin không nhận được sự hậu thuẫn của Quân Đội và không được bảo đảm bởi các hiệp ước, công cuộc truyền giáo tùy thuộc vào hai điều kiện: thứ nhất các giáo sĩ trên bình diện tạm gọi là thế tục của mình, phải tỏ ra  hữu dụng đối với chính quyền Trung Hoa. Thứ hai, họ phải tránh trong mức độ có thể , công kích các nghi lễ được giành cho Khổng Tử và Tổ Tiên của người dân Trung Hoa, các nghi lễ mà giới Sĩ Phu cho là thiết yếu  đối với trật tự của Gia Đình và Nhà Nước.

Để hội đủ điều kiện đầu tiên, chính Ricci đã chỉ giùm cách thức, và điều này được các ngươi kế vị ông noi theo. Một trình độ  cao về phương diện thế tục trong các lãnh vực Giáo Dục và Thành Tựu  hơn bất cứ điều gì khác, phân biệt Dòng Tên với các dòng tu Công Giáo lâu đời hơn. Trong giới hạn của Tôn Giáo của họ, các giáo sĩ Dòng Tên quả đúng là hậu duệ của phong trào Phục Hưng. Chính trong tư cách Học Giả, Triều Thần và công dân của Thế Giới mà các giáo sĩ Dòng Tên đã tìm cách tiến thủ ở Viễn Đông cũng như  tại các vương quốc ở Âu Châu.

Đối với các quan chức kiêm học giả của Trung Hoa, mà các thương nhân không bao giờ được họ quý chuộng, Dòng Tên xứng đáng biểu hiệu cho  Trí Tuệ của Âu Châu thời đó  và khiến cho các đối tác của họ phải công nhận sự hiện hữu của một nền Văn Minh nếu không ngang hàng với nền Văn Minh Viễn Đông thì cũng tỏ ra đáng kính nễ. Riêng với tư cách là những nhà Trí Thức có trình độ Giáo Dục cao mà mức học vấn được đặt trên cơ sở của việc họ thông thạo Văn Học Trung Hoa cũng như các ngành Chuyên Môn của chính họ, các Giáo Sĩ lãnh đạo Dòng Tên được chấp nhận bởi tầng lớp Thượng Lưu Trí Thức của Trung Hoa thời đó có thói quen trọng vọng sự Uyên Thâm Thông Thái và vẫn giữ được một mức độ hiếu kỳ về phương diện Trí Thức. Tuy nhiên, khía cạnh này cũng chỉ giúp các giáo sĩ Dòng Tên tới một mức độ nào đó thôi trong việc bảo vệ địa vị của họ tại đây trước  các âm mưu thù nghịch và các đổi thay chính trị. Họ còn cần có khả năng xử dụng các tài năng của họ vào các công việc thực tiễn nữa.

Đối với việc xác định các yếu tố cần thiết cho công tác làm Lịch luôn đóng một vai trò tối quan trọng về phương diện Nghi Lễ của chính quyền Trung Hoa thời đó và là lãnh vực của bộ Thiên Văn, Triều Đình đang dùng tài năng của các chuyên viên kỹ thuật ngoại quốc. Vào thời điểm này, thế giới Hồi Giáo vẫn còn giữ được thanh thế trong lãnh vực Thiên Văn và Toán Học bắt nguồn từ nền Khoa Học Hy Lạp-Á Rập đã nở rộ tại Baghdad và Samarkand ở thởi Thượng Trung Cổ. Các nhà Toán Học gốc Hồi Giáo được Triều Đình Trung Hoa giao cho vai trò quản lý công tác làm Lịch . Ricci nhận thấy tầm quan trọng lớn lao dính liền với công tác kể trên  nên đã thuyết phục Dòng Tên gởi cho ông một chuyên viên về ngành Thiên Văn Học. Giáo sĩ Sabbatino de Ursis đến Bắc Kinh năm 1606 cho công tác kể trên. Năm 1611, sau khi các chuyên viên Hồi Giáo phạm phải  một lỗi lầm nghiêm trọng trong việc dự đoán về một hiện tượng Nhật Thực, việc cải tổ Niên Lịch được giao phó cho cho các giáo sĩ Dòng Tên qua một sắc chỉ của Triều Đình. Từ nay trở đi, công tác làm Lịch đã giữ một vai trò then chốt trong sách lược của Dòng Tên tại Trung Hoa. Từ năm 1616 đến năm 1664, người Thiên Chúa giáo của mọi phe nhóm không còn được Triều Đình chiếu cố nữa và việc kiểm soát Niên Lịch cũng bị thâu hồi lại, nhưng từ năm 1929 tới năm 1669, được trao trả lại cho họ và được hai giáo sĩ Terrentius và Schall quản lý một cách rất thành thạo. Schall được vị Hoàng Đế Mãn Thanh đầu tiên là Schun Chih nuôi nấng và trở thành Phó Chủ Tịch của Ủy Ban Thiên Văn Học. Bằng cách đó, một giáo sĩ Dòng Tên đã trở thành một trong những viên chức cao cấp của hê thống quan lại của Trung Hoa. Từ năm 1664 tới năm 1669, Dòng Tên một lần nữa đã bị thâu hồi việc kiểm soát Niên Lịch bởi một âm mưu bè phái trong Triếu Đình, nhưng năm 1669, Vua Khang Hi cho áp dụng một cuộc tỉ thí để phân hơn thua giữa giáo sĩ Verbiest là người kế vị Schall như là chuyên viên Thiên Văn Học của Dòng Tên và chuyên viên thượng thặng về Thiên Văn Học của Hồi Giáo. Verbiest thắng cuộc và Ủy Ban Thiên Văn Học tai Triều Đình Trung Hoa tiếp tục là đồn lũy của Thiên Chúa Giáo cho tới năm 1838.

G.F. Hudson

CHÚ THÍCH

(1) G.F.Hudson, ‘Europe and China: a Survey of Their Relations from the Earliest Times to 1800‘, Beacon Press Boston, USA, 1961

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

 

Tìm Kiếm