LÒ VI SÓNG TIỀM ẨN NHỮNG NGUY HIỂM GÌ ?

ING.933

Lò vi sóng tưởng như chỉ biết hâm nóng thức ăn siêu tốc, nhưng thực ra lại có thể nhanh tay phá hủy hàng loạt dưỡng chất trong đồ ăn, làm biến dạng các chất trong đó, đồng thời tạo thêm nhiều chất độc hại khác… Tính ra có đến 90% người Mỹ có lò vi sóng trong nhà. Người Âu chắc cũng không kém. Ở Việt Nam thì mức độ phổ biến không bằng họ nhưng có lẽ cũng không thể không cân nhắc thiệt hơn khi dùng loại thiết bị này.

Câu chuyện về sự nguy hiểm của lò vi sóng có thể được chú ý hơn với vụ kiện đình đám ở Oklahoma, Mỹ vào năm 1991. Người phụ nữ tên là Norma Levitt phải trải qua phẫu thuật hông đã bị chết sau khi được truyền máu làm ấm bằng lò vi sóng bởi một cô y tá. Thông thường, máu vẫn được làm ấm lên khi truyền, nhưng không phải trong lò vi sóng! Như vậy trong trường hợp này, lò vi sóng đã làm biến đổi máu và làm cô Levitt thiệt mạng. Và lò vi sóng không chỉ đơn thuần là làm nóng lên như nhiều người vẫn tin.

Phá hủy dưỡng chất

Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng lò vi sóng hoàn toàn không giúp bạn trong việc bảo vệ những chất dinh dưỡng trong thực phẩm mà lại phá hủy chúng.

Một nghiên cứu do nhóm tác giả Tây Ban Nha công bố trên Tạp chí Science & Agriculture cho thấy rằng khi nấu bông cải xanh nấu bằng lò vi sóng với một ít nước, có đến 97% các hoạt chất chống oxi hóa bị mất đi. So sánh với phương pháp hấp trong hơi, thì chỉ khoảng 11% lượng chất này bị mất đi. Một số hợp chất của phenol và glucosinates cũng bị giảm đi.

Nhiều kết quả khác cũng được công bố. Khi nấu măng tây bằng lò vi sóng, lượng vitamin C mất đi đáng kể. Đối với tỏi, chỉ cần 60 giây cũng đủ để làm mất hoạt tính của toàn bộ allinase vốn là hoạt chất quan trọng trong tác dụng chống ung thư của tỏi.

Còn nếu quay trong vòng 6 phút thì có đến 30-40% % lượng vitamin B12 trong sữa trở nên mất hoạt tính, không còn tác dụng.

Nếu hâm nóng sữa mẹ thì lò vi sóng sẽ nhanh chóng phá hủy các chất vốn có chức năng giúp chống lại bệnh tật, ví dụ làm mất hoạt tính của lysozyme, diệt kháng thể, làm cho sữa nhanh bị hỏng do vi khuẩn tấn công. Không chỉ vậy, nó còn làm biến đổi cấu trúc của protein, biến đổi một số axit amin thành dạng không có tác dụng. Một số axit amin bị hỏng này có thể gây hại cho hệ thần kinh và thận.

Thêm vào đó, khi bạn dùng lò vi sóng để hâm nóng thực phẩm được đựng hoặc bọc trong các bao bì giấy, màng nhựa, hộp nhựa như thường gặp, thì rủi ro không dừng lại ở đó. Sức nóng khủng khiếp do vi sóng sẽ giải phóng nhiều loại chất độc có sẵn (hoặc vừa mới tạo ra) trong giấy, nhựa, sau đó phát tán vào trong đồ ăn. Các chất độc nổi tiếng mà bạn vẫn hay nghe nhắc đến là BPA (bis phenol A). Ngoài ra còn có polyethylene terpthalate (PET), benzene, toluene, xylene, các dioxin…, toàn là hóa chất độc hại cho cơ thể.

Tại sao Nga đã từng cấm dùng lò vi sóng?

Sau chiến tranh thế giới lần 2, người Nga đã lấy một số trong những lò vi sóng và tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng của chúng. Kết quả thu được dẫn đến việc lò vi sóng đã từng bị cấm tại Nga vào năm 1976. Phát hiện của các nhà nghiên cứu đã khiến chính phủ Nga ban hành một cảnh báo quốc tế về thiệt hại sinh học và môi trường có thể liên quan đến việc sử dụng lò vi sóng và các thiết bị điện tử tương tự khác (ví dụ như điện thoại di động).

Theo Powerwatch, một tổ chức độc lập tại Anh với kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu tác động của sóng điện từ, đã tổng kết các vấn đề mà lò vi sóng có thể gây ra:

Các nhà điều tra Nga đã tìm thấy các chất gây ung thư được tạo ra trong gần như tất cả thực phẩm nấu bằng lò vi sóng.

Khi nấu sữa và ngũ cốc, nó cũng chuyển một số axit amin thành các hợp chất có khả năng gây ung thư.

Quay thịt đã chế biến trong lò vi sóng tạo ra các tác nhân gây ung thư gây ung thư d-Nitrosodienthanolamines.

Rã đông hoa quả bằng lò vi sóng sẽ chuyển các chất glucoside và galactoside thành các chất gây ung thư. Nếu là rau sống, nấu chín hoặc đông lạnh cũng sẽ biến đổi các hợp chất alkaloid thành chất gây ung thư. Cũng có thể tạo ra các gốc tự do gây ung thư đặc biệt nếu đó là các loại củ.

Sự phá hủy cấu trúc các hoạt chất dẫn đến giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Điều này đã được ghi nhận ở 60 – 90% các loại thực phẩm đã thí nghiệm, trong đó giảm đáng kể hoạt tính của các vitamin nhóm B, vitamin C và E, các chất khoáng quan trọng và các lipotropics (các chất ngăn chặn sự tích lũy béo một cách bất thường).

Tiến sĩ Hertel, tác giả của một nghiên cứu tại Thụy Sĩ, theo dõi một số người sử dụng các thực phẩm nấu bằng lò vi sóng. Ông kết luận rằng lò vi sóng làm thay đổi các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, và những thay đổi đó có thể dẫn đến tác động xấu đến sức khỏe:

Tăng cholesterol trong máu
Giảm số bạch cầu
Giảm số hồng cầu
Tạo ra các hợp chất radiolytic (giống các chất mới tạo thành khi chiếu xạ thực phẩm)
Giảm mức độ hemoglobin, có thể là do thiếu máu

Tiến sĩ Hertel đã viết:

“Không có nguyên tử, phân tử, hoặc các tế bào của bất kỳ cơ thể hữu cơ nào có thể chịu được một sức mạnh hủy diệt và bạo lực như vậy trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Điều này sẽ xảy ra ngay cả ở dải công suất thấp của lò vi sóng, cỡ vài miliwatt.”

Sau công bố của tiến sĩ Hertel, ông đã phải chịu một trận “phản đòn” từ phía các nhà công nghiệp. Tất nhiên nghiên cứu của ông có chỗ sơ hở nhưng cũng làm cho các chuyên gia sức khỏe thực sự phải suy nghĩ.

Rò rỉ bức xạ

Đối với các lò vi sóng kiểu mới và tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chất lượng thì có lẽ nguy cơ này sẽ nhỏ, tuy nhiên với lò vi sóng cũ, hoặc có lỗi thì cũng thật đáng ngại. Khi các mô của bạn tiếp xúc trực tiếp với lò vi sóng, các biến dạng và có thể gây ra “bệnh lò vi sóng”, với một số các biểu hiện như:

Mất ngủ, ra mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ
Nhức đầu và chóng mặt
Sưng hạch bạch huyết và hệ thống miễn dịch suy yếu
Nhận thức kém
Trầm cảm và dễ bị kích động
Buồn nôn và chán ăn
Tầm nhìn và mắt có vấn đề
Đi tiểu thường xuyên và cực kỳ khát

Nhiều nghiên cứu mới đây khẳng định vi sóng còn ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Không hẳn lúc nào bạn cũng có thể biết được các bức xạ có rò rỉ hay không, do vậy, cho dù lò vi sóng của bạn tốt đến đâu thì cũng nên tránh xa nó khi đang hoạt động, nhất là với phụ nữ có thai và trẻ em.

Nếu không có lò vi sóng…

Lò vi sóng thật tiện lợi. Nhưng nếu nó vừa làm mất đi các chất dinh dưỡng, vừa tạo ra các độc tố, tạo nên các nguy cơ cho sức khỏe như đã bàn ở trên, thì bạn cũng cần cân nhắc lại về việc sử dụng nó như thế nào.

Thực ra, nếu bạn chu đáo thêm một chút, giống như trước đây chưa có lò vi sóng, thì mọi chuyện vẫn trôi chảy. Ví dụ có thể bỏ các đồ cần rã đông ra khỏi tủ từ sáng để nấu cho trưa, từ trưa nếu muốn nấu cho tối. Các món nếu cần đông đá thì có thể chia nhỏ ra các đồ chứa, đến khi dùng thì sẽ phá đông bằng nước ấm. Sau đó cho lên bếp để hâm nóng. Một số lò nướng kiểu lò nướng bánh cũng có thể dùng để hâm nóng thức ăn dư. Như vậy cuộc sống vẫn bình yên mà không nhất thiết phải dùng lò vi sóng.

Mạnh Lạc
(Theo Đại Kỷ Nguyên)

[Tác Giả] [Lãnh Vực

Tìm Kiếm