MẶT TRÁI CỦA ‘MÙA XUÂN Á RẬP’

Robert Worth

…..

IMG.670Trong khi cuộc nổi dậy của “Mùa Xuân Á Rập” đang tiến tới gần giai đoạn chót tại Libya thì lãnh tụ của nước này Gaddafi đưa ra lời cảnh cáo rằng nếu ông ta bị lật đổ, thì hỗn loạn và “thánh chiến” sẽ ập xuống toàn vùng Bắc Phi Châu.

“Người của Bin Laden sẽ đến bắt cóc và đòi tiền chuộc bằng đường bộ và đường thủy” Gaddafi nói với các phóng viên. “Chúng ta sẽ lùi trở lại thời kỳ đen tối của thảo khấu, của đế quốc Thổ với tập tục đòi tiền “mãi lộ” đối với tàu bè qua lại”.

Gần đây, lời tiên tri về  hỗn loạn nêu trên của Gaddafi có vẻ trở thành tình trạng phổ biến tại vùng này.

Lính nhảy dù của Pháp vừa đến Mali tháng này để chiến đấu chống lại quân Hồi Giáo đã kiểm soát một vùng rộng lớn gấp đôi diện tích của nước Đức.

Tại Algeria, tên cướp độc nhãn gốc Hồi Giáo đã chiếm hữu một cách táo tợn một nhà máy có tầm vóc quốc tế chuyên cung cấp hơi đốt và bắt giữ một số con tin bao gồm hơn 40 công dân gốc Mỹ và Âu Châu.

Tình trạng tàn phá, chém giết trong vùng sa mạc rộng lớn này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng điều trên có thể nhắc nhở chúng ta rằng có lẽ cũng phải có cái giá phải trả cho việc lật đổ các nhà độc tài tại Libya, Tunisia, Ai Cập.

“Đó là một trong những khía cạnh hắc ám nhất của “Mùa Xuân Á Rập” theo lời Robert Malley đặc trách các vấn đề Trung Đông và Bắc Phi thuộc nhóm “Giải Quyết các Khủng Hoảng Quốc Tế” (International Crisis Group).“ Các cuộc nổi dậy tương đối  ôn hòa của “Mùa Xuân Á Rập” đã gây thiệt hại cho nhóm Hồi Giáo quá khích al-Qaeda và các đồng minh của họ trên bình diện  ý thức hệ , nhưng về mặt hậu cần, tình hình  mới mẻ hiện nay với biên giới giữa các nước trong vùng  có tính cách co giản khó xác định, với diện tích của những  vùng nằm ngoài sự kiểm soát của các chính phủ được nới rộng, với số lượng vũ khí gia tăng nhanh chóng cũng như  tình trạng vô tổ chức của các lực lượng cảnh sát và an ninh tại các nước này là mối lợi thực sự cho phe chủ trương “Thánh chiến”.

Các viên chức của chính phủ  Obama thề sẽ lùng bắt các thủ phạm trong vụ “ con tin”, gặp phải sự thách đố phải đối phó tình trạng “loạn sứ quân” với các mạng lưới chủng tộc, bè đảng, tội phạm “đan kẽ với nhau”.

Các nỗ lực để nhận diện nhằm trừng phạt những kẻ có trách nhiệm trong vụ tấn công vào Sứ Quán Hoa Kỳ tại Benghazi, đã làm thiệt mạng Đại Sứ Hoa Kỳ Christopher Stevens vào tháng 9/2012, cũng bị “sa lầy” trong  tình trạng hỗn loạn tương tự.

Ủy ban duyệt xét cuộc điều tra vụ tấn công vào Sứ Quán Hoa Kỳ tại Benghazi “cáo buộc” các cơ quan tình báo Hoa Kỳ về việc không nắm vững tình trạng “loạn sứ quân” tại vùng này đang trên đà phân hóa, tan rã, rồi lại tái tổ chức.

Vài nhà phân tích kêu gọi Hoa Kỳ đóng một vai trò tích cực hơn, đã đưa ra nhận xét rằng vụ “con tin” tại Algeria cho thấy rất khó mà tránh không bị lôi kéo vào một tình thế rối rắm như vậy. Vài nhà phân tích khác thì lại cảnh cáo Hoa Kỳ chớ “trả đũa” bằng những biện pháp quá cứng rắn.

“ Loại biện pháp này sẽ “quốc tế hóa” vấn đề trong khi trên căn bản nó chỉ có tính cách địa phương, làm tăng thêm  nguy cơ biến chúng ta thành đối tượng thù nghịch của nhiều phe nhóm hơn”,  theo lời của Paul Pillar thuộc Đại Học Georgetown nguyên là một nhà phân tích của cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA.

Tại Mali chẳng hạn, có dân du mục Tuaregs mà về phương diện chủng tộc khác với dân Á Rập sinh sống tại  các nước nằm ở phía Bắc vùng này, cũng như khác với dân Phi Châu sinh sống tại miền Nam Mali và đang nắm chính quyền quốc gia.

Nhóm sau này trước kia chiến đấu cho Gaddafi tại Libya, rồi rút lui xuyên qua suốt vùng biên giới của hai nước sau khi Gaddafi bị lật đổ, kết đoàn với các nhóm Hồi Giáo đề thành lập một lực lượng chiến đấu mạnh mẽ hơn nhiều.

Tuy nhiên, việc Gaddafi bị lật đổ chỉ là “giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước” theo nhận xét của vài chuyên viên, trong một vùng đất mà tình trạng hỗn loạn đang trên đà gia tăng và uy quyền của chính phủ  trở thành rất mong manh từ nhiều năm nay.

Giới cầm quyền độc tài của Algeria hiện tại được Pháp và các quốc gia Tây Phương khác xem như là trung gian chủ yếu giúp họ đối phó với lực lượng Hồi Giáo tại Bắc Phi.

Nhưng nhà cầm  quyền Algeria tỏ ra dè dặt đối với viễn tương sẽ phải dính líu nhiều hơn trong một chiến dịch quân sự rộng lớn, vì điều trên có thể chứa đầy rủi ro cho họ.

Sự can thiệp có tầm vóc quốc tế chống lại hành động tiếp quản của quân Hồi Giáo đối với miền Bắc Mali có thể khiến cho lực lượng Hồi Giáo phải rút lui về lại vùng phía Nam của Algeria là nơi xuất phát của lực lượng này. Mà hệ quả là điều trên có thể xóa bỏ thành quả của nhiều năm chiến đấu đẩm máu của quân đội Algeria đã hầu như đẩy được các lực lượng Hồi Giáo ra khỏi biên giới của nước này.

Giới cầm quyền Algeria cũng tỏ ra thiếu kiên nhẫn với điều mà họ gọi là sự “Ngây Thơ” của Tây Phương đối với hiện tượng “Mùa Xuân Á Rập”, theo lời của giới quan sát tại đây.

“Thái độ của nhà cầm quyền Algeria trước đây có thể được tóm tắt như sau: ‘Xin quý ông  chớ nên can thiệp vào Libya vì nếu can thiệp, các ông sẽ tạo nên  một “Irak” khác tại vùng biên giới này của chúng tôi”, theo lời của Geoff Porter, một chuyên viên về Algeria và sáng lập viên nhóm “Tham Vấn về các Mối Nguy Cơ tại vùng Bắc Phi” (North Africa Risk Consulting). Rồi kế tiếp “Xin quý ông  chớ can thiệp vào Mali vì nếu can thiệp, các ông sẽ tạo nên một tình trạng hỗn loạn khác ở vùng biên giới kia của chúng tôi”.

“Nhưng các lời cảnh cáo trên đã bị bác bỏ như lời của những người với tính tình “quá lo âu, quá cẩn thận”. Vậy nên bây giờ đến  lượt giới lãnh đạo Algeria có thể  “rủa”  trở lại: “Đồ Chết Tiệt ! Ông đã bảo với lũ Chúng Mầy rồi !!!”

CHÚ THÍCH

(1) Robert Worth, ‘Arab Spring Casts A Long Shadow ‘, ‘The Saturday Age’, 26/01/2012, Melbourne, Úc

[Trích từ ‘New York Times‘]

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

Tìm Kiếm