Mậu Thân 1968: Thắng hay Bại?
LTG: Với nhiều người dưới phố, chuyện đã qua, hãy coi như dĩ vãng, phải cố quên đi, sống cho thoải mái. Văn chương, lịch sử không quan trọng bằng miếng cơm, manh áo, nhà cao, cửa rộng. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Nhưng thiết nghĩ để có thể vững mạnh đi vào đường sạn đạo hiện đại hóa xứ sở, tuổi trẻ Việt của thế kỷ XXI cần được trang bị bằng những kiến thức sử học nghiêm túc, khoa học; để có thể rút ra những bài học hữu dụng. Nhu cầu tìm hiểu sử học càng cấp thiết hơn khi cuộc cách mạng truyền thông của thế kỷ XX đã giúp phổ biến đủ loại “ngụy sử” qua các dạng thức tuyên truyền trắng, đen hoặc xám của các chính phủ, chế độ và phe nhóm, tôn giáo. Một nữ sinh viên ban Thạc sĩ Việt du học ở Liên bang Mỹ mới đây—khi được đọc những tư liệu văn khố về Hồ Chí Minh (một trong những tên giả của Nguyễn Sinh Côn, 1892-1969)—đã vội vã phản kháng là xin đừng “phá hoại lịch sử.” Thứ lịch sử mà người nữ sinh viên trên nói đến, thực ra, chỉ là những bài giảng lịch sử giáo điều, đúc khuôn tại Việt Nam. Một thứ truyền đơn, khẩu hiệu, không hơn không kém, của phe thắng cuộc đang cai trị bằng còng sắt và kỹ thuật tra tấn của an ninh, mật vụ dưới họng súng quân đội—nên đã tạo ra hiện tượng đáng buồn về tình trạng giảng dạy môn sử tại Việt Nam hiện nay; cũng như những lập luận “rẻ rách sinh con chuột” hay hờn oán, trách móc, ở hải ngoại.
CHÍNH ĐẠO
Houston, ngày 9/8/2021