Mùa Xuân Trong Luận Ngữ

Lê Việt Thường

Trong một bài viết trước đây (1), chúng tôi có nhắc đến hai câu Ca Dao sau đây về TẾT mà chúng ta thường nghe:

     “Tháng giêng ăn Tết ở nhà
…..Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè”

Và chúng tôi có đưa ra nhận xét là có lẽ vì không nắm vững ý nghĩa ngày Tết, nên ngày nay có những người Việt không những ngạc nhiên mà đôi khi còn tỏ ra bực bội về nội dung văn hóa của hai câu trên. Thật vậy, có điều nghịch lý sau đây : nước ta nghèo mà lại có cái Tết dài nhất “thiên hạ”, trong khi Âu Mỹ giàu sang lại có khuynh hướng cắt giảm các ngày nghĩ lễ, Tết nhất bằng cách khuyến khích Lao Động.

Tuy nhiên, “nên nhớ lại Tây Âu mới làm việc quần quật từ lúc có khoa học kỹ thuật. Còn triết lý lao động thì lại đến muộn hơn nữa, mới chừng một thế kỷ rưởi nay” thôi. Còn trước kia, Triết Cổ Điển Tây Phương “đã xao lảng việc đề cao lao động thì chớ, lại còn coi việc làm là hình phạt hay là cái chi hèn hạ, chỉ đáng dành cho Nô Lệ (gọi là servile). Aristotle cho việc lao tác là bất xứng với người Tự Do. Cũng vì đó mà triết Cổ Điển với Plato, Aristotle….. đã không tìm cách phá chế độ Nô Lệ, lại còn bào chữa cho là cần thiết để xã hội tồn tại. Vì xã hội mà thiếu lao động thì sản xuất sao nổi, mà ai lao động cho đây nếu không có Nô Lệ. Đây quả là một tang chứng về vụ Triết Học đã phản bội Con Người vốn

Tìm Kiếm