NGỪA BỆNH UNG THƯ
Thái Đông A
I- DẪN NHẬP
Theo báo cáo của cơ quan WHO (World health organization), tháng 2/2012, thì bệnh ung thư đã trở thành sát thủ số một gây tử vong cho nhân loại. Trong năm 2008, bệnh ung thư đã giết chết 7 triệu 600 ngàn người trên thế giới.
Dưới đây là các loại ung thư và số tử vong do bệnh đó gây ra :
– Ung thư dạ dày (giết 736.000 người)
– Ung thư gan (giết 695.000 người ).
– Ung thư ruột (giết 608.000 người).
– Ung thư vú (giết 458.000 người)
– Ung thư cổ tử cung (giết 275.000 người)
Người ta dự đoán số tử vong sẽ còn tăng vì tới năm 2030 thì số tử vong có thể lên tới 13 triệu người mỗi năm.
Báo cáo này cũng cho biết hàng năm số người mắc bệnh sẽ tăng lên, năm 2000 số người mới được khám nghiệm mắc bệnh ung thư là 10 triệu người đến năm 2020 số người mới mắc bệnh sẽ tăng lên 50% tức 15 triệu người mỗi năm.
Tại Mỹ, năm 2002, Hội Ung thư Hoa kỳ (American Cancer Society) cho biết có khoảng 550.000 người Mỹ chết vì bệnh ung thư, mỗi ngày có 1.500 người qua đời vì bệnh này.
Tại Úc, năm 2010, có thêm 100.000 người mắc bệnh ung thư. Cứ 02 người Úc trên 80 tuổi thì có một người bị bệnh ung thư. Ung thư tại Úc cũng đã trở nên sát thủ số một, giết 43.000 người/ năm. Cứ 100 người Úc mắc bệnh ung thư thì 40% chết trong vòng 5 năm., theo Hermann Brenner trong một bài viết trong báo The Lancet, 360 (Oct 12, 2002) thì số người bị bệnh ung thư sống sót sau 5 năm thay đổi tùy theo loại bệnh. Những loại bệnh ung thư như ung thư lá lách (pancreas), gan mật, cổ họng, phổi thì tỷ lệ sống sót rất thấp.
– Ung thư lá lách 4%
– Ung thư gan, mật 8%
– Ung thư phổi 14%
– Ung thư dạ dày 15%
Các loại ung thư da, ung thư tiền liệt tuyến (prostate) ung thư vú có tỷ lệ sống sót rất cao.
– Ung thư da 89%
– Ung thư tiền liệt tuyến 98%
– Ung thư vú 86%
Theo truyền thống của Tây Y, người ta không chú trọng tới phương pháp ngừa bệnh, vì mục đích của y học là đi tìm cho được nguyên nhân gây ra bệnh và cố gắng tìm được một viên đạn thần kỳ (magic bullet) để triệt hạ mầm bệnh. Tây y đã hoàn toàn thất bại trong việc đi tìm một viên đạn thần kỳ để triệt hạ bệnh ung thư nên chỉ dựa vào phương pháp cắt bỏ (giải phẫu), đốt cháy (xạ trị) và tiêu diệt bằng độc dược (hóa trị). Cả 3 phương pháp này đều rất nguy hiểm và tốn kém, kết quả rất giới hạn.
Theo báo cáo của Trung tâm y khoa John Hopkins Medical Centre thì Trung tâm này xác nhận :
– Hóa trị có gây độc cho tế bào ung thư đang phát hiện mạnh, nhưng cũng tiêu diệt những tế bào thường, lành mạnh đang phát triển tại các cơ quan như tủy sống, hệ tiêu hóa, gan, thận, tim và nhất là các bạch huyết cầu của hệ miễn nhiễm.
– Xạ trị có hủy diệt tế bào ung thư lúc đầu nhưng cũng đốt cháy hủy hoại các tế bào lành mạnh của các cơ quan.
– Phương pháp trị liệu bằng hóa trị và xạ trị chỉ có kết quả lúc đầu làm giảm phần nào cục bướu ung thư nhưng nếu kéo dài việc trị liệu theo cách này thì sẽ có kết quả trái ngược là làm cho tế bào ung thư biến đổi gen và tăng sức đề kháng và không bị hủy diệt. Chắc chắn hệ miễn nhiễm sẽ bị suy yếu rất nặng nề và không đủ sức để đề kháng các bệnh khác.
Cơ quan WHO đã làm một báo cáo hơn 300 trang khuyến cáo y giới trên toàn thế giới nên thay đổi phương pháp đối phó với bệnh ung thư. Phải chú trọng vào phương pháp phòng ngừa. Cơ quan này còn cho biết là với phương pháp phòng ngừa hữu hiệu thì có thể giảm số tử vong do bệnh gây ra tới 30%.
Song song với kế hoạch phòng ngừa phải chú trọng tới việc phát hiện bệnh ung thư càng sớm càng tốt. Theo giáo sư David CURROW – Giám Đốc Viện Cancer Institute of NSW, thì nếu phát hiện được bệnh ung thư sớm thì có thể giảm số tử vong là 84%
Hay nói một cách khác, nếu bệnh ung thư được phát hiện ra sớm thì sẽ có tới 84% số người bị bệnh được cứu thoát.
Nói tóm lại, mọi người trong y giới quốc tế đều đồng ý là chỉ có một cách chống bệnh ung thư hữu hiệu nhất là phương pháp phòng ngừa. Để có thể phòng ngừa bệnh ung thư một cách có hiệu quả là phải tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh.
II- TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH UNG THƯ
Sau những đồ đoán sai lầm về nguyên nhân bệnh ung thư, cuối cùng người ta đã đồng ý là ung thư gây ra do một nguyên nhân chính và nhiều nguyên nhân phụ.
1- NGUYÊN NHÂN CHÍNH
Bác sĩ OTTO Warburg, người Đức đã khám phá ra nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư và ông đã được lãnh giải Nobel về khám phá của mình.
Nguyên nhân chính yếu làm phát sinh tế bào ung thư là vì tế bào không có oxy để sản xuất năng lượng cho cơ thể, trong tình trạng thiếu oxy, tế bào đã phải biến đổi gen để sống sót. Mục đích của sự biến đổi gen là để thực hiện việc lên men (fermentation) để tạo ra năng lượng.
Nhưng việc biến đổi gen để có thể tạo năng lượng bằng cách lên men thì phải chịu một hậu quả tai hại, tế bào trở nên tế bào ung thư. Tế bào ung thư có khả năng phân bào nhưng lại mất khả năng chết nên càng ngày càng nhiều tế bào ung thư và tạo thành bướu ung thư. Tế bào ung thư chỉ sử dụng đường glucose để tạo năng lượng, khác với tế bào thường. Tế bào lành mạnh có thể sử dụng các dưỡng chất lipid và protein để tạo năng lượng. Vì vậy có thể làm cho tế bào ung thư đói và ngưng hoạt động bằng cách không ăn đường.
Tế bào ung thư chỉ có thể sống trong môi trường acid và thiếu oxy. Ta có thể làm cho tế bào ung thư ngưng phát triển bằng cách làm cho máu và các tế bào ở trong môi trường kiềm (alkaline) và tập thể dục, đi bộ và hít thở cho cơ thể có nhiều oxy.
Người ta đã kiếm ra được lý do tại sao tế bào ung thư phải sống ở môi trường acid và không thể sống sót và phát triển được ở môi trường kiềm (alkaline). Kết quả khảo cứu mới nhất phát hiện ra rằng tế bào ung thư cần acid để lớn và phát triển vì khi phân bào thì tế bào ung thư phải biến RNA ra DNA thì mới tạo được gen cho tế bào mới, nếu không làm được chuyện đó thì như tế bào ung thư ngưng phát triển. Muốn biến đổi RNA ra DNA thì cần sự súc tác của chất enzyme ribonucleotide reductase (RNR) ; enzyme RNR chỉ có thể làm việc súc tác này thành công trong môi trường acid, vì môi trường acid cung cấp một ion H+ cho việc súc tác.
Ngoài ra acid còn có một công dụng khác nữa là ngăn cản không cho oxy xâm nhập vào trong tế bào, và như vậy tế bào ung thư ở trong môi trường lý tưởng để phát triển. Thực ra bác sĩ Otto Warburg đã khám phá ra nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư từ năm 1930, nhưng tại sao mãi tới bây giờ người ta mới chịu để ý tới phát minh này.
Lý do mà người viết có thể nghĩ được là khám phá của bác sĩ Warburg chỉ có thể giúp cho việc phòng ngừa bệnh ung thư có hiệu quả chứ không thể đem lợi lộc về tiền bạc cho các nhà tư bản sản xuất thuốc. Ngoài ra mục đích của y khoa tây phương là đi kiếm thuốc để chữa bệnh chứ không chú trọng tới biện pháp phòng ngừa.
Người ta đã xài tỷ tỷ đô la để nghiên cứu phương pháp chữa trị bằng thuốc và bằng xạ trị, và cuối cùng họ chẳng kiếm được một viên đạn thần kỳ nào để tiêu diệt bệnh ung thư. Số tử vong do bệnh ung thư gây ra càng ngày càng tăng và nó đã trở nên sát thủ số một gây tử vong cho loài người.
Tây y đã thất bại, những người có trách nhiệm trong nền y học Tây phương đã công nhận thất bại và họ phải chịu trách nhiệm cho sự sai lầm này trước lương tâm nhân loại.
Họ đã khuyến cáo một phương pháp khác (alternative method) để đối phó với bệnh ung thư đó là phương pháp phòng ngừa.
2- CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC (NGUYÊN NHÂN PHỤ)
Các nguyên nhân phụ chỉ giúp cho tế bào ung thư phát triển, nhưng cũng rất quan trọng, chúng ta cần phải tìm hiểu để có thể có một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Theo WHO thì tỷ lệ gây tử vong do các nguyên nhân được ước tính như sau :
– Chế độ ăn uống gây 35% tử vong
– Thuốc lá gây 22% tử vong
– Bệnh do siêu vi khuẩn gây 20% tử vong
– Hóa chất gây 5% tử vong
– Rượu gây 3% tử vong
– Ô nhiễm gây 4% tử vong
– Ma túy gây 1% tử vong
– Các lý do khác gây 10% tử vong
Có 3 nguyên nhân quan trọng gây 77% tử vong là :
– Chế độ ăn uống
– Thuốc lá
– Bệnh tật.
Như vậy ta thấy biện pháp phòng ngừa rất đáng quan tâm, và đáng lẽ phải được quan tâm từ lâu.
2.1. Chế Độ Dinh Dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là quan trọng nhất và cũng dễ thực hiện nếu ta có đầy đủ kiến thức về thực phẩm, tin tưởng và quyết tâm.
a) Ung thư phát triển mạnh ở những người ăn thịt nhiều, ăn rau ít, hút thuốc và uống rượu.
Viện Đại học Minnesota ở Mỹ đã cho biết kết quả nghiên cứu chế độ ăn uống rau xanh, trái cây giúp gan sản xuất những loại enzyme và vitamin có tác dụng chống được ung thư.
b) Thiếu chất sợi sẽ sinh ra ung thư ruột và ung thư vú, chất sợi có trong rau quả, gạo lức và bánh mì whole grain.
c) Ăn mỡ, chất béo quá nhiều gây ra ung thư vú, cổ tử cung và ruột.
Dầu mỡ sử dụng để chiên xào nếu dùng đi dùng lại nhiều lần sẽ sinh ra chất benzopiren là một chất có đặc tính gây ung thư.
d) Dùng quá nhiều chất đạm như : thịt, cá, trứng, sữa bò là một trong nguyên nhân gây ra ung thư.
2.2. Hút Thuốc Lá:
Là một trong hai lý do chính sinh ra ung thư. Hiện người ta ước tính là cứ 100 người chết vì bệnh ung thư thì có 22% chết vì hút thuốc lá. Trong năm 2004, có 1 triệu 600 ngàn người chết vì bệnh ung thư gây ra do hút thuốc lá. Hút thuốc lá có thểgây ra nhiều loại ung thư : ung thư phổi, cổ họng, thận, bọng đái, lá lách, dạ dày và cổ tử cung. 70% người bị ung thư phổi là do hút thuốc lá.
2.3. Bệnh Siêu Vi Khuẩn
Các bệnh viêm gan B, C và HPV là những bệnh sinh ra ung thư gan và cổ tử cung. Bệnh ung thư do siêu vi khuẩn gây ra 20% số tử vong tại các nước kém mở mang và 6% số tử vong tại các nước phát triển.
2.4. Hóa Chất
Theo giáo sư Samuel Epstein thuộc Đại học Illinois thì có khoảng 200.000 hóa chất thường được sử dụng trên thị trường chỉ có 100.000 chất đã được thử nghiệm về đặc tính, số còn lại thì không ai biết nó độc hại như thế nào. Trong các chất trừ sâu bọ có chất Chlordane và Heptachlor gây ung thư và hoại huyết. Các chất này có trong hầu hết các mô mỡ của người mập.
Chất Polyvinyl Chloride sinh ra do chất lỏng chứa lâu trong các chai nylon như dấm, dầu ăn, rượu, nước ngọt. Chúng ta nên tránh dùng các loại nylon để đựng nước và các chất lỏng.
Tuyệt đối không nên sử dụng microwave hâm thức ăn và nước uống trong hộp hay chai bằng nylon.
Chất dioxin sẽ được tạo ra và là nguyên nhân gây ra ung thư
2.5. Ô Nhiễm Môi Trường
Môi trường không khí, nước uống và đất đai để trồng trọt bị ô nhiễm chất hóa học, trong các chất hóa học này phải kể đến Dioxin là đã được chứng minh gây ung thư đã được chứng minh gây ung từ từ 1 đến 5% số tử vong do ô nhiễm môi trường.
Chất Orthotolidine dùng để thử Chlor trong hồ bơi cũng có thể gây bệnh ung thư.
2.6. Bức Xạ Quang Tuyến
Vùng nam cực tầng ozone bị thủng một lỗ, do đó các tia utra violet lọt qua lỗ thủng này có thể gây ung thư da, nên tránh nắng, không được để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chỉ nên ra nắng trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.
2.7. Yếu Tố Tinh Thần.
Yếu tố tinh thần cũng vô cùng quan trọng. Các khảo cứu khoa học cho ta biết là những bệnh trầm cảm, căng thẳng tinh thần (stress) làm cho máu và môi trường trong cơ thể trở nên acid và đó là điều kiện cho bệnh ung thư phát triển.
III- BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Theo khuyến cáo của Trung tâm Y khoa John Hopkins thì trong đời một con người thì ít nhất cũng phải có từ 6 tới 10 lần tế bào ung thư xuất hiện trong cơ thể. Vì vậy mục đích của phòng ngừa là không cho tế bào ung thư có cơ hội xuất hiện trong cơ thể chúng ta, nếu nó đã xuất hiện thì phải bằng mọi cách không cho nó có cơ hội phát triển.
Với những kiến thức khoa học ta có ngày nay thì công việc trên có thể làm được.
Một cách cụ thể chúng ta phải luôn luôn làm cho cơ thẻ ở trạng thái trung hòa (PH : 7.4) hay ở trạng thái kiềm (alkaline) và có thể phải có đầy đủ dưỡng khí.
Muốn được như vậy thì chúng ta phải có các biện pháp sau đây:
– Chuyển đổi chế độ dinh dưỡng.
– Chuyển đổi lề lối sống.
– Chích ngừa bệnh do siêu vi khuẩn nếu có thể và phải ngăn chặn không cho bệnh này phát triển.
– Phải tăng bổ tinh thần : tập thiền, yoga, khí công, v.v…
1- CHUYỂ ĐỔI CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
Một cách tổng quát chúng ta phải thay đổ chế độ ăn uống làm sao để tạo cho cơ thể có một môi trường thuận tiện để chống lại ung thư
a) Bữa ăn phải gồm chính yếu là thực vật : gồm rau, đậu, trái cây, gạo lức hay bánh mì whole grain
Một bữa ăn lý tưởng là gồm 75% thực vật, 25% là sữa và các loại thịt chỉ nên ăn thịt gà và cá.
Phải giảm thiểu tối đa các loại đồ hộp.
b) Bữa ăn phải có nhiều chất xơ như : rau, trái cây, gạo lức, bánh mì whole grain giúp cho hệ tiêu hóa tống khứ được các độc tố và cặn bã
.c) Bữa ăn cần có tỷ lệ thịt càng ngày càng ít đi. Vì thịt sẽ sinh ra nhiều acid trong máu.
Ngoài ra mỡ khi tiêu thụ quá nhiều cũng rất tai hại, có thể sinh ra ung thư.
Nên chọn dầu Olive, Canola để chiên xào.
d) Tránh ăn Fastfood, đồ chiên và các loại đồ hộp.
e) Chọn những loại thực phẩm có lợi trong việc chống ung thư và dinh dưỡng cao.
– Trái cây, rau là loại thực phẩm chống oxit hóa (antioxidants) vì có các Vitamine A, E, C và Selenium
– Tỏi, gừng, nghệ là những yếu tố phòng chống ung thư rất hữu hiệu, cần uồng nhiều nước mỗi ngày.
2- CHUYỂN ĐỔI LỐI SỐNG
Những thói quen cũ như uống rượu, hút thuốc lá, lười biếng không tập thể dục, v.v… phải cố gắng bỏ hẳn hoặc giảm thiểu thì có hy vọng rất nhiều thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo này.
Cố gắng tập những thói quen mới như : bắt đầu sống một cuộc sống lành mạnh. Tập thể dục, tập khí công, yoga, mỗi ngày nên đi bộ từ nửa giờ đến một giờ để khí huyết lưu thông, hít thở dưỡng khí rất cần thiết cho việc phòng ngừa ung thư.
3- KẾ HOẠCH TĂNG BỔ TINH THẦN
Sống trong không khí căng thẳng đầy tranh đua, oán thù, hờn giận, lượng acid trong cơ thể sẽ tăng lên và làm cho tế bào ung thư phát triển mau lẹ. Có nhiều thí nghiệm cho thấy PH của cơ thể tuột xuống dưới trị số 7.4 tức là cơ thể bị acid hóa khi chúng ta sống trong lo âu sợ sệt, như trường hợp bị stress.
Vì vậy bệnh ung thư là một bệnh thân-tâm (body, mind, spirit) trong khi chúng ta cố gắng thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, chúng ta cũng cần phải để ý đến việc làm cho tâm ta được an lạc.
Có như vậy, thì biện pháp phòng ngừa ung thư mới có kết quả.
Đã đến lúc chúng ta phải tập thiền, khí công, yoga để tâm ta được an lạc.
4- CÁC BỆNH VIÊM GAN B, C LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA 20% TỬ VONG GÂY RA DO UNG THƯ
Nếu chưa bị bệnh viêm gan B thì nên đi chích ngừa, bệnh viêm gan C thì chưa có thuốc ngừa, nếu đã bị viêm gan B hay C thì phải uống thuốc. Thuốc không chữa được khỏi hẳn bệnh viêm gan B và C nhưng uống đúng liều lượng và liên tục thì có thể làm cho bệnh không phát triển và tránh được ung thư. Bệnh viêm gan B gây ra 80% bệnh ung thư gan.
IV- KẾT LUẬN:
Điều không may mắn cho con người là y học hiện đại đã tiêu phí biết bao nhiều tiền của và sức lực vào một mục tiêu không đúng, và đã hoàn toàn thất bại trong các chương trình nghiên cứu chữa trị bệnh ung thư. Hậu quả là bệnh ung thư đã trở nên sát thủ số một gây tử vong cho nhân loại.
Nhưng may mắn cho chúng ta là các nhà khoa học trong ngành y khoa đã nhận ra được vai trò quan trọng của sự phòng ngừa ung thư. Nội dung của bài viết này muốn trình bày rằng bệnh ung thư có thể ngừa được nhờ những kiến thức khoa học mà ta có được ngày hôm nay và cũng phải nhờ ý chí của chính chúng ta nữa.
Thái Đông A