Nhìn Lại Chiến Thắng Xuân Kỷ Dậu 1789

Vũ Ngự Chiêư & Hoàng đỗ Vũ

Quà Tết Ất Mùi, 19/2/2015
cho Thái Khiêm , Tường Vi

Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].” Những người đứng về phe nhà Thanh (Qing, 1644- 1912) thường “hiếu đại”coi đây là một trong 10 võ công của Hoằng Lịch (niên hiệu Càn Long [Qian long], 1735-1796, TTH 1796-1799), vì cuối cùng, “Nguyễn Quang Bình”— Quang Trung thực hay giả—cũng phải đích thân sang Nhiệt Hà [Johol] và Bắc Kinh [Beijing] làm lễ “bảo tất” [ôm đầu gối] Hoằng Lịch vào ngày thọ 80 tuổi—Một tiền lệ trong lịch sử bang giao hơn 7 thế kỷ giữa hai nước, mà chính Hoằng Lịch hai lần viết thành thơ, hay khắc vào mộ bia giả Quang Trung bên Hồ Tây Hà Nội năm 1792 (có lẽ đã mất tích, hay bị vua quan Nguyễn san bằng, theo luật được làm vua, thua làm giặc).

Tìm Kiếm