INK.104

 

 

Sau một tuần lễ chuẩn bị, một phiên toà cải cách ruộng đất đã được tổ chức trước sân gạch lớn của đình làng.
Dọc hai bên sân đình có treo la liệt biểu ngữ lên án bọn trí, phú địa hào là tàn dư phong kiến, thực dân, là kẻ thù của giai cấp công nông, là kẻ phá hoại xã hội, là kẻ muốn nối giáo cho giặc…
Khoảng hai giờ trưa hôm ấy, trời nắng chói chang. Từ cả tiếng đồng hồ trước, dân chúng đã được điều động tới ngồi xổm trên nền gạch trước sân đình. Ông già, bà già, người lớn trẻ con, bồng bế nhau đi coi xử tội địa chủ! Đám đông nói cười ồn ào, trẻ con khóc inh ỏi.
Nhưng rồi từ ngoài, một cán bộ dẫn tải một toán “thanh niên và nhi đồng cải cách”, sắp xếp cho toán ấy ngồi trước mặt quần chung và bắt đầu công tác văn hoá tuyên truyền để tạo không khí cách mạng, gồm có hô khẩu hiệu và ca hát. Cứ hô vài khẩu hiệu đả đảo tàn dư phong kiến thực dân xong, lại vỗ tay làm nhịp hát một bài. Lối hát cũng đặc biệt vì thực ra đây là một bài vè ngắn đã thuộc lòng, rồi đọc lên cho có vần, có điệu theo nhịp vỗ tay, cứ y như cùng nhau niệm kinh theo nhịp mõ trong chùa. Hỏi ra mời biết đây là kiểu hát dân dã của sắc tộc miền núi bên Trung Quốc, gọi là “sơn ca”, nội dung bài hát cũng là theo phong cách “đấu tố ca” bên Trung Quốc. Thảo thấy hay nên cũng lắng tai nghe. Nghe mấy đợt rồi cũng thuộc lòng một bài, rồi cũng vỗ tay ba nhịp để hát từng câu.
Hát rằng:
Nước chảy dưới dòng sông
Ai múc lên thì uống,
Cũng như là đất ruộng
Ai có công thì hưởng bốn mùa
Mấy câu ca trên đây
Của nông dân Trung Quốc
Anh em ơi, hãy học lấy cho thuộc!
Để vung tay phát động đấu tranh!
Nhưng nay vì quốc gia, vì “đảng”
Vì bước trường kỳ cách mạng
Nên ta còn cho chúng hưởng phần tô
Nếu chúng còn gian dối mưu mô
Thì quyết liệt
Anh em ơi! Đấu mãi!
Đám đông hét xong, một cán bộ tuyên truyền hô lớn: “Đả đảo địa chủ, con đẻ phong kỉén, thực dân!”
Quần chúng cách mạng cũng hưởng ứng hô tiếp:
– Đả đảol Đả đảo! Đả đảo!
– Đả đảo cường hào, ác bá con đẻ phong kiến, thực dân!
– Đả đảo! Đả đảo! Đả đảo!
Rồi lại hát. Rồi lại hô khẩu hiệu. Cứ như vậy khoảng hơn nửa giờ thì ngưng đề bắt đầu “phiên toà án cải cách”.
Bàn chủ toạ đặt phía trong đình cũng đã bắt đầu đông đủ. Trên bãi sân trước bàn ngăn cách xa với đám đông bên ngoài là một cột cờ cao sáu thước, rồi tới hàng cọc tre. Ai cũng biết mấy cọc đó là dành cho những tên phán động sắp bị mạng ra đấu tố. Nhưng chính mấy cọc tre đó đã làm cho đám đông hỏi hộp muốn chờ xem những tội nhân bị mang ra đấu tố là ai, sẽ trừng trị như thế nào. Càng hiếu kỳ hơn nữa là ngay cạnh bên trái đình, là một mô đất nâu sẫm vì mới được đắp, là một hàng cọc tre khác với một tấm bảng ghi rõ “trường bắn”! Chưa bao giờ có một cuộc mít tinh đông tới cả nghìn người mà lại bao trùm bởi một bầu không khí hồi hộp sợ hãi đến như vậy. Nhiều trẻ em đứng bám chặt vào bố mẹ và khóc la đòi về, vì chúng cảm thấy ghê sợ quá. Chúng đã nghe người lớn nói người ta sắp bắn người trước mặt chúng! Cải nắng gay gắt càng làm thêm ngột ngạt khó thở.
Bỗng trống cái trong đình nổi lên ba tiếng: Thùng! Thùng! Thùng!
Bên ngoài, có tiếng quát liên tiếp:
– Tránh ra! Tránh ra! Tránh ra!
Đám đông tụ tập ngồi trước đình bị sáu dân quân tự vệ cầm súng trường có gắn lưỡi lê dẹp qua hai bên để mở một đường cho đoàn cán bộ, đội viên đội cải cách vào đình. Chỉ có năm đội viên cải cách được vào ngồi trước bàn nhìn xuống hàng cọc tre ở bên trái, và xa hơn là dân chúng. Số cán bộ đi phát động thì được mời ngồi ở hàng ghế phía sau. Một trong những cán bộ ngồi đầu bàn bên trái, có vẻ là người nắm công việc tổ chức, lớn tiếng ra lệnh cho một dân quân:
– Nổi trống lên để làm lễ khai mạc.
Ba hồi trống rền vang dậy báo hiệu phiên toà án cải cách ruộng đất sắp bắt đầu. Cán bộ ngồi giữa đứng dậy quật lớn: “Tất cả im lặng!”, nhưng bên dưới dân chúng vẫn ồn ào, chen lấn nhau, đám thiếu nhi mặc đồng phục nâu, đầu đội mũ chào mào đứng phía trước cười nói lao xao nên lại có tiếng quát lớn liên tiếp:
– Xin đồng bào giữ trật tự! Tất cả im lặng! Các cháu thiếu nhi thôi đừng nói chuyện nữa! Chuẩn bị làm lễ chào cờ! Xin đồng bào đứng dậy làm lễ chào cờ!
Sáu dân quân cầm súng ban nãy, giờ dàn ra thành hàng ngang và đứng nghiêm, hai tay giơ súng thẳng ra trước ngực để chào cờ.
Ba dân quân khác tiến ra: một người hai tay trịnh trọng mang lá cờ còn gấp vuông vức bước tới cột cờ, theo sau là người kéo cờ và chót hết là người bắt nhịp hát:
– Tất cả! Nghiêm! Lễ chào cờ bắt đầu!… Tất cả cùng hát: Đoàn quân Việt Nam đi… hai, ba…!
– Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc…
Quần chủng hát lớn tuy không đều, nhưng rất nhiệt tình, mỗi khi nhịp hát lên cao thì tất cả hát như thét lên, rất là có khí thế!
Bài quốc ca được hát vang dậy. Lá cờ được từ từ kéo lên tới đỉnh cột cờ lúc bài ca chấm dứt. Người dân quân lại hô:
– Tất cả! Nghỉ! Tất cả! Ngồi!
Đám đông lao xao ngồi trên guốc, dép, số còn lại thì ngồi xổm hoặc ngồi bệt xuống sân gạch. Cán bộ cải cách ngồi chính; giữa trước bàn đứng dậy tuyên bố khai mạc phiên xử sáu tên ác ôn phản động gồm năm tên đều là địa chủ, phú nông. Còn một tên là lý trưởng cũ.
Bỗng có tiếng khóc lóc. Rồi từ bên ngoài hai dân quân dẫn sáu người bị trói hai tay quặt ra sau lưng. Cả sáu bị buộc thành một chuỗi bằng những khúc dây thừng to vòng quanh cổ, người nọ tiếp nối người kia, cách nhau khoảng hai thước. Dân quân đi đầu đeo súng trên vai tay cầm đoạn dây thừng kéo chuỗi sáu người bị mang ra đấu tố, dần quân thứ nhì cẩm súng đi bên cạnh. Tội nhân mặc quần ảo xốc xếch, có vét bùn và vết máu, có kẻ vừa đi vừa khóc lóc. Trong số đó có một bà cụ tuổi ngoài sáu chục, khi đi ngang qua đám đông thì gào khóc thật to tiếng:
– Con ơi là con ơi! Con ở đâu thì về cứu mẹ với con ơi!
Dân quân đi cạnh bước tới dùng báng súng đánh ngang vào bụng bà giả và quát:
– Con mụ già này có câm mồm đi không? Câm ngay đi!
Bà cụ bị báng súng phang mạnh vào bụng, ngã chúi xuống kéo hai người đi trước và sau cùng ngã ra, làm tất cả chuỗi người chùng lại suýt cùng ngã theo. Hai dân quân vội nắm cổ lôi họ đứng dậy một cách vất vả. Đám nhi đồng thấy vậy cười khúc khích. Cán bộ chủ toạ đứng đậy quát lớn:
– Các cháu nhi đồng không được cười đùa!
Đám trẻ con sợ hãi, vội lấy tay bịt miệng lại cho tiếng cười khỏi bật ra. Khi chuỗi tội nhân bị đưa tới gẩn hàng cột tre, hai dân quân lần lượt tháo từng khúc giây thừng ra và bắt mỗi người quì xuống, mặt hướng về bàn chủ toạ, tay bị trói chéo ra sau dính vào một cột. Bà cụ già vẫn khóc lóc, nhưng không dám khóc to tiếng, vẫn là than van:.
– Con ơi là con ơi! Người ta sắp giết mẹ rồi con ơi là… con ơi!
Cán bộ chủ toạ lại đứng dậy, nói thật to:
– Hôm nay toả án cải cách ruộng đất huyện ta về đây để mang ra xét tên phản động ở các xã thôn ta, do đồng bào tố cáo. Chúng thuộc, giai cấp thống trị đã nổi tiếng là những tên địa chủ, phú nông, cường hào chuyên đè đầu dân, bóc lột bần cố nông, đánh đập dân nghèo. Vậy tất cả đồng bào, ai đã bị chúng bóc lột, hành hạ thì nay đều có quyền đứng ra làm nhân chứng kể tội chúng, rồi sau đó toà sẽ xét xử theo những bằng chứng và những lời buộc tội của đồng bào. Đồng bào có nhất trí xét xử sáu tên phản động này không?
Bị hỏi bất ngờ, đám đông đáp lao xao:
– Nhất trí!
Thấy đám đông có vẻ thụ động, cán bộ chủ toạ lại quát hỏi thật to tiếng hơn nữa:
– Đồng bào có nhất trí không?
Hiểu rõ câu hỏi đó là một mệnh lệnh, đám đông vung nắm tay phải lên đáp đồng thanh hơn:
– Nhất trí! Nhất trí! Nhất trí!
– Bây giờ toà bắt đầu xét xử tên phản động đầu tiên là Nguyễn Văn Minh, y đã làm lý trưởng từ mười hai năm nay, tên cường hào này là đày tớ của phong kiến và thực dân, đã nhiều lần ép buộc dân làng đi phu khổ sai, để đắp đường, đào kinh, lên rừng chặt cây nộp để làm đường xe lửa, chính tên lý trưởng này đã đốc thúc nhân dân phải nộp đủ các thứ thuế, từ thuế thân, thuế gạo, thuế muối… cũng chính tên này đã đánh đập những người cùng khổ vì không đủ sức lao động khổ sai, nghèo túng không nộp đủ thuế… Vậy nay ai đã từng bị tên lý trưởng Nguyễn Văn Minh này hành hạ, bóc lột thì cứ xung phong đứng ra làm chứng để hạch tội tên phản động này để toà căn cứ vào đó mà xét xử.
Từ nãy, có một toán thanh niên gồm mười hai người, tuổi độ trong khoảng từ trên hai mươi tới ba mươi, đứng ở hàng đầu của đám đông, bên trái, ngay cạnh đám nhi đồng, toán này luôn luôn hô hoán mạnh nhất. Khi được hỏi có ai muốn là nhân chúng hạch tội thì; cả toán đồng thanh, giơ tay đáp:
– Tôi!
– Tôi!
– Tôi!
Chủ toạ ra lệnh:
– Mời nhân chứng số một!
Một người trong toán ồn ào ấy bước tới trước bàn định nói, nhưng cán bộ chủ toạ đưa tay ra lệnh:
– Nhân chúng ra gần chỗ tên lý trưởng để hạch tội!
Khi tới đứng ngay trước người lý trưởng bị trói và quỳ ở cột đầu phía trái, nhân chứng vỗ vào ngực để trần và nói lớn:
– Mày có biết tao là ai không? Tao là Nguyễn Văn Đê, hai mươi bảy tuổi, chuyên làm mướn y như bố tao và ông nội tao. Vì vậy, tao là bần cố nông từ ba đời nay. Thế nên tao biết rất rõ tung tích của mày, là tên lý trưởng Nguyễn Văn Minh. Vì bố mày trước cũng làm lý trưởng và cả ông nội mày cũng vậy. Cả bố mày, ông nội mày và mày đều đã được phong kiến ban thưởng hàm cửu phẩm, vì có công thay mặt thực dân, phong kiến, để đốc thúc dân đi phu, đốc thúc dân đóng các thứ thuế, và chính mày mới đây thôi, đã dùng roi mây đánh đập tao đến chảy máu lưng, mang thương tích còn đên bây giờ vì tội không thu mua đủ số lượng cây gai để mày giao nộp cho quân Nhật!
Sau khi vạch lưng ra để lộ mấy đám sẹo mờ mờ, nhưng rõ ràng không phải là vết của roi mây, Đề tiến tới vung tay đấm mạnh vào mồm lý trưởng, miệng nói:
– Mày đã đánh, đã chửi tao, đã hà hiếp bao nhiêu đồng bào khác, mày nhớ không?
Thấy nắm tay vung tới gần miệng, lý trưởng vội né đầu xuống tránh nhưng nắm đấm đánh trúng vào phía mắt phải, làm bật máu chảy ròng ròng ướt cả một bên mặt.
Cán bộ chủ toạ thấy vậy, giật mình, can:
– Nhân chứng không được gây thương tích cho bị cáo. Thôi hạch tội thế đủ rõ rồi. Bây giờ đến lượt nhân chứng thứ nhì.
Một người khác, cũng trong nhóm nhân chứng, bước tới trước lý trưởng, kể các tội thật mơ hồ và lung tung:
– Mày có thói đánh người khi say rượu. Mày đã ép người ta phải bán mấy sảo ruộng thuộc loại tốt cho mày, rồi ép phải bán cả con trâu khỏe nhất cho mày, rồi mày vu cáo người ta nấu rượu lậu, để mày phạt tịch thu tài sản, khiến bao người sạch nghiệp vì mày, rồi phải đi làm thuê, mò cua, mót lúa mà nuôi gia đình… Tội của mày kể ra không thể hết! Mày có nhận tội không?
Bi cáo cúi đầu im lặng.
Kể tội xong, nhân chứng tiến tới tát vào má bên trái lý trưởng, miệng nói:
– Chính mày đã dùng thủ đoạn, mưu kế để cướp đoạt hết tài sản của bao gia đình, mày có nhận tội hay không? Mày còn…
Bị hạch tội vu vơ, người lý trưởng không câm nín giữ im lặng được nữa, nên hỏi lại:
– Người ta là ai? Bao gia đình là gia đình nào cơ?
Cán bộ chù toạ thấy buộc tội như vậy là mơ hồ quá rồi, nên quyết định:
– Tội lỗi tên cường hào lý trưởng này như vậy là rõ rồi. Bây giờ xử lý tới tên địa chủ Hoàng Văn Quân. Nhân chứng đâu?
Một người gầy còm tiến tới trước tội nhân bị trói quỳ ở cột thứ nhì, nêu rõ tên họ mình rồi lớn tiếng bắt đầu kể tội:
– Mày có hơn hai mẫu ruộng, mà cả đời chân không lội bùn, tay không chạm tới hòn đất, toàn thuê mướn dân nghèo khổ phát canh cho mày thu tô. Làm xong việc thì mày chê bai để bớt tiền này công nọ. Trong nhà thì vợ mày đẻ non, mà không nuôi, toàn nuôi vú sữa, mày bắt người vú phải gửi con về nhà ông bà để nuôi nó bằng cháo trắng…
Cứ mỗi lần kể xong một tội, nhân chứng lại tát vào mặt tội nhân và hỏi:
– Có phải mày đã làm như vậy hay tao nói sai?
Lần lượt các nhân chứng tới cạnh các tội nhân để hạch tội một cách mơ hồ, toàn là những lời đồn đại. Thỉnh thoảng lại tát vào mặt các tội nhân theo cùng một cách, vì đã được huấn luyện như thế. Cả năm tội nhân đều bị đánh, và phải cúi đầu im lặng. Chỉ có tội nhân nữ là bà cụ Vũ Thị Thanh là dám cãi lại.
Hai nhân chứng chót lả phụ nữ, nói xoe xoé kể tội:
– Mày có nhà gạch lớn như dinh nhà quan với vườn rộng mênh, mông, nuôi tới ba con chó Tây để trông nhà, có đời sống xa hoa sang trọng mà không nghĩ tới bao gia đình cùng khổ sống ở chung quanh! Mày nuôi hai đày tớ với lương rẻ mạt… Người nghèo đói đến xin ăn thì mày xua chó đuổi đi, có khi chó xổng ra cắn người qua đường đến bị thương nặng, mày có nhận tội không?
Trái với năm tội nhân đàn ông, bà già này cãi lại chứ không nhận tội:
– Nhà tôi rộng vì con tôi ở Hà Nội gửi tiền về xây cho chứ tôi không bóc lột ai! Tôi sống ăn chay, tụng kinh niệm Phật chứ không sống xa hoa! Tôi nuôi chó giữ nhà vì đã bị kẻ trộm vào nhà nhiều lần. Ngày rằm, mùng mặt, tôi đi chùa vẫn bố thí cho người nghèo. Năm đói Ất Dậu, chính tôi lo nấu cháo cứu người trong làng. Mỗi khi làng có việc, tôi quyên góp, tôi là người xung phong ủng hộ nhiều nhất. Khi cách mạng về, tôi đã ủng hộ tiền mua súng cho đội dân quân của làng! Cả đời tôi không bóc lột ai, con tôi hiện đi bộ đội đang đánh Pháp ngoài chiến trường…
– Mày nói láo! Mày không bóc lột ai, nhưng con mày ở Hà Nội có cày sâu, cuốc bẫm đâu mà có của cải nhiều thế? Của cải ấy không do bóc lột thì nó trên trời rơi xuống à? Câm mồm đi con đĩ già ngoan cố!
Nhân chứng vừa chửi vừa tiến lại vả mạnh vào mặt bà già! Bà cụ đau quá, càng gào khóc, gọi con cầu cứu:
– Con ơi là con ơi là con ơi! Nó đánh mẹ con ơi! Con về cứu mẹ với con ơi!
Người dân quân đứng đàng sau tiến tới lấy báng súng bổ vào lưng bà già quát:
– Câm mồm ngay. Còn khóc lóc nữa là tao nhét giẻ vào mồm đấy!
Bà già sợ hãi; khỏe nhỏ hẳn đi nhưng miệng vẫn rên rỉ:
– Con ơi là con ơi…!
Lần đầu tiên trong đời, Thảo được chứng kiến một “phiên toà” đánh đập thô bạo đến mức khủng khiếp như vậy. Đây là một trò hề công lý, chứ có luật lệ gì đâu!
Bằng chứng tội lỗi toàn là do bần cố nông kể miệng như vu oan, chứ không do một văn bản điều tra nào. Không một điều luật nào được nêu ra làm căn bản để buộc tội. Bởi có ai biết gì, hiểu gì về công việc xét xử của một toà án bao giờ đâu! Thế nên đầu óc Thảo bị căng thẳng, tim đập mạnh, thân thể run lên vì xúc động, hỏi một cán bộ địa phương đúng cạnh:
– Tại sao bà cụ ấy cứ réo gọi con như vậy?
– Nghe nói mụ già này có con đi bộ đội trong “Trung đoàn thủ đô”, từ hồi rời bỏ Hà Nội, ra bưng kháng chiến, nay hình như làm tới trung uỷ!
Biết vậy, Thảo bỗng cảm thấy lo âu: bố mẹ mình cũng là dân làm việc ở Hà Nội, cũng xây được nhà cửa lớn ở vùng quê thuộc tỉnh Bắc Ninh, chưa biết chừng bố mẹ mình giờ cũng đang bị đấu tố như thế này! Quan sát là chung quanh thì thấy đám đông dân chúng cũng có vẻ mặt đăm chiêu căng thẳng, chỉ có đám nhân chứng và nhi đồng đứng ở hàng đầu là luôn vỗ tay, luôn hò hét:
– Bắn bỏ mẹ chúng nó đi! Bọn phản động!
– Phải diệt hết lũ Việt gian phản động này!
– Con mụ già ngoan cố! Phải tịch thu nhà cửa của nó!
– Tài sản do bóc lột nhân dâu mà có thì nay phải trả lại nhân dân. Của nhân dân phải trả cho nhân dân!
Toán nhi đồng coi cảnh hạch tội như thế cũng thấy vui nên cười nói vỗ tay theo.
Cán bộ chủ toạ đứng dậy tuyên bố:
– Bây giờ đồng bào có quyền góp ý quyết định án phạt trừng trị các tội phạm.
Đám nhân chứng bên dưới đồng thanh hô to:
– Xử tử! Xử tử! Xử tử!
– Thế còn tài sản của chúng nó?
– Tịch thu! Tịch thu! Tịch thu!
– Đấy là mồ hôi, nước mắt của nhân dân, phải trả lại nhân dân!
Bỗng từ ngoài, một cán bộ đứng tuổi có vẻ quan trọng, hông đeo sắc-cốt và súng lục chạy vào sát cán bộ chủ toạ, ghé tai nói điều gì. Rôi hai người thì thầm bàn luận với nhau có vẻ sôi nổi khá lâu. Cuối cùng cán bộ chủ toạ đứng dậy lớn tiếng nói:
– Nay toà long trọng tuyên án: tử hình đối với các tội nhân: Nguyễn Văn Minh, Trần Văn Lễ, Nguyễn Sắc, Trần Văn Bắc, Đỗ Đỉnh Lang và Vũ Thị Thanh! Tịch thu tài sản của chúng để chia lại cho nhân dân trong xã.
Đám nhân chứng và nhi đồng vui mừng vỗ tay và hét to:
– Hoan hô! Hoan hô! Hoan hô!
Có lẽ hai tiếng “tử hình” đã làm cho phần lớn đám đông sợ hãi nên họ im lặng. Rồi cán bộ chủ toạ tuyên bố tiếp:
– Tiếp theo lời buộc tội và đề nghị án trừng trị của nhân dân, và toà đã tuyên án. Nay vì vừa có lệnh mới, nên toà tuyên bố tạm hoãn thi hành án tử hình ngay tại chỗ! Vậy xin đồng bào tự động giải tán.
Một số đông người đứng lại xem cảnh dân quân tới trói lại sáu tội nhân thành chuỗi giải về nơi giam giữ ở trong xã. Vài thân nhân chạy theo tính đưa nước cho tội nhân uống nhưng bị dân quân chĩa súng doạ bắn nên họ đành khóc lóc đi theo!
Dân chúng giải tản trong cảnh lộn xộn mỗi người mỗi ngả và bàn tán ồn ào.
Trở về nơi tạm trú là túp lều lợp cỏ tranh của gia đình bần cố nông Lê Tư, Thảo mong được nghỉ ngơi cho đầu óc bớt căng thẳng. Nhưng Lê Tư lại hỏi:
– Sao không bắn ngay đi cho xong chuyện. Bắt phải sống thêm đêm nay thì chỉ thêm đau khổ cho họ và cả cho gia đình họ.
– Tôi nghĩ tạm hoãn xử bắn là đúng. Vì mang sáu người ra bắn ngay trước mặt dân, cho mọi người cùng coi thì ghê gớm, khủng khiếp quá. Có thể là ngày mai mấy tội nhân ấy sẽ bị mang ra bắn vào sáng sớm để tránh cho dân chúng phải coi cảnh dữ tợn đầy máu me ấy. Mà sao đồng chí không xung phong đứng ra hạch tội bọn chúng?
– Tôi có biết gì về tội lỗi của bộn chúng đâu! Mà tôi cũng chẳng muốn phải làm việc ấy!
– Được dịp trả thù bọn đã đè đầu đè cổ dân nghèo mà đồng chí không muốn à?
– Tôi không muốn làm việc ác.
– Xử tử hình bọn ác ôn là một việc ác sao?
– Nói nhỏ đồng chí nghe: tôi không có học, nhưng tôi thờ tổ tiên, trời phật ở trong đầu. Thế nên tôi không dám làm cái ác giết hại người ta.
– Thế đồng chí cho việc xử án này là ác, là không đúng à?
– Tôi không có học như các đồng chí, nên tôi không biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Các đồng chí bảo nó là đúng thì tôi cũng chấp nhận nó là đúng. Nhưng tôi ngại nhúng tay vào việc quá hung ác này, vì tôi muốn sống hiền lành để phúc cho con… Mấy người đứng tuổi như tôi cũng nghĩ như vậy nên họ không vỗ tay, chi có mấy cái thẳng như thằng Phèo, mấy cái con như con Kiến Ghẻ là đã được chọn để đứng ra làm chứng, để hạch tội, tố khổ là phải vỗ tay hoan hô thôi. Vì mấy cán bộ cải cách bảo phải làm thế, không làm là cãi lệnh! Nhưng thật ra thì ai cũng sợ trời quả báo. Tôi tin là trời có mắt đấy ông ơi! Sống gian ác là trời không dung tha đâu. Đời này mình không phải trả thì đến đời con, đời cháu mình, chúng nó sẽ phải trả thôi. Tôi thấy tận mắt chung quanh tôi, đứa nào sống gian ác thì rồi con cháu chúng nó đều bị trời hành cả. Khi cán bộ bảo làm thì cũng cứ phải làm thôi, chẳng mấy ai dám cãi lệnh cán bộ… Nhưng làm việc gian ác là tôi sợ lắm!
– Thế cán bộ bảo làm bậy thì dân cũng cứ nhắm mắt mà làm à?
– Mấy ông cán bộ là của cách mạng, của nhà nước, mà có ai dám bảo là cách mạng hay nhà nước là làm sai, làm bậy bao giờ đâu!
– Đồng chí là nhân dân, mà nhân dân cũng có quyền phê phán, góp ý với cách mạng và nhà nước chứ!
– Quyền gì thì quyền, chứ quyền bảo cách mạng làm sai thì sẽ bị quy chụp lên đầu cái tội phản cách mạng ngay! Rồi sẽ bị thẳng tay trừng trị! Chẳng ai dám lãnh cái quyền ấy! Dân chỉ có quyền tuân lệnh cho yên thân thôi! Đồng chí có giỏi thì lãnh cái quyền dám phê phán làm thế là sai, là ác ấy đi!
– Thể đồng chí không thấy nhân dân xã này căm thù mấy tên ác ôn đó sao?
– Trong đám ấy, có lẽ chỉ có tên lý trưởng là ác ôn thôi, còn thì đều là oan cả. Tôi biết họ đều là dân hiền lành. Tội của họ là có chút của ăn, của để hơn lũ chúng tôi thôi. Mà họ sống và làm ăn cũng vất vả lắm!
~ Nói vậy là đồng chí không căm thù bọn chúng à?
– Cả sáu người ấy thì tôi thỉnh thoảng cũng tới làm mướn cho họ, nên tôi biết họ không hề ở ác với tôi. Con tôi ốm đau, tôi vẫn tới họ để xin thuốc men, khi quá đói thì xin chút gạo hẩm nuôi lợn của họ về nấu cháo mà ăn, vì kiếm không ra thứ gì ăn được. Như vậy mà bắt tôi phải căm thù họ thì thật là khổ cho tôi. Ở cái xã này, trước đây vẫn sống yên vui giúp đỡ nhau. Ra đường gặp nhau vẫn chào, vẫn hỏi thăm nhau. Chỉ có từ ít lâu nay nổi lên phong trào học tập đấu tranh giai cấp, thì mới gây căng thẳng, gặp nhau thì trânh né, không còn ai dám nhìn mặt nhau, không chào mà cũng không muốn nói chuyện với nhau nữa. Bây giờ thì mọi người nghi kị, nhìn nhau như kẻ thù giai cấp. Cái nhìn đã trở thành soi mới, gây hấn, nên khó sống với nhau. Bây giờ có lúc tôi muốn tìm việc làm, nhưng họ không còn dám thuê mướn tôi làm nữa. Vì sợ mang tiếng là bóc lột. Khổ thế đấy. Bây giờ họ khổ nhưng chúng tôi cũng khổ hơn chứ có sung sướng gì đâu!
Nói chuyện với bần cố nông này, Thảo mới hiểu được tâm trạng của đám dân trong xã. Họ không có học, nhưng trong họ có một thứ lương tri tự nhiên, để cảm thấy điều lành điều dữ, điều thiện, điều ác… Họ không biết công lý là gì, nhưng họ sợ “trời quả báo”! Trước tình trạng như vậy, trí thức như Thảo mới thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong cái hiện tại tàn nhẫn này thật là rất nặng nề, rất là khổ tâm, khổ trí. Người biết suy nghĩ, làm sao ngoảnh mặt làm ngơ trước trò xét xử không có luật lệ, trước cái “toà án cải cách” không hề biết công lý, pháp lý là gì cả!
Tối đến, một dân quân tới gọi đi họp khẩn để làm kiểm điểm, rút kinh nghiệm về phiên toà lúc ban ngày, Thảo dự tính sẽ nêu cảm nghĩ của bần cố nông Lê Tư ra để chứng minh là dân cũng cảm nhận việc xử này là ác, nhưng h họ không dám nói ra đó thôi.
Buổi họp kiểm điểm rút kinh nghiệm được triệu tập ở trong đình làng, dành cho đoàn viên Trung ương đi phát động cải cách và các đội viên cải cách ở địa phương, là thành phần chủ động của phiên toà lúc ban ngày. Tất cả đông khoảng gần năm chục người, ngồi quanh hai chiếc đèn dầu lớn, đủ sáng cho mọi người thấy tỏ mặt nhau. Đèn đặt chính giữa nền gạch của gian chính trong đỉnh, chỉ còn bỏ trống một góc nhỏ gần đèn. Mọi người đều có vẻ mặt đăm chiêu vì đã biết các buổi họp kiểm điểm rút kinh nghiệm bao giờ cũng rất căng thẳng. Thảo hỏi một đồng chí trong đoàn trung ương ngồi cạnh:
– Còn chờ ai vậy?
– Chờ hai đồng chí cố vấn!
– Phiên toà lúc ban ngày cũng gay go sôi nổi đấy chứ!
– Gay go, sôi nổi cái gì! Chờ lát nữa, vểnh tai lên mà nghe phê bình!
– Làm dữ thế mà còn bị phê bình sao?
– Không phải chỉ bị phê bình đâu! Lát nữa thì biết!
Hình như ai cũng biết trước điều gì nên đều tỏ ra lo ngại, im lặng chờ đợi một cách nặng nề!
Bỗng có ảnh đèn pin và tiếng nói ở bên ngoài, tất cả vội đứng dậy: hai đồng chí cố vấn đi vào theo sau là cán bộ thông ngôn. Tất cả vỗ tay chào, cán bộ cố vấn cũng vỗ tay theo miệng nói lớn vài câu bằng tiếng Hoa, cán bộ thông ngôn nói lớn để dịch ra tiếng Việt:
– Chào tất cả các đồng chí! Cám ơn! Cám ơn! Thôi, chúng ta ngồi xuống, cùng làm việc với nhau cho đạt kết quả tốt.
Tất cả ngồi xuống và im lặng. Cán bộ chủ toạ phiên toà ngồi ngay cạnh một ngọn đèn, từ từ mở tếp da đeo sau lưng, lấy ra một xấp giấy, ghé vào ánh đèn để xem những gì đã ghi, rồi ngẩng mặt lên nói mỗi lúc một lớn hơn:
– Chúng ta họp ở đây để cùng nhau đánh giá phiên toà hồi trưa nay. Chúng ta phải thành khẩn nhìn nhận rằng đó là một phiên xét xử không đạt tiêu chuẩn về mọi mặt! (Giọng quát lớn): Có thể nói là chúng ta đã không thành công! Tôi nhấn mạnh là chúng ta đã không thành công! Vì sao? Vì đã không quản lý được trật tự, đã để cho đồng bào nói chuyện, cười giỡn, rồi thì ữẻ con la khóc, thật là vô tổ chức….
Cả gian đình im lặng tuyệt đối, nên tiếng nói của cán bộ chủ toạ vang ra tới xa ở bên ngoài. Đồng chí chủ toạ kiểm điểm từng chi tiết để nhấn mạnh tính vô tổ chức:
– Dự phiên toà mà sao lại bế con nhỏ theo? Về thái độ từng thành phần tham dự: chỉ có các nhân chứng là theo dõi phiên toà, còn quần chúng thì thờ ơ, ồn ào nói chuyện riêng, bàn tán riêng, mấy cháu nhi đồng thì cười vui như đi dự liên hoan… Khi giải tán ra về thì y như tan hội diễn văn nghệ, ai cũng vui vẻ cười nói ầm ĩ… Tại sao lại để xảy ra những điều thiếu sót sai trái ấy? Đó là lỗi của chính mỗi cán bộ chỉ đạo, của mỗi đội viên cải cách chúng ta!
Sau cả tiếng đồng hồ kiểm điểm, cán bộ chủ toạ hướng về chỗ đồng chí cố vấn:
– Bây giờ kính mời đồng chí cố vấn giúp ý xây dựng cho công tác của chúng tôi!
Một cán bộ cố vấn đứng dậy, nhìn quanh đám người ngồi dưới ánh đèn, như thể cố nhận diện vị trí từng người, rồi nói lớn và cán bộ thông ngôn đứng sát sau lưng cũng dịch lại thật lớn tiếng:
– Rất tiếc là phiên toà đã không thành công! Đồng chí chủ toạ đã phân tích đúng những sai sót của mỗi người. Nhưng phải tìm hiểu tại sao tất cả đều có sai sót như vậy? Lời giải thích nghiêm chính là tại cái đầu của mỗi người tới hiện trường không nghĩ rằng đấy là phiên họp của toà án. Không ai hiểu rõ được mục tiêu của phiên toà. Chính bây giờ tôi hỏi từng đồng chí có mặt ở đây thì chưa chắc đã cố được một lời đáp nhất trí! Mục đích của phiên toà cải cách ruộng đất có phải là để kết án tử hình mấy tên phản động, phản cách mạng ấy không? Không! Không phải thế đâu! Vì chúng ta có thể xử tử, xử bắn mấy tên ấy dễ dàng, bất cứ lúc nào, mà không cần triệu tập nhân dân đông đảo đến chứng kiến như vậy! Chúng ta họp phiên toà này chính là vì quần chúng nhân dân! Ta huy động họ tới tham dự, là để giáo dục, để dứt khoát biến quần chúng ấy thành quần chúng cách mạng! Vì thế nên chúng ta phải xử sao cho quyết liệt, sao cho gây chấn động, trong từng cái đầu! Ta phải xử sao cho có khí thế, để phát huy uy quyền của bạo lực cách mạng trong đầu mọi người. Ta phải chứng tỏ bạo lực cách mạng là dứt koát, không gì lay chuyển nổi. Chính Hồ chủ tịch đã nêu gương sáng cho chúng ta về vấn đề ấy, các đồng chí của biết không? Tôi hỏi thật các đồng chí có mặt ở đây, có đồng chí nào biết rõ Hồ chủ tịch đã nêu gương sáng như thế nào không? Ai biết xin giơ tay!
Trong đám cán bộ họp nhau ở đây, không có một cán bộ nào giơ tay! Cán bộ cố vấn đứng đậy, rồi giơ tay thật cao và nói:
– Rõ ràng là chúng ta chưa xử đúng mức. Chi vì đa số các đồng chí chưa nắm vững bài học do Hồ chủ tịch đã dạy chứng ta! Một bài học quan trọng mà các đồng chí chưa biết rõ. Đấy là bài học vô cùng quan trọng của chính Hồ chủ tịch!
Mọi người hồi hộp chờ cán bộ cố vấn kể tiếp.
– Hồ chủ tịch đã nêu gương quyết tâm thực thi nghiêm chỉnh chính sách cải cách ruộng đất bằng một thái độ, một hành động, một lập trường vô cùng sáng tỏ: đó là việc Hồ chủ tịch vừa mới đây, đã không can thiệp vào đợt xử đầu tiên trong chương trình cải cách ruộng đất, cũng tại ngay vùng Phú Thọ này, một tên địa chủ, một nhà giàu khét tiếng; Nhà giàu này là một đại địa chủ rất có thế lực. Y thị đã nêu ra bằng chứng là có quen biết rất thân với tất cả các lãnh đạo ta, kể cả với Hồ chủ tịch. Chúng đã chạy chọt tới chính Hồ chủ tịch để xin can thiệp, và ai cũng nghĩ là có sự can thiệp này. Chính Hồ chủ tịch cũng muốn can thiệp nhưng vì “uỷ ban cải cách đã quyết định thì chính cụ Hồ cũng không dám can thiệp”. Và tên nhà giàu Nguyễn Thị Năm (1) này đã bị mang ra xử bắn để làm gương. Dù y thị đã kể công lao là đã cất giấu lãnh đạo cách mạng, nào là đã quyên tặng cách mạng hàng trăm lạng vàng. Nhưng chính Hồ chủ tịch đã tuyệt đối tôn trọng toà cải cách. Đấy là một mệnh lệnh của Hồ chủ tịch! Với lập trường cương quyết như vậy thì chỉnh sách cải cách ruộng đất sẽ thành công mỹ mãn. Hậu phương ta sẽ sạch bỏng tàn dư phong kiến, thục dân, trước khi đất nước này được sạch bóng quân thù!
(1) Theo hồi ký của Trần Huy Liệu thì mấy năm sau, gia đình bà Nguyễn Thị Năm đã nhận được tấm bằng liệt sĩ ghi rõ là bà đã hi sinh trong công tác ngoại giao (!)
Kể xong, cán bộ cố vấn ngồi xuống và nói tiếp:
– Vì vậy, nay chúng ta phải mang ra xử lại cho thật có khí thế để trừng trị mấy tên phản động ấy cho thật ròn rã, vang dội, để dập tắt mọi tư tưởng phản động trong đầu quần chúng. Phải làm cho tư tưởng phản động, phản cách mạng không bao giờ có thể bùng lên trong đầu mỗi con người nữa. Họp phiên toà để xử án là vì quần chúng! Xử tử bọn phản cách mạng là để giác ngộ tập thể. Cải cách ruộng đất trước hết và sau cùng là vì xã hội xã hội chủ nghĩa! Tới dự phiên toà mà cứ y như đi coi văn nghệ, ra về cười nói lung tung, thì dù có xử bắn bao nhiêu tội nhân cũng chẳng ảnh hưởng gì tới tập thể cả! Có đúng vậy không? Có… đúng… vậy… không?
– Đúng!
– Có thật đúng là như vậy không?
Tất cả như hiểu ý cố vấn nên đông thanh:
– Đúng! Đúng! Đúng!
– Vì vậy mà tôi đề nghị ta sẽ phải họp lại phiên toà, cái gì ta làm hỏng, làm sai thì ta phải làm lại. Đồng chí chủ toạ phiên toà có nhất trí như vậy không?
Cán bộ chủ toạ vội đúng dậy vừa vỗ tay vừa đáp:
– Nhất trí! Nhất trĩ hoàn toàn! Và tôi tuyên bố toà sẽ phải họp để xét xử lại! Xỉn cảm ơn các đồng chí cố vấn. Chúng ta có thể giải tán để chuẩn bị thật kỹ việc triệu tập lại phiên toà này.
Tất cả đứng dậy vỗ tay, rồi giải tán.
Hàng trăm câu hỏi nổi lên trong đầu, Thảo im lặng đi theo một dân quân cầm ngọn đuốc nhỏ khét lẹt đưa về lều tranh của Lê Tư. Mệt mỏi cả thân xác lẫn tinh thần, Thao với bình nhựa đựng nước, uống một bụng rồi leo lên võng nằm, lấy chiếc khăn mặt phủ lên đầu, lên mặt để chống muỗi. Bỗng có tiếng Lê Tư nói vọng ra từ góc bếp:
– Đồng chí đi họp về rồi hả? Cơm của đồng chí tôi để ở trong thúng ấy. Đồng chí có ăn ngay thì tôi khêu ngọn đèn dầu lạc lên cho sáng mà ăn nhé?
– Thôi cơm để sáng mai ăn, mệt quả nên tôi ngủ đây.
– Đồng chí đi họp có gì lạ không?
– Trên quyết định toà phải xử lại mấy tên phản động ấy!
– Thế định xử án cho nhẹ hơn à?
– Không! Chắc cũng lại tuyên án tử hình thôi.
– Đã tuyên án xử từ rồi, còn họp thêm làm gì cho tốn công, mất thời giờ. Kể cũng khổ thật, ở cái xã này, mọi nhà đang sống yên ổn để lo kháng chiến thế mà lại bầy ra cái vụ cải cách này, làm nông thôn xáo trộn, làng xã cũng hết việc làm, mai tôi lại phải đi kiếm củi, tìm hái rau hoang mà ăn thôi. Nêu còn sức lực thì tôi cũng xin đi bộ đội cho yên thân. Chứ sau cái vụ cải cách này, còn ai dám nhìn mặt nhau nữa. Từ đây chỉ có nước nhìn để tìm kẻ thù giai cấp thôi. Đồng chí có thấy nỗi khổ của người dân chúng tôi không?
Thảo cũng chẳng biết phải trả lời thế nào, bén nói cho xong chuyện:
– Thôi ngủ đi để lấy sức đồng chí ạ. Chuyện gì thì cứ để mai ta tính!
Muỗi bay vo ve. Thảo kẻo tay áo che kin hai bàn tay, chân thì đã đi bí tất (vớ), mặt thì đã có chiếc khăn mặt che phủ. Cố nhắm mắt tìm giấc ngủ, nhưng chỉ nghe thấy tiếng muỗi vo ve và nhịp thở của chính mình, rồi lát sau nghe tiếng ngáy vang của Lê Tư. Con người chất phác ấy, cứ đặt mình xuống là ngáy ngon lành. Tuy không được học hành, nhưng con người này vẫn có một bản năng hiền hoả, muốn tránh làm cái gian ác, “để phúc cho con. Ôi quê hương ta sao mà khổ thế này!
Còn ta kẻ “có học” mà chỉ biết trăn trở và thắc mắc! Cho tới nay, ta đã chẳng làm được việc gì ích quốc, lợi dân cho ra hồn. Ta về nước đâu có phải là để chạy theo đuôi cách mạng, để làm cái tên trí thức a dua như thế này! Thấm thoắt đã gần hai năm rồi. Chẳng biết sẽ còn nằm ở đây đếm thời gian đến bao lâu nữa! Nay là cứ sống cúi đầu, tuân lệnh dập theo một khuôn mẫu đã có sẵn, bất kể đúng sai, bất kể thiện ác, như thế thì còn gì là tư duy, còn gì là triết học! Như thế thì đến bao giờ mới xoá bỏ được giai cấp? Liệu bắn hết phản động ở nông thôn thì có xây dựng được con người mới xã hội chủ nghĩa hay không? Mà tất cả những gì đang làm kia có thật là để cải tạo xã hội, giải phỏng con người hay không? Rõ ràng những điều xảy ra trước mắt kia không thể nào đặt nền tảng cho một xã hội lý tưởng, một trật tự ổn định! Marx, Ẹngels không hề hô hào làm những điều xằng bậy, dã man như vậy! Các ông ấy gợi ý đấu tranh giai cấp- các ông ấy dạy lý luận – nhưng không hề chỉ dẫn những phương pháp phản công lý và đạo lý như thế. Vì ở tuổi các ông ấy, ở thời các ông ấy, các ông ấy có thấy ai đã làm như thế đâu! Nay thì lý luận biện chứng rất mạch lạc, rất lý tưởng, mà hành động thì sai trái mang lại đầy kết quả tiêu cực đầy mâu thuẫn thô bạo, không ăn khớp với điều mà lãnh đạo đã hứa, mà mọi người mong ước! Vì sao? Người ta dẫn chứng vanh vách Marx đã nói… Lenin đã nói Stalin đã nói.., nhất là Mao chủ tịch đã nói… Nhưng dẫn chứng những lời nói như vạn năng ấy có thể nào bảo vệ cho những hành động quá trớn, cực đoan, tàn ác như thế!
Thảo nhận ra rằng tất cả những buổi học tập chính sách, chuẩn bị tư tưởng một cách máy móc, đã đẩy cán bộ và nhân dân lao vào con đường tuỷ tiện, đưa nhau tới một nông thôn đầy thủ đoạn, đầy hận thủ và gian xảo. Một đời sống cảnh giác bệnh hoạn, đầy các biện pháp khủng bố, đe doạ tuỳ tiện, khiến không ai dám thành thật để lộ suy nghĩ của mình! Ai cũng phải đóng kịch: “nói và làm theo cách mạng!” Từ đó thái độ giả dối, che giấu trở thành một phương thức tự vệ. Phải hết sức nguỵ biện mới chứng minh được rằng thiên đường xã hội chủ nghĩa có íhể xây dựng bằng phương pháp giả dối, bằng hành động quá trớn của bạo lực, hận thù, bằng máu và nước mắt của nhân dân như vậy!
Sự thật phũ phàng đang thử thách những ai có tư duy nhân bản như Thảo. Chung quanh đều cảm thấy lo sợ vì đang bị bao trùm bởi một không khí khủng bố tinh thần, bị bao vây bởi cái nhìn cảnh giác rất đe doạ, rất nghi kị của “quần chúng cách mạng”. Giờ đây phản ứng của Thảo là nhu cầu phải tìm cách vượt ra khỏi sự bế tắc của bầu không khí khủng bố ấy, bằng một phương hướng suy tư trong sáng, bằng phương pháp hành động chân thật khác! Bởi mộng ước, mục đích, và lý tưởng cạo đẹp đã chọn, không cho phép Thảo cúi đầu chấp nhận cải thứ cách mạng thô thiển, cổ lỗ, tăm tối như ở thời sơ khai, man rợ. Nhưng giờ đây, trước sự tàn nhẫn của cảnh giác cách mạng, chỉ còn hai chọn lựa: một là bỏ nơi này ra đi, hai là phải bám vào đấy để tìm cách cải thiện nó, lái nó về phía nhân đạo, nhân bản tiến bộ. Rồi Thảo tự nhủ: ta đã vạch cho ta một sứ mạng khi trở về. Dù thế nào thì ta cũng không thể bỏ cuộc khi gặp nghịch cảnh. Nhưng trước mắt thì ta chưa biết phải làm gì để cho cách mạng hiểu thiện chí của ta mà tin ta!
Nghĩ ngợi trăn trở, thắc mắc đủ điều. Cho tới nay, ta chỉ nói điều phải, tại sao họ lại sợ ta? Lại nghi ngờ ta? Sự thật là ta đã nói thật với Trần Lâm ước mơ đẹp và lý tưởng của đời ta… chứ đã có làm gì sai trái đâu!
Nhưng không sao, với lòng kiên trì, với tất cả thiện phí và lý tưởng cao cả của ta, thì ta có chính nghĩa, ta cứ vẫn là ta… chắc chắn sẽ có ngày bạo lực và sai trái phải hiểu thiện chí của ta mà lắng nghe ta! Nghĩ như vậy, Thảo thấy an tâm và dần đi vào giấc ngủ. Nhưng cũng chỉ hơn tiếng đồng hồ sau thì lại hốt hoảng giật mình tỉnh dậy, mồ hôi vã ra: vì bỗng thấy mình đang là một bị cáo, đang run sợ đứng trước một thứ toà án không luật lệ, không công lý, trước tiếng hò hét: “Xử tử! Xử tử! “ của đám đông hung dữ.
Từ đó tâm thần Thảo ngày càng suy yếu, không đêm nào ngủ được một giấc dài tới sáng. Đêm nào cũng nhiều lần giật mình tỉnh dậy, hốt hoảng bởi mộng mị kinh hoàng.
Ba ngày sau, lệnh từ bên trên quyết định phải tổ chức một phiên toà khác để xử lại sáu tội nhân ở Chiêm Hoá. Địa điểm được chọn lần này là một bãi đất rộng bao la năm ngay giữa khu rùng nguyên thuỷ nổi tiếng là có nhiều cây cổ thụ cao bao quanh. Trước đây địa phương thường dàuh bãi này cho những trận đấu bóng đá lớn liên huyện, liên tỉnh hoặc họp mít-tinh vào những dịp có lễ lớn của toàn huyện.
Thời gian họp cũng đã thay đổi: toà án khai mạc vào lúc 8 giờ tối, mát mẻ hơn. Cách huy động dân chúng tới chứng kiến phỉẽn toà cũng rất đặc biệt: mỗi phường khóm giờ đây phải tập trung dân lại thành đội ngũ chỉnh tề, có người đi đầu cầm cờ, có nhi đồng đánh trống dẫn đầu, mỗi người phải mang theo, một bó đuốc làm bằng thứ nhựa cây có thể cháy lâu. Lúc đi đường, mỗi đoàn cho đốt một bó đuốc đủ để soi đường, số đuốc còn lại dành cho lúc xử án, tuyên án… Trong đêm lờ mờ ánh írăng, những đoàn người vừa đi vừa hô khẩu hiệu đả đảo phong kiến, đả đảo thực dân, đả đảo địa chủ, đả đảo cường hào, đả đảo bọn phản động… vang dậy núi rừng. Các đoàn người có ánh lửa của những ngọn đuốc dẫn đầu, tới từ khắp nơi, luồn lách qua những đám rừng âm u, rồi từ từ tập trung vào một khúc đường lớn sáng trưng, nhờ những đống củi đang cháy ở hai bên đường. Cả một vùng núi, đồi như đang thức dậy giữa đêm khuya! Trên khúc đường vào bãi trống ấy, ở trên những cành cây cao ngang tầm mắt, có treo đầy những băng-rôn vải trắng, chữ đen, hoặc vải đen, chữ trắng.. Tất cả băng-rôn ấy đêư cũ kỹ, có cái đã rách. Toàn là khẩu hiệu đả đảo mà đoàn người đã hô vang lúc di chuyển. Tất cả sự chuẩn bị đã được săp đặt kỹ lưỡng từng chi tiết, tạo thành một cuộc biểu dương lực lượng rầm rộ thật là uy hiếp tinh thần, đúng theo khẩu hiệu trên một băng-rôn lớn nền đỏ chữ vàng “Quyết tâm tiêu diệt tàn dư phong kiến, thực dân!” tại lối vào khu tập họp.
Phiên toà lần này diễn ra nghiêm trang và áp đào hơn phiên trước: sáu tội nhân bị trói quỳ vào hàng cột tre trên một mô đất cao cho mọi người thấy rõ, dưới ánh lửa bập bùng của những đống củi lớn, lửa cháy rừng rực. Phía dân chúng cũng được kiểm soát và chọn lọc kỹ hơn: không còn có trẻ con quá nhỏ, không còn hát mà chỉ hô khẩu hiệu, không còn cảnh ồn ào nói chuyện lung tung. Một hàng sáu dân quân cầm súng trường đứng canh, mặt hướng về đám đông. Không một ai dám cười nói gây mất trật tự. Phần hạch tội cũng dữ dội hơn số nhân chứng đứng ra kể khổ, kể tội cũng đông hơn. Mỗi nhân chứng đều thuộc bài và tỏ ra hung hãn hơn: vừa kể vừa làm những cử chỉ xỉa xói: lấy ngón tay dí vào trán tội nhân, thỉnh thoảng lại tát mạnh vào mặt tội nhân để bày tỏ sự phẫn nộ. Nữ tội nhân già giờ đây chỉ còn thút thít khóc lóc, nhưng vẫn là tiếng kêu cứu rên rỉ nhỏ: “Con ơi là con ơi…!”
Trước lúc toà tuyên án, một dân quân cầm chiếc loa lớn bằng bìa để trước miệng ra lệnh:
– Tất cả đốt đuốc lên!… Tất cả tiến ra hai bên pháp trường!
Đám đông cầm đuốc, chia thành hai hàng người, tiến gần tới hai bên mô đất. Chỉ còn một số phụ nữ, ông già, bà già không cẩm đuốc là còn đứng lại ở bên dưới.
Cả sáu tội nhân nổi bật trước ánh lửa bập bùng của mấy trăm ngọn đuốc làm cho bầu không khi thêm căng thẳng. Cán bộ chủ toạ phiên toà cầm tờ giấy tiến tới trước mô đất, giữa đám, đằng hắng chuẩn bị lấy giọng để đọc bản án…
Cả một bãi đông nghẹt người dưới ánh lửa bập bùng của rừng đuốc bỗng im bặt, chỉ còn tiếng lách tách của tre, nứa cháy nổ trong mấy đống củi lớn. Cán bộ chủ toạ bắt đầu tuyên đọc thật lớn, nhưng tiếng nói như cô đơn, lạc lõng tan loãng trong khoảng trống hoang vu của núi rừng bao la chung quanh:
– Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc, ngày mười bảy, tháng mười, năm một ngàn chín trăm năm mươi ba, Toà án Nhân Dân Huyện Chiêm Hoá thi hành chính sách của Uỷ ban Cải Cách Ruộng Đất Trung ương, đã truy tố những tội phạm có tên sau đây:
– Lý tnrởng Nguyễn Văn Minh; địa chủ Trần Văn Lễ, phú nông Nguyễn Sắc, phú nông Trần Văn Bắc, địa chủ Đỗ Đinh Lang, nhà giàu Vũ Thị Thanh. Sau khi đã được xét xử, với sự tham dự hạch tội của nhân chứng nhân dân, những tội lỗi cụ thể đã được kể ra, nay toà quyết định với sự đồng ý của đông đảo đồng bảo có mặt, toà ra phán quyết tịch thu tài sản của các tội nhân và tuyên án từ hình tất cả sáu tội nhân có tên nêu trên. Án này được thi hành ngay tại chỗ. Chánh ản ký tên: Khuất Tiến Thắng.
Tiếng loa ra lệnh:
– Tất cả chú ý! Tất cả lùi xa khỏi pháp trường mười mét…. Tất cả! Nghiêm! Yêu cầu đội hành quyết tiến vào pháp trường!
Đám đông hồi hộp, im lặng, chỉ còn nghe tiếng đếm bước đều của đội hành quyết, súng trên vai, tiến vào… “Một, hai! Một, hai!… Ngưng… bước! Súng … xuống! Nghỉ! Tất cả … nghiêm! Tay phải… quay! Tất cả vào vị trí…! Tất cả sẵn sàng chờ lệnh bắn!”.
Một dân quân tay cầm một xấp khăn vải đen tiến lên mô đất, lận lượt buộc khăn vải đen quanh đầu để che mắt mỗi tội nhân. Cảm thấy giờ hành quyết đã tới, sáu tội nhân, đầu bị thắt khăn đen che kín mắt, bỗng tất cả lên tiếng cầu kinh.
– Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát, cứu khổ cứu nạn…
– Nam mô A Di Đà Phật…!
– Kính mừng María đầy ơn phước… cầu cho chúng con trong giờ lâm tử…
– Con ơi là con ơi… thế là mẹ chết không được gặp lại con rồi… Con ơi…
Toán dần quân rời xa mồ đất. Chỉ còn tiếng cầu kinh chen lẫn tiếng gào khóc! Trưởng đội hành quyết nhìn về phía cán bộ chủ toạ chờ lệnh! Thời gian như ngưng lại. Đám đông im bặt vì hồi hộp. Bỗng cán bộ chủ toạ gật đầu! Trưởng đội hành quyết chậm rãi hô:
– Tất cả… Vào thế… Tất cả Bắn!
– Đoàng! Đoàng! Đoàng! Đoàng! Đoàng! Đoàng! Đoàng! Đoàng! Đoàng! Đoàng! Đoàng!…
Loạt súng nổ vang dội trong đêm như rung chuyển núi rừng. Đám đông, người thì vội nhắm mắt lại không dám coi tiếp cảnh khủng khiếp, người thì cố trấn tĩnh, mở mắt thật to để thấy rõ các tội nhân bị trúng đạn, quằn quại, vật vã một hồi, máu văng ra tung tóe, rồi mới gục xuống dưới chân cột. Riêng nữ tội nhân, dù đầu đã được bịt mắt bằng vải đen, nhưng vì đạn trúng đầu nên vỡ ra mất một mảng, trông thật ghê rợn. Trưởng đội hành quyết bước lên mô đất, súng lục cầm tay, tới sát từng tử thi để quan sát với vẻ thiện nghệ và bồi vào mỗi đầu một phát “ân huệ” chát chúa, theo đúng thủ tục đã được huấn luyện từ trước!
Bỗng bên dưới đám đông, lao xao có tiếng ồn ào kêu cầu cứu liên tiếp của nhiều người:
– Báo cáo có một bà cụ bị ngất xỉu! Báo cáo có người bị ngất! Báo cáo…
Dù đã chuẩn bị sẵn đầu óc để bình tĩnh chờ đợi một cảnh xử bắn chắc chắn là rất hãi hùng, nhưng khi loạt súng nổ liên tiếp, dưới ánh lửa bập bùng của mấy đống củi lớn, cả sáu cơ thể quằn quại, trong vũng máu… thì bỗng thân xác Thảo run lên lập cập vì xúc động, như một cơn sốt rét mãn tính bất ngờ ập tới, mồi lạnh toát ra từ trán tới chân, nước mắt tuôn trào, hàm răng run lập cập. Một ý nghĩ hối hận bùng lóe trong đầu: “Chính ta đang là một đồng loã của cái hành động tàn bạo, phản công lý này! Thảo ơi! có thể nào mày cũng câm lặng trước một chính, sách cực kỳ thô bạo đến thế? Im lặng đứng nhìn tội ác thế này thì mày có còn là mày nữa không hở Thảo ơi!”
Thật ra thì những tiếng súng chát chúa hạ sát mấy thân xác đồng bào “tội nhân” ấy đã như bắn vào chính thân xác Thảo, đã vĩnh viễn đập tan tành giấc mộng trở về góp công sức xây dựng một mô hình cách mạng mà nhân loại trông chờ! Từ giờ phút ấy, Thảo ý thức rất rõ rằng, lúc này, ở nơi đây, mình sẽ không có một cơ hội nào để góp một chút gì tốt đẹp cho cách mạng! Có thể nào cản ngăn được thứ bạo lực thô bạo này, khi nó đang trong đà phát động với tất cả hăng say, cuồng nộ, cuồng tín như thế? Vậy thì những ngày còn lại của đời ta sẽ có thể làm gì ở đây? Cứ im lặng chịu đựng để được sống ngày nào hay ngày ấy? Để cái ác cứ tiếp tục phát triển như nó vẫn được khai triển trong suốt chiều dài lịch sử? Thế thì cái triết học của ta còn ý nghĩa gì khi chấp nhận khoanh tay đứng nhìn cái ác hoành hành? “Chính nghĩa vô sản”, “Hạnh phúc công nông trong một thế giới đại đồng” là như thế này sao? Dù thế nào cũng phải làm một cái gì chứ? Nhưng làm gì bây giờ? Làm gì? Mà từ bao giờ, từ đâu, do đâu, những người lãnh đạo đã thề một lòng vì nước vì dân nay lại chọn lựa con đường hành động nặng tính cuồng tín, dã man, tàn bạo, phản nhân đạo như vậy? Có thể nào coi đấy là hành động, là chính sách vì con người? Một ý thức hệ không bào vệ được người vô tội thì có còn lý do để tồn tại hay không?

hết: Chương 6, xem tiếp: Chương 7

Tìm Kiếm