Hồi ấy, nghĩa là bắt đầu từ sau chiến thắng Điện Biên, lúc chính quyền cách mạng ồ ạt về tiếp thu Hà Nội, thì công cuộc tiếp quản thành phố đẹp đẽ này đã diễn ra vô cùng kiêu căng mà cũng vô cùng lúng túng, mò mẫm. Ngoài mặt thì nói cách mạng là nghiêm minh, là tiên tiến, nhưng trong thực tế thì chỉ toàn là kiêu ngạo, gian trá, hỗn độn, chia rẽ, bè phái. Lúc đó chính quyền mang danh nhân dân, khoe khoang mục đích giải phóng. Nhưng thực tại đã chứng tỏ một điều trái ngược không thể chối cãi: mọi hành động, mọi chính sách đều có tính tuỳ tiện, rị mọ, nhắm mắt sao chép từ phiên bản lờ mờ, rối bời của cuộc cách mạng do Mao tuỳ hứng chỉ đạo. Chẳng hề có chuẩn bị quy củ, chẳng có gì là tổ chức khoa học, là hành động minh bạch. Chỉ mạnh về tuyên truyền giả dối, về hù doạ. Một chính quyền như thế đã không tạo ra được một chính sách an dân, không gây ra một sức bật cho sản xuất. Những tấm gương tiên tiến trong sản xuất chỉ là do tuyên truyền giả tạo bầy ra. Xã hội “tiên tiến” ấy cứ sống triền miên trong thiếu thốn, hạn chế, gian lận. Chế độ tem, phiếu của mậu dịch được khai triển như công tác làm phúc, bố thí. Đen tối, nhem nhuốc như thế mà tối ngày cứ tự khen “mậu dịch là bà nội trợ đảm đang của xã hội”, là công lao của “bác”, của “đảng”!
Rõ ràng những gì đang diễn ra trước mắt, tại cái thủ đô ngày càng tàn tạ này của xã hội chủ nghĩa, tất cả đều cho thấy rõ là nhà nước không có khả năng xây dụng được cuộc sống sạch sẽ, an toàn, trật tự, cho dân an tâm làm ăn, thế nên không có no đủ, không có hoà bình. Vì luật lệ tập thể nay bao trùm để kiểm soát, trói buộc cá nhân, nên cuộc sống riêng tư bị nghẹt thở, lao động sản xuất đều bị trói tay bởi những quy định “tập thể”! Biết là dân chúng bất mãn, guồng máy công an lúc nào cứ phải gồng mình theo dõi, hù doạ, đàn áp gắt gao. Thật sự là sau chiến thắng, cả con người và xã hội ở đây đài không hề được giải phóng!
Các cán bộ chính quyền, lúc mới về thành, miệng thì nói rất hay. Nào là chính sách cách mạng là “giải phóng” con người, là “giải phóng” xã hội… Nhưng tay cán bộ cách mạng thì cứ bòn mót, vơ vét, tịch thu mọi thứ, áp chế con người về mọi mặt. Những chính sách tiếp thu chính quyền, cải tạo xã hội, thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa như vậy đã để lộ ra tất cả nhược điểm của cách mạng trong công cuộc xây dựng cuộc sống trong hoà bình. Thật sự là ghế độ đã không tạo ra được bầu không khí lạc quan tin tưởng ngay từ đầu kỷ nguyên hoà bình. Nhũng yếu kém về mặt nghiệp vụ, thiếu vắng tính lương thiện của chính sách, của cán bộ, những thiếu thốn và gian lận thường xuyên xảy ra trong phân phối hàng hoá, đã làm tiêu hao hào quang chiến thắng của cách mạng. Rõ ràng đó là cả một bằng chứng thua kém về mặt sản xuất, một thất bại ê chề trong nếp lưu thông và phân phối so với các chế độ cũ. Trước những thất bại ấy, rồi cho đến mãi sau này, guồng máy tuyên truyền chỉ còn cách cứ nhắc đi, nhắc lại cho đến xói mòn hình ảnh công lao, hi sinh, gian khổ, thẳng lợi vinh quang… Rồi cứ phải hù doạ khủng bố tinh thần, sẵn sàng chụp lên đầu những kẻ bất mãn đủ thử tội mơ hồ. Những tội danh mơ hồ như âm mưu “phá hoại”, “phản cách mạng”, là vũ khí để duy trì uy quyền của guồng máy hành chính, cai quản.
Thời chiến, cả nước chỉ mong đợi, chỉ ước ao ngày hoà bình trở lại. Nay hiệp định đã ký, miền bấc đã có hoà bình, nhưng ai cũng trăn trở: bao hi sinh, chiến đấu gian nan, kiên cường để nay tiến tới một cuộc sống tăm tối, hỗn độn, thiếu thốn như thế này sao? Nhà nước nêu ra lý do là còn phải lo chi viện, giúp đỡ một phần nhân dân “ta” đang bị kìm kẹp và vô cùng đói khổ ở miền Nam.
Lúc ấy, chính quyền cách mạng o ép, hù doạ dân chúng phải chấp nhận được sinh hoạt trong kỷ luật, với tinh thẩn tự túc, tự cường, trước những đổi thay nhọc nhằn, mà chẳng một ai cảm thấy an tâm để làm ăn sinh sống. Vì sự kiểm soát cứ lan rộng, cứ len lỏi sâu vào mọi ngõ ngách của mọi sinh hoạt, kể cả về mặt tình cảm, riêng tư thầm kín nhất của con người. Tai mắt khắt khe của guồng máy cai quản của cách mạng đã bao trùm lên xã hội một cách rất thiển cận, kém cỏi. Sau tháng mười 1954, là thời hạn chót dân hai miền tự do đi lại vào nam hay ra bắc, theo hiệp định Genève. Nhưng chỉ thấy dân miền Bắc tiếp tục tìm đường lén lút, liều chết di cư vào Nam. Dân gọi vĩ tuyến 17 chia đôi đất nước là bức màn tre. Nghĩa là nó cùng một loại chia cách, chia cắt như bức màn sắt mà Liên Xô đã thiết lập bao quanh khu vực Đông Âu của khối xã hội chủ nghĩa. Đối với Thảo, đây là một khía cạnh thất bại về cả mặt tư tưởng và hành động của thứ cách mạng xổi thì này: Giải phóng con người, sao lại làm nó phải bỏ chạy, sao để đến nỗi phải dùng bạo lực để vây kín nó, giam hãm nó?
Đúng như lo lắng của Thảo, khi nghe Trưởng ban hành chính khu phố tới giải thích quyết định cả gia đình bố mẹ Thảo sẽ phải dọn vào ở lâu dài trong một cái phòng duy nhất, trong chính căn nhà cũ của mình, ông bố đã nổi cơn điên lên gào thét, để cãi nhau với con. Đây là lần đầu tiên từ khi gặp lại con, “ông cụ” gọi Thảo bằng “mày” và xung “tao”:
– Chẳng thà đuổi tao ra sống ở vỉa hè còn hơn là bắt tao phải sống trong hoàn cảnh khốn nạn này.
– Bổ cũng nên hiểu hoàn cảnh của nhiều gia đình làm việc ở ngoài khu của các cơ quan cách mạng, nay họ phải về làm việc ở Hà Nội này thì gia đình vợ con hộ sống ở đâu bây giờ?
– Sống ở đâu thì kệ họ, nhưng không thể chịu cảnh bỗng nhiên họ vào xâm chiếm nhà của tao.
Họ không chiếm, mà do luật lệ cấp phát nơi ở cho họ, thì họ dọn vào ở. Bố phải tuân theo luật lệ mới của cách mạng, không chống lại được đâu!
– Không chống lại được thì tao ra vỉa hè tao ở! Luật lệ của cách mạng là có quyền trắng trợn cướp của cải của người ta hay sao?
– Không hẳn là như vậy, nhưng cũng gần là như thế. Cách mạng có quyển lấy của người có để chia cho người không có! Bố mà phản đối thì tức là bố phạm tội phản cách mạng. Mà tội ấy có thể bị xử tử hình!
– Tao nuôi mày cho khôn lớn, cho có học hành để mày về làm cách mạng để mưu tính xử tử tao như thế này sao?
– Luật lệ đó không phải sẽ vĩnh viễn, mà nó sẽ thay đổi khi xã hội đã làm ra đầy đủ của cải cho mọi người. Nay vì chưa có đủ nên mới phải tạm thời làm ra những luật lệ trưng thụ, tịch thu như thế. Chỉ vài năm nữa thì sẽ là mỗi nhà cho mỗi gia đình, không phải sống chung chạ nữa… khi ta tiến tới thế giới đại đồng!
– Mày nói như thế là mày bênh vực cách mạng phải không? Mày bắt tao phải cúi đầu chịu cảnh bị cướp nhà phải không?
– Không ai bắt bố cúi đầu tuân theo luật lệ cách mạng. Nhưng phải thông cảm với hoàn cảnh của đất nước. Nhất là bây giờ họ là kẻ chiến thắng, họ có quyền áp đặt luật lệ của họ. Chính vì vậy mà lúc vào thành, con mong muốn chẳng thà bố mẹ cứ tạm thời di tản vào Nam theo phe quốc gia, để đợi ngoài này ổn định xã hội cho xong, thì rồi ba và con sẽ có cơ hội đoàn tụ sau… Như vậy mới tránh được những cảnh khổ tâm như thế này.
– Mày nói thế là mày là người cộng sản thật à?
– Vâng chính vì con là người có lý tưởng cộng sản nên con mới về với cách mạng! Nhưng có nhiều thứ cộng sản: thứ cộng sản của con là muốn thực hiện một cuộc cách mạng công bằng bằng luật pháp, bằng lý tưởng, không gây thù gây oán, một cuộc cách mạng nhân đạo, sạch sẽ, mà toàn thể nhân loại mơ ước! Các bạn trí thức tiến bộ của con ở Pháp đã thúc giục con phải trở về tìm cách góp ý, góp sức, để thực hiện ở Việt Nam ta một thứ cộng sản tiến bộ khác, tốt hơn, sạch hon so với những gì đã thấy trong cách mạng ở Nga, ở Tàu. Cũng như con, họ muốn thấy xây dựng ở nước ta một mẫu mực cộng sản không tận dụng bạo lực và hận thù, mà bằng một sự kết hợp luật lệ nhân đạo tiến bộ, với một nền giáo dục theo đúng lý tưởng công bằng xã hội… chứ không phải lấy cái bất công mới thay thể cho cái bất công cũ, cái tàn bạo mới thay cho tàn bạo cũ…
– Mày bênh vực cho thứ cách mạng của mày, nhưng cái thứ cách mạng đang diễn ra ở đây thì sao? Nó không phải là thứ cách mạng của mày mà mày về hợp tác với nó à?
– Con về hợp tác với thứ cách mạng này là với hoài bão sẽ có ngày thay đổi, cải thiện được nó, sẽ có ngày tìm ra cách uốn nắn lại được nó, để nó trở thành thứ cách mạng của con, tức là thứ cách mạng mà mọi người mong đợi!
– Máy giỏi thế cơ à? Một mình mày, mà sẽ có ngáy thay đổi được cả một bộ máy, cả một hệ thống quốc tế cộng sản, cả một ý thức hệ cộng sản cơ à?
– Cái gì cũng có thể thay đổi, và nó sẽ phải thay đổi, vì nó chưa hoàn chính. Khi mà, với thời gian, nó đã tỏ ra có sai trái, bất lực, không tiến bộ, không thật sự giải phóng còn người, và bị mọi người oán ghét, thì lúc đó không cần phải có một đoàn quân hùng mạnh để thay đổi nó. Chi cần một người lãnh đạo, một tư tưởng trong sáng, dũng cám nói lên chân lý, y như mặt trời mọc lên… để mang ánh sáng tới dẹp tan bóng tối, để ánh sáng soi lối cho thấy con đường tốt đẹp mà đi… để tránh cái sai, cái ác, để sụ sống sinh sôi, nảy nở, trong hoà bình, ấm no, tự do, hạnh phúc!
– Nghe mày nói tao thấy mày khừng, mày điên rồi! Rõ ràng là mày học nhiều quá nên trở đã thành kẻ không tưởng, kẻ sống trong mộng ảo! Mày tưởng một mình mày về đây là sẽ cải đổi, cải thiện được cái thứ cách mạng tàn nhẫn này, cái thứ cộng sản thô lỗ, trói buộc con người như thế này à? Tao nói thật cho mày biết sự thất vọng của tao khi tao nghe tin mày đã về với cách mạng, với cộng sản! Về như vậy là mày tự giết mày rồi! Mà cũng là giết cả mẹ mày và tao nữa! Thảo ơi! Phải chi mà mày học được cái nghề gì như thợ nề, thợ máy, thợ mộc gì… thì đỡ khổ cho tao biết mấy! Phải chi mày cứ ở bên Pháp làm việc, mỗi tháng gửi về cho tao vài chục đồng Francs thì cũng đủ cho tao vui sống cảnh già! Mày nói mấy cái thằng bạn tiến bộ của mày ở bên ấy hối thúc mày về trong khi đất nước này đang khổ sở vì chiến tranh, vì cộng sản, thì mấy cái thằng ấy cũng chỉ là một lũ điên thôi! Chúng nó đã xúi mày đi vào chỗ chết. Có là điên mới nghe theo chúng nó! Mày về đây là mày giết mày, mày giết cả tao đấy Thảo ơi là Thảo ơi!
– Thôi, bố đừng than van, khóc lóc nữa! Cả cái Hà Nội này sống được thì tại sao gia đình ta không sống được? Bố khóc làm gì! Không ai thương mình đâu mà khóc, mà than!
– Tao không cần ai thương tao cả! Tao khóc vì chính mày cũng không thương mày nữa thì thương gì tới mẹ mày và tao! Tao hi vọng trông cậy vào mày lúc về già, mà mày lại dại dột về đây như thế này! (Ông bố lấy tay áo chấm nước mắt) sống như thế này thì khác gì chết? Chết còn tránh được bị chứng kiến cảnh sống kìm kẹp, ức hiếp như thế này!
Thảo không chịu nổi tiếng rên rỉ, than van của ông bố nên vùng vằng đi ra. Bước thoát nhanh ra bên ngoài cho khuây khoả! Nhưng ở ngoài, nhìn đâu cũng thấy những cảnh đau lòng của một thủ đô đang bị lột xác một cách miễn cưỡng và nhọc nhằn… Phố xá nhà nào cũng đóng cửa vì sợ đủ thứ. Ở một góc ngã tư rẽ xuống Hô Gươm, có vài người đang bu quanh một bà ngồi bán vài bó rau muống. Thảo nảy ra ý kiến mua một mớ rau về xào để ăn với cơm có lẽ cũng làm cho ông bố vui. Tới gần, quan sát, thì bà bán hàng mời:
– Chỉ còn đúng một mớ rau muống thôi ông cầm lấy đi, muốn trả bao nhiêu thì trả. Tôi đi về đây.
Thảo cầm bó rau muống hơi dập nát lên tay trái, tay phải móc túi quần ra một nắm giấy “tiền cụ Hồ”, chìa ra trước mặt bà bán hàng và nói:
~ Thì đây bà muốn lấy bao nhiêu thì lấy, trong túi tôi chỉ còn bấy nhiêu thôi!
Bà bán hàng chọn lấy vài tờ giấy bạc còn khá mới rồi nói:
– Ai mà cũng mua như ông thì đòi tôi đỡ vất vả! Mấy bà ấy mặc cả, thêm, bót từng cọng rau! Rồi còn chê rau già, rau héo nữa! Thời buổi này có còn ai muốn buôn bán nữa đâu!
– Tại sao vậy? Bây giờ hoà bình rồi thì tha hồ mà buôn bán chứ?
– Tha hồ gì đâu! Ồng không vào chợ mà xem các sạp bị bỏ trỏng trơ ra đấy. Mấy ông cách mạng về ra lệnh kiểm kê, bắt các người buôn bán phải gia nhập hợp tác xã, để buôn bán tập thể. Từ nay không ai được buôn bán cá thể nữa. Việc buôn bán bây giờ là do các ông, các bà “mậu dịch” độc quyền. Tôi vì nghèo quá nên ra ao sau nhà hái ít rau muống mang ra bán liều chứ không vào hợp tác hay mậu dịch gì cả. Để lấy tiền về đong gạo nuôi con. Gạo thì bây giờ phải mua chợ đen, giá không phải là gấp đôi mà là gấp bốn, gấp năm, mà cũng không kiếm ra người bán. Vì đã có lệnh bán gạo là độc quyền của “mậu dịch” nhà nước… Bây giờ cái gì cũng khan hiếm, cũng khó khăn lắm mới kiếm ra. Khó sống lắm ông ơi!
Thảo mang bó rau muống về. Vào nhà thấy cửa căn phòng vẫn đóng kín mít. Ông bố cũng năm trùm chăn ngủ trên chiếc giường bên trái, còn bà mẹ thì nằm rên trên chiếc giường bên phải, ở góc trong cùng thì có kê cái chõng tre trên đó có để hành trang của Thảo. Bầu không khí trong “nhà” thật nặng nề.
Lặng lẽ lục iọi, Thảo tìm ra chiếc nồi đồng nhỏ, rồi lấy gạo, đi ra sân, vào nhà bếp có sẵn vài thanh củi, nhóm lửa nấu cơm, rồi xào rau. Bữa cơm dọn ra trên cái chõng tre, trong ”nhà”, trông thật thiểu não, thật là không bình thường, bởi Hà Nội đang sống trong không khí ngột ngạt không bình thường. Cái không bình thường của một thay đổi theo hướng mò mẫm khắc khổ, quá đột ngột và trắng trợn. Thảo đứng nhìn bữa cơm chỉ có một đĩa rau muống duy nhất, bên cạnh nồi cơm nhỏ trơ trọi y như bơ vơ, như thiếu vắng, nhớ tiếc một cái gì vừa mất! Y như Hà Nội đang nhớ, tiếc một thời chưa xa, nhưng nay không còn nữa! Thảo lớn tiếng:
– Mời bố mẹ dậy xơi cơm!
Lời nói lễ phép, thật lạc lõng trong căn phòng chật trội. Ồng bố vẫn năm im không trả lời… Năm im lặng thêm một lúc, không biết nghĩ sao, ông bố ngồi dậy, từ từ đi sang ngồi một góc chiếc trõng tre rồi nói:
– Mẹ ăn cháo chứ chưa ăn được cơm. Lát nữa bố sẽ nấu cháo cho mẹ.
Thảo cũng lặng lẽ ngồi xuống, mở nồi, múc cơm ra hai cái bát sứ men trắng tinh. Hai bố con lặng lẽ ăn cơm. Ông bố đứng dậy, lục lọi dưới gậm giường, lấy ra một cái đĩa nhỏ, rót ra một chút nước mắm từ một chiếc bình bằng sứ men trắng tinh: Thảo phân trần:
– Con quên là rau muống xào phải chấm với nước mắm.
– Thể ở chiến khu thì chấm với cái gì?
– Chấm với chút nước muối dầm với ớt cay xè!
– Nhờ vậy mà chiến thắng đấy! Nhờ chiến thắng ấy mà có cảnh này đây.
– Thôi bố đừng mỉa mai nữa! Mọi sự rồi cũng sẽ qua đi… Và với thời gian thì mọi sự sẽ được cải thiện.
– Thời gian qua đi, và mọi sự rồi sẽ mất hẳn, chứ cải thiện sao được những gì đang tốt đẹp, nay đã bị đạp đổ tan tành.
Ông bố ngồi ăn cơm một cách khó khăn, như nuốt không trôi. Vừa ăn, vừa nhìn chung quanh. Thảo nhìn bố và hiểu trong đầu ông bố đang tiếc nhớ những thứ đang chìm mất vào dĩ vãng.
Mấy hôm sau, nghe tiếng lích kích, ồn ào ở phía nhà trên. “Người ta” đang dọn tới ở. Mãi sau mới biết là có hai gia đình đã dọn tới. Họ tránh không “quan hệ” với cái gia đình chủ cũ của nhà này. Không gian gia đình đã bị co lại, bữa ăn phải ăn trong căn phòng ngủ. Đến nhà bép, nhả xí nay cũng là của tập thể! Sự chung đụng căng thẳng không thể tránh được khi cùng chia nhau sử dụng cái sân, cái bể chứa nước mưa, cái nhà bếp. Rồi bắt đầu kẻ này trách người kia là không chịu “kỷ luật” quét dọn sau khi làm bếp xong! Không biết “kỷ luật” vệ sinh! sống chung như thế không tài nào phân chia nhau thời gian sử dụng tiện nghi nhà vệ sinh. Sáng tinh sương, mọi người ùa ra sân, ra đường để rửa mặt đánh răng. Gia đình được chia cho căn ở mặt đường thì mở cửa ra vỉa hè, đàng trước nhà mà làm mọi sinh hoạt buổi sáng. Dần dần hầu như khắp nơi, vỉa hè đàng trước các căn nhà, nay trở thành nơi sinh hoạt nội trợ, vì trong nhà chứa quả nhiều gia đình mới “vào”… Chỗ này đặt cái thau nước, chỗ kia đặt cái bô cho trẻ con ngồi ị, chỗ khác thì kê cái bếp than, bếp củi, nấu nướng khói um… các gốc cây nay đều khai um mùi nước tiểu… Vỉa hè nay là nơi sinh hoạt tương đối thoáng khí nhất của mọi gia đình!
Hoàn cảnh chung đụng, chật chội, đã gây ra đủ thứ cãi cọ. Nhiều lúc người Hà Nội cũ và người Hà Nội mới xỏ xiên, mia mai, nhau, bên này gọi bên kia là “bọn quen sống trong rửng rú”, và bên kia gọi lại bên này là “bọn đầy tớ phong kiến thực dân còn nhớ tiếc chủ cũ!”… Có lúc công an được mời tới vì những lời tố cáo, vu khống lẫn nhau: “nó chửi kháng chiến!”, ”nó gọi tôi là Việt gian!”, “nó tích trữ nhiều hàng hoá dưới gậm giường!”, “nó buôn lậu thuốc Tây”, “nó là Quốc Dân đảng!”, nó “phản động”.., nó thế này, nó thế nọ…
Chính cụ Tiếu, bố Thảo cũng bị một cán bộ trung uý công an mới dọn tới, tố cáo và đe doạ: “Mày là cái thằng cả ngày hết chửi cách mạng, rồi là lên án kháng chiến… mày mà còn tiếp tục là tao sẽ đưa mày ra toà án nhân dân!”.
Bị đe doạ một cách tàn nhẫn, nên “ông cụ” phải im lặng, phải thay đổi cách sống, phải câm nín. Rồi tinh thần và sức khỏe ngày càng sa sút. Chẳng những vì thiếu thốn, chung đụng, mà vì chính vì nỗi buồn bực tích tụ, vì chứng kiến sự thay đổi tồi tệ của cuộc đời mình và cả của cải thành phổ thân yêu của mình. Nó ngày càng xuống cấp, ngày càng xấu xí. Từ sáng sớm, để thoát ra khỏi những va chạm ti tiện, cụ Tiến chỉ còn một phương cách là đi rá ngoài tản bộ để ngắm cảnh phố phường… để thấy những đổi thay đang làm tàn tạ, từ đường phố tới con người, một cách thê thảm và… quá nhanh!
Thảo cố sức giảng giải cho ông bố hiểu là mọi thứ xấu xa, tính tình chòm xóm tồi tệ, sự chen lấn khi đi đường, tệ nạn lén ném rác ra đường làm mất vệ sinh;.. Tất cả là do thiếu thốn, do chung đụng, chật chội… “Thủ phạm của tất cả những tệ nạn đó là do cái nghèo và cái thiếu trình độ tổ chức mà ra cả!”
Dần dần, dân Hà Nội cũ phải quen với cảnh chia chác, tranh giành với dân Hà Nội mới, từ cách sử dụng vỉa hè, lấn choán cả lòng đường, cứ y như ở trong nhà mình. Vì nhà nhà lấn ra vỉa hè lấy chỗ sinh hoạt, tạm thời đặt cái lu nước, tạm thời để cái bếp than, bếp củi ra vỉa hè ngoài trời cho nó thoáng. Cái gì cũng tưởng chỉ tạm thời, nhưng rồi nó đã thành nếp sống vĩnh viễn của thời mới, thời xã hội chủ nghĩa! Những cái lúc đầu khó coi, khó chấp nhận, nay được giải thích, để bào chữa rằng rồi đây sẽ tiến lên thế giới đại đồng của xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng tiến bộ Mác-Lê, thì những cái đó sẽ được dẹp đi. Nhưng cái thế giới đại đồng ấy chờ cả mấy chục năm sau vẫn chưa thấy tới! Mà cái “tạm bợ” khó coi kia đã dần dần được chấp nhận, để trở thành cái vĩnh viễn.
Rồi ai cũng cứ nghĩ như thế, những sinh hoạt mua bán, dịch vụ, dù công khai hay là chui luồn, thì cũng cứ bầy cái bàn nhỏ với dăm ba cái ghế con ra vỉa hè thành một quán ăn, quán nước. Thậm chí lu nước, tủ kính nhỏ cũng nhảy xuống chiếm lòng mặt đường. Chỗ đắc địa được mọi người ưa chuộng nhất là ở trên mặt nắp cống công cộng ở mỗi đầu vỉa hè, vì nó bằng xi-măng nhẵn và kiên cố! Vì chỗ ấy bằng phẳng! Vì chỗ ấy để thoát nước, rất tiện cho việc mổ gà, mổ vịt, kể cả mổ lợn!
Từ đấy, Hà Nội lột xác toàn diện. Hà Nội trở thành thủ đô của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tràn ngập cờ đỏ và cả rừng khẩu hiệu ca ngợi chiến thắng vinh quang, vì lý tưởng, vì hi sinh của những chiến sĩ anh hùng cách mạng! Nhưng sự thực là trong đầu mọi người, khái niệm xã hội chủ nghĩa hiện ra rất mơ hồ. Bởi việc thực thì xã hội chủ nghĩa đã diễn ra quá lúng túng. Một mặt chính quyền ép buộc mọi thứ kỷ luật bằng hù đoạ. Mặt khác là dân tuân theo rất miễn cưỡng. Họ vỗ tay hoan hô và ca hát, nhưng trong lòng họ không thật sự chấp nhận vì nó không mang lại ấm no, hạnh phúc như họ mong đợi. Từ đấy cho tới mấy chục năm sau Hà Nội cứ như thế mà phát triển trong sự dung túng, tuỳ tiện, trong sự miễn cưỡng phải thoả hiệp với những sai trái về mọi mặt, từ vấn đề vệ sinh, từ cả về mặt ứng xử của con người:.. Cứ phải thoả hiệp với những sai trái, với những vì phạm luật pháp thô sơ, dung túng, nhất về mặt trật tự kỷ cương! Chính trong thời giàu sống và quan sát những ngày đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Hà Nội, đã cho phép Thảo nhận ra rằng quá trình cách mạng như vậy là một sự áp đặt từ bên ngoài, bằng tuyên truyền gian xảo, bằng bạo lực. Trong khi lý luận và sách vở thì nhấn mạnh tới tinh thần tự giác. Đấy là một mâu thuẫn cơ bản mà lý luận chưa biết làm sao giải quyết.
Với sự phát triển xã hội mới rất luộm thuộm, rất mò mẫm như thế, Hà Nội đã mau chóng biến thành một thành phố cổ lỗ: ngày càng chật chội, ồn ào, chen lấn, ngày cảng nhem nhuốc, mốc meo, dơ bẩn… Và với thời gian không dài, Hà Nội êm đẹp tàn dư của “thời thực dân, phong kiến”, nay chỉ còn được nhắc tới, như là một kỳ niệm êm đềm; Hà Nội thanh lịch của thủa xã xưa ấy đã xuống cấp tiêu điều, kể như nó đã mất đã chết hẳn. Chi trừ ra vài con đường hiếm hoi còn sạch sẽ, vì có nhiều trụ sở, dành cho các cơ quan, nhiều dinh thự của bác ông lớn cách mạng. Hà Nội, sau nhiều năm được giải phóng, đã để lại những đường phố đen tối, xô bồ, dơ bẩn vô tổ chức, không xứng đáng với một dân tộc có văn minh văn hoá.
Cùng với Hà Nội cũ không còn nữa, con người thanh lịch, đài các của Hà Nội xưa cũng dần dần biến mất một cách tệ hại. Người lịch sự, đài các trở thành một mẫu loài quý hiếm, đi dần dần tới tuyệt chủng. Người tứ xứ nay tiến về làm chủ Hà Nội có những khu-trước-đây là của công chức cao cấp chế độ thực dân, phong kiến cũ, nay dân ngụ cư lúc nhúc ở đó đều toàn là dân “Hà Nội mới”, nói giọng đặc sệt các địa phương xa xôi, không mang tính chính giọng và chính tả (từ cách viết tới cách phát âm). Đến nỗi ở đó đã hình thành lần đầu tiên hàng loạt các hội ái hữu của các nhóm dân gốc ở tận đẩu đâu! Nay khi nói tới nét thanh lịch của người Hà Nội, thì người ta liên tưởng tới những đường phố có vỉa hè ngăn nắp, sạch sẽ, với những thiếu nữ, thiếu phụ mặc áo dài kiểu mới, kiểu “Lơ-muya”, nói năng nhẹ nhàng, đi đứng thướt tha… Còn khi nói tới người Hà Nội mới thì làm người ta liên tưởng tới cái thời Hà Nội nhem nhuốc, với đường phổ lúc nhúc, chen lấn, lộn xộn, nói năng ầm ĩ, lỗ mãng y như trong giữa một phiên chợ, có khi là những lời lẽ cục cằn, tục tĩu… Tại sao lại xuống cấp như thế? Tại vì quy luật sinh vật luôn luôn mang ảnh hưởng, dấu ấn của môi trường.
Trong thực tại, con người mới xã hội chủ nghĩa, sản phẩm của chế độ mới, là con người mưu mẹo, khéo xoay xở, biết chui lách qua quy định và luật pháp, ngoài mặt thì có vẻ nể nang chế độ, nhưng trong đầu thì chẳng sợ cái gì, chẳng sợ ai, chỉ tin vào tài tháo vát, nghĩa là chẳng nể phục một ai. Đấy có thể là con người bất mãn, mà không dám phản kháng, trăn trở mà không dám nói ra, cứ ấm ức, dồn nén đến mức phải văng một câu tục cho nó hả! Phản ánh cái sự ấm ức không nể phục ấy là những hành động bất tuân luật lệ vụn vặt, nói năng thô lỗ, chửi chó, mắng mèo, “ba que; xỏ lá”, đểu cáng. Có những bà, những cô bán hàng vừa bán vừa như xua đuổi khách:
– Chỉ có vậy thôi, mua thì mua, không mua thì cút!
– Ông cút thì ông “đ. mua!
– Mày về mà đ. mẹ mày ấy!
Nhưng đa số là người cần, cứ phải nuốt nhục mà mua. Vì dù đi chỗ khác xa hơn, thì cũng vẫn là thứ hàng thiếu phẩm chất, bị cân thiếu, bị rút ruột, bị nhồi độn… gian dối như thế.
Trong Hà Nội mới xã hội chủ nghĩa này lần đầu tiên xuất hiện cảnh vừa bán, vừa mắng chửi; mà vẫn cứ có người mua! Hiện tượng ấy, Thảo cho đó là một biểu hiện thô bạo phản ánh sự bực bội của xã hội. Chứ nếu cuộc sống êm thắm, vui vẻ, bình thường thì đâu có ai lại chửi đổng bâng quơ như thế. Hà Nội mới nay là nơi không còn chú ý tới thanh lịch, nói chi tới đức hạnh. Lịch sự, lê phép là điều xa xỉ, lạc, hậu. Một cử chỉ kính trên, nhường dưới bị coi là đã lỗi thời. Không còn ai dám nói tới nhân phẩm, đạo đức nữa. Cứ như thế, cả một nền “văn hoá đểu giả” phát triển, với thời gian đã tạo ra một xã hội tàn nhẫn đến mức thô bạo. Vậy mà chưa một ngòi bút tả thực của nhà văn nào dám đụng tới. Họ biết đụng tới nó là đụng tới chế độ. Vì ai cũng dư biết trách nhiệm đối với tình trạng thô bạo ấy là của chế độ, nhưng đối với Thảo, chỉ cần có sự phân tích sáng suốt để đi sâu hơn, đi xa hơn. Vì chính chế độ cũng không hề muốn để xảy ra sự suy thoái đạo đức như thế vấn đề là phải tìm ở đâu cho ra thủ phạm đã gây ra tình trạng suy đồi nhân cách, suy đồi phong tục xã hội này?
Những món ngon của Hà Nội thủa nào, nay nó bị xuống cấp, bị dọn ra bày ra bán vô trật tự, ở những chỗ thô thiển, nhem nhuốc, kệch cỡm, nên nó không còn ngon đúng với những hương vị thanh tao của nó như xưa.
Món có thể ngon, nhưng nay chỗ ngồi không ngon, con người này cũng không ngon, không còn mấy ai sành sỏi về hương vị thổ ngơi của Hà Nội, câu chuyện nay thì đậm mùi “quê ta” ở những nơi xa lạ… nên cũng không phải là những chuyện ngon lành, dí dỏm, tế nhị của người Hà Nội chính gốc nữa!
Cũng cái Bờ Hồ ấy, cũng cái Tháp Rùa ấy, nhưng nay chung, quanh lúc nào cũng lúc nhúc, láo nháo như họp chợ! Mà thật sự là ở bất cứ đâu, kể cả ở “bờ Hồ”, nay cũng đã biến thành chợ. Không còn ai nhớ tớ cảnh nên thơ của tháp cổ! Của hồ xưa!
Cũng vẫn còn có những lúc chiều tà, khi hoàng hôn xuống, lòng người dễ trở thành lãng mạn, nhưng nay những chiếc áo dài đã bị thay thế bằng loại áo kaki lai áo cánh, lai sơ-mi cụt cỡn, thô kệch, với màu nâu, màu xanh bộ đội là chính, trông thật ảm đạm! Thỉnh thoảng cũng có mấy bà mấy cô thuộc gia đình cách mạng cao cấp, khi cao hứng, cũng diện áo dài ra lượn bờ hồ để chụp ảnh. Nhưng thứ áo dài gì mà tà áo loe ngang, viền gấu to đùng như viền quần áo lính. Đường cắt may thô thiển, tà không còn úp, không còn ôm cuốn theơ thân mình, nên khi gặp gió nó bay lộng lên như cánh buồm đứt giây, trông thật nhức nhối con mắt, tạo thành đường nét hỗn tạp cho cái hồ từng một thời nổi tiếng có vẻ đẹp của ngàn năm văn vật, lãng mạn của thủa, xa xưa.
Người Hà Nội mới chê lối sống cũ là truỵ lạc, cổ hủ. Còn dân Hà Nội cũ chê dân mới là dân “cả quýnh”, có nghĩa là vừa quê mùa, vừa rừng rú, có lần công an đã tới hỏi cả giấy giá thú khi thấy cặp tình nhân khoác vai nhau, ngồi ngắm trăng bên bờ hồ. Vì công an coi ngồi tình tứ với nhau như thế là “truỵ lạc”!
Trong tâm tư người Hà Nội cũ, nay chỉ còn một nỗi niềm cay đắng, tiếc nhớ âm thầm! Nhớ những tà áo dài thon thả bay lượn bên bờ hồ thanh vắng, trong gió chiều thơ mộng. Họ chỉ còn biết nhớ thương, nhớ tiếc cái Hà Nội lãng mạn xa xưa ấy, qua những âm điệu du dương thầm hát trong đầu của những nhạc điệu tiền chiến! “Tiền chiến” là dư âm, là vang bóng một thời của Hà Nội nên thơ, Hà Nội đẹp, Hà Nội thanh lịch nay đã mất, đã chết!
Người Hà Nội mới hôm nay lúc nào cũng gồng mình lên để tỏ ra cái vẻ kiêu binh, tiên tiến của những anh hùng chiến thắng… lúc nào cũng sẵn sàng để hoan hô. Hoan hô Hà Nội cách mạng! Hoan hô Hà Nội anh hùng!
Dân Hà Nội cũ cũng phải hoan hô theo, nhưng trong lòng thì u buồn, lo lắng vô cùng. Lo lắng vì trật tự mới không, đúng như lời nói, lời hứa: lý luận cái gì cũng rất lý tưởng, nhưng trong việc làm thực tế cái gì cũng hỗn loạn, cũng tham lam, gian dối, tranh giành… ti tiện. Các khẩu hiệu vang dội từ loa, bằng những chữ to trên pa-nô chỉ là những trống rỗng khổng lồ. Trật tự mới kiểm soát đủ thứ, cấm cản đủ kiểu, nhưng cứ đút lót chút đỉnh thì cái gì cũng thoát, cũng qua. Luật lệ cách mạng rất nghiêm minh, rất khó sống, nhưng nhờ đồng tiền khôn, biết chui, biết luồn, nên luật lệ nghiêm minh ấy cũng rất dễ qua mặt.
Thảo đau lòng nhận ra tất cả đây chỉ là sự vận hành lệch lạc của một thứ tư tưởng cách mạng ấu trĩ, xổi thì: những người chiến thắng, trong tư thế kiêu binh, nay thấy mình có quyền làm bất cứ đieu gì gỡ gạc, để vơ vét những gì họ đã quá thèm khát, đã quá kiêng nhịn trong thời gian chiến tranh. Những dồn ép nay bung ra, không gì cản lại được. Đặc biệt là bùng nổ về mặt siịnh lý: chẳng những số đám cưới gia tăng mạnh, mà số vụ phá thai càng ngày càng tăng vọt. Dĩ nhiên là dân số cũng tăng lên đến mức báo động. Lần hồi, chính quyền bắt buộc phải hô hào phát động kế hoạch hoá gia đình, phải hạn chế sinh đẻ và tung ra phong trào đặt vòng xoắn một cách đại trà. Chính đại tướng Võ Nguyên Giáp, với uy thế chủ tịch uỷ ban khoa học nhà nước, là vị chủ trì phong trào hạn chế sinh đẻ này. Nhưng tỉ lệ sinh đẻ cứ tăng lên đều chứ không giảm. Nhà nước đã tỏ ra hoàn toàn bất lực về mặt trật tự xã hội, nhất là về mặt bùng phát, bùng nổ sinh lý, kéo theo bùng phát dân số! Dân số tăng vọt, hàng hoá, của cải thì ngày càng khan hiếm, càng kém phẩm chất… mà giá cả cứ tăng đều. Do vậy, sự nghèo túng, thiếu thốn cứ như vô phương cứu chữa. Cả xã hội phải trông nhờ vào các cửa hàng mậu dịch: cảnh mua bán ngày càng diễn ra như bố thí, với chế độ phân phối hạn chế theo tem, phiếu. Mà hàng thì xấu và hiếm, đến nỗi chế độ “xhcn” (xã hội chủ nghĩa) bị biếm giễu là chế độ “xếp hàng cả ngày”!
Sự thật là trong cái thủ đô cách mạng “tiên tiến”, “anh hùng”, đang sôi sục một sự tranh giành, lấn chiếm, tranh thủ, tước đoạt một khoảng không gian sống, một vị trí cho riêng mình, cho gia đình mình. Hà Nội sôi sục một làn sóng vận động ngấm ngầm, rất tích cực, để giành một chức vụ trong guồng máy hành chính đang được phát triển ngày càng phình ra để kiểm soát toàn bộ xã hội và nhất là để có the thoả mãn những gửi gấm của các đồng chí “bên trên”…
Ai cũng nghĩ trong đầu: hoà bình rồi, nay là thời cơ để tranh thủ một chút địa vị, một chút của cải cho riêng mình! Chẳng lẽ chiến đấu gian khổ trong bao nhiêu năm, mà nay chiến thắng trở về tay trắng lại hoàn trắng tay?
Tranh đấu là để có một cái gì chứ, chẳng lẽ tranh đấu để rồi không được một cái gì sao?
Một đồng chi mà Thảo biết từng là một cán bộ cách mạng xuất sắc ở ATK, nay cũng vui vẻ khoe vừa đưa gia đình về Hà Nội, và vừa được cấp một phòng lớn, trong một biệt thự sang trọng. Thảo hỏi:
– Đồng chí có thấy đáng lo ngại về tình hình thiếu thốn, tranh giành việc làm và nơi ở, đang diễn ra sôi nôi tại thủ đô xã hội chủ nghĩa như thế này không? Đồng chí có nghĩ là tinh thần cách mạng vô sản đang bị biến chất không?
Người cán bộ cách mạng ấy đáp rất tự nhiên:
– Chúng ta đã kháng chiến, đã đấu tranh trong hi sinh gian khổ, nay chúng ta cũng có quyền được hưởng một chút thành quả của cách mạng chứ! Thật sự là không ai nghĩ tranh đấu để rồi trở thành cái anh vô sản. Đồng chí không thấy như vậy là công bằng sao? Bây giờ là hoà bình rồi mà! Bây giờ phải tới lượt chúng ta hưởng chứ!
Thảo im lặng không trả lời. Vì không biết trả lời sao cho đúng. Thật sự là nay, khi ngưng tiếng súng, ai cũng nghĩ tới cái riêng trước, sau mới tới cái chung. Nghĩ tới cá nhân, bản thân gia đình trước, rồi mới tới cái tập thể.
Rồi Thảo cũng phải thay đổi cách nhìn: họ không phải là thứ cán bộ cách mạng đang biến chất. Họ chỉ là những con người đang bộc bạch những nhu cầu tự nhiên, bộc lộ ra cái bản chất chân thật của mình: vì ai ai cũng mong tìm cái no, cái ấm mà thôi.
Tuy trong lời nói, nhất là trong các buổi học tập thì vẫn luôn luôn vang lên lý luận, biện chứng đề cao cái tập thể, cái chung! Trong học tập thì nói: Dân hưởng trước, cán bộ cách, mạng hưởng sau. Nhưng rồi cán bộ cách mạng cao cấp thì có chợ riêng, gia đình, con cái cách mạng nay thuộc “diện” ưu tiên. Còn nhân dân thì trở ra cái thân phận bị phân biệt đối xử… nên nhìn những đặc quyền, đặc lợi của “diện gia đình cách mạng”, nhất là ở cấp cao, mà tức, mà thèm!
Bác Thảo còn vui miệng kể khi Tô Hoài, một nhà văn cán bộ “đảng viên” cấp cao, không chịu nổi cảnh nhức nhối trước mắt, nay cũng đã viết để giễu chế độ: một bà mẹ xếp hàng để mua thực phẩm, nhưng tới lượt mới biết là thứ hàng này chỉ bán cho “diện chính sách cán bộ đảng viên”, nên bà mẹ tức bực đứng ra trước đám đông, vỗ cửa mình bồm bộp mà chửi “Cha tiên sư mày! Không đẻ ra cán bộ, mà đẻ toàn một lũ nhân dân”!
Dân còn đặt vè như loại:
Tôn Đản là chợ vua quan.
Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng!
Thảo quan sát những thực tại bực bội này, và bình tĩnh lý giải rằng những khát vọng thầm kín của cá nhân, của cái riêng tư là một bản chất, một bản năng tự nhiên, không thể mang những lý luận biện chứng từ sách vở ra mà bác bỏ hay lên án nó. Triết học không thể phản bác những hiện tượng tự nhiên, những khát vọng tự nhiên và chính đáng. Đó là một nhận thức mới mẻ mà Thảo đã khám phá ra sau rất nhiều suy tư, dằn vặt khi theo dõi những sinh hoạt của các “đồng chí cách mạng” tử khi họ rời chiến khu về tiếp thu Hà Nội.
Nhìn những người “đồng chí”, một thời rất can trường trong lý luận triệt để đấu tranh cách mạng, nay họ hớn hở khoe một gian nhà vừa mới được cấp, một chiếc xe đạp Phượng Hoàng mới tinh, một chức vụ có uy quyền… và có lúc, quên cả bà vợ cũ, để khoe hạnh phúc mới với một cô vợ trẻ và một em bé sơ sinh. Thảo tự nhủ:
– Ta không thể dùng lý luận xơ cứng mà lên án họ là một chiến sĩ vô sản đã bị biến chất. Chính ta, khi thấy họ khoe ra những thứ ấy, cũng cảm thấy, đối với họ, đó là một niềm hạnh phúc chân thật, rất sống thật, rất có thật, rất là xứng đáng cho tất cả mọi người, nhất là sau một thời gian dài chiến đấu và hi sinh. Cái sự thật này, ta không thể vin vào giáo điều để lên án hay bác bỏ. Cũng không thể tìm thấy lời giải đáp từ trong sách vở, trong lý thuyết, như khi ngồi đọc Marx, suy nghĩ về Marx ở Paris! Cách mạng ở đây, hiện thực ở đây, rõ ràng là nó đã vượt rất xa khỏi khả năng suy diễn, mô phỏng về cái thế giới đại đồng nêu ra trong sách vở…
Nhờ thải độ cảm thông với những khát vọng nhỏ và lương thiện của mọi người, Thảo không tỏ ra bực bội, oán trách, không gây gổ với ai, trong lòng lúc nào cũng thanh thản và độ lượng: xã hội đang trên đà thay đổi một cách tồi tệ như thế, ai cũng như bị đẩy vào hoàn cảnh sống khó khăn như thế, nên thật sụ là phải tội nghiệp họ chứ không thể oán trách, ghét bỏ họ. Sự thật là họ cũng như ta, đều không phải là thủ phạm gây ra cảnh sống luộm thuộm, khắc khổ, thiếu thôn, cục cằn, thô lễ, kho hạnh này! Lỗi là ở trên cấp cao kia.
Chung quanh không ai hiểu, được lý do của thái độ thanh thản, thông cảm ấy, nên họ thấy Thảo lúc nào cũng cứ thản nhiên, lúc nào cũng mỉm cười như khùng khùng, điên điên, cứ ngơ ngơ, ngác ngác trước cuộc đời gian nan vất vả với hai mặt mâu thuẫn nhau: mặt phải cao cả của lý luận, mặt trái, mặt thật phủ phăng của thực tại!
Kỳ thực là trong hoàn cảnh rất tàn nhẫn, rất hiện thực ấy, Thảo đang vận động trí tuệ, đáng rất tỉnh táo để phân tích, để nhận định về sự vận hành, diễn biến của cách mạng trước mắt. Nó càng phức tạp thì lại càng như tăng sức bật cho Thảo trong công cuộc trải nghiệm, để tìm ra giải đáp cơ bản cho câu hỏi: tại sao những điều dự báo tốt đẹp của Marx về một thế giới đại đồng kia đã không diễn ra như mong đợi? Tại sao lý thuyết quá hay mà kết quả này lại tồi tệ như thế? Tại sao? Có cái gì đó mà Marx đã không thấy, không hiểu chăng?
Gặp giáo sư Đặng Thai Mai trong buổi họp đầu tiên tại trụ sở nguy nga của “Viện Đại học Đông Dương” cũ do thực dân Pháp xây dựng từ thời xa xưa… Thảo hỏi:
– Tại sao anh không phải là khoa trưởng “doyen” hay viện trưởng “recteur” của viện Đại học, mà chỉ là “phó giám đốc” của trường Đại học Văn khoa?
– Ôi cái đó thì là do ông đồng chí Hồng Cư, trường ban tổ chức của bộ giáo đục, ông ấy tự ý quyết định tất tật cả. Ồng ấy hỏi tôi: anh nắm trường Văn khoa được không? Tôi đáp: Được! Thế là ông ấy phán: vậy thì anh sẽ làm giám đốc trường đấy nhé! Và thế là tôi thành giám đốc! Tôi cũng chẳng biết tại sao tôi được gọi là giám đốc mà không phải là khoa trưởng hay viện trưởng. Tôi cũng chẳng thấy ai đứng ra lập sơ đồ tổ chức các phân khoa Đại học cho ranh mạch, chỉ có gốc gác nền tảng Đại học quốc tế. Có lẽ ông ấy coi việc tổ chức Đại học y như bên hành chính, một phân khoa Đại học y như một sở, nên đứng đầu sở dĩ nhiên là một giám đốc! Chứ ông ấy có biết gì về cách tổ chức một trường Đại học theo khuôn mẫu kinh điển quốc tế đâu! Ông ấy không để ý tới nghĩa gốc của danh từ Đại học là Université hay University! Tưởng chỉ cần thêm hai chữ Đại học vào các phân khoa. Thành ra sau này có sự trùng lặp ý nghĩa trong danh xưng “Đại học Tổng hợp”, đã là Đại học là đa khoa rồi, còn tổng hợp làm cái gì nữa. Còn hiểu Đại học là một trường lớn chuyên về một khoa, cao hơn bậc Trung học thì đã có trường Cao đẳng… mấy cái đó rắc rối, ông ấy cho qua luôn, không cần biết. Người ta giễu cách mạng là vì ông ấy! Nhưng anh có biết tại sao anh cũng như anh Nguyễn Mạnh Tường chỉ được cử làm phó giám đốc thôi không?
– Cái đó thì chúng tôi cũng mù tịt.
– Tại vì trong tổ chức “đảng”, chức vị đứng đầu như thủ trưởng, như trưởng ban, cũng như giám đốc thì luôn luôn phải là “đảng viên”. Vì hai anh chưa phải là “đảng viên” chỉ có thể làm phó giám đốc thôi!
– À thì ra thê!
– Nhưng anh có được tham khảo ý kiến về cách tổ chức và chương trình giảng dậy của khoa anh không? Anh có biết là anh sẽ được giảng dậy môn gì, tiết gì không?
– Từ khi về nước tới nay, ở ngoài khu cũng như bây giờ ở Hà Nội này, tôi không hể được tham khảo ý kiến về công việc tổ chức bất cứ một ban, một ngành nào bao giờ cả! Đôi khi tôi có ý góp ý kiến, nhưng họ bỏ ngoài tai. Họ bảo tôi không có đủ trách nhiệm để góp ý! Họ chỉ thông báo cho tôi biết là tôi sẽ phụ trách làm cái này, thì tôi làm cái ấy. Bảo đi thanh tra cái kia thì tôi đi! Nay họ bảo phải dạy cái này, thì tôi tuân thủ dạy cái ấy. Họ bảo tôi sẽ dạy lịch sử triết học Tây phương, nhưng chỉ tới Marx thôi. Còn từ Marx thì do người khác dậy, mà môn ấy được giảng dạy ở tất cả các lớp, các trường. Thế nên tôi tìm tư liệu để soạn giáo án đại khái để dạy như một môn phụ thôi.
– Như vậy là anh chỉ phụ trách một tiết thôi! Và anh có biết tại sao anh lại không được dạy môn chính là môn “chủ nghĩa mác-xít” không?
– Cái đó thì có lẽ tôi chỉ được biết một nửa lý do thôi! Tại vì họ không tín nhiệm tôi, họ nghi ngờ trình độ hiểu biết về Marx của tôi!
– Đúng là anh chỉ biết được một nửa lý do thôi. Bởi người ta coi anh như là chỉ biết có tư tưởng của Marx, chứ chưa biết tư tưởng của Lenin, của Stalin. Vì thiếu hai ông tổ sư thực hành lý thuyết ấy, thì tư tưởng của Marx cũng chỉ là ý niệm suông trong sách vở thôi. Chính nhờ có hai lý thuyết gia tổ sư ấy khai triển; nên môn chủ nghĩa mác-xít mới thành hiện thực, môn ấy chỉ dựa trên khái niệm tư tưởng của Marx, chứ không hoàn toàn chỉ là của Marx.
– Nghe anh nói như vậy tôi mới biết tại sao tôi không phải là một người mác-xít! Chỉ vì tôi không coi trọng phần nghiên cứu về Lenin, về Staiine là chính!
– Đúng vậy! Vấn đề gian nan của anh ở đây là như thế!
– Cảm ơn anh!
– Không có gì để mà cám ơn! Tôi nói rõ ra điều ấy là vì tôi nghe đồn anh đã gặp nhiều gian nan căng thẳng ngay từ sau khi về nước. Tất cả là vì anh đã coi nhẹ phần công lao của Lenin và Stalin!
– Công lao hay tội lỗi?
– Cái khổ của anh là ở trong câu hỏi ấy đấy!
~ Nhưng nhìn chung thì anh thấy nền giáo dục cách mạng hiện nay là thế nào? Nó có hoàn chỉnh thông?
– Tôi không hiểu quan niệm giáo dục của anh là thế nào, nhưng riêng sự quan sát của tôi, qua mấy lần đi thanh tra mấy trường học, thì tôi thấy vì thiếu hiểu biết, thiếu tri thức nên các cán bộ “đảng” và nhà nước đang thực hiện một nền giáo dục què quặt, để biến mỗi con người thành một chiến sĩ cách mạng của “đảng”, để phục vụ công cuộc tranh đấu do “đảng” lãnh đạo, theo tinh thần đấu tranh nói là của Marx… Đây thực ra là một nền giáo dục có tính dụng cụ hoá con người, chứ không phải là một sự phát triển có tính mở rộng tầm suy nghĩ và tầm nhìn xa, nhìn rộng của con người. Vì vậy nền giáo dục này không phải là khai phóng. Tôi đọc thấy đó đây những nội quy, những quy định, những nhắc nhở các thành viên của xã hội đều phải là của “nhân dân”, nghĩa là của Bác Hố, của “đảng”… Con người trong cuộc cách mạng này không được phép suy nghĩ ra bên ngoàỉ những gì đã được giảng dạy, không được nhìn ra bên ngoài những gì được phép nhìn, để có thể so sánh những gì mình đang có, đang biết, đang làm, với những gì mình chưa có, chưa biết, chưa làm…
Nhưng Thảo vẫn tin rằng trong tư tưởng Marx, còn có một khía cạnh nhân bản mà cách mạng ở đây không chú ý tới! Vì không chú ý tới vấn đề nhân bản, nên rất nguy hại cho sự xây dựng con người. Guồng máy tuyên truyền nêu ra những tấm gương để giáo dục tuổi trẻ. Đây thật sự là đã có nhầm lẫn giữa mưu trí với trí tuệ. Những tấm gương mưu mẹo, lừa gạt, trí trá để phá địch, diệt địch là quỷ kế, là thủ đoạn chứ không phải là trí tuệ. Một hành động của trí tuệ là một việc làm có tính chính nghĩa, chính đạo, trong sáng. Mưu trí tin tưởng vào con đường thủ đoạn, tiêu diệt của chiến tranh. Thế nên nồ đề cao những thành tích ám sát, đặt min, gài bom… đó là mưu mẹo, là thủ đoạn quỷ quyệt gian ác chứ nó không phải là trí tuệ.
Trí tuệ là biết cách thay ác bằng thiện, biến thù thành bạn, không làm những điều dối trá, độc ác, phù phiếm, mà cố gắng làm những điều trong sạch, hài hoà, bền vững. Trí tuệ tin tưởng vào con đường tiến lên của nhân cách, của đạo lý nên nó tin vào các giải pháp hoà bình. Nhầm lẫn về mặt này, nên giáo dục cách mạng đã vô ý thức thiên về xu hướng tạo dựng một mẫu người thủ đoạn, láu cả, lưu manh chỉ đắc dụng trong chiến tranh, chứ không phải một mẫu người ngay thẳng, chân thật của trí tuệ để xây dựng nhũng giả trị bền vững. Trong một xã hội đầy những con người mưu trí, thủ đoạn thì xã hội ấy không còn lương tri, không còn biết luân thường, đạo đức và lý tưởng là gi nữa.
Thảo rất lo âu về nhược điểm này của nền giáo dục cách mạng. Thế nên khi được mời đi thanh tra mấy trường học; Thảo ngậm ngùi và tâm can bị dày vò khi thấy trường học nêu ra những tấm gương có tính mưu trí, lừa dối địch, nêu ra để kích động hận thù, để biến hận thù thành hành động… Một nền giáo dục nằư vậy là dạy cách mài còn dao cho sắc chứ không phải dạy cách dùng con dao. Nó không khai phóng mà là nó công cụ hoá, nó nô lệ hoá con người!
– Sự quan sát và nhận định của anh là rất đúng đấy, nhưng, nó không hợp thời, hợp thế đâu! Anh nên coi chừng! Anh mà cứ nói ra sự thật ấy ở đây thì sẽ bị lên án là phản bác chính sách, phản bác chế độ, nguy hiểm lắm đấy.
– Vậy thì cái sự hiểu biết sự thật ở anh, ở tôi dùng để làm gì?
– Cái đó là chỉ dùng cho riêng mình mà thôi, chứ không nên nói ra “vì” người khác. Tôi biết anh muốn chia sẻ và phổ biến cái sự thật của anh với mọi người, nhưng đây không phải là lúc để làm việc đó, anh hiểu chứ?
– Điều đó thì tôi hiểu từ khi mới trở về nước! Nhưng tôi không muốn giữ sự thật ấy cho riêng tôi! Không biết anh có thông cảm cái tâm tư bị giằng xé của tôi không? Ta không bắt đầu bằng cái tốt, cái tử tế thì chừng nào ta có được cái tốt, cái tử tế, có cần phải học nhiều, học cao để hiểu ra nhu cầu ấy đâu. Các cụ ta xưa đã chẳng dạy “tiên học lễ” đấy sao?
– Tôi rất thông cảm với anh, nhưng tôi không muốn chia sẻ cách sống, cách nghĩ của anh bây giờ và ở đây. Anh là con người của triết học, nên nó suy tư, nó duy lý, còn tôi chỉ là con người thường của thực tiễn, trong lúc này… Nhưng thôi, chúng ta nên chấm dứt sự chia sẻ tâm tình giữa chúng ta ở đây thì tốt hơn.
– Thế thì anh khôn quá!
– Khôn quá hay hèn quá? Anh nghĩ sao cũng được. Ha! Ha! Ha!
Tiếng cười hồn nhiên của vị giáo sư Đại học có uy thế làm Thảo khó chịu, vì bàn một vấn đề nghiêm túc như thế mà vui cười được sao? Thấy ông bạn thản nhiên cười như vậy mà Thảo muốn khóc!
Gặp vài cán bộ cấp cao của Trung ương, Thảo than thở về những trăn trở của mình, họ cũng chỉ mỉm cười! Họ khuyên Thảo cứ lạc quan tin tưởng. Mọi điều tốt đẹp rồi sẽ tới. Hỏi chừng nào sẽ có những điều tốt đẹp mà ngay cả ở Liên Xô, Trung Quốc cũng chưa thấy có? Họ chỉ lắc đầu, chê Thảo là kẻ chỉ suy nghĩ đâu đâu! Cứ làm như mình là kẻ có trách nhiệm…
Viện Đại học Hà Nội lúc này tấp nập sinh viên tới lui để ghi danh… tuy còn thiếu vắng phân khoa Luật. Hỏi tại sao không có trường luật? Được trả lời: “Vì không cần”!
Đây là thói không cần luật pháp. Xã hội đề cao kẻ “dám nghĩ, dám làm” thì cần gì luật! Họ còn khoe: chỉ cần trình độ biết làm bốn phép toán, là có thể điều khiển guồng máy nhà nước xã hội chủ nghĩa!
Và phân khoa Sư phạm, nay được gọi là trường Đại học Văn khoa Sư phạm, là nơi thu hút đông đảo sinh viên nhất. Và các “trường Đại học” thường mang thêm danh xung sư phạm là vì chỉ có mục đích đào tạo cán bộ giảng dạy các môn ấy. Không ai nghĩ học xong là có thể được hành nghề tự do, chứ không chỉ đi dạy học.
Vừa thoát ra khỏi những hoàn cảnh sống tạm bợ trong rừng, trong thời chiến, nay về lại Hà Nội, ai cũng nghĩ tới nhu cầu phải thay đổi cuộc sống để có nền nếp lý tưởng tốt đẹp, chân thành, tử tế, nêu cao tinh thẩn nhân bản, trong luân thường, đạo lý. Nhưng thực tại thì trộm, cướp, đĩ điếm cứ gia tăng! Chỉ vì vẫn còn tình trạng quá nghèo. Và nay ai cũng thấy chìa khoá của một sự thay đổi có tính cơ bản và lý tưởng phải là dựa trên hai mũi nhọn: là nâng cao đời sống vật chất no đủ tối thiểu cho dân và mở rộng, mở sâu nền giáo dục cho toàn dân. Chính quyền cũng nghĩ như vậy nên dành ưu tiên dễ dãi cho việc phát triển trường Đại học Văn khoa Sư phạm, bằng cách tiếp thu đông đảo sinh viên ghi danh. Nhưng giáo dục, mà chỉ là tuyên truyền suông, thì tự nó đâu có thể giải quyết vấn đề quá nghèo, quá khổ, quá thiếu thốn của dân!
Tuy nhiên chính quyền cách mạng vẫn lo tập trung những giáo sư có trình độ Đại học về trường Đại học Văn khoa Sư phạm. Nhưng nếu xét về trình độ của các giáo sư Đại học thì cũng rất khó, vì khá nhiều người nổi tiếng là có kiến thức Đại học đã vẫn từng được cách mạng sử dụng trong việc mở các lớp Đại học tại Khu Tư, nhưng họ lại không có bằng cấp rõ rệt. Lúc ấy, trong ban giảng dạy Đại học người ta chỉ thấy có hái người thật sự có bằng cấp Đại học thực thụ là Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo. Thế nên không thể loại trừ hai ông này. Nhưng trong thực tế, cả hai chỉ được đánh giá và tin dùng như những giảng viên phụ, để dạy những môn không quan trọng trong chương trình. Bằng cấp của hai ông chỉ để trang trí cho ngành Đại học xã hội chủ nghĩa. Còn về môn lịch sử chủ nghĩa mác-xít thì đó là một môn chính trong tất cả các khoa và ở trường nào học sinh cũng phải học và thi môn ấy. Môn học “chủ nghĩa mác-xít” là môn có điểm loại, môn này mà bị dưới trung bình thì bài thì các môn khác sẽ không được chấm.
Lúc được biết sẽ chỉ được trao cho dạy phần lịch sử triết học phương Tây trước Marx, thì Thảo có hơi ấm ức. Vì tự hỏi trong ban giảng dạy, ai đã đọc kỹ Marx? Nhưng sau được ông Mai giải thích thực tại, Thảo mới ngộ ra là tư tưởng Marx chỉ xuất hiện mờ mờ, ảo ảo trong chủ nghĩa mác-xít. Nhờ vậy mà Thảo bình tâm và vui vẻ giảng dạy cái phần lịch sử triết học Tây phương dành cho mình. Trong giảng dạy, Thảo thường nhấn mạnh ở ngoài lề môn dạy, trong khi đứng giảng, để nêu một điều: từ trước kia với Platon hay Sócrate, rồi từ Descartes cho tới Husserl hay Hegeỉ ngày nay, mỗi nhà tư tưởng ấy chỉ có một thời nổi bật như là rất hiện đại, nhưng do tư tưởng con người biển hoá theo hoàn cảnh lịch sử và xã hội, nên xuất hiện những nhà tư tưởng khác sinh ra sau, tư tưởng của họ phản ánh sát thực tại hơn, nên hiện đại hơn… Ý của Thảo là tạo cho người nghe một nếp suy nghĩ tìm hiểu về các hệ thống tư tưởng kinh điển với một tinh thần phê phán, tức là phải có thái độ phóng khoáng, không dừng lại để sùng bái một tư tưởng nào như là vĩnh viễn, là duy nhất đúng. Tứ tưởng cũng phải biến hoả theo thời gian để nhường chỗ cho những tư tưởng sinh sản ra sau nó, mới mẻ hơn, hiện đại hơn vì phù hợp với nguyện vọng của con người hơn… Thảo muốn gây dựng một tầng lớp người trẻ có tư duy bớt giáo điều cởi mở hơn, tôn trọng sự chuyển biến, chứ không chấp nhận dậm chân tại chỗ như cố định, như thế cứ vùi đầu trong một ý thức hệ, để trốn tránh những sụ thật phũ phàng đang chuyển biến không ngừng trước mắt. Đôi lúc Thảo phấn khởi trước những câu hỏi của sinh viên… vì họ muốn hiểu sâu và xa hơn những gì vừa được giảng dạy! Có khi Thảo gợi ý, để thúc đẩy: Các, anh, các chị nên có sinh hoạt báo chí như tại các Đại học văn minh hiện đại trên thế giới; Các anh, các chị phải có một tờ báo riêng của sinh viên Đại học để nói lên khát vọng của mình… Chính từ những gợi ý tự nhiên ấy, mà một số sinh viên đã vùng lên với tờ Đất Mới! Nhưng vùng lên sao được… vì nó đã bị trấn áp ngay.
Thảo có biết đâu lối giảng dạy mở rộng tầm nhìn, nâng cao tầm tư duy như vậy đã thu hút sự chú ý của hai loại người không phải là sinh viên! Họ là một số văn nghệ sĩ trí thức đang khao khát có được tự do nghệ thuật của thời bình, không còn quá nhiều cấm kỵ của thời chiến, để nâng cao dân trí. Họ nghĩ: nay về Hà Nội là trở lại thời bình thì phải được sống thật với chính mình, được hướng về một tương lai đẹp đẽ, được hưởng thứ tự do sáng tác mà mình mong ước! Một số họ đã đứng dậy, sau khi tự thấy đã bị kìm kẹp, trong thời binh, một cách quá “lính tráng”: như trong “đội ngũ văn nghệ quân đội” thời chiến.
Loại người thứ nhì thì nguy hiểm hơn: đó là mấy cán bộ của các ban, các cục tuyên huấn, các cục bảo vệ văn hoá tư tưởng”. Mấy ông “quan công an văn hoá” này trong thực tế là nhũng ông cảnh sát chỉ rõ con đường một chiều của tư tưởng chính thống của… “đảng”. Mấy ông cảnh sát tư tưởng ấy không chấp nhận quyền phê phán đối với tư tưởng một chiều chính thống và duy nhất. Và các ông ấy không bao giờ quên những báo cáo, những hồ sơ đen và mật về đối tượng Trần Đức Thảo, một kẻ bị đánh giá mơ hồ là “có vấn đề về mặt tư tưởng”, dù kẻ ấy đã cố tỏ rõ có lòng thành muốn về với cách mạng, muốn sống trong cách mạng để học tập! (Ấy là Thảo nói thế, nhưng “đảng” vẫn không tin!).
Trước một Hà Nội đang nhọc nhằn lột xác, tuy luôn luôn bị dằn vặt bởi những tin đồn gian xảo, vu khống, Thảo cố giữ thái độ bình tĩnh, khách quan, vô tư, cố tỏ ra có thành tâm để bảo vệ và bênh vực cách mạng. Rằng tất cả những gì khó coi, gây khó chịu, đôi khi ai cũng thấy đó là sai lầm… thì tất cả đều là do hoàn cảnh bất đắc dĩ và thiếu kinh nghiệm của cán bộ, chứ chúng không hề mảy may xuất phát từ tư tưởng cách mạng: Marx đã có nói hay viết như thế bao giờ đâu! Đấy chỉ là cái thói “bảo hoàng hơn vua” của những con người “hợm hĩnh, tham lam, tuỳ tiện” muốn làm cách mạng ữiệt để và ngay lập tức! Bởi các hình thức kìm kẹp, đàn áp ấy không phải là của một thế giới đại đồng! Thảo biết chắc, nếu cứ duy trì đầu óc giáo điều, thói quen tuỳ tiện, cứ tưởng mình có dư khả năng làm được bất cứ điều gì, trong bất cứ hoàn cảnh nào… thì cái ngày mai tươi đẹp ấy nó sẽ vẫn như ngày hôm nay. Nghĩa là nó sẽ cứ mò mẫm, rị mọ, rối bời… mà không thể có gì mới, nghĩa là nó sẽ vẫn mù mờ, tăm tối, nguỵ biện. Những đầu óc kiêu ngạo thường phải gồng mình lên mà nói dối, để chống đỡ mọi phản biện có lý và sát với hiện thực. Nghĩa là tình hình sẽ vẫn lủng củng, luộm thuộm như cũ! Nhưng Thảo luôn luôn đưa ra kết luận để cho mọi người có được sự lạc quan và tin tưởng vào cách mạng. Vì trong lịch sử loài người, có một quy luật bất di bất dịch là với thời gian luôn luôn có sự đào thải! Còn nhanh, hay chậm là do dân trí. Tư tưởng cách mạng rị mọ của con người hôm nay, sẽ lần lượt bị đào thải bởi những tư tưởng cách mạng mới mẻ theo cách khác của ngày mai. Phải hi vọng thế mà sống.
– Những gì mà người ta thấy nó là vô lý, không muốn nó tồn tại thì rồi sớm hay muộn, nó cũng sẽ bị đào thải mà thôi. Chỉ có cái gì được mọi người thành tâm chấp nhận thì mới là bền vững lâu dài. Vì cái đó được quần chúng coi là có lý.
Tuy nhiên, là một nhà triết học, Thảo rất bực mình trước những cán bộ muốn tự che giấu sai lầm và dốt nát bằng cách mở miệng ra là cứ thuộc lòng câu: “Marx đã nói… Lenin đã nói… Stalin đã nói… Thảo khuyên mọi người nên “lấy kinh nghiệm thực tiễn mà sửa chữa sai lầm, chấn chỉnb tổ chức, cải tiến chính sách”.
Thảo còn có một bí quyết làm cho giới Đại học, cả ban giáo sư, cũng như các sinh viên, phải quý trọng, coi Thảo như một cánh của mở ra thế giới bên ngoài: bởi Thảo thỉnh thoảng trưng ra cho họ thấy vài tờ bảo Pháp, có hình ảnh thời sự như tờ Le Nouvel Observateur, tờ L’Humanité, tờ Le Monde hoặc là tập san Les Pensẻes Modemes, mà bên toà đại diện Pháp thưởng ưu tiên cho Thảo mượn. Vì giới ngoại giao nói tiếng Pháp ở Hà Nội biết Thảo là một trí thức đã một thời danh tiếng, nên thường ưu tiên cho Thảo mượn nhiều sách báo tiếng Pháp. Chính nhờ những tờ bảo nước ngoài ấy mà giới trí thức Hà Nội lúc ấy, cũng như cả về sau này, có cơ hội đọc được, thấy được cả hình ảnh vả những lời bình bàn của thế giới, về cái chết của Stalin, mà người cộng sản ở châu Á luôn coi như một vị thánh tổ vĩ đại của cách mạng, ngang hàng với Lenin.
Rồi là cả về sự chuyển mình của Đông Âu, tử Balan, cho tới Hungari, từ Varsovie, tới Budapest… Tất cả những thõng tin của phương Tây ấy đều đã gây ra những tiếng vang dội âm ỉ trong đầu óc của giới trí thức ở Hà Nội, và rồi nó trở thành một thứ “tội lỗi” của Thảo vì là nơi phát xuất những thứ thông tin bị cấm!
Đối với dân Hà Nội cũ, cũng như với ông bố của Thảo, là người có xu hưởng thường xuyên chê bai, buộc tội cách mạng, buộc tội cộng sản, Thảo luôn luôn bảo vệ cách mạng, bênh vực cộng sản với lập luận rằng có những việc làm, có những chính sách không hay, không đẹp đang diễn ra trước mắt, những cái đó nó chẳng có liên quan gì tới tư tưởng cách mạng hay cộng sản chút nào cả! Những cái đó không có gì là cộng sản cả! Người không biết, hay chỉ biết võ vẽ về cách mạng và cộng sản, thì thường tưởng rằng đã là cách mạng hay cộng sản thì cứ nghĩ mọi sự đều là của chung. Kể cả cái riêng tư thầm kín nhất. Đây là một sự hiểu lầm rất ấu trĩ, rất tai hại, mà mấy ông cán bộ “cộng sân” i tờ cũng thường mắc phải!
Khi đưa cả một guồng máy cách mạng ồ ạt về tiếp thu Hà Nội cùng một lúc, thì đương nhiên là đã tạo ra một nhu cầu lớn về nhà ở. Mà Hà Nội làm sao có đủ nhà để cấp cho mỗi gia đình cách mạng một căn! Thế nên phải có lệnh cưỡng bách, trưng thu! Sự thiếu hụt ấy không phải là do tư tưởng cách mạng hay cộng sản gây ra, mà là do những người điều khiển guồng máy nhà nước cộng sản gây ra. Họ không biết rằng nếu mang cả guồng máy cách mạng về Hà Nội ngay một lần, thì đương nhiên sẽ không đủ chỗ ở cho tất cả các cán bộ. Nên họ quyết định chỉ tuần tự đưa về Hà Nội một thành phần tối thiểu để tiếp thu đúng các cơ sở của chính quyền cũ bỏ lại, thì đâu cần tới sự ồ ạt trưng thu cướp đoạt nhà cửa của dân! Sai lầm to lớn gây tai tiếng cho cách mạng là ở chỗ đó. Bởi nếu cứ giữ đại đa số guồng máy cách mạng ở ngoài bưng, cứ tạm để các cơ quan ở nhà tranh, nhà lá… ngoài bưng, chờ cho tới khi cách mạng xây dựng xong các cơ ngơi, cơ sở cần thiết rồi mới mang cơ sở nhân sự về… thì tốt đẹp và hợp lý biết bao. Mà nhân dân mến phục biết bao! Mà còn là tránh tạo ra cơ hội cho cán bộ nổi lòng tham lam, tranh giành, vơ vét và dễ bị hủ hoá thành tham nhũng!
Thảo cho rằng trong lịch sử cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga, tuyệt đại đa số những vấp váp, sai lầm và tội ác đã xảy ra không phải là do tư tưởng của Marx mà là do sự vụng về, ngu dốt và tuỳ tiện về mặt tổ chức và hành động của các cấp cán bộ, từ Stalin lãnh đạo trở xuống, cho tới các cán bộ thừa hành. Bây giờ tại Hà Nội đang lột xác này, ahững sai lầm ấy lại đang tái diễn y như vậy, nền đã gây tai tiếng cho cách mạng! Phải đi sát nhân dân, hiểu rõ nỗi khổ và suy nghĩ của dân thì mới thấy là lý luận, lý thuyết và ngay cả ý thức hệ đều “có vấn đề”, có quá nhiều mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm.
Nhưng phía lãnh đạo thì vẫn tin tưởng và hứa hẹn rằng từ những bước nhọc nhằn, đau khổ ấy sẽ đưa tới ngày mai tươi sáng, sẽ dẫn tới thế giới đại đồng! Tất cả chỉ vì những người lãnh đạo cách mạng xưa và nay rất giỏi về đánh và phá, nhưng lại tỏ ra tồi tệ, lúng túng về dựng và xây! Vì là đang dựng và xây theo một mô hình chỉ thấy trong mơ ước chứ chữa hề thấy tận mắt bao giờ! Đúng ra là chỉ thấy trong tưởng tượng một cách đại khái, qua nhũng chỉ đạo áp đặt của ban cố vấn Trung Quốc! Chính “bác Hồ” cũng đã căn dặn: phải tuân thủ sự chỉ đạo của ban cố vấn. Này thì dựng và xây đang đặt ra nhiều vấn đề thật là chi tiết và thực tế. Đấy là hành động mò mẫm theo một lý luận thiếu thực tế, nên nó trái với ước mơ, trái với điều mà mọi người mong chờ.
Thảo cố thuyết phục ông bố:
– Bây giờ là cách mạng chiến thắng! Ba nên có chịu đụng, để tránh phải đối đầu căng thẳng.
– Ba không chịu đựng thì cũng chả biết làm gì! Ba buồn không phải vì mất nhà cửa vì có những người còn mất nhiều hơn, mất những cơ ngơi, tài sản lớn hơn gấp bội. Nhưng ba buồn vì thấy tương lai tăm tối của con. Ba buồn vì biết thành phố Hà Nội một thời đẹp như một bài thơ này từ nay sẽ mất, sẽ chết, chết vĩnh viễn!
Ngày tháng trôi qua, Hà Nội càng trở nên chật hẹp: đường phố càng ngổn ngang, chen chúc, luộm thuộm. Những biệt thự xưa kia thoáng mát với những vườn có xanh tươi bao quanh, nay được cắt ra chia cho nhiều gia đình. Mỗi gia đình sử dụng một cách: kẻ cuốc lên trông chút rau; kẻ quây phên cót làm nơi nuôi gà, nuôi lợn; kẻ che mái lá làm nhà bếp riêng!
Có những gia đình ở chung một căn nhà mấy tầng, họ không có vườn để được chia. Nhưng mỗi cửa sổ là một không gian có thể khai thác: họ dùng ván để khơi ra một thứ ban-công chừng nửa thước để đặt lên đó một vài chậu cây cảnh, cây ớt, nhưng cũng có khi là chậu nước hay chai lọ của nhà bếp. Mỗi biệt thự, mỗi căn nhà chứa đựng nhiều gia đình, nay nó bị biến hình, biến dạng thành méo mó, theo từng góc, nhưng về mặt tập thể nó y như là nhà vô chủ: không ai thấy có bổn phận bảo trì, sửa chữa hay sơn phết lại khi đã quá cũ kỹ, mốc meo!
Nói chung thì cuộc sống vất vả ở Hà Nội, về mặt phố phường, nhà cửa và sinh hoạt, thì từ ngày cách mạng về, nó ngày càng xuống cấp! Con người vì càng ngày càng phải chen chúc, tranh giành nên ngày càng mất đi tính tình nhã nhặn, lịch sự, lương thiện. Con người Hà Nội ngày càng thiếu đi sự vui vẻ, yêu đời, càng vắng tiếng cười hôn nhiên. Dần dà con người Hà Nội hôm nay trở nên cục cằn, thô lỗ đến mức lưu manh, thô bạo, ăn nói đểu cáng, khác xa với những ứng xử lịch sự, chân thật, chất phác của người Hà Nội thủa nào.
Kẻ thiếu suy nghĩ thì đổ hết lỗi cho cộng sản! Sự thật đó là lỗi, là tội của một thiểu số cán bộ cộng sản cầm quyền, vừa tham lam, vừa ôm đồm, vừa kiêu ngạo mà không hề có kinh nghiệm: họ muốn “cách mạng hoá” ngay, muốn có ngay tất cả các thứ “tiên tiến” cùng một lúc! Nhưng kết quả chỉ là cả một mớ tơ vò rắc rối, xấu xí gỡ ra không nổi, mà giải quyết cũng không xong!
Tình hình chung bên ngoài Hà Nội cũng không khá hơn. Vì sau chiến thắng Điện Biên, guồng máy cải cách ruộng đất lại tiếp tục chuyển động, để bước vào “đợt năm”! Nhưng việc triển khai không “dễ” như trước khi chiến thắng. Bởi bây giờ ở một số nơi, con cái một số địa chủ từng có công trong chiến thắng, từng mang thương tật trên người, nay nghe tin bố mẹ ở nhà bị đấu tố, những người con chiến thẳng ấy đã phẫn nộ sách súng trở về liều mạng can thiệp!
– Thằng nào, con nào đã tố khổ, đã hạch tội, đã hành hạ bố mẹ tao tới chết?
Vài trường hợp súng đã nổ! Những kẻ từng hùng hổ tố oan, tố điêu, tự biết tội tày trời của mình nên đã phải bỏ làng bỏ xã mà chạy! Và bọn chúng không được luật pháp bảo vệ! Trước những bước “cải cách” quá trớn, sự phẫn nộ có tính tập thể thành hình. Dư luận thì thắc mắc: một khi thanh toán hết các cán bộ có vấn đề lý lịch “thực dân, phong kiến” thì xã hội sẽ ra sao? “Đảng”, nhà nước sẽ ra sao? Một khi cách mạng ta tuân thủ rập theo khuôn mẫu của cách mạng Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ ra sao? Không ai dám công khai trả lời những thắc mắc đó. Nhưng trong đầu thì ai cũng đã có những lời giải đáp rất rõ rệt!
Chỉ có Thảo là dám nói thẳng.
Thảo bảo tình hình này là cánh tay phải đang cố tình chặt đứt cánh tay trái! Đó là nguy cơ những cán bộ cách mạng chủ chốt có vấn đề lý lịch, nay lo sẽ bị loại bỏ! Là nguy cơ bao nhiêu công lao đóng góp của thành phần không cộng sản, tức là của tuyệt đại đa số nhân dân, nay đang bị chối bỏ! “Đảng” làm như vậy là cướp công của nhân dân, là sẽ dần trở thành đứa con đẻ kiêu căng của “đảng” cộng sản Trung Quốc!
Những “ông quan cách mạng” của các cục “bảo vệ” văn hoá, tư tưởng của “đảng” cũng không dám công khai phản bác và kết tội Thảo! Họ chỉ nói Thảo là một kẻ ngông cuồng, một tên khùng! Nhưng họ cũng như dư luận lại thầm nghĩ tên khùng này rất nguy hiểm, vì những gì nó nói ra đều có lý! Cũng đáng lo ngại những gì nó cảnh báo. Và ai cũng ngầm cảm phục “tên khùng” ấy! Nhưng không ai dám bênh nó, tới gần nó, làm thân với nó! Vì sợ bị vạ lây.
Nhưng rồi từ đấy một huyền thoại bắt đầu thành hình. Trí thức, văn nghệ sĩ thích thú ngầm tìm gặp Thảo để nói chuyện, để được nghe những lời tiên tri của tên khùng! Thảo cung thích thú được thủ vai trò của một tên khùng được kính nể, một thằng khùng hay nói thẳng vì không biết sợ! Nói khơi khơi những gì người khác nhìn thấy mà không dám nói ra! Bởi thế mà “thằng khùng” lại được mọi người thông cảm, nên nó cám thấy bớt cô đơn! Vì sự thật là trong xã hội xã hội chủ nghĩa, vẫn còn có những người không hèn, vẫn còn giữ được tư duy độc lập.
Hồi ở chiến khu, để tỏ lòng trung thành với chế độ, Thảo ý tứ không bao giờ thổ lộ điều gì phê phán về chính sách với người bên ngoài “đảng” hoặc với những “đảng viên” cấp thừa hành. Thảo chỉ trình bày một cách xây dựng, từ tốn những gì là sai trái, xấu xa với vài cán bộ cấp cao, thân cận giới lãnh đạo mà thôi. Nay khác: Thảo liều lĩnh nói thẳng ra những trăn trở với những ai muốn nghe.
Thảo bỗng vui mừng trong lòng khi nhận thấy mình đang trong lúc đi tìm ra con đường dẫn tới nhũng sự thật tốt đẹp mà loài người mơ ước, tức là tới chân-thiện-mỹ, tuy là thật khó. Vì đã có ai thấy được chân-thiện-mỹ bao giờ đâu!
Trước mất mọi người, xã hội đang sinh hoạt theo một đường hướng toàn là mò mẫm, nhưng chính quyền lại cứ khăng khăng đó là những chính sách đúng, vì xuất phát từ những tư tưởng duy nhất đúng. Cái đúng ấy thật là vất vả để chứng minh, để bảo lưu, bảo vệ. Vì nó đầy mâu thuẫn trong lý luận. Vì nó làm mọi người khó sống.
Lúc ấy, Thảo nhận ra là chính quyền đang rất lúng túng, nhưng cứ phải hô to và hứa hẹn. Còn chính mình thì cũng đang bị chao đảo, không biết vịn vào đâu để tin tưởng, không biết phải làm gì để thoát ra khỏi tâm tư bế tắc, trong đầu vẫn bị ám ảnh bởi những sai trái, tội ác của chính sách, cải cách ruộng đất, mà mình đang là một thứ đồng loã, theo đuôi!
Kể tới đó bác Thảo lắc đầu than:
– Lúc đó mọi người đều chỉ còn tin vào một phương cách sống, là phải biết xoay sở, phải biết tuỳ tiện chui luồn mà sống. Những sự khôn khéo, những mưu mẹo gian manh đã bóp méo những quy định, những luật lệ, để sống sót trong thời buổi đầy khó khăn hạn chế, cấm cản: chợ đen, chợ đỏ phát triển ra trò… Khẩu hiệu thực tiễn là “cái khó nó bó cái khôn”, phải mưu trí, lanh lợi, phải tháo vát, nghĩa là phải biết dối trá để mà… sống!
Nghe kể tới đó, tôi bèn hỏi:
– Sống khó khăn như thế thì chính quyền lúc đó có chao đảo không?
– Trong đầu ai cũng chao đảo, nhưng bố ai dám nói ra. Thật sự là lúc đó họ chỉ biết nhắm mắt sao chép nguyên bản những gì đang được thi hành ở Trung Quốc! Lúc đó những gì đã được làm ở Trung Quốc là nhất. Mà thực ra là ở Trung Quốc lúc đó cũng là thời kỳ trì trệ về kinh tế và xã hội. Mao rất lúng túng trước những bế tắc về mọi mặt nên đang ra sức thử nghiệm những mô hình kinh tế phải nói là ấu trí thô thiển mà cứ được tâng bốc lên là tiên tiến. Cái đầu của Mao lúc đó đang biến đổi từ thực tiễn đấu tranh, sang giai đoạn phát triển cách mạng hoang tưởng “đại nhảy vọt”, “hiện đại hoá”, “gang thép hoá” cả nước! Mao một mặt tìm cách củng cố địa vị, nghi ngờ và cảnh giác đối với mọi người xung quanh, kể cả với người mà chính Mao đã chuẩn bị cho kế vị mình là Lâm Bưu, nên đã tìm cách loại trừ chính tay chân của mình. Một mặt chuẩn bị kế hoạch nhảy vọt về kinh tế, lập chương trình nắm vững tư tưởng quần chúng băng một cuộc cách mạng văn hoá… “Bọn trí thức luôn luôn là bọn bất mãn, đây là đối tượng trừng trị của cách mạng”, Sự thật là lúc ấy ở Trung Quốc đang tạo thêm những bước khủng bố tinh thần dân chúng để bước dần tới thời kỳ Mao mạt.
– Nhìn sang Trung Quốc tôi thấy tình hình bế tắc như vậy, thế mà “đảng” và nhà nước ta thì cứ nhắm mắt sao chép theo, nên tôi thật sự thất vọng, hoàn toàn thất vọng, nhưng vẫn không dám có phản ứng mạnh. Sùng bái một mẫu mực như thế thì thật là không còn lối thoát ra khỏi vũng lầy hận thù và chiến tranh. Trong tâm tư thất vọng từ chiến khu về, rồi lại thấy thêm sự bất lực của chính quyền trước một xã hội mới không no đủ và không ổn định, rất dối trá về mặt tư tưởng. Bởi đảng và nhà nước không biết, không dốc toàn lực ra kiến thiết đất nước, mà vẫn duy trì nỗ lực mở lại chiến tranh, vẫn lưu ngũ quá nhiều binh lính… Thế nên, chẳng thấy ấm no ở đâu cả, ngoại trừ tầng lớp cán bộ cấp cao, chỉ thấy “đảng” và nhà nước cứ kiêu căng tự đắc, vì quả tin tưởng vào kinh nghiệm và sự trợ giúp của cách mạng Trung Quốc, mà tôi biết rõ là nó cũng đang rất bế tắc. Chính đang trong tâm tư lo buồn như thế, mà một số anh em văn nghệ sỹ trẻ của cách mạng đã tìm tới tôi và đề nghị tôi giúp họ, bằng cách viết cho họ vài bài báo! Tôi đã mừng rỡ tường rằng lớp trẻ này sẽ là những người tiên phong mở đường cho đất nước thoát ra khỏi những bước mò mẫm bế tắc này. Nào ngờ họ đã lôi tôi vào một cuộc phiêu lưu lớn, để rồi kết thúc một cách nhục nhã! Đó là vụ Trần Đức Thảo bị gán cho cái tội làm đầu não của cái gọi là bọn “Nhân Văn – Giai Phẩm”!
hết: Chương 8, xem tiếp: Chương 9