INK.108

 

Đang trong tình trạng mắc kẹt trong vòng cương toả của các cục “bảo vệ”, “tuyên huấn”, các ban “văn hoá, tư tưởng, khoa giáo Trung ương” như vậy, thì Trân Văn Giàu, rồi Trần Bạch Đằng từ trong Nam ra thăm Hà Nội. Cả hai người miền Nam này đã kinh ngạc khi khám phá ra những ý hướng mới mẻ của Thảo. Và nhất là họ thấy những điều kiện sống và làm việc quá tồi tệ như thế. Họ tính đề cập với các cấp lãnh đạo về vấn đề nên đối xử nhân đạo với Thảo… Nhưng sau khi giải phóng miền Nam, nay hầu hết các giới chức cách mạng cấp cao ở Hà Nội đều đổ vào Nam, nói là để “công tác”, thực ra là vào sống ở đó để được hưởng chiến lợi phẩm của chiến thắng: Hà Nội lúc đó chỉ còn lại những trụ sở và chức vụ tượng trưng không có thực quyền hành động.
Cánh trí thức Nam bộ này khuyên Thảo nên tìm cách vào Sài Gòn sinh sống, vì trong đó khí hậu ấm áp hơn, đời sống cũng sung túc hơn, nên dễ có điều kiện cho phép làm việc, thoải mái, cởi mở hơn. Nhưng Thảo hỏi lại:
– Các đồng chí tưởng tôi là kẻ được tự do chọn lựa, muốn đi đâu thì đi, muốn sống ở đâu cũng được sao? Tôi đã nhiều lần xin đi dạy học trở lại, họ không cho, viện dẫn lý do là đã có lệnh cấm tôi dạy học từ thời “bác” Hồ còn sống, từ đó tới nay, tôi sống như bị giam lỏng ở Hà Nội này. Thỉnh thoảng họ chỉ bố trí cho tôi được tham dự những sinh hoạt có tính tuyên truyền, cũng có lần tham gia phái đoàn đi tham quan nước ngoài. Sự có mặt của tôi trong các sính hoạt ấy đều bị kiểm soát chặt chẽ và chỉ để đánh bóng chế độ!
Sau đó bác Thảo nhìn nhận rằng sự kiện được vào thăm Sài Gòn đã thay đổi hẳn phương hướng trong đầu óc và trong cuộc đời bác từ lúc ấy. Tâm sự ấy đã làm chúng tôi quá đỗi ngạc nhiên. Bác nói:
– Mới đặt chân xuống cái thủ đô của miền Nam này, mọi sự đã làm tôi kinh ngạc. Qua bao nhiêu năm chiến tranh gian khổ mà sao Sài Gòn nó lại khang trang hiện đại như vậy? Tôi cứ ngỡ cả miền Nam đói khổ vì bị Mỹ – Nguỵ bóc lột đến nỗi miền Bắc đã phải “cắn hạt gạo làm tư” để cứu giúp miền Nam cơ mà… Và mọi người ở đây sao mà nói năng cởi mở thoải mái quá vậy? Ngay những cán bộ của “đảng” ở đây cũng có thái độ tự do quá. Họ đãi đẳng tôi, họ giễu cợt tôi, coi tôi cứ như anh mán, anh mường ở làng mới được về thành phố. Phải nói thẳng ra là có một điều của Sài Gòn đã làm tôi bàng hoàng đến cùng cực. Đó là những bài hát của một anh chàng nhạc sĩ trẻ của miền Nam, nói đúng ra là của “Mỹ-Nguỵ” chứ không phải của “đảng”. Tên anh ta là Trịnh Công Sơn. Các bài hát của anh ta mang nỗi niềm day dứt, oán trách chiến tranh. Cứ như anh ta khóc than thay cho cả dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc. Giữa những năm tháng chiến tranh một mất một còn ác liệt như thế mà sao anh ta dám cất lên tiếng kêu than như vậy. Những lời ca của các bản nhạc đã làm tôi xúc động bồi hồi không cầm được nước mắt. Những lời của những bái hát ấy đã lay động tâm hồn tôi. Phải thú nhận là trong đời tôi, có hai lần bị thúc đẩy phải thoát khỏi thái độ sợ hãi đến hèn nhát đã ngự trị trong đầu óc bao trí thức, văn nghệ sĩ… của Hà Nội. Lần thứ nhất là do nhà thơ trẻ Trần Dần, khi anh ta tới mời tôi tham gia vào nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm! Lần thứ nhì là khi được nghe mấy bài hát thẩm thía của Trịnh Công Sơn! Đấy là thứ âm nhạc phát ra từ trái tim của dân tộc. Những lời ca đau đớn trước cuộc chiến tranh của “một lũ điên”, của câu hỏi bão lòng: “tại sao một đất nước đói nghèo mà vẫn còn chiến tranh”… Những lời ca như thế đã lôi kéo tôi ra khỏi mặc cảm sợ hãi vì đang bị kìm kẹp, đang bị coi như “kẻ có vấn đề”. Dám cất lên tiếng hát phản chiến, giữa lúc cả hai phía đang đam mê “thề phanh thấy, uống máu quân thù” như thế, chứng tỏ Trịnh Công Son là một con người đũng cảm, không sợ ngục tù… Không hiểu sao chính quyền miền Nam lại để cho anh ta tự do sáng tác những bài ca làm mất tinh thần chiến đấu như thế? Điều này khiến phải suy nghĩ tới trình độ dân chủ rất khác nhau giữa hai miền Nam, Bắc. Một chế độ để cho người nghệ sĩ được tự do cất tiếng hát lên những nỗi niềm như thế, không phải là một chế độ tồi tệ. Xét chung thì miền Nam đã có một mức độ dân chủ rõ rệt. Cả giới trí thức lẫn dân chúng của miền Nam đều bàn chuyện chính trị cởi mở, phê phán lãnh đạo và đảng rất tự nhiên. Ở miền Bắc thì không thể. Miền Bắc là cái lò của giáo điều, của chiến tranh. Không có chỗ cho một Trịnh Công Sơn, điều đó dễ hiểu. Vì thế tôi không ngạc nhiên khi nghe tin Dương Văn Minh đã ra lệnh buông súng… và đã được nghe theo. Vì có lẽ dân đã thấm mệt với bao nỗi đau khổ, chết chóc. Tôi cảm ơn miền Nam vì đã sinh sản được một Dương Văn Minh, một Trịnh Công Sơn. Người nhạc sĩ trẻ ấy đã góp phần vào giờ phút thiêng liêng buông súng, thôi băn giết nhau… Đấy thật sự là một anh hùng của hoà bình, chính anh ta đã nêu gương can đảm cho Trần Đức Thảo này! Chi tiếc rằng người cán bộ sĩ quan của “bộ đội cụ Hồ”, khi tiến vào dinh Độc Lập gặp Dương Văn Minh, thì đã có thái độ thô bạo rất đáng tiếc… Riêng tôi thì thú thật là tôi rất cảm ơn cái lệnh buông súng ấy. Vì nó đã giải thoát được hàng vạn thanh niên miền Bắc ra khỏi rừng núi đầy bom đạn và muỗi, mòng… Vì nó đã cứu hàng vạn thanh niên với sổ phận “sinh bắc, tử nam”! Vậy mà cách mạng đã có chính sách miệt thị, người sĩ quan bộ đội ấy đã có cách hành xử thô bỉ quá kém cỏi với một lãnh đạo chính quyền miền Nam như thế!
– Bác nói kém cỏi là như thế nào?
– Tại vì cách mạng đã hứa với nhân dân, hứa với anh em kháng chiến miền Nam, hứa với quốc tế là sẽ giải quyết chiến tranh bằng chính sách dân chủ hoà bình, hoà giải, hoà hợp dân tộc… sau khi có ngưng bắn. Sự tôn trọng những cam kết, tiếp theo việc chính quyền Việt Nam Cộng Hoà ra lệnh buông súng, thì sau đó đáng lẽ phải có nghi lễ ký kết hạ quốc kỳ VNCH, kẻo quốc kỳ Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam lên, rồi là bàn giao chính quyền cho người của chính phủ lâm thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam đúng theo những cam kết có ghi trong hiệp định hoà bình Paris… Như vậy thì nước ta đã tránh được cái cảnh tiếp thu thô bạo, tránh được mười năm cải tạo tàn nhẫn xã hội miền Nam, tránh được sự đánh lừa anh em kháng chiến miền Nam… Với chính sách ngay thẳng, không trả thù theo tinh thẩn hoà giải, hoà hợp dân tộc… thì nước ta đã tránh được thảm cảnh thuyền nhân, tránh được mười năm cải tạo quá tàn nhẫn ở miền Nam, đã làm đất nước kiệt quệ, để rồi cuối cùng sau này đã phải lạy van Mỹ bỏ cấm vận, phải bãi bỏ hoàn toàn nền kinh tế xã hội phủ nghĩa, để chấp nhận nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản, như đang thấy! Tiếc thay trong giây phút phút lịch sử vô cùng thiêng liêng trọng đại, chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh huynh đệ này, thì người sĩ quan “bộ đội cụ Hồ” ấy đã có ứng xử kém cỏi hung hăng quát nạt, nhục mạ cả ban ỉãnh đạo chính quyền miền nám, gọi Dương Văn Minh là “mày” và bắt cả nhóm phải đứng cúi đầu, chứ không cho ngồi… để nhận cái lệnh nhục nhã là “phải đầu hàng vô điều kiện”. Sự nhục mạ này, với chính sách tù cài tạo… đã làm cho nhiều công viên chức sĩ quan và binh lính miền Nam đến nay vẫn chưa nguôi hận, thề không đội trời chung với “Việt cộng”, với cờ đỏ sao vàng! Và họ còn thù cả Dương Văn Minh vì đã chịu cúi đầu lãnh nhục. Có lẽ biết trước như vậy, nên một số tướng tá quân đội miền Nam đã tự sát chứ không chịu đầu hàng cách mạng! Việc kẻ thắng trận nhục mạ kẻ bại trận là việc làm tầm thường quá dễ, nhưng kẻ thắng trận mà biết chinh phục lòng tôn kính của kẻ hại trận bằng tấm lòng quảng đại, bằng trình độ trí tuệ đậm nét vãn minh văn hoá… thì đó là một việc làm rất khó. Trường hợp nước Đức thống nhất sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Đức sụp đổ, mà đã không có cảnh nhục mạ, trả thù, cải tạo như ở ta… mà rồi còn cho phép nhiều nhà chính trị cộng sản của Đông Đức cũ được trọng dụng, có người đã trở thành lãnh đạo của nước Đức tự do thống nhất… Hiện tượng sáng ngời này đã xảy ra là do dân tộc Đức có trình độ dân chù, có vốn trí tuệ và văn minh văn hoá cao chứ không kém cỏi như ở ta. Trong trường hợp nước ta, việc ứng xử thô bỉ như vậy đúng vào giây phút chiến tranh chấm dứt như thế, đã làm cho sự tuyên truyền chính sách đại nhân, đại nghĩa “hoà giải, hoà hợp dân tộc” bỗng nhiên tự nó tố cáo nó là một quỷ kế để đánh lừa kẻ thù buông súng, chứ không phải là một sự dàn xếp nhân bản cao thượng giữa anh em trong một nhả. Mấy anh em cách mạng miền Nam còn than phiền với tôi về việc có những bộ đội miền Bắc, khi tiếp quản Sài Gòn, đã nhục mạ dân chúng về tội “ăn mặc lố lăng, bắt họ phải cạo sơn móng tay, bắt cắt quần ống loa” … Rồi lại còn cảnh trả thù cả người đã chết bằng cách đập phá nghĩa trang của chế độ “nguỵ” nữa! Thải độ ấy thật là thô lỗ quá trớn. Thú thật, khi nghe tin Dương Văn Minh ra lệnh buông sủng thì tôi vô cùng vui mừng và biết ơn. Nếu ông ta quyết tâm tử thủ như một số tướng lãnh “nguỵ” chủ trương, thì chiến tranh còn kéo dài và ác liệt hơn nữa. Trận đánh Sài Gòn sẽ tạo thêm cảnh đổ nát với sông máu, núi xương… chứ không có cảnh êm thấm mà vào dinh Độc Lập dễ dàng đẹp đẽ như vậy. Chính vì những hành động thô bạo của kẻ chiến thắng như thế mà “đại thắng mùa xuân” mới chỉ thống nhất được lãnh thổ chứ nó không thống nhất được dân tộc… Trong cái đại thắng kết thúc chiến tranh mà giảm được phần hao tổn xương máu, thì cũng phải kể công của kẻ đã ra lệnh và cả những kẻ đã chịu buông súng chứ. Tại sao lại trả thù thô bạo như thế? Tôi nói cái sự kém cỏi là như thế. Sau này, các nhà sử học phải phân tích cho công bằng cái ý nghĩa tốt đẹp của cái lệnh buông súng ấy. Chẳng lẽ phải lên án, sỉ nhục sự buông sủng để dận tộc bớt đổ máu?
– Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy một người cộng sản như bác mà lại có nhận định lạ đời như vậy. Không it người miền Nam đã kết tội Trịnh Công Sơn là kẻ đã “đâm sau lưng chiến sĩ”, và đã lên án Dương Văn Minh là kẻ hèn nhát vì đã ra lệnh buông súng để tạo ra sự đầu hàng nhục nhã như thế…
– Cung dễ hiểu tại sao lại có thái độ kết tội như vậy. Bởi mỗi người chiến sĩ khi cầm súng ra trận là với niềm tin vào chính nghĩa của mình. Nhưng phải suy nghĩ cho thật thấu đáo để thấy tẩm mức lợi hại. Như trường hợp Nhật hoàng Hirohito, khi ra lệnh cho binh lính Nhật buông súng… Lệnh đó là do thương dân. Tỉnh thần võ sĩ đạo bất khuất của dân Nhật cao là thế, vậy mà vua nước Nhật đã chấp nhận sự nhục nhã đầu hàng. Và dân Nhật đã không lên án Nhật hoàng. Họ còn tiếp tục biết ơn và kính trọng vua Nhật cho tới ngày nay. Còn Mỹ là kẻ chiến thắng, cũng không hề lên án Nhật hoàng là kẻ đã chủ trương chiến tranh bành trướng để quốc, Mỹ cũng vẫn kính trọng Nhật hoàng vì cái lệnh buông súng ấy, vẫn kính trọng dân tộc Nhật vì đã chịu buông súng… Đáng buồn là trong giai đoạn lịch sử chiến tranh và hoà bình, cả hai miền của một đất nước từng hãnh diện với ngàn năm văn hiến, mà đã để xảy ra quá nhiều hành động độc ác, côn đồ bất xứng, nên đã không thể có được sự kính trọng lẫn nhau… Bi kịch của đất nước và dân tộc ta hiện nay là do trong chính trị, trong xã hội vẫn có quá nhiều điều bất xứng.
– Trường hợp nước ta thì rất khác. Đây thật sự là một cuộc chiến tranh huynh đệ, vì cuồng tín ý thức hệ giữa hai phe quốc cộng, một mất, một còn… Mà sau lưng mỗi bên lại là sự chi phối, của hai khối thế lực quốc tế. Bác nghĩ thế có lẽ là chưa thấy hết sự di hại về phân biệt ý thức hệ…
– Đấy không phải là những ý nghĩ của tôi. Mà đấy chính là những nhận định của một số anh em cách mạng miền Nam. Họ đã phê phán chính sách cải tạo xã hội, họ cho tôi biết đã xẩy nhiều điều nhức nhối, khi quân cách mạng, giải phóng vào tiếp thu Sài Gòn và miền Nam. Đến nỗi sau đó đã làm cho miền Nam lâm vào cảnh đói khổ kéo dài cả chục năm… Mấy anh em kháng chiến ấy thì sau này đều bị gạt ra bên lề chính trị. Thật là đáng buồn. Họ đã chất vấn tôi, họ chê trách trí thức miền Bắc, cứ y như chúng tôi phải chịu trách nhiệm về tất cả những sai trái đã xảy ra trong chế độ. Biết tôi là nhà triết học, nên họ trách móc tôi, họ bắt bẻ:
– Bảo rằng “đảng” không bao giờ sai lầm là nói biện chứng duy tâm. Nói tư tưởng cách mạng là duy nhất đúng là nguỵ biện, là gian dối trong lý luận. Tại sao một người có trình độ lý luận như đồng chí mà lại chấp nhận, tình trạng phổ biến nguỵ biện lý luận tồi tệ như thế!
– Tôi đã phải giải thích cho họ hiểu sự thật rằng tôi đã chấp nhận tình trạng sai trái ấy là vì tôi sợ, là vì chúng tôi hèn. Trước những nỗi đau của dân, đám trí thức chúng tôi ở Hà Nội đã im lặng, đã có những ứng xử đồng loã với sai lầm và tội ác như thế đấy! Tôi hứa sẽ có ngày phải thẳng thắn đề cập tới những khúc mắc vô cùng tai hại như vậy. Tôi đồng ý là nếu không tháo gỡ hết những khoảng tối, những khúc mắc của lịch sử đương đại, thì không thể nào nâng cao được dân trí, không thể nào hoá giải được tình trạng ngu tín đang tiếp tục nhấn chìm chế độ này vào vũng lầy thối nát, xã hội ngày càng hỗn loạn, con người ngày càng suy đồi về tinh thần, càng sa đoạ về mặt luân thường, đạo đức, trật tự kỷ cương…
– Nhưng làm sao mà giải quyết được những vấn đề phức tạp ấy?
– Tất cả những vấn đề ấy phát xuất từ tình trạng vẫn có bất công trong đói nghẻo, mà lại phải gánh vác chiến tranh kéo dài, trong khi chính sách thì đầy ắp mưu mô, lý luận thì gian xảo nguỵ biện. Từ những ứng xử lật lọng của chính quyền, của guồng máy tuyên truyền nặng tính giáo điều, vừa ngu tín, vừa cuồng tín… Tất cả đều bắt nguồn từ cái ý thức hệ hung hăng “đấu tranh giai cấp”: nhu cầu đấu tranh đã sinh ra muôn vàn tội ác, đã gieo rắc hận thù, đã phát triển bạo lực, đã chìa rẽ dân tộc rất là nặng nề và tai hại. Không đưa ra ánh sáng những sai trái ấy để phân tích, để lý giải, để thanh toán chúng thì dân tộc còn bị chia rẽ lâu dài, xã hội sẽ ngày càng bế tắc, chính quyền ngày càng ung thối.
Sau đó bác Thảo còn giải thích thêm rằng chính những trăn trở, những ảnh hưởng tích cực của những ngày đầu được vào sống ở Sài Gòn, đã đưa bác tới sự chọn lựa một thái độ dứt khoát, phải có một phương hướng nghiên cứu mới thật sự cởi mở vả khách quan, xuyên suốt bác Thảo nhìn nhận cuộc sống mới ở Sài Gòn đã giúp cho công cuộc nghiên cứu sau này của bác có một mục tiêu phản biện rộ rệt, một hướng nhân bản, tiến bộ vững chắc. Nhờ vậy mà tâm hồn thấy hứng khởi, đầu óc thêm minh mẫn!
Rồi bác Thảo giải thích tiếp:
– Sự tiếp cận thực tại đầy mâu thuẫn trong xã hội mới đã làm cho đầu óc tôi thức tỉnh. Trạng thái tinh thần hưng phấn như thế là nhờ sự thôi thúc của mấy anh em kháng chiến và trí thức miền Nam. Vì tôi được mời vào tham quan lúc Sài Gòn đã được hoàn toàn “giải phóng” và đang hăm hở tiến hành cải tạo mang tính xã hội chủ nghĩa, qua những bước chập chững của thời kỳ “đổi mới”. Việc ấy tuy phức tạp nhưng phong phú, đầy những hiện tượng có ý nghĩa sâu sắc, với những hệ quả lâu đài…
– Mà việc tôi được phép vào Sài Gòn cũng là đo mấy đồng chí miền Nam thu xếp. Câu chuyện là như thế này: một hôm, rất bất ngờ, Trần Văn Giàu lại từ miền Nam ra, tới gặp tôi và tha thiết đề nghị:
– Anh nên vào Nam mà sống, trong ấy không khí ấm áp dễ thở hơn và có sẵn mọi thứ có lợi cho sức khỏe và công việc làm nghiên cứu cũng dễ hơn. Chứ ở ngoài bắc này, không khí canh chừng ngột ngạt khó thở quá. Làm nghiên cứu chính trị và triết học sao được!
– Nhưng tôi không được tự do chọn nơi ở. Tôi thấy bây giờ ở Hà Nội, ai cũng tỏ ra háo hức muốn vô Nam để được hưởng thành quả chiến thắng. Nghe nói trong ấy con người và xã hội có vẻ phóng khoáng hơn, tôi cũng muốn đi theo họ. Nhưng bị kiểm soát, canh chừng như thế này thì tôi làm sao vô trong ấy được!
– Tôi sẽ vận động để mời anh vào tham quan và ở chơi với chúng tôi một vài tháng. Một khi vào rồi thì muốn ở lại cũng dễ thôi. Ở trong Nam anh có quen ai không?
– Có lẽ tôi chỉ quen biết có một người là Sông Trường, hình như đang làm việc gì đó ở Sài Gòn. Đồng chí ấy từ trước đây vẫn là người đã được “Trung ương” trao nhiệm vụ trực tiếp “cai quản” tôi.
– Thế thì thì tốt quá. Tay ấy đang ở Sài Gòn, vừa trông tờ Tạp Chỉ Cộng Sản, vừa chỉ đạo toàn bộ công tác tư tưởng ở trong Nam… Đồng chí ấy có thể viết thư mời anh vào trong ấy tham quan. Nếu không thì tụi tôi sẽ gửi thư mời anh để anh xin giấy di chuyển. Nhất là lúc này, đang có những sức ép của các gia đình cán bộ đòi phải nới rộng việc đi lại giữa hai miền Nam – Bắc cho dễ dàng hơn.
Nhận được thư mời của thành uỷ Sài Gòn, Thảo làm đơn xin giấy di chuyển vào thăm Sài Gòn trong ba tháng. Đơn này được gửi cho thành uỷ Hà Nội, rồi nó được chuyển qua cục bảo vệ. Cục bảo vệ chuyển qua Trung ương “đảng” với lời ghi kèm: “Đồng chí Thảo từ lâu vẫn do Uỷ ban Trung ương quản lý”. Tại đây, lá đơn lại được gửi vào Sài Gòn cho đồng chí Sông Trường là người đã được lãnh đạo uỷ thác nhiệm vụ quản lý “đồng chí Thảo” ngay từ lúc đầu. Nhận được lá đơn, Sông Trường tự viết tay vào một tờ giấy, rồi ký tên và đóng con dấu vuông đỏ của “Trung ương Đảng”. Lời lẽ ghi trong tờ giấy nhỏ đỉnh kèm là đơn ấy, như sau: “Nên chấp thuận cho đi, vì hiện nay đối tượng này ở Hà Nội đang trở thành nơi thu hút và tập trung nhiều thành phần phức tạp rất quậy phá”. Dưới mấy chữ “phức tạp rất quậy phá” được gạch dưới băng bút đỏ!
Tháng ba, 1987, Thảo được phép vào thăm Sài Gòn và được thành uỷ cho trụ ngụ tại khách sạn Bến Nghé, là một khách sạn thuộc loại bình dân dành cho cán bộ cấp thấp. Tuy vậy, giới trí thức cũng như thành uỷ Sài Gòn đã dành cho Thảo một sự tiếp đón thân tình:
– Đồng chí cứ sinh hoạt thoải mái, ở đây không có sự kiểm soát gắt gao như ở Hà Nội đâu. Còn về mặt vật chất thì Thành uỷ sẽ cấp dưỡng chu đáo! Mong rằng rồi đây, đồng cbí sẽ có cống hiến đóng góp vào sinh hoạt tư tưởng với anh em trí thức trong này.
Sự khuyến khích và giúp đỡ ấy là một thúc bách đối với Thảo; phải làm một cái gì mới mẻ đáp lại lòng tốt của anh em miền Nam, phải đáp ứng khát vọng của trí thức Sài Gòn, phải đề ra một phương hướng lý luận mới, không giáo điều, không nguỵ biện! Được gợi hứng bởi môi trường phóng khoáng của miền Nam, Thảo viết một hơi, chỉ trong mươi ngày một tập sách nhỏ. Đây là một thứ trích đoạn từ những phác thảo của cuốn sách lớn đã sẵn có trong đầu. Đoạn này phù họp với như cầu của tình hình. Vì nó nêu ra sai lầm cơ bản của cách mạng là lối sùng bái lãnh đạo và lối lý luận nguỵ biện xơ cứng, không chịu nhìn nhận những giá trị sẵn có trong bản sắc, bản năng của con người nói chung, không chịu coi con người là trọng tâm, là cứu cánh của mọi lý luận, mọi chính sách. Chính lối lý luận xơ cứng giáo điều, coi con người chỉ là dụng cụ này, đã đưa tới bế tắc tư tưởng. Vì đã bỏ quên con người là cứu cánh. Đấy là nguyên nhân sâu xa, khiến từ khối Liên Xô cho tới chế độ Khơme Đỏ đã bị phê phán nặng nề, đến phải lung lay, và đã sụp đổ…
Kết quả của sự ra mắt tập sách nhỏ với nhan đề “Con người và chủ nghĩa lý luận không có con người” thật là bất ngờ. Đây là một mốc sinh hoạt tư tưởng có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời nghiên cứu triết học của Thảo từ khi về mrớc. Đây là lần đầu tiên một tập sách mang tính lý luận, triết học không chịu sự chi phối của “đảng”, đã được phép công khai xuất bản tại Việt Nam. Mà tác giả của nó lại là Trần Đức Thảo, một nạn nhân, một tội nhân trong vụ “Nhân Văn – Giai Phẩm”! Tập sách nhỏ này ra đời đúng vào lúc mọi người đang náo nức bàn luận về một xu hướng đòi hỏi phải thay đổi cả về tư duy lẫn đường lối chính sách. Đó là đòi hỏi phải có chính sách thật sự là mới và cỏi mở cho hợp với thời đại, đo chính Việt Nam chù động! Cuốn sách được trí thức miền Nam đánh giá là một văn bản phản bác giáo điều, chống tệ nạn sùng bái cá nhân của thời “đảng” bao cấp, “đảng” thống trị!
Bác Thảo, khi nói về tình trạng “lúng túng trong lý luận siêu hình” một cách vô ý thức mà chính bác cũng đã phạm phải, và bác nhấn mạnh rằng điều này đã được nêu ra rất rõ trong cuốn sách ấy. Rồi bác giải thích:
– Tuy nhiên trong đó tôi chỉ mới xét vấn đề ở một khía cạnh hạn chế, chưa đẩy sự phân tích lý luận tới tận cùng. Khi nêu ra những mâu thuẫn trong lý luận của Althusser của Mao và rồi cả của Pol Pot thì tôi chỉ kết luận là những lý luận ấy đều có mâu thuẫn, đều là sai lệch. Thực ra thì ngày nay tôi đã có thể đẩy sự phân tích đi xa hơn nữa, để thấy những mâu thuẫn, sai lệch ấy đều xuất phát từ cùng một gốc gác là tư tưởng Mác-Lenin! Bàn về tính lỗi thời của tư tưởng ấy thì đã cũ. Nhưng phân tích, chứng minh bằng lý luận biện chứng rằng tư tưởng ấy đã gợi ra, đa làm nảy sinh những chính sách đầy mâu thuẫn và độc ác… thì đây là một điều mới mẻ và táo bạo. Trong tiểu luận nêu trên, tôi đã đề cập tới vấn đề con người bị bỏ quên, cốt chỉ muốn bảo vệ một số giá trị sẵn có trong còn người nói chung, nên đã bị quy oan là có xu hướng thù địch “chống đảng”, phá cách mạng! Và rồi bị đẩy ra khỏi hàng ngũ “nhân dân”! Sự sai lệch ấy phát xuất từ lý luận hình thức một chiều, không biện chứng. Đấy là một vấn đề thường xảy ra khi đảng cộng sản ở trong vị thế cầm quyền. Đây là thái độ cửa quyền về mặt tư tưởng. Và vấn đề này luôn luôn là một vấn đề rất thời sự cần phải giải quyết để một đảng cộng sản cầm quyền không bị giam hãm, thụ động dặm chân tại chỗ trong tình trạng giáo điều, bảo thủ và bế tắc. Và cách giải quyết để thoát ra khỏi bế tắc, thụ động ấy là phải vận dụng lý luận đặt nặng cả hai mặt vừa biện chứng, vừa hình thức. Với một “lô-gích” vừa hình thức, vừa biện chứng mới mẻ như vậy, thì sẽ có thể thống nhất được lý luận với hành động, lý thuyết với thực tại, chính sách với sự thật. Làm cách mạng là phải tôn trọng cả hai mặt của sự thật, vừa biện chứng, vừa hình thức. Như vậy mới không còn sợ sự phản biện của sự thật.
Tuy với một sự phân tích còn hạn chế, mà không ngờ một tập biên khảo nhỏ, được viết ra từ một gợi hứng của mấy người bạn mời, mà nó đã được đón nhận như một bông hoa lạ mà những trí thức đang bị ức chế về mặt tư duy, đã mong đợi từ lâu.
Cuốn sách được xuất bản dễ dàng và đạt kết quả tốt. Chỉ trong ba tháng, người ta đã phải cho tái bản vì độc giả tìm mua quá đông, mà sách không còn để bán.
Vì có những lời bình bàn vui mừng quả trớn, coi tập sách này như là một sự bùng phát của một tâm thức bị dồn nén đang muốn vùng dậy. Dư luận coi đó là lời tố cáo, gần như công khai, nguồn gốc của một chế độ đã có quá nhiều thủ đoạn kìm kẹp, bắt ép con người phải sùng bái học thuyết, sùng bái lãnh đạo… và cứ phải bưng bít sự thật, phải dối trá nguỵ biện trong lý luận để củng cố địa vị và để chạy tội!
Trước những lời bình bàn bốc đồng như thế, Thảo lo ngại vì thấy có thể gặp phản ứng nguy hiểm, nên đã cố ý sửa lại cuốn sách trước khi cho tái bản, bằng cách đưa chương mở đầu, nói về tệ nạn quy oan, tệ nạn sùng bái, vào bên trong, thành chương tám ở cuối cuốn sách, cho nó bớt va chạm vào sự kiêu căng, tự ái của mấy ông “bảo hoàng hơn vua”, của mấy ông “quan cách mạng” trong các ban cục “tuyên giáo”, “bảo vệ” và “tuyên huấn”, “tư tưởng Trung ương”… Rồi ở phần cuối thì tăng thêm vài trang nói về hiện tượng giáo điều cực đoan của chế độ Pol Pot.
Nhưng kẹt cho thành uỷ Sài gòn là có lệnh từ Hà Nội, yêu cầu thu hồi cuốn sách và từ nay cấm phổ biến nó. Chờ cho vài tuần qua đi, thành uỷ báo cáo ra Hà Nội rằng “Rất tiếc không thi hành lệnh thu hồi được, vì cuốn sách, cả ở lần tái bản, nay đã bán hết ra ngoài”!
Nhờ lần tái bản này với số lượng in ra nhiều hơn nên dễ mua hơn. Hậu quả là số trí thức tới lui khách sạn Bến Nghé tiếp xúc với Thảo trở nên tấp nập. Công an khu vực khách sạn được lệnh phải nhập cuộc bằng cách lập danh sách những ai hay tới thăm tác giả cuốn sách ấy. Nhưng số người tới thăm Thảo cứ tăng vọt lên khi có tin cuốn sách đã bị cấm. Để chấm dứt sự chiếu cố quá lộ liễu của giới trí thức và giới cựu kháng chiến của miền Nam, thành uỷ ra lệnh thay đổi chỗ ở của Thảo.
Những người bạn mới thường ưa tới bàn chuyện chính trị với Thảo đã bị cụt hứng khi tới khách sạn Bến Nghé thì được nhân viên khách sạn trả lời:
– Đồng chí ấy đã trở về Hà Nội rồi!
Sự thật là Thảo đã được cấp cho một căn nhà nhỏ ở đường Đề Thám chứ không phải là đã bị đưa về lại Hà Nội.
Nhưng rồi người ta cũng khám phá ra địa chỉ mới của Thảo. Lần này thì có nhiều trí thức của chế độ cũ tới làm quen với Thảo.
Trong cơn sốt chạy theo xu thế “đổi mới” ấy là cả một phong trào bung ra làm kinh tế “chui” của các đảng viên.
Và một hôm, Thảo bỗng phải chứng kiến một sự thật tàn nhẫn vô cùng đau đớn. Đang lúc rảo bước trên một hẻm gần đường Cô Bắc, cách nơi ở của Thảo chừng năm chục mét, thì thấy mấy người qua đường cản lại và nói:
– Đừng đi quá đấy, có thẳng thương binh nó đang xin đểu đấy! Quay lại đi! Nó hung dữ lắm đấy!
Thảo chột dạ, tính quay lại vì chưa hiểu có chuyện gì nguy hiểm ở phía trước. Nhưng nhìn kỹ phía trước mặt, tuy hởi xa, là một hình dáng khá quen: ai như là Long! Đúng là Long, người bộ đội trẻ lái xe quân sự, đã đưa Thảo từ Nam Ninh về Việt Nam. Và sau đã trở nên thân thiết ở ATK, Long thường gọi Thảo bằng “bọ Thảo”! Nay thì Long ăn mặc lôi thôi, vóc dáng tiều tuỵ, tay cầm một cái ống tiêm (chích), đang đi tới với nét mặt hung dữ.
Thảo gọi lớn:
– Long! Long! Thảo đây!
Long giật minh ngưng lại, tính quay đầu chạy, nhưng Thảo đã chạy lại quá gần! Long vừa vứt vội cái ống chích xuống đất thì Thảo đã tới ôm chầm lấy Long:
– Làm sao mà xanh xao, vàng vọt thế này, hả Long? Làm sao mà ra nông nỗi này?
Long ôm lấy Thảo và oà khóc:
– Bô Thảo ơi! Đời con tàn rồi! Con bị sốt rét mãn tính quá nặng, nên đã bị cho rã ngũ ở trong này! Sống túng quẫn quá nên tụi lính rã ngũ như con phải đi ăn xin! Hu! Hu! Hu!
Thảo cũng không cầm được nước mắt, kéo Long về nhà ngay gần đó, Thảo nói:
– Thôi bây giờ gặp nhau đây thì ở lại đây. Tôi cũng chỉ sống có một mình, nhưng được thành uỷ Sài Gòn chu cấp nên cũng đủ sống. Bây giờ Long cứ coi tôi như chú Đa của Long, cứ coi căn nhà bé nhỏ này là của Long, của chúng ta nhé!
Long lấy lại bình tĩnh, vừa kể lể vừa khóc xụt xịt, về cảnh khổ của đám thương bệnh binh bị rã ngũ… Rồi lấy tay áo rách lau mặt, ngồi im lặng hồi lầu, bỗng đứng dậy, lại gần Thảo. Thảo lục lọi trong túi quần có mấy chục đồng đưa cả cho Long:
– Đây có chút này biếu Long cầm lấy mà tiêu…
Long cảm thấy tủi thân, xấu hổ quá nên gạt đi và nói:
– Bọ Thảo ơi, ốm đau như thế này thì cứ giữ lấy mà sống, con xoay sở được mà! Thôi bây giờ biết nhà rồi lúc khác con sẽ trở lại thăm bọ!
Nói rồi bước vội ra ngoài, chạy thẳng một mạch như sợ bị Thảo đuổi theo!
Thảo bước ra ngoài, nhìn theo, thì Long đã chạy quá xa. Bước trở vào, Thảo cũng ôm mặt ngồi khóc, miệng lẩm bẩm:
– Tại sao lại có thể có nông nỗi này? Tại sao? Tại sao?
Cả những ngày sau đó, cũng không thấy Long trở lại. Thảo cứ như người mất tinh thần, cứ lẩm bẩm nói một minh. Cũng may là sau đó có nhiều người xa lạ tới thăm để bàn chuyện tình hình đất nước, khiến Thảo phải bậu tâm vào những suy nghĩ khác.
Tới với Thảo giờ đây, là cánh kháng chiến cũ của miền Nam, từng bị gạt ra bên lề chính trường ngay sau ngày chiến thắng. Giới này bao gồm hai thành phần: thành phần có uy thế văn chương, văn hoá, có bằng cấp, đã được dùng như đồ trang trí trong Phong trào hoà bình, hoà giải dân tộc và trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, nay thì họ lên tiếng phê bình “đảng” một cách ngậm ngùi cay đắng vì bị lâm vào cảnh “vắt chanh bỏ vỏ”. Còn thành phần “đảng” viên, gốc miền Nam chính cống, thuộc lực lượng vũ trang, từng trực tiếp đóng góp xương máu cho sự nghiệp thống nhất, thì nay phẫn nộ ra mặt, để phản kháng chính sách phản bội anh em, đồng chí miền Nam của “đảng”.
Cả hai thành phần này tìm thấy ở Thảo một nhả phân tích tình hình chính trị sắc bén, với những dự báo khả tín. Những gì Thảo đã phê phán và lo ngại, thì rồi nó cứ tiếp tục xảy ra, rất rõ nét, thật bi đát, thật kinh hoàng.
Thảo giải thích và nhấn mạnh:
– Để phục hồi sản xuất, sau những đợt cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế ở miền Nam thất bại, đã đưa đất nước tới tình trạng kiệt quệ hoàn toàn, nên nay đành phải ngả theo khối tư bản, phải dựa vào vốn tư bản nước ngoài, để phát triển “theo hướng kinh tế thị trường”. Do vậy mà trước tiên là phải phá bỏ những nút thắt đã có trong kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cái đang có và đáng tự hào là một cuộc cách mạng mới về mặt chính trị và xã hội. Cái thứ nhì đáng hãnh diện là cả một đất nước thiên nhiên, còn đầy tài nguyên chưa khai thác. Nay đứng trước xu hướng đổi mới kinh tế, ngả theo khối tư bản, thì nền tảng chính sách cách mạng kiểu cũ phải dẹp bỏ hoàn toàn. Nhưng nay ta đang đứng trước nguy cơ thiên nhiên đang bị tàn phá, vì những phát triển quá trớn… quá bừa bãi!
Giới kháng chiến cũ của miền Nam hỏi Thảo:
– Anh nhận định ra sao về tương lai của những người kháng chiến cũ như chúng tôi?
– Dĩ nhiên là người ta đã và sẽ dứt khoát dẹp các anh qua bên lề, vì nay sẽ không còn là thời kỳ cách mạng nữa, mà là thời kỳ “đổi mới” với khẩu hiệu chính thức “đổi mới hay là chết”! Nay là phải thay đổi, bãi bỏ một số điều kiện để “đảng và chế độ” trụ lại được, sau khi đã cơ bản thất bại vì bế tắc cả về chính trị lẫn kinh tế trong giai đoạn kiêu binh ấu trĩ, hung hăng thừa thẳng tiến lên chế độ “Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa”! Từ sau 1976 cho tới 1985, tức là nay “ta” đã phải đau đớn dứt khoát bỏ hết các nguyên tắc quản lý xã hội chủ nghĩa đã quá lỗi thời, theo một lập trường mới, phương pháp mới, là ngả hẳn theo khối kinh tế tư bản, là nơi duy nhất có dư tiềm lực giúp đất nước ta đứng dậy. Và do vậy, các anh là người của thời cũ, nên nay bị đẩy ra bên lề!
– Thế thì chính sách “đổi mới” này là tốt hay xấu?
Thảo lại phải giải thích thêm:
– “Đổi mới” trước hết là sự thú nhận một số chính sách cũ về kinh tế sản xuất và tổ chức xã hội là sai trái, nay phải dứt khoát dẹp bỏ. Như vậy là một điều tốt, vì nó hợp với thực tại đã thấy được rất rõ ở miền Nam này. Vì dù bị trói tay, dân miền Nam vẫn cố sản xuất chui để sống còn. Nay chỉ có cởi trói cho dân được bung ra tự do sản xuất thì mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng vì quá đói khổ, thiếu thốn này. Nhưng do điều kiện kiệt quệ về vốn liếng và về chuyên môn kỹ thuật, nên đổi mới đòi phải hoàn toàn dựa vào khối tư bản đứng đầu là Mỹ. Vì khối xã hội chủ nghĩa nay đã hoàn toàn kiệt quệ, bị bế tắc cả về kinh tế; lẫn chính trị. Chỉ còn lối thoát là dựa hẳn vào khối tư bản, chắc chắn là sẽ sớm thoái ra khỏi nghèo nàn, tụt hậu về kinh tế. Vì một khi tư bản nó đổ vốn vào, thì nó sẽ ồ ạt xây dựng và phát triển cơ sở sản xuất hàng hoá, cơ sở du lịch… đế phục vụ cho thế giới tư bản. Kết quả sẽ thấy ngay trước mắt: dân có công ăn việc làm, sẽ có hàng hoá để tiêu dùng và xuất khẩu, du lịch sẽ phát triển… nền kinh tế sẽ đạt lợi nhuận nhanh và cao. Du khách và vốn khối tư bản sẽ tràn vào như nước, làm cho xã hội sẽ phải lột xác để phục vụ những thế lực có dư tiền bạc của khối tư bản…
Tóm lại là đổi mới như vậy, đất nước sẽ trở thành một mắt xích kinh tế của khối tư bản. Nhưng đi với tư bản, tức là đi với đồng đô-la Mỹ, mà không có tự do dân chủ, thì chỉ có đường làm đầy tớ cho nó thôi. Bởi chỉ có sức mạnh của tự do dân chủ, tức là khi dân có quyền phản đối, có quyền đảo thải, bằng lá phiếu, một chính quyền thối nát bị dân chán ghét, thì mới cản lại được những bước phát triển phá phách quá trớn do sức ép của đồng vốn tư bản! Còn ở ta vì không có tự do dân chủ, nên bọn tư bản sẽ cấu kết, mua chuộc chuyên chính, để lũng đoạn, thao túng kinh tế. Do vậy, trong thực tế, vì thiếu vắng dân chủ, nên Việt Nam sớm muộn thì sẽ trở thành “một thuộc địa kiểu mới” của khối tư bản. Những ai nằm trong sự vân hành của nền kinh tế tư bản này sẽ giàu lên nhanh chóng, vì chủ nghĩa tư bản có nguyên tắc “vỗ bò cho béo, rồi mới vắt sữa”. Tham nhũng sẽ là con bò được vỗ béo rất nhanh! Các anh tuy đã bị loại ra khỏi chính quyền, nhưng nay phải ý thức về một nghĩa vụ mới; Đó là cùng với nhân dân, các anh phải đứng ra ngăn cản những bước phát triển quá trớn của một chính quyền nhắm mắt chạy theo đồng đô-la Mỹ, đo thế lực tư bản man rợ giật giây. Chính sách “đổi mới” này chỉ là một thứ xét lại về kinh tế, sau thất bại về mặt này. Đổi mới thực ra chỉ là về mặt sản xuất kinh tế, còn về mặt chính trị, thì vẫn dùng khuôn phép cũ, nhưng vận hành theo một cách chú trọng tới đồng tiền, tới lợi nhuận… Đây là thời kỳ bùng phát của tham nhũng… vì là một thứ bình mới, vỏ mới nhưng trong vẫn là thứ rượu cũ! Tức là trong chính trị thì vẫn là cai trị độc đoán theo kiểu xã hội chủ nghĩa, nhưng về mặt kinh tế thì buông thả để cho tư bản nước ngoài tung hoành, lũng đoạn. Vì tư bản nước ngoài sẽ là nguồn lực chính giúp “đảng” và chế độ sống còn…
Khi tư bản phát triển, người ta nhận ra là không còn sợ bị chia thiếu công bằng, mà chỉ sợ mọi người không có tiền dư dả để mà mua! Muốn vậy thì phải cố sức sản xuất và nhập khẩu hàng hoá đến mức dư thừa! Đây là một nguy cơ để cho tư bản man rợ đào sâu vực thẳm chia cách giàu và nghèo trong xã hội, đưa sản xuất và thị trường vào chu kỳ luẩn quẩn: sau phát triển thịnh vượng giả tạo hàng hoá tràn đầy nhưng dân không có tiền mua, tình trạng này đưa tới nạn lạm phát, tới nạn suy thoái kinh té vì hàng hoá ế ẩm, sản xuất phải đỉnh lại, gây ra thất nghiệp rồi sinh ra khủng hoảng xã hội… Nếu không đề ra một chính sách tự chủ, bảo vệ chủ quyền, bảo đảm một sự phát triển hài hoà và đồng bộ, bảo vệ giới lao động, thì nguy cơ lạm phát, bội chi, thất nghiệp, bất công xã hội, chênh lệch giàu nghèo sẽ ngày càng trầm trọng! Tư bản thế giới càng đổ vốn vào đầu tư, thì chúng sẽ càng làm chủ nền kinh tế nước ta, chúng càng ra sức thao túng phát triển bừa bãi, thì xã hội càng mất trật tự kỷ cương, môi trường thiên nhiên càng bị tàn phá gây mất cân bằng sinh thái… Đất nước ta sẽ trở thành cơ xưởng sản xuất, cơ sở du lịch của khối tư bản. Dân tộc ta sẽ là kẻ làm công, làm đĩ để phục vụ chúng… Chúng sẽ ra lệnh phả rừng này để xây nhà máy, phá bãi biển kia làm khu du lịch, phá ruộng này làm sân “gôn”, phá khu nhà kia để xây sòng bạc, khu giải trí… Chủng sẽ bảo ta cần rất nhiều thứ phồn vinh giả tạo chạy theo nhu cầu giả tạo như điện hạt nhân, như xe lửa cao tốc, như khách sạn năm sao… nghĩa là ta phải cần tất cả những nhu cầu giả để phục vụ thành phần giàu có như thường thấy trong khối tư bản. Những nơi đã phát triển hoành tráng, lộng lẫy, thì dân nghẻo sẽ bị đuổi đi, bị cấm lui tới đó. Đấy sẽ là chế độ của bọn nhà giàu, chứ không còn gì là xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nông nữa!
Bọn tư bản sẽ không bao giờ biết ngưng tham lam. Mọi sự phát triển đều sẽ bị đẩy tới mức quá trớn: đã xây cất thì phải xây cất nhiều hơn nữa. Đã nhiều hàng hoá thì sẽ phải sản xuất thêm nhiều và đa dạng hơn nữa. Đã cạnh tranh thì không khoan nhượng. Và một khi vốn tư bản đổ vào, kinh tế tư bản đã bao trùm, lợi nhuận tăng vọt, thì bọn tư bản sẽ đòi phải mở của rộng hơn; phải sủa lại luật lệ để chiều theo yêu cầu của chúng một cách triệt để hơn, lộng hành hơn. Nền kinh tế quốc gia sẽ bị cuốn hút vào những chu kỳ khủng hoảng liên tiếp, cứ tăng rồi giảm, giảm rồi lại tăng. Lúc kinh tế tăng trưởng thì bọn nhà giàu hưởng lợi. Khi kinh tế giảm thì chủng sẽ sa thải công nhân. Chung quy là giai cấp công nông sẽ luôn luôn bị thiệt thời, vì là giới phải trả giá cho những cuộc khủng hoảng.
Nguy cơ kinh tế thường xuyên bị lũng đoạn cũng sẽ nặng nề hơn. Một nền kinh tế dựa trên vốn nước ngoài và thị trường nước ngoài thì đương nhiên đất nước ta là con bò đang được vỗ béo, đang bị vắt sữa, nghĩa là càng phát triển như thế, dân lao động càng bị bóc lột, thiên nhiên càng bị tàn phá nhiều hơn. Chủ quyền của ta sẽ teo đi! Hướng đấu tranh tới đây của trí thức các anh là sẽ phải ra sức chống lại một chính quyền tham nhũng với những bước phát triển vô tổ chức và quá trớn ấy. Phát triển quá trớn ấy, ngoài sự tàn phá cân bằng sinh thái của thiên nhiên, nó còn là nguy cơ phá hoại mọi truyền thống, mọi nghĩa vụ, làm mất bản sắc dân tộc, cơ bản là sẽ mất tinh thần tự chủ…Nếu không bảo vệ chủ quyền, chống sự phát triển quá trớn thì dân ta sẽ sống như kẻ làm mướn cho ngoại bang và phải sống nhờ trên chính đất nước của mình! Vì lúc đó các khu chế xuất lớn, các khu du lịch sang trọng, các hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại là do vốn tư bản nước ngoài và tham nhũng làm chủ, sẽ ưu tiên phục vụ cho tham nhũng và thế giới đại tư bản! Các anh nên nêu vấn đề luật lệ bảo đảm các nghĩa, vụ phục vụ dân chúng, bảo vệ dân lao động.
– Giờ đây là những vấn đề bảo vệ chủ quyền của quốc gia, đòi thêm quyền lợi cho công nhân trong các xí nghiệp do nước ngoài thao túng, đòi kiểm soát, bằng một đạo luật, để minh bạch hoá sự phân chia lợi nhuận kinh tế cho công bằng, nghĩa là để một mức lợi nhuận quan trọng dành cho phục lợi của nhân dân lao động, cho những ai đang sống trong một xã hội tư bản do đồng tiền chi phối, ít ra là đòi cho được một nền giáo dục và y tế mang tính nghĩa vụ, tức là được miễn phí. Thật không có sự bất công xã hội nào bằng tình trạng lợi nhuận trong cả nước tăng lên vòn vọt, mà dân ốm đau không có tiền đi chữa bệnh! Con trẻ đang tuổi học hành nhưng không có tiền đóng học phỉ! So với thời chế độ cũ của miền Nam trước đây thì thật là một sự thua kém rất xa! Thật là vô lý và nhục nhã, khi ta nói là đã giải phóng miền Nam, mà nay đưa miền Nam tới tình trạng con người bị nô lệ vào đồng tiền hơn trước! Không tiền là ốm đau không thuốc men, không tiền là con em không được học hành! Giải phóng miền Nam là như vậy sao? Sự thật là miền Bắc đã mang cái chuyên chính, cái đói nghèo vào cho xã hội miền Nam! Và rồi nếp sống văn minh văn hoá cởi mở ấm no của miền Nam đã tràn ra giải phóng ngược lại miền Bắc, lôi miền Bắc ra khỏi lối sống hủ lậu “tự túc tự cường” cứ ngoan cố tự hảo về thành tích bưng bít chính trị, về hạn chể tiêu dùng! Nay thì miền Bắc cũng được bung ra tự do làm ăn… theo gương miền Nam. Nhưng trong cái đà bung ra làm kinh tế ấy, tham những đã phát triển tối đa, không gì ngăn chặn được!
– Thế nên nay phải đòi kiểm soát thật chặt chẽ các nguồn lợi nhuận đến từ tham nhũng. Mọi chi tiêu dùng “vốn chết”, như xây nhà cửa quá khang trang, mua xe cộ lớn, chi tiêu xa xỉ v.v… sẽ phải bị kiểm soát nguồn gốc hợp pháp, sẽ bị đán thuế thật cao để bù đắp vào sự thiệt thòi của nhân dân lao động. Phải đòi truy gốc hợp pháp của các món tiền tiêu xài xá xỉ đó, để cho bọn tham nhũng lộ mặt, để kiểm soát các nguồn thu nhập gian lận của chúng, để thu lại tài sản tham những dùng nó làm quỹ phục vụ phúc lợi miên phí cho nhân dân. Phải tranh đấu đòi và bảo đảm phần lớn lợi nhuận là dành cho phúc lợi của toàn dân. Phải hoàn thành cả một hệ thống kiểm soát, cấm cản, truy thu có tính hồi tố tất cả tài sản có gốc tham nhũng. Đặc biệt là phải cho phép thành lập công đoàn tự do đề bảo vệ công nhân, phải đòi có tự do báo chí để phanh phui bằng hết và kịp thời mọi hành vi tham nhũng đã qua, hiện tại và trong tương lai. Phải chấm dứt cảnh độc quyền cai trị và độc quyền kinh tế. Vì tư bản mà làm chủ nhà nước, thì nó sẽ làm chủ mỗi người chúng ta qua sự cai trị chuyên quyền! Tương lai của chúng ta đang lâm nguy! Vì nguy cơ trước mắt là bao nhiêu quyền dân chủ tối thiểu cần thiết ở ta sẽ bị xoá bỏ! Ưu tiên là phải đòi cho dân được tự do ứng cử và tự do bầu cử trực tiếp bằng lá phiếu của dân. Đó là hướng tranh đấu mà chúng ta phải theo đuổi để có một nền độc lập thật sự; để cho dân ta, bằng là phiếu tự do, thật sự làm chủ nước ta! Có như vậy thì khồi tư bản mới kính trọng ta, không thao túng được ta vả không nô lệ hoá được ta.
Nghe bác Thảo trình bầy và hô hào như vậy, nhiều trí thức trẻ miền Nam nay như đã thêm tự tin đã nhìn thấy còn quá nhiều công việc phải làm. Và có nhiều người vì có niềm tin mạnh mẽ, nên đã vén tay áo, đúng dậy nhận trách nhiệm… để công khai tranh đấu minh bạch như những nhà dân chủ, và dù một số người đã bị trù dập, giam giữ, nhưng họ không còn sợ nữa!
Những lý luận như những lời tiên tri của Thảo đã chính phục được nhiều trí thức chẳng những của miền Nam, mà của cả nước!
Vì vậy, công an phường Cô Bắc đã được lệnh phải theo dõi chặt chẽ hơn, phải lập hồ sơ lý lịch những ai lui tới với Thảo. Cuối cùng Thành uỷ Sài Gòn đành phải báo cáo lên Trung ương, về một “nguy cơ chính trị đang hình thành”, do số người “phức tạp” đến gặp Thảo ngày càng đông! Có lúc họ đã ngủ lại trong nhà Thảo! Bản báo cáo này đi vòng vo rồi cũng tới tay… Sông Trường, với lời báo động của các ban tư tưởng văn hoá!
Rồi một hôm, trời tuy nắng nhưng do cuối năm nên không nóng mấy, Sông Trường tới thăm, làm Thảo ngạc nhiên!
– Đã lâu quá không gặp anh, nên hôm nay rảnh rỗi, tôi tới thăm anh. Sức khỏe của anh độ này thế nào? Sao trông anh có vẻ hơi vàng vọt, bệnh gan của anh ra sao rồi, có thuốc men đầy đủ không? Ánh có cần gì không?
– Cảm ơn anh đã có lòng tới thăm tôi! Mà sao hôm nay anh lại chú ý tới sức khoẻ của tôi vậy? Sự thật là chưa bao giờ tôi cảm thấy khỏe như lúc này. Nhưng anh tới là có chuyện gì vậy anh? Giữa anh và tôi, có lẽ chúng ta nên cứ thẳng thắn với nhau đi. Có phải là tại có nhiều người lạ đến thăm tôi phải không? Tôi cũng thấy bị mất thời giờ với họ. Nhưng họ là những người tâm huyết của miền Nam, thấy họ tỏ ra rất trăn trở về tình hình đất nước như tôi, nến tôi không thể xua đuổi họ.
– Họ trăn trở về điều gì? Có phải họ than thở với anh về tình trạng các cán bộ miền Bắc vào đây quá đông nên đã chiếm chỗ làm của họ không?
– Không phải vậy. Đấy là điều lần đầu tiên tôi được anh cho biết có tình trạng đó. Họ tới với tôi là để bàn về hiện tượng hủ hoá tràn lan của các cấp cán bộ cách mạng của ta ở trong này. Đại khái họ nêu ra những cách thức làm giàu, vơ vét của cải quá lộ liễu của các cán bộ cấp cao cũng như cấp thấp, ở khắp mọi nơi… Họ dùng quyền lực xin nhà, cấp nhà đất cho họ hàng, gia đình, thậm chí cho cả bạn bè hay người bên ngoài “đảng” nữa, để cấu kết với nhau, kinh doanh bất hợp pháp đất đai rất trắng trợn. Xin nhà rồi thì đòi hợp thức hoá. Hợp thức hoá xong là mang bán cho tư nhân, rổí xin đổi đi tỉnh khác, lại xin cấp nhà vì lý do chưa có. Cứ như vậy, con cháu họ bị thuyên chuyển đi nhiều tỉnh làm việc là cuối cùng họ giàu lên quá nhanh. Còn xin đất để phát triển công nghiệp, nhưng vừa được cấp xong là bị xẻ nhỏ ra để nhượng lại cho dân xây nhà ở. Có nơi vùng ven biển thì nhắm mắt cho phép ké gian lập bãi đáp cho dân đi chui di tản ra nước ngoài: chúng thu mỗi đầu người ra đi như vậy là từ năm tới mười mấy “cây” vàng! Anh thử tính coi từ bao nhiêu: năm nay, có cả mấy trăm ngàn người đã bằng lòng “mua bãi” để được đi chui an toàn, và chứng đã thu được hàng mấy tỷ đô-la Mỹ, tôi nghe họ tính toán mà kinh hãi quá. Hôm nọ cả hai anh Trần Bạch Đẳng vả Trần Văn Giàu tới thăm tôi, hai anh ấy than là “đảng” và chế độ ta bị tai tiếng nhiều là do cánh tư tưởng văn hoá và cánh công an: cả hai cánh ấy đều quen thói vu khống, chụp mũ, chế tạo bằng chứng giả, sử dụng côn đồ, rồi toa dập với toà án tạo ra những án oan… để đánh trí thức và làm tiền bọn nhà giàu, bịt miệng giới tranh đấu đòi các quyền dân chủ… Nhà nước mà làm ăn thám lam, đầy thủ đoạn lộ liễu như thế thì còn gì là chính nghĩa, là công lý nữa! Dân làm sao kính trọng một “đảng”, một nhà nước đầy thủ đoạn và thối nát như thế! Hai anh ấy hỏi tôi làm sao chấm dứt tình trạng này? Anh có biết gì về những tệ nạn ấy không?
– Tôi biết chứ! Đui mù cũng phải thấy chứ! Nhưng nay tệ nạn cán bộ “biến chất” tràn lan ra đều khắp, dẹp hết không nổi, mà dẹp hết thì sẽ không còn cán bộ mà sai khiến. Khó khăn, nan giải lắm, chứ không dễ thanh toán đâu.
– Thế anh có biết tại sao hiện nay cánh văn hoá tư tưởng, cánh công an cứ tự do thao túng, và tệ nạn làm giàu bất hợp pháp lại trắng trợn và tràn lan như vậy không? Theo tôi thì lỗi là do chính quyền cứ bưng bít, không dám công khai hoá những vụ việc bất lương ấy ra trước ảnh sáng dư luận. Nên bọn chúng cứ hoành hành như là vẫn được bóng tối che giấu, ít ai biết đến tội lỗi của chúng. Nhưng nhân dân đã thấy hết. Nếu cho báo chí của ta tự do khui các vụ ấy ra, thì tham những sẽ phải chùn tay. Trước sau gì, muốn thắng tụi nó là phải có tự do báo chí! Tự do báo chí là để ánh sáng soi rọi vào những nơi có sai trái, tội lỗi!
– Không được! Không được đâu! Vì có tự do báo chí là sẽ loạn ngay; Tụi thù địch sẽ nhảy vào lợi dụng. Chúng sẽ quậy nát chế độ ta ngay. Vì chỗ nào mà chẳng có tham nhũng. Chúng nó sẽ dùng tự do báo chí để đẩy mạnh diễn biến hoà bình là ta sẽ sụp đổ y như ở Liên Xô trước đây thôi. Cái gì chứ, tự do báo chí là tuyệt đối không thể được đâu.
– Tôi: thấy sự sụp đổ ở Liên Xô là không phải do có tự do báo chí. Vì lúc đó phần lớn báo chí ở khắp nơi vẫn ở trong tay “đảng” cơ mà! Sự sụp đổ ấy có nguyên nhân nội tại, nó đã tới từ nội bộ hoang mang, rối loạn trong “đảng”. Từ những sai lầm chồng chất, tích luỹ từ lâu…
– Thôi anh đừng bận tâm về những chuyện chính trị phức tạp ấy. Nó khó giải thích lắm! Và có lẽ là không thể giải thích được, ta nên tạm gạt nó qua một bên.
– Vậy sự thật là anh tới thăm tôi hôm nay có mục đích gì?
– Đúng như anh dự đoán, tôi tới anh với một mục đích rõ rệt, đã được suy nghĩ rất kỹ. Tôi tới là để đề nghị với anh một giải pháp có lợi cho anh về mọi mặt. Tôi yêu cầu anh không trả lời tôi ngay, mà cứ để suy nghĩ cho thật kỹ rồi hãy trả lời.
– Đề nghị gì mà ghê gớm thế?
– Tôi để nghị anh nên trở qua Pháp nghỉ ngơi, tìm thuốc men chữa bệnh cho thật khỏe rồi sau lại về đây. Lúc đó chúng ta sẽ tính với nhau một sự cộng tác triệt để và lâu dài. Vì tới đây sẽ là thời kỳ đất nước ta phải lột xác để thành một con rồng của châu Á, ít ra cũng có thể sánh với Đại Hàn hay Đài Loan! Anh cứ suy nghĩ cho thật kỹ đi, tôi biết rồi thể nào anh cũng hiểu hết ý tôi, để chấp thuận đề nghị này. Bởi vì nếu anh ở lại Sài Gòn hay trở về lại Hà Nội, thì rổi cũng chỉ là phí phạm thời gian của anh thôi. Nêu anh ra đi thì sẽ như đại bàng bay trở lại vùng trời cao, nó sẽ có thể thấy và làm được nhiều chuyện phi thường, khác với lúc nó bị nhốt trong chuồng, cho dù cái chuồng ấy tốt đẹp đến đâu, nhưng là vẫn phải sống chung với đàn gà.
– Thật là một đề nghị quá bất ngờ đối với tôi. Như anh đã biết, trong thời gian kể từ khi trở về nước tới nay, đã có vài lần tôi đã được mời cùng phải đoàn của ta đi tham quan nước ngoài, và đã có lần chính người trong đoàn đề nghị để tôi cứ âm thầm ở lại nước ngoài để mà tiếp tục nghiên cứu y như hồi còn sinh hoạt ở Paris, nhưng tôi đã dứt khoát từ chối. Vì tôi nghĩ Thảo ngày nay y như một cây tùng đất Việt, nó chỉ có thể mọc và phát triển cho đúng là cây tùng khi nó được trồng ở đất Việt mà thôi. Ở nơi khác nó có thể mọc xanh hơn, xum xuê hơn, nhưng nó sẽ không còn được vóc dáng của một cây tùng nước Việt! Bây giờ anh tính bứng nó đi để trồng ở nơi khác à?
– Không! Tôi nghĩ bây giờ cây tùng ấy đã tăng trưởng đủ để, dù trồng ở đâu, thì nó sẽ vẫn có bản chất, vóc dáng, bóng mát của cây tùng. Người như anh mà cũng sợ cây tùng trở thành cây gô tạp ở nơi khác sao? Anh cứ nghĩ cho thật kỹ đi rồi sẽ trả lời tôi. Anh chưa chán cảnh phượng hoàng phải sống chung với đàn gà à? Thôi tôi về và chờ câu trả lời có suy nghĩ của anh.
– Anh không cần phải chờ! Tôi trả lời thẳng với anh là tôi không cần đi đâu cả! Anh phải hiểu rằng khi trở về đất nước này là tôi đã bồng bột mang một giấc mơ huy hoàng, một kỳ vọng vĩ đại là về để mang tim óc ra xây dụng một mô hình cách mạng mà loài người mong đợi! Nhưng khi trở về quê hương rồi, thì giấc mơ ấy, kỳ vọng ấy đã bị thực tại chỗ đạp cho đổ vỡ tan tành; Rồi mãi sau, qua những trải nghiệm vất và, tôi mới đứng dậy được, nhờ đã định ra cho mình một nghĩa vụ thiết thực hơn; nhờ đã tìm ra một kỳ vọng chắc chắn sẽ thành tựu, là sẽ góp ý làm cho cuộc cách mạng này có tính nhân bản, nhân đạo hơn, cho bớt tính chuyên chính độc đoán, tính hiếu chiến gây tai hoạ, để trở thành một nhà nước hoà bình, dân chủ hợp lòng dân, thực sự là do dân và vì dân để mà sống còn với thời đại và thời gian. Cho tới nay tất cả những nghiên cứu, khám phá của tôi đều là cố sức góp ý để cách mạng sửa sai và xây dựng theo chiều hướng tốt đẹp, cho hợp với mong muốn của dân. Vì thế tôi đã thề sẽ làm nghĩa vụ đó ở đầy cho tới hơi thở cuối cùng! Dù tôi vẫn bị kìm kẹp, nhưng tôi quyết tâm hoàn thành sứ mệnh ấy, vì tôi không thấy ai ở đây làm nhiệm vụ ấy! Giữa anh và tôi, có bao giờ anh thấy tôi góp một ý nào có hại cho cách mạng, cho “đảng”, cho dân bao giờ đâu. Anh không thấy, không hiểu thành tâm thiện chí và quyết tâm của tôi sao?
– Tôi rất hiểu lòng nhiệt thành của anh. Chính vì thế mà tôi muốn anh ra đi. Chúng tôi đã bố trí, đã chuẩn bị cho anh một lối thoát vừa danh dự, vừa lý tưởng. Vì anh chưa suy nghĩ thấu đáo đấy thôi. Mai tôi sẽ trở lại, xin anh đứng thoái thác vội vã. Anh cứ suy nghĩ và suy nghĩ thêm đi, mai sẽ trả lời tôi. Vì tất cả đã sẵn sàng rồi! Nhất định là anh không thể lưu lại cái đất Sài Gòn này như vậy nữa đâu. Đảng đi quyết định nhất định là anh sẽ phải ra đi thôi, không cưỡng lại được đâu, mà thật sự là không nên cưỡng lại, vì ra đi thì sẽ có lợi cho anh… Anh cứ suy nghĩ cho thấu để thấy rõ đề nghị thực tiễn của tôi!
Sau khi Sông Trường ra về, Thảo suy nghĩ đến đau đầu! Tại sao lại có đề nghị này? Đây là lại thêm một thủ đoạn để cô lập ta với những trí thức và cánh kháng chiến miền Nam? Lỗi ở ta đã không cảnh giác, cứ tưởng vào Nam là thoát cảnh bị kìm kẹp! Bây giờ họ muốn đẩy ta đi, mà ta từ chối không đi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Họ thì thiếu gì thủ đoạn! Chính Sông Trường đã chẳng nói thẳng ra là mọi sự đã được bố trí sẵn sàng rồi là gì! Ta làm sao cưỡng lại? Mà ra đi hay ở lại, lợi cho ai, hại cho ai? Tuổí ta đã gần đất, xa trời, còn chống trả với thời gian và quyển lực này được bao lâu nữa? Mà chống trả để làm gì, khi ta vẫn bị phong toả, kìm kẹp? Ta ra đi là sẽ tới chân trời rộng mở… ở lại là vẫn bị bao vây bởi bức tường cảnh giác và nghi kỵ. Vài năm nữa ta chết đi, mang vào cõi im lặng cả một khối lượng tư duy và bao công trình trải nghiệm… thế là rảnh nợ cho họ. Thôi thì cũng đành mang thân xác này ra gửi xứ người… Biết đâu ở bên ngoài, ta lại có đủ thời gian và cơ hội để dàn trải trí óc ta lên trang giấy, trong một cuốn sách, hầu lưu lại một cái gì cho hậu thế? Thôi thì này chỉ còn lại một giấc mộng nhỏ, một kỳ vọng thật mong manh trong một cuốn sách, trước khi ta trở về với cát bụi!
Đêm ấy, Thảo đã ngồi ôm đầu suy nghĩ, lâu lâu lại lấy tay gạt nước mắt. Khóc thầm rồi lại suy nghĩ… Cứ như thế cho tới sáng. Thảo không khóc cho mình mà là khóc cho sự nghiệp mà mình đã nguyện hiến dâng cả cuộc đời để vun trồng nó!
Nhớ lại biết bao sáng kiến cụ thể, hợp lòng dân, để cho Cách mạng thành công huy hoàng, cho “đảng” không còn bị tai tiếng vì gian dối, vì tội ác và thủ đoạn kém cỏi của những cá nhân lãnh đạo hoang tưởng, để “đảng” thoát ra khỏi nanh vuốt của bọn lưu manh bè phái, cửa quyền, để trở thành một “đảng” dân chủ trong sáng, chân thành, vĩ đại… vậy mà “đảng” không chịu lắng nghe! Nhìn thực tại giờ đây thê thảm quá! Mà ta nay đã già rồi! Mà tại sao lãnh đạo hiện tại lại cứ cố ôm mãi, cứ cố bệnh vực những sai lầm, tội lỗi của quá khứ? Tại sao họ không biết cải thiện phương pháp cai quản đất nước? Tại sao cứ như cố đợi nước lũ tràn tới chân.
Thảo nghĩ vậy nên lại gạt nước mắt!
Biết bao tâm huyết, trí óc, xương máu đã đổ ra! Biết bao hi sinh gian khổ! Nay đành để tư bản man rợ tràn vào. Cách mạng nay đã biến chất toàn diện. Toàn là cơ hội cho tham những phát triển! Đất nước, thiên nhiên, vốn nổi tiếng rừng vàng, biển bạc, nay đứng trước nguy cơ bị đồng tiền tư bản tràn vào tàn phá vô tội vạ! Người tâm huyết làm sao không buồn bực. Người dân thì không có quyền ngăn cản, phản đối!
Thảo đau đầu suy nghĩ, lấy tay áo quệt nước mắt!
Ngẫm lại cái sụ trở về của mình thật là bi thảm: ước mơ góp phần hoàn thành một cuộc cách mạng lý tưởng đã sụp đổ ê chề. Cao vọng góp ý xây dựng “đảng” thành một đảng dân chủ tiến bộ của thời đại cũng tan vỡ hoàn toàn. Bao nhiêu năm quá, sự nghiệp triết học như thế là bế tắc, kể như tiêu tan. Nay tới lúc gần đất, xa trời, thì lại bị tống đuổi ra đi cho rảnh mắt bè cánh bảo thủ, thối nát! Vậy là rồi đây, thân xác này sẽ bị chôn vùi ở xứ người!
Thảo tức tưởi quá, đau đầu quá, lại xụt xịt chấm nước mắt, rồi lại thở dài và suy nghĩ. Trong lòng tràn ngập uất ức, phẫn nộ và tự vấn lương tâm, tự chất vấn mình: chẳng lẽ ta không còn con đường nào để đi tới?
Bác Thảo kể tới đó, lắc đầu nói:
– Chung quanh tôi lúc đó cứ trách tôi là không biểt tuỳ cơ ứng biến, không biết thích nghi, tạm thời thoả hiệp với quyền lực. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ. Tôi không thể từ bỏ chính tôi để trở thành như đám trí thức của “đảng”, như những bù nhìn…
Nghe tới đó tôi buột miệng hỏi:
– Thành thực muốn hỏi bác, bao nhiêu năm rồi, bác đã gợi ý, khuyên bảo những điều hay, lẽ phải, mà từ lãnh đạo này cho tới lãnh đạo khác, đã chẳng có ai lắng nghe bác. Họ chỉ coi bác như kẻ cản đường. Tại sao bác không tạm thời đồng ý với họ, theo lập trường của họ để chờ thời cơ…
– Không thể được! Nếu ai cũng thoả hiệp với dối trá và tội ác, thì dân còn hi vọng vào đâu, vào ai? Không thoả hiệp với dối trá vả tội ác là nguyên tắc để giữ vững chính mình. Một hành động, thiện hay ác, dù là thật nhỏ, dù chỉ là nhất thời, cũng đều để lại dấu vết bền lâu trên sự nghiệp của mỗi con người. Dối trá, độc ác, bạo lực là độc tố âm thầm huỷ hoại con người đã sử dụng nó. Xã hội dung túng nó sẽ mất hết lương tri, mất hết trật tự kỷ cương. Nhân nhượng hay thoả hiệp với cái xấu là con đường tự diệt từ từ chính mình. Điều ấy, Thảo này không thể nào làm được.
– Như vậy thì làm sao bác có thể được quyền lực cách mạng tin dùng!
– Đành vậy chứ không thể nói khác, làm khác! Không thể đánh mất lý tường để được tin dùng!
– Nếu vậy thì những gì bác nói ra sẽ chẳng được lắng nghe! Như vậy till thật là vô ích!
– Không phải là vô ích đâu. Những lời lẽ lý giải đúng, những phân tích hơn thiệt, đều là những hạt giống gieo vào thời gian để rồi sẽ có lúc, có chỗ cho nó bén rễ trong những đâu óc tỉnh táo, lương thiện để tới một ngày nó sẽ ra hoa đẹp, kết trải ngọt. Những tư tưởng đúng với lương tri, thấm nhuần thực tại đều có sức mạnh của sự thật. Có ngày nó sẽ bung nở ra để xoá đi gian trá và bạo lực. Trong lịch sử, luôn luôn có sự vùng dậy của chân lý và lương tri. Chính vì vậy mà chế độ gian trá và tàn ác nào rồi cũng sẽ sụp đổ. Vì với thời gian, những lời nói dối trá, những việc làm gian ác cuối cùng sẽ chỉ sinh ra toàn hoa hôi, trái đắng. Các anh cứ tin tôi đi, những gian trá và tội ác đã phạm hôm nay, thì mai mốt chúng sẽ là một di sản độc hại, bị dân chúng nguyền rủa cho tới lúc nó bị đào thải. Ngoan cố càng kéo dài thì sự đào thải, đổ vỡ càng thảm khốc. Vì thế mà tôi kiên trì cố phân tích thực tại, để can ngăn mọi hành động xấu xa, sai lệch, mọi chính sách sai trái gây nhiều hậu quả nghiêm trọng của hiện tại. Đặc biệt là phải ý thức về xu hướng tha hoá của chiến tranh. Bởi làm chiến tranh là tận dụng yếu tố gian xảo, lừa gạt, tức là đẩy đầu óc thông minh theo con đường mưu trí, tức là lìa xa con đường trí tuệ. Chính sách trường kỳ chiến tranh nguy hại lâu dài vì nó để lại trong xã hội, trong chính quyền thói quen gian xảo, lưu manh, côn đồ của bạo lực. Tố cáo sự độc hại của chiến tranh không phải là vì oán thù, không phải để trả thù, mà là để thanh toán, để giảm thiểu những thảm hoạ mà “đảng” và lãnh đạo đã gây ra với chính sách trường kỳ chiến tranh.
– Cứ làm như vậy thì đời bác sẽ còn nhiều gian khổ!
– Gian khổ cũng đành chấp nhận, không thể làm khác.
– Như vậy là chính bác đã làm khổ bác rồi.
– Thì đúng là nhũng chọn lựa và quyết định của tôi đa đưa tôi vào một cuộc đừi đầy gian nan, vất vả. Nhưng tôi không thể chọn một con đường nào khác. Vì con đường khác ấy sẽ biến tôi không còn là tôi nữa. Nếu tôi thay đổi, nếu tôi chấp nhận đi theo con đường của thảm hoạ, là tôi đã phản bội đất nước và dân tộc.
Nói rồi bác Thảo lại lắc đầu mỉm cười một cách cay đắng.
Đã nhiều lần giải thích với bác rằng chúng tôi không muốn biết tận tường về những vấn đề thuần tuý triết học của bác. Điều chúng tôi tò mò, là muốn được nghe bác kể về hoàn cảnh sống, hoàn cảnh làm việc, về mối quan hệ với các lãnh đạo, từ chủ tịch Hồ Chí Minh trở xuống, về cuộc hôn nhân tan vỡ, về bạn bè chí thân và cả về những kẻ đã muốn ám hại bác….
Càng kể, bác Thảo càng như tìm thấy hứng thú để ôn lại dĩ vãng, như để phân trần, tự bào chữa cho chính mình. Có những buổi chiều chủ nhật mùa đông lạnh buốt, trong một quán café yên tĩnh và ấm cúng, bác đã say sưa làm sống dậy những ngày tháng đau thương, cho tới khi bên ngoài trời đã tối khuya, khiến chúng tôi phải chặn lại để bác dùng chút gì nhẹ cho bữa ăn tối, trước khi đưa bác về lại căn nhà khách của sứ quán lúc quá khuya.
Khi rời xe chúng tôi để bước vào cân nhà số 2 phố Le Verrier, bác thường than:
– Mỗi lần phải bước vào lại căn nhà này thì tôi cảm thấy vô cùng khổ sở. Căn phòng gì mà chật hẹp hôi hám, đã quá lâu không ai ở, và từ lâu căn nhà này đã chẳng được bảo trì, tẩy uế, sơn phết lại, như luật lệ ở Paris đã quy định, nay mùi ẩm mốc nồng nặc. Đêm tắt đèn nằm xuống, gián bò ra như kiến có khi đang ngủ bỗng giật mình tỉnh dậy vì gián bò lên thân thể làm nhột ngứa trên cổ, trên mặt…
Khi giãi bày những nỗi khổ tâm, bác Thảo như xả ra bớt được những nỗi niềm đã tích tụ quá nhiều, đã dằn vặt bác quá lâu… Cởi mở tâm sự với chúng tôi như vậy là một thứ thuốc an thần giảm bớt những ức chế, bực bội trong ỉòng… Và đấy cũng là dịp để chúng tôi tẩm bổ cho cái thân già hom hem của bác. Bác ăn ít, nhưng rất kén: chỉ chọn những món thật tươi, không mỡ màng, dễ tiêu. Bác kể cách tự nấu ăn: phải là thật tinh khiết, thật giản dị, thật tươi, ăn bữa nào thì chỉ nấu nướng cho đúng bữa ấy, không ăn thứ ôi cũ. Vả lại cũng không dư tiền, không dư thời giờ và sức khỏe để nấu nhiều.
Tạm trú trong căn nhà khách ấy, mỗi lần muốn chuẩn bị bữa ăn, thì phái lích kích mang cái xoong, lọ dầu, gạo, muối xuống ba đoạn cầu thang mới tới căn bếp ở dưới tầng hầm. Nấu xong, lại phải lau chùi bếp cho sạch sẽ, rồi lại lích kích mang đủ thứ lên phòng ngồi ăn, nghĩa là lại leo lên ba đoạn cầu thang. Mỗi lần qua một đoạn thang lại phải ngưng nghỉ để lấy sức leo lên tiếp. Lên tới phòng ngủ thì phải nằm nghỉ một lát mới có thể ngồi ăn, vì leo lên hết ba đoạn cầu thang ấy thì là thở dốc, cơn hen suyễn muốn kéo tới!
– Thể ở trong nước thì bác có đỡ cái cảnh vất vả phải tự nấu ăn ấy không?
– Ở trong mrớc cũng vậy, cũng phải tự nấu, mà là nấu băng củi khói cay đến chảy nước mắt, nước mũi, đến nghẹt thở mới có được niêu cơm!
– Ăn uống như vậy thì vất vả quá! Không mướn ai giúp bác được sao?
– Nghèo túng quá, bữa đói, bữa no, tiền đâu mà dám nghĩ tới mướn người làm! Mướn người để bị chúng quy cho tội bóc lột sức lao động à?
– Thế thì thật là khổ!
– Khổ thế mà vẫn sống như không biết khổ là gì! Ha! Ha! Ha!
– Thế lãnh đạo có biết bác phải sống vất vả như vậy không?
– Biết chứ sao không! Họ mỉa mai rằng đó là cách “cải tạo” Trần Đức Thảo! Để Trần Đức Thảo “học tập nhân dân”! Càng thấy họ đè đầu, muốn bẻ gãy ý chí phản biện của tôi, tôi căng cưỡng lại, dù biết rồi sẽ sống khổ. Nhưng tôi không sợ khổ, tôi không sợ chết!
Nghe tâm sự như vậy, khiến chúng tôi tò mò muốn biết thêm về cách ứng xứ của lãnh đạo đối với bác. Tôi bèn hỏi:
– Từ khi trở về nước, bác có một lúc nào được đãi ngộ, một thời gian nào được làm việc gần với cụ Hồ để bản tính chuyện đất nước không?
Bác nghiêm mặt, nhìn trừng trừng chúng tôi và đáp:
– Anh hỏi như thế là đã có một sự ngộ nhận lớn rằng tôi được chấp thuận cho trở về là để làm việc gần với cụ Hồ. Sự thật là việc tôi về là do sự vận động của tôi với sự trợ giúp của đảng cộng sản Pháp. Và qua đảng cộng sản Pháp thì có cả sự giúp đỡ của phía lãnh đạo Liên Xô nữa. Bởi lúc ấy, cả đảng cộng sản Pháp, cũng như phía Liên Xô, đều muốn đưa tôi về với hi vọng có thể có cơ hội góp ý với cách mạng Việt Nam. Bởi lúc ấy ai ở bên ngoài cũng đều hiểu là “cách mạng Việt Nam” đang chịu ảnh hưởng rất nặng nề của Bắc Kinh. Thế nên khi tôi vận động để được trở về quê hương, thì họ có tra hỏi tôi rất kỹ để tìm hiểu xem tôi “muốn trở về để làm gì?” Tôi đã nhiều lần trả lời thật rõ là “để những hiểu biết, những khả năng trí óc của tôi có cơ hội phục vụ cách mạng, với tinh thần gạn lọc những lỗi lầm của quá khứ cách mạng. Tôi nhấn mạnh sẵn sàng làm bất cứ việc gì, để trở thành có ích cho quê hương và cách mạng”. Vì thế mà cuối cùng, các bạn bè phương tây đã giúp tôi trở về. Sau này, khi đã về rồi, thì tôi mới được biết là “lãnh đạo” cũng đã cân nhắc, đã nghiên cứu kỹ và bàn tính khá lâu rồi mới ngỏ ý chấp thuận đón nhận tôi trở về…
Nghe vậy, tôi lại càng thắc mắc:
– Nhưng từ khi về quê hương tới nay, bác đã được đãi ngộ như thế nào? Bác có được làm việc gần cụ Hồ không?
– Đúng là ở bên ngoài, các anh không hiểu chút nào về hoàn cảnh của tôi từ khi trở về đến quê hương. Hỏi như vậy là không biết tí gì về hoàn cảnh của tôi trong mấy chục năm qua, cũng như không biết gì về “ông cụ”. Nếu quan hệ, nghĩa là có giao thiệp mật thiết, có trao đổi ý kiến với nhau một cách thẳng thắn, thân tình… thì thực sự là tôi không có được một quan hệ nào với bất cứ lãnh đạo nào. Không hề có một mối giao hảo thân tình nào, dù chỉ là với bất cứ một đảng viên cấp cao nào đối với tôi. Bởi ngay từ khi vừa đặt chân trở lại quê hương, tôi đã bị nghi ngờ là một “kẻ có vấn đề”! Trong cảnh giác cách mạng, hoài nghi cũng đã là một khẳng định. Thế nên, gặp gỡ lãnh đạo thì chỉ là trong hoàn cảnh diễn ra giữa một người ở cấp trên cao của “đảng”, với một kẻ đã bị đẩy xa ra phía ngoài, bị coi là thuộc diện xấu, ở trong một hàng rào cảnh giác. Trong guồng máy cách mạng chuyên chính, sự phân biệt đối xử rất gắt gao. Một khi bị là đối tượng của cảnh giác thì không thể có quan hệ với ai cả. Đó là trường hợp của tôi. Tôi chỉ còn là đối tượng của guồng máy “bảo vệ” canh chừng. Do vậy mà cho tới nay, tôi phải ghi nhận rằng thực sự là ngay từ giây phút đầu tiên về tới quê hương, tôi đã không hê được đãi ngộ, và cũng chẳng hề có được một mối quan hệ với lãnh đạo nào cả.
– Ủa! Như vậy là bác không cộng tác gì với một lãnh đạo nào cả hay sao?
– Mặc dù tôi đã thường xuyên, cố gắng tìm cách bắc cầu quan hệ với các cấp lãnh đạo, bằng cách gửi trực tiếp những báo cáo, đề nghị, viết những bức thư góp ý của tôi về nhiều vấn đề quan trọng, vào nhiều thời điểm quan trọng. Nhưng không một lần nào, không một lãnh đạo nào, từ Hồ chủ tịch trở xuống, đã thân chinh trả lời các bức thư của tôi. Toàn là được nghe nhắn lại qua cấp thừa hành, được nghe thuật lại những lời nhắn nhủ của lãnh đạo, như thể xoa dịu lòng bồn chồn nhiệt thành của tôi. Đôi lúc họ cũng cho tôi gặp mặt lãnh đạo. Đấy là qua những buổi tiếp tân tập thể, cốt để tỏ uy quyền, cốt để phô trương sự thuần phục chung quanh lãnh đạo, để trấn áp tư tưởng “linh tinh” của tôi. Đã nhiều lần, tôi nhận ra là lãnh đạo không hể trực tiếp đọc những bức thư, những báo cáo của tôi, nghĩa là giữa lãnh đạo và tôi, luôn luôn có một sự gạn lọc, có một bức tường ngăn chặn, không cho phép nảy sinh một mối liên hệ thân cận nào. Nhưng riêng tôi biết thì “ông cụ” rất cảnh giác, rất tò mò, muốn tìm hiểu những suy tư của tôi, tuy “ông cụ” có thái độ nghi ngại, xung khắc đối với những suy nghĩ của tôi trước mỗi vấn đề vừa xuất hiện. Vì thế mà chưa bao giờ có sự tham khảo chân thành, hoặc trao đổi trực tiếp về bất cứ vấn đề gì, ngoại trừ chỉ có một lần. Để rồi tôi sẽ kể về lần gặp đó. Còn thì trong thực tế, tôi hoàn toàn bị đẩy ra thật xa mọi sinh hoạt chính trị. Sau này, khi sức khỏe “ông cụ” suy yếu, phải sống cô đơn, mất hết quyền lực chính trị, rồi mất, thì chính mấy cán bộ quản lý tôi cũng không còn tới gặp tôi như khi trước nữa. Họ đẩy hẳn tôi ra bên lề chính trị. Từ đó, dần dần từng bước, tôi phải chuyển hướng hẳn sang thái độ nghiên cứu trong câm lặng những vấn đề chính trị của đất nước, của cách mạng, nghĩa là của “đảng” một cách hoàn toàn độc lập. Nhất là khi tôi nhận ra tình trạng sức khoẻ của “ông cụ” bắt đầu suy yếu, bắt đầu bị cô lập, với nhũng dấu hiệu bị mất quyền lực chính trị, thì tối lại càng bị đạp văng ra xa mọi sinh hoạt chính trị…
– Như vậy là kể từ khi về nước, bác không bao giờ được gặp mặt, được sinh hoạt trực tiếp, với cụ Hồ hay sao?
– Gặp tận mặt thì có chứ! Nhưng gặp thân mật để trao đổi ý kiến thì kể như chưa hề bao giờ. Thế nên gặp trực tiếp không có nghĩa là có quan hệ. Mà những lần gặp trực tiếp ấy đều lưu lại trong tôi những kỷ niệm cay đắng, đau đớn, bi hài, không bao giờ có thể quên được, có khi nó còn ám ảnh tôi như một tội lỗi tổ tông đã ám hại suốt cả đời.

hết: Chương 10, xem tiếp: Chương 11

Tìm Kiếm