INK.111

 

 

Rồi bỗng bác Thảo tự gỉễu chính mình:
– Lúc ấy tôi tự mắng tôi: “Mày muốn làm cái anh vô sản chính cống nên bây giờ túng quẫn, còn than khổ, than đói nỗi gì nữa?” Thật sự là cảm thấy chính mình đang là thẳng ngớ ngẩn. Bị mấy ông nhà văn, nhà thơ chế giễu là tên ngớ ngẩn! Vì hắn không biết noi gương “bác Hồ”, nên bị thằng lớn nó đì, thằng nhỏ nõ giỡn mặt. Thế là nổi lên tiếng tăm của anh gàn, anh bướng, anh khùng. Lức nào cũng sống như một anh hề ngơ ngác để chung quanh giễu cợt. Nhưng khổ nỗi là không được no đủ như anh hề trong gánh hát mà chỉ là anh hề đói khổ trong cuộc đời! Bỗng thấy anh hề Trần Đức Thảo sống sao mà ngu si, đần độn quá, nên nhịn cười không được. Phải bật phá lên cười, cứ cười như người… điên. Mà điên thật! Cười đến phát khóc! Ha! Ha! Hà! Bố mẹ nuôi nấng, cho sang Tây ăn học, nay trở thành thằng điên, thằng khùng trong xã hội! Ha! Ha! Ha!
Kể tới đó, bác Thảo ngưng cười, thở dài, lắc đầu, nhưng rồi bỗng lại bật tiếng cười rũ rượi, hồn nhiên, cười đến chảy nước mắt, phải lấy tay áo chấm mắt mà vẫn còn cười sặc sụa! Chúng tôi kinh ngạc, đầy thắc mắc vì cơn cười lạ lùng ấy. Đấy là cơn cười đậm nét cay đắng, đau khổ, chứ không phải vì vui. Nhưng bác lại có vẻ tự đắc vì chính nỗi gian truân, khổ ải của mình. Bác hãnh diện giãi bày cái khốn khổ ấy như nêu một thành tích của một trí thức Chúng tôi nhìn cảnh ấy mà không cười theo được, vì thấy thảm quá.
Đã hơn một lần chúng tôi ngồi bàn với nhau về nụ cười Trần Đức Thảo! Bởi thật sự là trong những lời tâm sự ấy, chẳng có gì vui để cười. Cảm tưởng là con người này không phải sinh ra để vui sống, để làm một thẳng hề, mà chỉ có thể là một thân phận bị lưu đầy, trong một đại bi kịch.
– Tại sao bác lại có thể bật cười như vậy? Bác không thấy sống như thế là bi thảm sao?
– Tai tôi bỗng nhớ lại một mẩu chuyện cười, nó khơi dậy cả một giai đoạn bi hài trong cuộc chiến tranh được gọi là “chống Mỹ cứu nước”.
Lúc đó dân chúng đã kể cho nhau nghe để mà cười cay đắng với nhau, Đó là vào đầu năm 1973, khi vừa ký kết hiệp định Paris để kết thúc việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam. “Đảng” rầm rộ tuyên truyền là ta đã buộc được Mỹ phải ký kết hiệp định để rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đảng nói đấy là cuộc đấu trí “thần kỳ” giữa hai bộ óc được coi là mưu trí nhất của thời đại! Phe ta là đồng chí Lê Đức Thọ, phe Mỹ là Henry Kissinger. Tại Hà Nội, một số trí thức bên ngoài “đảng” và tôi đã hết sức tò mò, theo dõi, tìm hiểu các điều khoản bí mật đã được thoả thuận ngầm với nhau của hiệp định tái lập hoà bình tại Việt Nam đã được ký kết ở Paris năm 1973 có một số bí mật của phía ta, thì rồi chúng tôi cũng đã biết phần lớn về phía Mỹ thì dĩ nhiên là phải dựa trên những tiết lộ rất phong phú của báo chí Mỹ và thế giới. Chúng tôi có hai thắc mắc lớn trong chính sách của Mỹ lúc ấy. Một là tại sao cuộc tổng tấn công nổi dậy do ta bí mật phát động thật là bất ngờ, hồi Tết Mậu Thân 1968, ở miền Nam, nhưng ta đã hoàn toàn thất bại, lực lượng của ta tại miền Nam bị kiệt quệ, bị tổn thất nặng nề vì nhân dân miền Nam không nổi dậy tiếp tay với ta như ta đã trù liệu. Vậy mà Mỹ lại nhương bộ, chấp nhận các điều kiện của ta, đặc biệt là điều kiện phải để cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng do ta chủ động ở miền Nam được tham dự hội nghị ngang hàng với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, gọi là Việt Nam Cộng Hoà. Thắc mắc lớn thứ nhì là cuộc oanh tạc của Mỹ vào miền Bắc năm 1972, lúc đó ta vô cùng bối rối, đến mức nếu nó đánh bom kéo dài thêm vài tháng nữa thì ta sẽ phải nhượng bộ trong bất cứ điều kiện nào. Vậy mà bỗng Mỹ ngưng ném bom, để cho cuộc thương thảo ở Paris bước vào giai đoạn kết thúc, mà cả thế giới đều thấy là có lợi cho ta. Phía ta thì khoe đó là do tài trí của trưởng đoàn Lê Đúc Thọ.
Bác Thảo kể thêm:
– Trong dân gian lúc đó, có giai thoại được phổ biến rất rộng rãi, rằng đồng chí Lê Đức Thọ đã tiết lộ với vài nhà báo thân cận một thành tích đấu trí với Kissinger, khiến hắn từ đó phải nể mặt đồng chí Thọ. Mẩu chuyện đấu trí vui ấy đã được phổ biến trong các tầng lớp nhân dân, như một thành tích “thắng lợi vẻ vang” của “ta”!
Chuyện kể rằng lần đầu tiên bí mật gặp riêng Kissinger ở vùng ngoại ô Paris, Lê Đức Thọ chìa tay trước để bắt tay Kissinger, tên này cũng vui vẻ chìa tay ra và hai bên xiết tay nhau. Sau đó, Kissinger chơi trò khinh bỉ ta, y thò tay vào túi lấy khăn “mù-xoa” lau bàn tay vừa bắt tay Lê Đức Thọ, rồi bỏ lại khăn tay vào túi quần! Đồng chí Lê Đức Thọ liền có phản ứng tức thì, đồng chí cũng rút khăn ra lau tay, nhưng sau đó vứt bỏ luôn khăn tay xuống đất chứ không bỏ lại vào túi! “Kissinger từ đấy về sau không dám giở trò gì nữa”.
Kể xong câu chuyện “đấu trí” kiểu trẻ con ấy, bác Thảo nói:
– Sự khoe thành tích đấu trí như vậy, đã làm anh em trí thức Hà Nội nực cười. Trí tuệ gì, ngoại giao quốc tế gì cái trò láu cá vặt đó. Vì sự thật, ở bên lề hội nghị, toàn là những nhân nhượng quan trọng rất bí mật trong cuộc thương thảo giữa hai bên, mà phần quyết định trọng điểm là do thoả hiệp giữa Trung Quốc với Mỹ! Sau này có lần gặp riêng nhà báo cộng sản người Úc Winfred Burchett, ông này giải thích tận tình cho tôi hiểu về chính sách thực dụng rất nguy hiểm của Mỹ trong việc giải quyết “vấn đề” Việt Nam! Theo Burchett thì Mỹ nhúng tay vào miền Nam Việt Nam vì coi đó là một thị trường của khối tư bản, và tuyên bế quyết tâm bảo vệ Nam Việt Nam, vì đấy là một “tiến đồn của thế giới tự do”. Điều này có nghĩa là Mỹ muốn giữ vùng này không để nó lọt vào trong bức màn sắt của khối cộng sản. Nhưng Mỹ cũng dứt khoát không tính diệt “Bắc Việt Cộng sản” để tiến tới thống nhất Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Bởi chiến tranh đối với Mỹ luôn luôn nằm trong sách lược của kinh tế thị trường toàn cầu. Cuộc chiến tranh bảo vệ thị trường Nam Việt Nam đã bị sa lầy vì tốn kém và bị dư luận nhân dân Mỹ chán ghét. Thế nên các nhà chiến lược Mỹ, đứng đầu là Kissinger, đã đề xa một giải pháp khác. Vì đã không bảo vệ được thị trường miền Nam Việt Nam bằng chiến tranh, thì phải quay qua giải pháp tìm thị trường thay thế bằng con đường hoà bình: cách này ít tốn kém mà bền vững hơn. Bởi Mỹ, trên nguyên tắc, không hề tính tiêu diệt chế độ Cộng sản ở miền Bắc Việt Nam, nên khi thấy cuộc tổng tiến công nổi dậy hồi Tết Mậu Thân, 1968, đã làm cho “cộng sản” kiệt sức, thì đó là lúc tốt nhất để đưa “địch” ngồi vào bàn hội nghị. Cũng như khi thấy cuộc oanh tạc miền Bắc Việt Nam hồi 1972, đã đủ cho Hà Nội thấm đòn, thì Mỹ liền ngừng ném bom, rồi đưa ra những điều kiện, thuận lợi cụ thể, để Hà Nội chịu kỷ kết chấm dứt chiến tranh, để Mỹ rút chân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tất cả là dùng lá bài hoà bình thay thế cho lá bài chiến tranh. Cũng để tỏ rõ chính sách của Mỹ như thế, liên hạm đội 7 rất hùng hậu quả Mỹ, lúc đó có mặt đông đảo ở ngoài khơi Việt Nam, vậy mà lực lượng hùng hậu ấy đã đứng ngoài nhìn hải quân Trung Quốc đánh chiếm đảo Hoàng Sa (Paracels) của Nam Việt, hồi 1974. Sự án binh bất động này có nghĩa rõ là Mỹ không coi Nam Việt Nam là tiền đồn nữa. Ngay từ khi đại quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, Mỹ đã chỉ đánh cầm chừng để giữ đất, để dung hoà chứ không hề có ý đẩy chiến tranh đến tận cùng ra miền Bắc, để tiêu diệt chế độ cộng sản ở miền Bắc. Dù là đã oanh tạc miền Bắc, nhưng chiến lược của Mỹ là chỉ chờ lúc địch kiệt quệ để áp dụng lá bài hoà bình, nhằm đánh địch băng kinh tế hậu chiến. Và quả thật ván bài đó sau này đã làm cho Hà Nội hoàn toàn kiệt quệ về kinh tế. Để rồi tới lúc Hà Nội, tuy đạt chiến thắng, nhưng lại phải chấp nhận mọi điều kiện để Mỹ nó bỏ cấm vận. Rồi sau đó là Hà Nội lại trải thảm đỏ long trọng đón rước lãnh đạo Mỹ trở lại. Từ đó, chính thức mở cửa cho vốn của khối tư bản tràn vào tự do tung hoành trên toàn bộ nước Việt Nam thống nhất dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong chế độ này không chấp nhận các cuộc đình công đòi quyền lợi của các công đoàn thợ thuyền. Một chế độ như thế thật là lý tưởng cho sự khai thác lâu dài của tư bản Mỹ, có lợi hơn hẳn dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam. Bây giờ thì kết cuộc đã rõ rệt của ván bài “ai thắng ai” trong cuộc đấu trí ấy. Bây giờ đã lộ rõ ai là mưu trí, ai là trí tuệ. Nực cười và bi thảm là như thế.
Kể tới đó, tâm sự tới đó, bác Thảo bật cười, nhưng rồi lại nghiêm nét mặt, thở dài chán nản:
– Công cuộc phát triển cách mạng vô sản, với giấc mơ xây dựng thế giới đại đồng… như vậy là đã hoàn toàn tan vỡ, sau khi đã hi sinh tính mạng của hàng bao nhiêu vạn bộ đội! Bây giờ thì không còn phải chống Mỹ cứu nước nữa. Giờ đầy là phải tìm lối thoát ra khỏi chế độ bao cấp, dẹp bỏ mục tiêu tự tức tự cường, phải bám theo Mỹ để cứu nước. Cả một nền kinh tế toàn cầu dưới sự áp đảo của đồng đô-la Mỹ, cả một nền văn hoá sống cuồng, sống vội, hừng hực sinh lực thực dụng của văn hoá Mỹ, nay nó tự do tràn vào như thác đổ, nhậu một xứ sở đã bị kiệt quệ đến xương tuỷ vì chiến tranh và cách mạng. Một nền văn hoá nông nghiệp rệu rạo đã bị kiệt sức đến trống rỗng, sau bao năm chiến đấu “tự lực tự cường”, chỉ biết hỉ sinh và chịu đựng, nay làm sao cưỡng lại lối sống no nê, phè phỡn kiểu Mỹ như thế! Tương quan lực lượng giữa một nền kinh tế lạc hậu với nền văn hoá nghèo túng và kìm kẹp như vậy thì làm sao cưỡng lại trước sức tràn ngập của nền kinh tế dư thừa và của nền văn hoá tự do sống cuồng, sống vội của Mỹ! Tới đây ta, sẽ thấy tuổi trẻ nông thôn cũng thì đua “quần bò, áo phông”, cũng son, cũng phấn lòe loẹt như ở bên Mỹ thôi!
Giờ đây cả nước đều “phấn khởi hồ hởi” vì được “hoà nhập”! Cửa đã rộng mở để cho vốn kinh tế thị trường tư bản tràn vào! Giờ đây, trước mắt mọi người, tên Thảo này bỗng chỉ còn là thân phận của một con rối, đã lỗi thời về tư tưởng, đã quá cổ hủ vì không biết làm “con phe, con phẩy” để “kinh doanh”. Tôi nay chỉ mang thân phận một con rối đau đớn. Bởi đã thấy rõ trước tất cả nguy cơ tai hại của sự phát triển quá trớn, không giới hạn của khối tư bản. Giờ đây quê hương ta đang cuồng nhiệt lao vào đà phát triển xổi thì theo ý hướng của đồng USD, của những thế lực siêu đẳng về phương pháp bóc lột tinh vi. Sự thật là đằng sau các đại công ty mang danh hiệu là của Đài Loan, của Đại Hàn, của Singapore thì đều là của đồng đô-la Mỹ! Thế là thiên nhiên giàu, đẹp của ta đã và đang bị tàn phá không thương tiếc. Tôi rất đau lòng đứng nhìn sức mạnh tung hoành của đô-la Mỹ trên đất nước ta. Dân ta nay mừng rỡ được hội nhập kinh tế tư bản. Các nước quanh ta, cùng khởi sự tranh đấu giành độc lập sau thể chiến thứ hai cùng với ta, nhưng do họ không có thứ “lãnh đạo thần thánh”, nên họ không phải hi sinh như ta, không phải đổ ra nhiều xương máu như ta. Và họ đã giành được độc lập và ấm no trước ta cả nửa thế kỳ… Như vậy cái công lao, cái tài lãnh đạo thần thánh ấy, sự thật chúng là công hay là tội? Rốt cuộc nay thì đã phải trải thảm đỏ đón mời Mỹ trở lại! Trong khi đó Tàu đang ức hiếp ta, đang gậm nhấm vùng đất, vủng biển của ta, vẫn đang công khai tiếp tục trắng trợn lấn chiếm một số hải đảo ở vùng Trường Sa, Hoàng Sa của ta! Và ta vẫn cứ kiêu hãnh hát vang bài ca “đại thắng”! Đại thẳng gì mà giang sơn gấm vóc tổ tiên để lại nay đã bị tiêu hao vào tay mấy “đồng chí vĩ đại” như thế? Đau lòng lắm! Đau lòng lắm!
– Con một thắc mắc này nữa muốn hỏi bác, có phải Mỹ vẫn đang duy trỉ ván bài lá cờ vàng ở Mỹ để sau này tìm cách đánh phá, lật đổ ta phải không?
– Tôi tin chắc là không phải vậy. Vì nước ta nay hoàn toàn là một thị trường vững chắc của phe tư bản rồi, thì nó tính đánh phá ta làm gì cho phí công sức, cho xáo trộn thị trường của nó. Vấn đề lá cờ Vàng là một phản ứng hoàn toàn do ta gây ra. Phải nhớ rằng lúc đầu, cuộc cách mạng tháng tám đã thành công hoàn toàn, thì lúc đó đã làm gì có lá cờ vàng. Lúc đó cả nừớc đều vui mừng trung lên cờ đỏ sao vàng: Đó là giai đoạn cả nước đồng lòng đứng lên cướp chính quyền để giành độc lập… Nhưng sau đó là giai đoạn tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, bắt đầu trưng cờ đỏ búa liềm tràn lan ra ở khắp nơi. Bắt đầu chính sách loại trừ thành phần “con đẻ của thực dân phong kiến”, loại trừ “các đảng phái phản động”. Chính từ lúc này là bắt đầu triệt để phân loại, phân chia dân tộc ra làm nhiều thành phần… vì cuồng tín chủ nghĩa đã đẩy ra bên ngoài xã hội một số đông người yêu nước nhưng không yêu xã hội chủ nghĩá! Và là cờ vàng đã phát sinh ra từ đó, rồi đã trở thành một biểu tượng “quốc gia” để đối đầu với lá cờ đỏ sao vảng “của cộng sản”! Sự chia rẽ dân tộc, sự đối đầu ấy là do đâu? Tại ai? Ngày nay vấn đề nhậy cảm này, thực chất là rất dễ thấy và rất dễ hiểu. Việc cả triệu người di tản vào miền Nam năm 1954, rồi sau ngày 30 tháng tư, 1975 là cuộc tháo chạy của cả triệu người liều chết lao ra biển, và đã trở thành phong trào “thuyền nhân” đã làm cả thế giới xúc động. Những hình ảnh cho thấy đấy là một thảm hoạ của dân tộc mà mỗi người chúng ta trực tiếp có trách nhiệm. Nói rõ ra thì đau đớn lắm… Vấn đề lá cờ vàng này không ai có thể giải quyết ngoài những người Việt chúng ta với nhau. Nhưng là phải giải quyết hết sức trí tuệ, chứ không thể dùng mưu kế dối gạt, cũng không thể giải quyết bằng bạo lực và hận thù. Phức tạp và khổ tâm lắm! Đau lòng lắm!
– Bác nói ngoài chúng ta ra không ai có thể giải quyết vấn đề lá cờ vàng, là sao?
– Thì như tôi đã nói, chỉ có chúng ta mới hiểu rõ vấn đề ấy. Vì thế mà đã tới chính sách “hoà giải, hoà hợp dân tộc”… Nhưng chỉ là nói thôi chứ chưa hề làm, thực tế là chưa hề có nỗ lực hành động “hoà giải” nào cả! “Hoà hợp” thì lại càng không có. Chỉ toàn là những cú phá hoà giải, phá hoà hợp thôi. Hoà giải là phải nhìn nhận nhau, tôn trọng nhau. Ngay sau tháng tư 1975, cách mạng đã khẳng định bằng lời tuyên truyền rằng trong cuộc chiến tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của đại gia đình dân tộc ta, giữa chúng ta không có kẻ thắng, người thua, chỉ có nước Mỹ thua thôi. Tổng thống Dương Văn Minh của miền Nam đã ra lệnh cho quân lính của miền Nam buông súng, để tiết kiệm xương máu. Tuy vậy trong thực tế cho tới nay, người của chế độ cũ ở miền Nam vẫn bị đối xử như là địch, là thù, là nguỵ… với biện pháp giam giữ hàng loạt, trong một chính sách trả thù đại trà, với kế hoạch ”học tập cải tạo tập trung”. Bao nỉiiêu vạn công chức và sĩ quan của miền Nam đã bị giam giữ vô hạn định rất tàn nhẫn, trong nhiều năm, trong các trại tập trung bị che giấu trong các vùng rừng sâu, nước độc như vậy thì làm sao coi đó là hòã giải hay là hoà hợp được!
Tây Đức đã thống nhất với Đông Đức, có xảy ra cảnh tù đày hàng loạt như thế đâu! Gần ta hơn thì việc Trung Quốc, sau khi cố dùng sức ép của vũ lực để đánh phá triệt hạ Đài Loan, làm mãi mà không được, nay thì họ đành có chính sách thật sự hoà giải, hoà hợp với Đài Loan bằng sự công nhận, sự tôn trọng Đài Loan rồi đó! Cờ ”thanh thiên bạch nhật” trên các phi cơ thương mại Đải Loan đã tự do bay vào Trung Quốc đấy! Bài học tốt đẹp ấy, sao chúng ta không học hỏi? Tại sao ta cứ cố duy trì tình trạng thù hận, rất trái với tinh thần thống nhất dân tộc như vậy? Đây là thảm kịch nan giải của người Việt Nam chúng ta! Mà tôi coi đó như là thảm kịch của riêng những người ưa suy tư như tôi và dĩ nhiên là của cả đám môn đệ “bác Hồ”!
Nói tới đó, rồi bác Thảo im lặng hồi lâu. Lúc này chúng tôi thấy bác Thảo nổi bật như một người, lúc cuối đời, đầu óc trĩu nặng tâm tư, đầy ân hận, hối hận rất u buồn, đau đớn, và đang tìm cách gì đó để giải toả thảm kịch của chính mình!
Mà bác Thảo khi nói tới bi kịch Việt Nam, thảm kịch Việt Nam thì thường liên tưởng tới “bác Hồ”. Thấy cứ nhắc hoài tới “bác Hồ”, nên tôi hỏi:
– Nghe bác nói thế, tối vẫn có cảm tưởng là bác mang tâm tư oán trách “cụ Hồ” và đảm đàn em lắm phải không?
– Tôi đã nói rồi. Nêu ra thảm kịch này không phải là để gây thêm oán, thêm thù. Khi kể ra những trải nghiệm vui, buồn của của dân tộc, của hôm qua và hôm nay, thì không thể không nhắc tới “ông cụ”. Khi nhắc tới nhũng “thắng lợi vẻ vang”, không thể quên được những mất mát những đau đớn mà nhân dân vẫn còn phải gánh chịu dài dài như không bao giờ kết thúc. Rõ ràng là trong bi kịch của đất nước ta, chiến thắng là công, nhưng chiến tranh là tội. Công và tội gắn liền với nhau. Đối với một thời đau khổ, đối với một lãnh tụ có trách nhiệm, thì nói tới công lao của lãnh tụ, thì đương nhiên cũng phải nhắc tới tội lỗi của lãnh tụ. Vì vậy mà phải phân tích, tìm hiểu cho cặn kẽ đâu là công, đâu là tội đích thực của lãnh tụ, để tìm hiểu giới hạn trách nhiệm của những quyết định nặng nể hậu quả nghiêm trọng trong lịch sử cận đại. Vì thế nên phải tìm hiểu cặn kẽ “ông cụ”, phải nghiên cứu, phân tách những chuyển biến tư tưởng qua từng bước thay đổi, từ những giai đoạn đổi tên, đổi họ, từ những tính toán khởi nghiệp, từ lúc đã tự chọn cho mình những cái tên như “Tất Thành”, rồi là “Vương”, rồi là “Ái Quốc”, chót hết là “Chí Minh”…! Nội việc bỏ họ Nguyễn, lấy lại họ gốc là Hồ cũng là cả một chứng nghiệm tâm lý chính trị cần được nghiên cứu. Phải chỉ ra cho dân, cho chế độ, cho cả “đảng”, thấy rõ, hiểu rõ “ông cụ” là người thế nào, đã bị tham vọng đam mê chi phối từ trong nội tâm, tới ở bề ngoài ra sao.., để từ đó nhận ra những giá trị tương đối, hiểu rõ trách nhiệm hạn chế của “ông cụ”…
– Như thế là bác muốn đả phá tham vọng của “bác Hồ “ phải không?
– Tôi không đả phá, nhưng tôi chỉ ra đấy là do tham vọng, do cuồng vọng không gì lay chuyển nổi của “ông cụ”. Bởi đã sống trong nỗi đau của dân tộc, đã có trăn trở của con người triết học trong triển khai bạo lực cách mạng, nhất là sau kinh nghiệm tàn nhẫn của cải cách ruộng đất, nên tôi đã ý thức được rằng chính “ông cụ” đã phải cố ý sa vào sai lầm lớn khi tuyệt đối tuân theo sự thúc đẩy của Mao, nên tôi thấy phải can đảm, phải thẳng thắn, phải có tham vọng nêu ra tất cả sự thật lịch sử rất tàn nhẫn liên quan tới “ông cụ”!
– Trời đất! Bác mà cũng có tham vọng, thật sao? Tham vọng ấy có lớn không? Có sánh được với tham vọng của “bác Hồ” không?
– Nói về tham vọng của tôi thì thật sự là tham vọng của “bác Hồ” không tham vào đâu cả!
– Bác giỡn đùa hay lắm. Như vậy là bác cũng là bậc tổ sư kiêu ngạo đấy!
– Tôi không giỡn, tôi không kiêu ngạo, nhưng sự thật là tôi có tham vọng cao hơn của “bác Hô” nhiều lắm!
– Bác giễu còn hay hơn cả chú hề trong rạp xiếc rồi đấy!
– Tôi không giễu! Đây là tôi nói thật. Mà thằng hề cũng có tham vọng của nó chứ.
– Thế tham vọng của bác là cái gì? Là bác sẽ làm gì?
– Là tôi sẽ xây dựng tại Việt Nam một lâu đài.
– Lâu đài ấy bao lớn?
– Phải nói đó là một lâu đài vô cùng vĩ đại sống ở đâu cũng thấy nó.
– Ai sẽ sống trong lâu đài ấy?
– Ai cũng có quyền, sống trong lâu đài ấy. Cả nhân loại đều có thể tới sống trong lâu đài ấy. Tham vọng của tôi là lo tìm hạnh phúc đích thực cho toàn thể nhân loại!
– Trời đất! Bác định xây lâu đài ấy ở đâu?
– Ở ngay trong đầu mỗi con người. Đó là một lâu đài tư tưởng. Cho tới nay, không một người Việt Nam nào đã có một tham vọng toàn diện như vậy, kể cả “bác Hồ”. Mưu đồ phát triển một cuộc cách mạng mà cả nhân loại mong chờ thì đấy không phải là một tham vọng vĩ đại sao? Cuộc sống gian khổ của dân ta và của tôi đã chuẩn bị vật liệu để tôi xây cất ngôi lâu đài ấy. Đấy là một lâu đài của tinh thần và lý tưởng dân chủ, của một nền công bằng xã hội chân chính, nền móng của lâu đài ấy là công lý nghiêm minh, thắp sáng bởi đạo lý. Lâu đài ấy sẽ không chấp chứa những gì thuộc về xảo trá, hận thù, thủ đoạn ma quỷ. Sống trong lâu đài ấy con người sẽ khai triển một cuộc cách mạng lý tưởng bằng lương tri, trí tuệ, bằng luật pháp nghiêm minh, với sức mạnh của công lý, công bằng, chứ không phải bằng bạo lực của hận thù. Trong lịch sử loài người, chưa có ai xây được một lâu đài như vậy. Đã có vài nhà lãnh đạo nỗ lực xây dựng một vài lâu đài kiểu ấy. Nhưng khi xây, thì đã đúng tới những động lực của hận thù, dùng tới phương pháp của sự độc ác, gian xảo, nên đã làm hư hỏng hết cả. Bởi trong một xã hội lạc hậu, con người tốt thì hiếm, nhưng con người xấu xa, hư hỏng thì nhiều. Những lâu đài kiểu ấy, khi xãy dựng xong thì luật pháp của nó đã bị biến thành luật rừng, xã hội của nó chỉ là gian trá, quỷ quyệt… Những thứ lâu đài ấy chỉ làm cho con người thêm khổ, xã hội thêm loạn. Lâu đài của Trần Đức Thảo sẽ là thứ lâu đài trong đó toàn thể nhân loại đều thể hiện rõ quyền sống của mình, quyền dân chủ băng lá phiêu của mình… Một lâu đài như vậy không phải là vĩ đại sao? Ha! Ha! Đấy không phải là một cuồng vọng cao hơn, lớn hơn, đẹp hơn, trong sáng hơn là cuồng vọng của “bác Hồ” rất nhiều hay sao? Các anh thử trả lời tôi đi!
– Chi có thể hỏi lại bác là lâu đài ấy có phải là cũng không tưởng, cũng là quả duy tâm, quá siêu hình hay không?
– Không hể có gì là không tưởng hay duy tâm, siêu hình gì đâu. Nền tảng của lâu đài ấy: toàn là những đòi hỏi của tình trạng thực tế xã hội đen tối, bế tắc của cách mạng hiện nay. Những gì tôi quan sát hằng ngày, trong cái hiện thực đau đớn của cuộc cách mạng trước mắt, thì tất cả những cái đó đã chất vấn tôi, đã quy trách nhiệm cho tôi. Tôi không thể thờ ơ trước những nhức nhối của con người, của xã hội, Những chất vấn ấy, những thôi thúc ấy bắt tôi phải hành động theo khả năng lương tri và tri tuệ của tôi. Do đó lâu đài của tôi là do hiện thực xã hội đòi hỏi và đặt nền tảng. Nghiệm sinh thực tại tàn nhẫn đã đặt nền móng cho cuồng vọng của tôi, để cho lâu đài ấy thật sự là có nền tảng duy vật sử quan. Còn tham vọng của “bác Hồ” thì khác hẳn. Tham vọng của “bác Hồ” thì một phần do học thuyết sách vở chưa đọc kỹ, tư duy xổi thì chưa tiêu hoá được, một phần còn là do mưu trí chính trị cực kỳ cơ hội mà ra… Đây là tôi nói và làm sự thật. Không có lâu đài ấy thì loài người còn khổ, còn lâu mới tìm được hạnh phúc… Tôi đã nghiền ngẫm, thiết kể cho ngôi lâu đài ấy từ lâu rồi. Bởi hàng ngày trong đầu luôn luôn có cuộc xung đột giữa cái tôi khao khát hành động với cái tôi lo sợ sẽ bị xử tiêu nếu lộ ra ý hướng phản biện. Một bên là quyết phải làm một cái gì cho đất nước và dân tộc, chẳng lẽ cứ im lặng như đầu hàng… một bên là sự khôn ngoan muốn bảo vệ tính mạng, nói thẳng ra là cái sự hèn vì sợ. Trong suốt bốn chục năm qua, tôi không sợ sống vất vả về điều kiện vật chất, mà tôi đã sống rất căng thẳng vì trong đầu tôi luôn luôn có một cuộc xung đột với chính tôi giữa cái tôi triết học với cái tôi khôn ngoan sống hèn trong chế độ đầy sai trái này. Cuộc xung đột ấy đã bước tới phần kết thúc khi tôi được vào sống ở Sài Gòn, chịu ảnh hưởng của người Sài Gòn…
– Khi nhìn nhận có một cuộc xung đột như vậy, với mộng ước xây dựng một toà lâu đài như vậy, thì có phải là bác đã quá không tưởng và kiêu ngạo không thua gì Cụ Hồ hay không?
– Tôi cũng xin thành thật trả lời rằng mỗi khi nghĩ tới công việc của một nhà triết học, thì tầm cỡ của mộng ước là rất cao, rất sâu, rất rộng… nên nó dễ bị hiểu lầm là một thứ kiêu ngạo, ngông cuồng không tưởng. Tôi vì triết học mà nghĩ, mà làm, chứ không phải vì kiêu ngạo! Nếu kiêu ngạo thì đã không bị cái sợ chi phối gần cả đời người!
– Nhưng một lâu đài như thế thì nó có tính khả thì hay không?
– Nó rất có tính khả thi!
– Trong thực tế thì bác sẽ xây dựng nó bằng cách nào?
– Bằng một cuốn sách. Và tôi đang hoàn thành cuốn sách ấy. Marx cũng đã xây dựng một lâu đài như thế, và cũng bằng một cuốn sách, chỉ tiếc là có nhiều người từ cuốn sách, từ trong lâu đài ấy của Marx, khí bước ra, thì họ đã trở thành ác quỷ. Cuốn sách của tôi là một món nợ mà tôi phải trả cho triết học, cho nhân loại, chẳng những thế mà còn là món nợ mà tôi phải trả cho dân tộc, vì cái mộng về nước lúc đó của tôi của tôi là xây dựng một mẫu mực, một mô hình cách mạng mà dân ta mong đợị. Bởi thế mà lâu đài của tôi, tức là cuốn sách của tôi, trong đó, nhân dânh chân lý, tôi sẽ đặt nặng những vấn đề nhân bản, công lý và dân chủ, bằng những cơ chế ưu tiên kiểm soát quyền lực, với những cơ sở lý luận và pháp lý, để những ai từ đó đi ra sẽ không thể trở thành ác quý. Chính vì lâu đài tư tưởng của Marx, mà từ đó đi ra, những lãnh tụ đã đã thành những ác quỷ tuỳ tiện, lộng hành quyền lực, khiến hàng vạn chiến sĩ cộng sản đã bị hi sinh một cách oan uổng, vô ích… và ở nước ta đã có hàng triệu người bỏ làng mạc, bỏ mồ mả tổ tiên để di tản vào Nam năm 1954, và rồi cũng đã có hàng triệu người đã liều chết bỏ nhà bỏ của chạy ra biển gây thảm cảnh “thuyền nhân” sau năm 1975 … làm cả thế giới rơi lệ. Thành phần dân chúng khốn khổ ấy, vì đã hiểu, đã nếm mùi lâu đài “thế giới đại đồng” của Marx, nên họ đã liều chết bỏ chạy! Là vì họ muốn đi tìm nơi có công bằng, bác ái, có tự do và hạnh phúc thật sự!
– Bộ bác cũng băn khoăn với khát vọng đi tìm tự do và hạnh phúc sao?
– Ai mà không có khát vọng đi tìm tự do và hạnh phúc! Khổ nỗi là con người không biết làm sao tìm. Và đã có bao dân tộc, đã bị lãnh tụ, theo chỉ dẫn của Marx, mà đã dẫn dân vào con đường bế tắc chứ khỡng tiến tới được thế giới đại đồng!
– Theo bác thì có thể tìm tự do hạnh phúc ở đâu?
– Tìm ở nơi không có con quỷ quyền lực và con quỷ chiến tranh nó ám. Tìm ở nơi có nhà nước biết dùng phần lớn ngân sách để lo cho phúc lợi của nhân, dân, chứ không dùng ngân sách nhà nước để củng cố đảng cầm quyền, để chuẩn bị những cuộc chiến tranh phiêu lưu, để làm những điều không tường để củng cố cho một “đảng” được vĩnh viễn cầm quyền, để phát triển triệt để guồng máy đàn áp để đảng tồn tại, mà coi nhẹ việc tạo phúc lợi cho nhân dân! Người ta bỏ đi vì họ không muốn bị hi sinh, mà là họ muốn tìm tự do hạnh phúc, ở nơi công an không canh chừng dân chúng như canh tù, không làm khổ nhân dân vì thủ đoạn vu khống, chụp mũ. Phải biết rằng: chỉ có quỷ mới kiêu căng, mới vui khi làm khổ, làm nhục con người. Kẻ vênh váo, cảm thấy vui khi làm khổ, làm nhục con người thì không phải là người mà là quỷ, là kẻ bị con quý quyền lực nó ám trong đấu. Mà quỷ ấy là ai? Là gì? Quỷ ấy là thứ đầu óc đầy ý đồ gian xảo, hung bạo của quyền lực. Quỷ ấy là ý thức đấu tranh giai cấp, là thứ cuồng tín của bạo lực và hận thù, là những khái niệm sai trái, độc ác ở trong đầu con người, nó thúc đẩy con ngườì lao vào đam mê tìm thắng lợi bằng mọi thủ đoạn của tội ác, bằng đủ thứ quỷ kế, để mưu đồ cùng cố cho chế độ độc tài, độc đảng. Những vinh quang độc tài, độc đảng ấy đều là phù phiếm, vì chúng đã làm khổ con người! Xét như vậy là thấy rõ là quỷ nó vẫn ở với người, vẫn ở trong trong con người lãnh đạo. Bàn sâu vào thực tại của quỷ ở quanh mình thì bi thảm lắm! Vì chính trị và chiến tranh cách mạng là cơ hội thao túng của quỷ. Quỷ nó quậy trong đầu những người nắm quyền lực để làm chính trị, làm chiến tranh. Quỷ lộng hành vì không cơ chế nào kiểm soát được nó! Nó bảo đảm với con người chính trị, con người chiến tranh là mau trí của nó sẽ mang lại chiến thắng để tồn tại lâu dài. Bi kịch của ta là do nó đã tạo ra niềm tin tất thắng khi tận dụng bạo lực và hận thủ! Chính cái niềm tin tất thắng ấy đã đầy đoạ con người, đã xoá đi tính nhân bản trong chính sách! có lúc phải mở chiến tranh, như để giành độc lập, là đúng. Nhưng dùng con đường chiến tranh cách mạng một cách trường kỳ, vô hạn… để bành trướng chủ nghĩa, để giải quyết các vấn đề, để mưu tìm thế độc quyền, độc tôn cho ý thức hệ, tức là cho đảng nắm toàn quyền yêu nước, toàn quyền ban phát tự do hạnh phúc cho con người là sai. Vì đó là con đường của thảm hoạ, của tội ác…,
Khi thấy bác Thảo đang trong cơn phẫn uất, thao thao giải thích gay go, sôi nổi như thế, tôi muốn lái qua những đề tài khác có tính bình tĩnh hơn, liên quan tới bản thân bác hơn, nên tôi hỏi:
– Bác nghĩ sao khi bị chung quanh chê bai, chế giễu bác là người khùng, cứ như kẻ sống ngơ ngác trước cuộc đời?
– Tôi đã nói rồi, chẳng thà làm thằng khùng hơn là làm thằng đểu, thằng ác, thằng lưu manh, thằng gian dối. Tôi làm thằng hề ngơ ngác trước cuộc đời vì không hiểu nổi tại sao có nhiều kẻ sống gian dối, lưu manh, độc ác, quỷ quyệt mà họ cứ vênh váo tự đắc? Và tại sao chung quanh biết thế là sai, là ác, mà không dám có phản ứng, lại còn hùa nhau vào nịnh nọt, tâng bốc cho cái ác, cái gian dối cứ tiếp tục? Nịnh nọt như thế là đồng loã với cái gian ác. Tôi nghĩ đã không thể làm thằng nịnh nọt, thì chẳng thà cứ làm thằng khùng, thằng hề thì ít tội hơn… Vả lại thẳng khùng, thằng hề cũng dễ thoát chết hơn dưới bàn tay của kẻ ác.
– Nghe nói có lúc bác bị “đi thực tế” để cải tạo tư tưởng, bằng cách phải đi cắt cỏ, đi chăn bò, rồi lại còn đánh mất bò nữa, phải không?
Nghe câu hỏi, nét mặt bác Thảo biến sắc, má ửng đỏ lên, như bị nhắc tới một điều làm bác xấu hổ! Có vẻ như bác không muốn nhắc tới những chuyện như thế. Ngẩn ngừ, im lặng, như nhớ lại điều gì. Rồi bác đáp với giọng bực bội:
– Hừ! Giai thoại Trần Đức Thảo bị đi chăn bò ở nông trường Ba Vì đã được loan truyền rộng rãi. Đấy thật là một điều đáng xấu hô! Mà không phải là xấu hổ cho Trần Đức Thảo đâu. Xấu hổ là xấu hổ cho cả nước ấy chứ! Làm nhục một trí thức như thế, là lối hành xử của một nước man rợ, không có văn minh văn hoá! Đấy chung quy chỉ là sự ganh tức của đám người, vì ít học, nên căm thù trí thức, coi trí thức toàn là con đẻ của giai cấp bóc lột, của bất công xã hội… Họ đã thuộc lòng câu “trí thức không băng một cục phân”, thì làm sao họ đối xử tốt với tôi được! Mà một con bò lúc ấy là quý hiếm, đắt tiền lắm! Ai có bò mà dám để cho Trần Đức Thảo chăn! Mà có nơi nào có nhiều bò đâu mà đánh mất dễ dàng như thế được. Cứ y như cái anh ăn mày rêu rao bị mất của! Có thể là mấy ông cán bộ báo cáo lên trên như vậy để có cơ hội mà ngả bò đánh chén với nhau thôi. Ha! Ha! Ha! Các anh không thể ngờ rằng ở nông thôn lúc ấy, người ta chỉ rình trong chăn nuôi của tập thề có dấu hiệu dịch gà, dịch heo để vội giết cả chuồng cho không gây lây truyền. Thế là cả vùng bỗng vui lên vì có thịt mà ăn, mà lại rẻ! Ha! Ha! Ha! Khốn khổ và vui thế đấy!
Vẫn với một nụ cười nhạt nhẽo, bạc phếch, cay đắng, không chứa một chút gì vui. Thật sự là mỗi lần thấy bác Thảo cười, tôi lại cảm thấy đau lòng, thấy bác thật là đáng thương hại… Vì đấy chỉ là thứ cười đau đớn!
– Còn chuyện này nữa: Phạm Huy Thông, hồi ở Pháp cũng là bạn thân của bác phải không? Sao trong vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, ông ta đấu tố bác nặng quá vậy?
– Anh chàng ấy hồi ở Pháp thì tôi có biết nhưng không thân có khi y còn ganh ghét tôi nữa. Vì lúc tôi được bầu làm Đại diện Kiêu dân Đông Dương, để đọc diễn văn bênh vực quyền lợi cho dân mình, thì có nhiều kẻ, nhiều phe ganh tị lắm. Có phe cộng sản đệ tứ trốt-kít, có phe cộng sản đệ tam, có cả phe thân Đức, thân Nhật nữa. Trong khi đó thì Thảo này không thuộc phe cánh nào, mà lai được bầu. Thế nên sau này, nhân vụ đấu tố nhóm “Nhân Văn – Giai Phẩm) thì Phạm Huy Thông đã ngả theo phe Tố Hữu để tố khỗ tôi một cách hằn học thật là tồi tệ bất ngờ. Cách thức tố cáo, buộc tội tôi như thế đã làm cho y sau này bị xấu mặt, chứ tôi thì chẳng hề gì. Có thể nói là những lời lẽ đấu tố nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm đã làm xấu mặt cả đám văn nghệ sĩ cán bộ. Bởi lúc ấy, những gì mà mỗi trí thức đã viết ra, thì đều phơi bày cái mặt trái, mặt thật xấu xa, hèn kém của nó. Sau này Thông còn bị khinh bi và bị chụp lên đầu tội làm gián điệp cho Nhật. Bởi bị quy cho tội là đã viết bảo cáo tình hình cách mạng Việt Nam gửi qua Tòkyo, cho thằng cháu ở bên ấy. Rồi thằng cháu ấy gửi tiền về cho. Nghe nói Nhật Bản nó gửi nhiều tiền đến nỗi bị cướp vào nhà nên đã mất mạng…
– Vậy là bác nói xấu Phạm Huy Thông rồi đấy!
– Con người đã có hành động như thế thì làm sao nói tốt cho được, phải không?
– Bây giờ xin lỗi bác để hỏi về một chuyện tế nhị và không vui, là tại sao gia đình bác bị tan vỡ? Có phải là đã có sự bạc tình, phụ nghĩa bỏ nơi bị túng quẫn, để về nơi có ấm no phải không?
– Chuyện buồn đó cũng đã gây nhiều thắc mắc: Thật ra thì chúng tôi quen nhau và đã hứa hôn với nhau từ hồi còn trẻ ở Paris. Đấy là mối tình trong sáng giữa chúng tôi. Rồi khi có hoà bình ở miền Bắc, thì cô ấy tự động về, và cứ nằng nặc đòi cưới ngay. Bất chấp điều kiện, sống của cả hai đứa lúc đó đang bị đối xử rất miệt thị như là kẻ thân Pháp. Vì thế mà phải sống trong những hoàn cảnh rất vất vả, chật chội, túng thiếu, khổ sở. Bởi lúc Nhất về thì trong xã hội vẫn đang kỳ thị rất tồi tệ với những ai bị coi là kẻ dính líu đến Pháp, từ Pháp về, do Pháp đào tạo! Lúc đó cái gì mang màu sắc của Pháp đều bị tẩy chay nặng. Chính tôi lúc đó cũng đang bị xua đuổi, kiềm chế rất khốn khổ. Thể mà cô ta cứ nằng nặc đòi làm đám cưới… Nên kết hôn với nhau xong là rất khó sống. Đến khi Nhất xin đứa con nuôi về thì như giọt nước tràn li. Vì đã khó khăn, chung đụng, chật chội, nay với đứa con nuôi ốm yếu khóc lóc cả đêm, nên lại càng khốn khổ. Do vậy đã khiến Nhất phải mang con ra ở riêng. Rồi vì thương tôi mà đòi li dị.
– Sao lạ vậy? Vì thương mà lại đòi li dị à?
– Nhất đã phân trần, giải thích trong nức nở nghẹn ngào là do đã chia sẻ và đã hiểu rố lý tưởng của tôi. Rằng sự trở về quê hương của tôi là vì tự do hạnh phúc của dân tộc, của nhân loại, chứ không phải vì tự do hạnh phúc của riêng tôi. Sự thật là Nhất ra đi và đòi li dị, là muốn trả tự do cho tôi, để tôi tiếp tục đi cho trọn con đường lý tưởng của tôi, để tránh cho tôi cái gánh nặng gia đình. Bị gia đình tan vỡ như vậy tôi rất buồn. Nhưng cuộc li hôn của chúng tôi mang tính thần lý tưởng mà người bên ngoài không thể hiểu. Bởi chúng tôi đã chia tay nhau không do phụ tình, phụ nghĩa gì cả, Sau này thì Người Khắc Viện ở Pháp về, có điều kiện gia đình may mắn hơn tôi, nên đã tìm gặp lại Nhất. Và hai người cũng đã từng biết nhau ở Paris. Khi hai người quyết định lấy nhau, thì Viện có lại nói chuyện với tôi. Tôi đã cám ơn Viện là người có điều kiện để lo cho Nhất. Và tôi chúc Viện và Nhất sẽ được hạnh phúc; Nếu phải quy trách nhiệm về sự đổ vỡ này, thì hoàn toàn là do tôi. Tôi đã không có khả năng làm nhiệm vụ một chủ gia đình… Đấy là một đổ vỡ, một thất bại lớn trong đời tôi. Do sự kém cỏi không biết tháo vát, xoay sở trong cái xã hội này. Bởi khi đi hiến thân cho một lý tưởng thì gánh nặng gia đình là một trở ngại lớn. Và biết vậy nên sau này tôi vĩnh viễn chọn cảnh sống cô đơn. Trở ngại ấy thì chính “cụ Hồ” cũng đã gặp, nhưng cách trút bỏ gánh nặng gia đình của “ông cụ” thì khác với trường hợp của tôi…
– Khác là như thế nào?
– Thì mọi ngưồd đều dư biết là “ông cụ” đã lần lượt ăn ở với nhiều phụ nữ một cách nghiêm túc, từng đã chính thức lập gia đình, từng đã có con ở Âu, ở Á, nhưng “ông cụ” đã vì cuồng vọng chính trị, mà phải chứng tỏ mình là người thanh khiết thanh cao, cộ đức độ “cách mạng” (cách mạng có cấm ai lấy vợ đâu!…) nên “ông cụ” đã phải phủi tay từ bỏ tất cả vợ con! Dù vào lúc đỉnh cao quyền lực cho phép, thì “ông cụ” cũng đã tử bỏ việc tìm kiếm, không muốn nhìn nhận lại gia đình vợ con đã có. Do đấy mà đã sinh ra bi kịch của bản thân “ông cụ”. Vì buộc phải chấp nhận thân phận sống cô đơn cho tới chết. Chỉ vì muốn tự tạo ra huyền thoại của một lãnh tụ thần thánh, nên ”ông cụ” đã bị tai tiếng; vì đã phạm ba tội: một là mạo nhận minh là bậc chân nhân chỉ biết nói thật và làm thật, điều này không một nhà chính trị nào có thể giữ được. Hai là “ông cụ” đã tự coi minh là một thứ quân tử của thời phong kiến, chứ không phải là một chiến sĩ cách mạng vô sản thời hiện đại! Ba là muốn đội lôt một thánh nhận để nêu gương sống thanh cao khắc khổ như tu hành, đã biết hi sinh hạnh phúc gia đình! Những sự thận thánh hoá giả tạo đó là do tâm thức vẫn mang nặng ảnh hưởng của thời phong kiến, nó vừa lạc hậu, vừa dối trá. Chính vì vậy mà “ông cụ” thường dặn đám cán bộ thân cận rằng: “bác làm gì kệ bác!” Và do đó mà việc hô hào “sống theo gurơng bác Hồ” là một việc làm sai trái rất ngớ ngẩn, vì cuộc sống muôn mặt của “bác” không thể là một tấm gương. Nhưng sự thật là cả “đảng” và cả dân, cho tới nay, chưa hề có ai sống thanh cao theo tấm gương giả tạo ấy. Mà họ chỉ chọn cách sống như con người xoay sở muôn mặt, muôn hướng của ”bác Hồ”!
– Bác nói về cụ Hồ như vậy, thì là bác muốn bênh hay bác muốn chống?
– Ấy đấy, các anh lại muốn hiểu lầm tôi! Thì tôi đã nói rõ nhiều lần rồi! Khổ lắm! Tôi đã kể nhiều về ”ông cụ”, đấy chính là muốn phân tích khía cạnh số phận bi thảm của lãnh tụ chính trị trong con người “ông cụ”. Dĩ nhiên là tôi không nói nhiều thêm về những gì người ta đã nói quá mức để tâng bốc “ông cụ”. Còn tôi thì muốn nhấn mạnh tới những khía cạnh bi thảm, tiêu cực đã bị che giấu trong những quyết định, chọn lựa của “ông cụ”. Những khía cạnh ấy là thuộc về mặt trái, lề trái. Khi nhắc lại những vụ việc huy hoàng, vĩ đại thì họ đều nói “đấy là nhờ có công lao của “ông cụ”!” Tâm thức cuồng tín, ngu tín thường ưa nghe kể về những huyền thoại đã thần thánh hoá “ông cụ”. Nhưng khi ôn lại bao di sản, hậu quả tai hại, gian nan, khổ ải của chiến tranh mà nhân dân phải gánh chịu, thì họ không dám chỉ ra rằng những cái ấy cũng đều phát xuất từ những chọn lựa, những tính toán rất quỷ quái của “ông cụ”. Bởi đấy toàn là những hành động trí trá, muôn mặt của “ông cụ”. Những sự chọn lựa ấy đã gây ra nhiều thống khổ… Thế nên bây giờ mà bàn luận về công và tội của “cụ Hồ” thì sẽ dễ biến thành tranh cãi, có thể đi tới xung đột. Tình trạng đó không phải là do lỗi của bên bênh lẫn bên chống.
– Vậy thì là lỗi do đâu?
– Ta phải hiểu hoàn cảnh kẻ sùng bái cũng như kẻ oán hận. Vì cả hai đều là nạn nhân đáng thương hại của những bài toán lịch sử, của sự chia cắt đất nước do chính lãnh đạo đã ký kết với ngoại bang. Như tôi đã nói: là trên thân phận “bác Thảo”, thì có cái bỏng ma của “bác Hồ”, nhưng trên thân phận “bác Hồ” lại có bóng ma của các bác Lenin, bác Stalin, và nhất là của bác Mao. Mà trên thân phận bác Mao, lại cỏn có cái bóng ma vĩ đại rất ám ảnh, rất thúc đẩy của cụ tổ Marx…! Nói riêng về thân phận nước ta, thì ngoài bắc đã bị hai cái bóng ma bao trùm, là hai anh cả đỏ Liên Xô và Trung Quốc, chúng thúc bách chế độ chuyên chế phải tận lực phát triển xã hội chủ nghĩa để đi giải phóng miền Nam, dù là cả miền Bắc còn đang chìm trong tình trạng nghèo đói! (Sự thật là khi bộ đội miền Bắc ta đánh chiếm được miền Nam, thì là ta đã nuốt vào bụng “con ngựa thành Troa” của khối tư bản… để rồi khi ta kiệt quệ nên lâm cảnh tự diễn biển thành chư hầu của khối tư bản!) Còn ở miền Nam thì cũng bị cái bóng ma kinh khủng của bàn tay lông lá Mỹ. Nó đã khuynh đảo toàn điện, nó giết lãnh tụ, nó liên tiếp thay đổi lãnh đạo, gây ra hỗn loạn đến mức tan rã chính trị, rồi thì nó nản chí, phủi tay, bỏ đi. Nhưng rồi ta đã phải khổ công điều đình xin “hội nhập”, để mời nó quay lại làm ông chủ toản diện…! Đấy là thảm cảnh của ta, của cả hai miên đất nước ta, của dân tộc ta. Tất cả đất nước ta nay đã trở thành con mồi cho đế quốc nước lớn xúm vào cắn rỉa, gậm nhấm, trước thì bằng cách chia cắt lãnh thồ ta chia rẽ dân tộc ta, nay thì bằng cách biến ta thành một thứ thuộc địa của khối tu bản của các nước lớn. Suốt trong thời chúng ta đánh nhau, thì mấy đế quốc lớn ấy đã trắng trợn họp mặt vui vẻ với nhau để mặc cả, để chia vùng ảnh hưởng trên đầu chúng ta. Tựu trung thì chúng ta đã phải chịu toàn là những giải pháp, những chọn lựa ngoài ý muốn của dân tộc ta, nhưng hoàn toàn là theo ý muốn của mấy thế lực nước lớn! Nêu ra thảm kịch này, không phái là để gây thêm thù oán nước lớn, mà là để hiểu rõ hoàn cảnh và vấn đề giữ vững chủ quyền, bảo vệ quyền lợi của ta, một nước nhược tiểu, trước các thế lực nước lớn. Bởi dĩ nhiên những nước lớn luôn luôn lo phát triển quyền lợi của họ.
Ngưng lại, im lặng một hồi, như để dằn cơn xúc động xuống, bác Thảo lại tiếp:
– Chúng ta phải hiểu rằng thời thế đã ép chúng ta phải chấp nhận như thế. Nhưng, khi xét tội, thì tất cả những kẻ có trách nhiệm đều ẩn mặt. Cách làm việc, cách sống, cách hành động của chế độ, kể cả của bàn tay tham lam các nước lớn đã luôn luôn được hoá trang rất kín đảo, chúng chỉ phô ra bộ mặt thật hào phóng, thật là tốt lành, đẹp đẽ… Cách hành xử của mấy đế quốc là như vậy. Tất cả những trách nhiệm ẩn mặt đó đã tạo ra những hoàn cảnh lịch sử tàn nhẫn mà lãnh đạo đã chấp nhận, để rồi chúng ta chỉ là những nạn nhân. Chính họ đã làm hỏng lịch sử và đã làm khổ chúng ta. Có những nhà lãnh đạo chính trị, trong đó dĩ nhiên là có cả “ông cụ”, cứ tưởng mình tài giỏi, cứ tưởng mình đã tạo ra những trang sử oai hùng cho dân tộc, cứ tưởng mình có tài khuynh đảo các nước lớn, tưởng rằng minh đã xoay vần được lịch sử… theo ý mình, nhưng cuối cùng mới nhận ra là nước mình vẫn nằm trong vòng cương toả của mấy thế lực nước lớn. Và chính lãnh đạo ta cũng chỉ là con rối trong tay các nước lớn ấy. Các nước lớn “đàn anh” đã tuồn súng đạn cho chúng ta đánh nhau. Họ đã bố trí, dàn dựng cho mỗi phe một lý tưởng, một chính nghĩa, để mỗi người chúng ta cứ nhắm mắt cầm súng để diệt kẻ thù đối diện… quên hẳn kẻ thù ấy chỉ là anh em một nhà! Lãnh đạo ra lệnh “tất cả phải là một đạo binh, toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến!” Cả nước phải là một trại lính. Tất cả phải sẵn sàng chấp nhận hi sinh… vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa…! Bên đối diện cũng hô hào tất cả phải vì lý tưởng tự do dân chủ! Rốt cuộc, mỗi người, mỗi bên đều tự giam mình trong mỗi lý tưởng, mỗi hoàn cảnh. Hà Nội muốn là anh hùng của xã hội chủ nghĩa. Sài Gòn cũng muốn là anh hùng của chính nghĩa quốc gia tự do! Đấy thật sự toàn là những anh hùng bi thảm. Bởi với cái nhìn khách quan, thấu suốt những hoàn cảnh lịch sử như thế, thì thấy rõ mình và “kẻ thù” đối diện, ở bên chiến tuyến, cũng chỉ là những nạn nhân. Và những lãnh đạo tài giỏi rốt cuộc đều là kẻ đã làm hỏng lịch sử! Những sự nghiệp, dù vinh quang, thì cũng chỉ nhất thời, nhưng thực ra di sản lâu dài của sự nghiệp ấy chỉ là làm khổ dân… Sự nghiệp được coi là vĩ đại của Napoléon, của Hitler, của Stalin, của Mao, của “bác Hồ”… trong thực chất đều là những sự nghiệp đã mang lại muôn vàn đau khổ cho nhân dân, dù cho họ đã tạo ra những giờ phút vinh quang huy hoàng. Thực chất đấy chỉ là thứ vinh quang phù phiếm, nhất thời, nhưng đau khổ thì lâu dài… Trường hợp tâm tư “ông cụ” thì cũng thê thảm lắm chứ không vinh quang gì đâu. Tin tưởng mình là tay phù thuỷ thần thánh, mưu trí vượt bậc, qua mặt được đám đàn ém, qua mặt và đánh thắng được những nước lớn, nào ngờ rồi chính mình lại là tay phù thuỷ đã bị đám âm binh đàn em cô lập trong thân phận ngồi trên đỉnh cao quyền lực mà bị tước mất quyền làm người có hạnh phúc gia đình, có vợ con như mọi người! Cứ tưởng lợi dụng được các nước lớn, nào ngờ các nước lớn đã dùng mình làm con bài để mặc cả, chia chác ảnh hưởng và quyền lợi giữa chúng với nhau. Cuối cùng ngày nay để lại cho dân một di sản phong kiến kiểu mới, một đảng độc tài tham nhũng, thối nát vô phương cứu vãn. Vậy mà vẫn cứ có thái độ kiêu binh, tự đắc, tưởng mình là thần thánh, là trí tuệ, là anh hùng! Thế nên khi nói tới lãnh đạo, tới chế độ, nếu chỉ bênh hay chống thôi, thì đấy chỉ là cái nhìn nông cạn, một chiều. Lịch sử luôn luôn là muôn mặt, muôn chiều, luôn luôn là một sự cộng sinh của nhiều xu hướng tốt – xấu, thiện – ác. Lịch sử đã tạo ra thời cuộc, với những cá nhân lãnh đạo, với những mưu đồ của những thế lực chính trị quốc tế, với những ctiọn lựa vị kỷ, những tính toán tàn nhẫn…. Thật ra là tôi rất khiếp phục sự thông minh quá sắc bén, tôi rất ngán ngẩm những “mưu thần chước quỷ”, rất cơ hội của “ông cụ”. Vì thế mà nay về già rồi, qua bao trải nghiệm đau đớn, tôi đã thấy phải tự giải thoát mình khỏi căn bệnh ngu tín, cuồng tín băng cách giải mã những mảng tối bí ẩn của lịch sử, giải mã lãnh đạo với những hành động phức tạp, đã phá tan lương tri và đạo lý. Xét cho cùng thì đằng sau những chiến thắng vang dội, là biết bao nhiêu sai lầm và tội ác đã bị che giấu. Bởi thế, tôi thấy nay cần phải can đàm, thẳng thắn giải mã chính “ông cụ”. Vì “ông cụ” là người luôn luôn ẩn mặt sau những đường lối, chính sách, quyết định tai hại như chọn thể chế xã hội chủ nghĩa Mác-Lê, như chọn lối cải cách ruộng đất của Mao, như quyết định dùng chiến tranh xé bỏ cả hai hiệp định hoà bình… Ngay trong bản thân và trong cuộc đời tư và đời công, “ông cụ” đã từng bước, qua mặt, loại bỏ được tất cả đối thủ tiềm năng cạnh tranh, có thể đối đầu với “ông cụ”, để gạt ho ra khỏi địa bàn chính trị ở quốc nội và quốc tế. “Ông cụ” đã từ vị trí lu mờ ở trong nước, từ tình trạng đã bị Đệ Tam Quốc tế dứt khoát loại bỏ ra bên lề, không cho phép giữ vai trò lãnh đạo trong phong trào cộng sản Đông Dương. Vậy mà “ông cụ” đã lật ngược lại mọi tình huống, qua mặt tất cả những “trở ngại” trong đảng như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, kể cả Trường Chính… để rồi vẻ vang vươn lên làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước năm 1945! Đây là một sự kiện lịch sử, cho tới nay, chưa có tư liệu nào làm sáng tỏ những phương cách mà ông cụ đã dùng để qua mặt tất cả các đối thủ từng có hậu thuẫn của Đệ Tam Quốc tế… để vươn lên đỉnh cao quyền lực như vậy. Có khá nhiều giai thoại về những quỷ kế của ông cụ, để qua mặt những lãnh đạo các phong trào. Họ là kẻ đã cả đời vào tù ra khám ở trong nước, đã từng được đào tạo chính quy, với hậu thuẫn của Đệ Tam Quốc tế… vậy mà cuối cùng họ cũng bị đẩy vào hàng thứ yếu, chôn vùi vào quên lãng, như trường hợp cay đắng của Trần Văn Giàu. Tôi đã gặp được vài cán bộ lão thành đã từng sống và làm việc ở Trung Quốc lúc ấy. Và họ dã kể ra những điều cạnh tranh, thanh toán bí ẩn này.
– Bí ẩn là như thế nào?
– Đại khái họ kể rằng khi biết mình đã bị Đệ Tam Quốc tế, tức là phía Liên Xô loại ra, “ông cụ” đã khôn khéo mưu tìm sự tiến cử mình bằng cách khác, nghĩa là tạo cơ hội cho mình được chính thức đưa về bởi một thế lực tại chỗ, tức là bởi “Mao lãnh tụ”. Bởi ông cụ biết Mao có đầu óc muốn làm thủ lãnh các phong trào cộng sản của châu Á. “Ông cụ” bắt đầu bằng bước nhẫn nhục vào làm việc cho Bát Lộ Quân của đảng cộng sản Trung Quốc, để rồi từ đó tạo điều kiện được phong trào cộng sản Trung Quốc tấn phong, ủng hộ đưa trở về, để ép các khu uỷ, xứ uỷ từ trong nước ra, phải chấp nhận “ông cụ” làm lãnh đạo duy nhất của phong trào cách mạng Việt Nam sau các đại hội ở Ma Cao và Hồng Kông… Cho dù bước tiến thân thực tế này đã gặp phản ứng gay gắt từ phía “Đệ Tam”. Nhưng rồi do Mao dàn xếp, nên đã qua mặt những sự phản đối này. Bởi các cấp lãnh đạo phong trào ở trong nước thì đa số đều là những kẻ từng được đào tạo, từng sống trong một thời gian dài nhờ sự nâng đỡ của đảng cộng sản Trung Quốc. Đấy là một bằng chứng cho thấy “ông cụ” là một nhà chính trị “thần sầu, quỷ khốc” về mặt tư tưởng, thì do ảnh hưởng của thời nho học lúc trẻ, nó đã ăn sâu vào tiềm thức, nên “ông cụ” luôn luôn chứng tỏ phong cách, hành động, mang nặng tư tưởng phong kiến nho giáo nhiều hơn là tư tưởng cách mạng Mác-Lê. “Ông cụ”, tuy ca ngợi tư tưởng Mác-Lê, chưa bao giờ thấy “ông cụ” bàn sâu về lý luận và tư tưởng Mác-Lê. Vậy mà ông cụ lại nổi danh và được sùng bái như một lãnh tụ cách mạng mác-xít! Bởi ông cụ luôn luôn là người biết chụp bắt đúng cơ hội. Nhiêu người không hiểu được điều này, nên họ cứ tưởng rằng “ông cụ” luôn luôn đi trên con đường chính đạo, chính quy! vì thế mà họ đã tin vào cồng đức liêm khiết của “ông cụ”, để rồi phong thánh, phong thần cho “ông cụ” Họ cứ lẫn lộn mưu kế, quỷ kế chính trị với trí tuệ, với đạo lý. Họ còn cổ võ dân chúng lập đền thờ “bác Hồ” đế cúng bái, khói hương cứ y như đối với một ông bụt! Việc thần thánh hoá này thật sự là một việc làm có tính duy tầm phong kiến vừa ngu tín, vừa phản cách mạng. Phải lưu ý rằng “ông cụ” là một nhà chính trị đã làm những điều mà không một người cộng sản nào dám lám là đã dám chính thức xoá tên “Đảng Cộng Sản”, để đổi thành “Đảng Lao Động”… không một nhà tranh đấu giành độc lập nào dám ký hiệp định “sơ bộ” chấp nhận để cho binh lính Pháp chính thức được trở lại Bắc bộ, để êm thấm đuổi được đám quân Tường ra khỏi Bắc bộ. Vì quân Tưởng lúc ấy là lực lượng của Đồng Minh sang giải giới quân Nhật, nhưng có ý đồ hậu thuẫn cho cánh Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tưởng Tam, Vũ Hồng Khanh của Việt Cách, Việt Quốc… Hành động này đã làm cho nhân dân cả nước kinh ngạc. “Bác Hồ” còn mưu trí công khai cho lập thêm hai đảng chính trị khác là đảng Xã Hội và đảng Dân chủ… Đấy chỉ là quỷ kế che mắt dư luận íhé giới, đi tạo hình thức đa nguyên, đa đảng, cứ như thật sự có tự do dân chủ. Thực tế thì khác. Vụ này đã làm cho chính Stalin bực minh sửng sốt, nhưng nhờ đó mà đã lừa được một vài lãnh đạo của khối “Đồng Minh”, lừa được đám trí thức, quan lại ngây thơ ở trong nước, làm cho họ lầm tưởng, rằng “cụ Hò” chỉ mưu tính thành lập một chế độ dân chủ đa đảng thật sự như kiểu của phương Tây!
Phải ghi nhận rằng lãnh tụ Hồ Chí Minh là một nhà chính trị “mưu thần chước quỷ”, chuyên hành động muôn hướng, muôn mặt, trí trá còn hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc! Một bậc chân nhân, quân tử không ai dám có những hành động trái sự thật một cách nham hiểm như thếl Nhưng đấy lại là những thứ mưu trí cao siêu về chính trị. Đạo đức không phải là vấn đề được đặt ra trong chính trường. Nhưng những người cộng sản ít học thì không hiểu, nên lại muốn nêu giá trị đạo đức ra: để thần thánh hoá “ông cụ”, nên họ đã làm “ông cụ” bị bêu xấu, lật tẩy! Những ca ngợi thần thánh ấy đã gây ra hiểu lầm tai hại về di sản đạo đức thuần hình thức “của ông cụ”. Bởi người dân ai cũng biết giá trị đạo đức của “ông cụ” rất là hạn chế. Ai cũng nghĩ rằng những đòn chính trị muôn mặt độc đáo của “bác Hồ” như thế là một như cầu để thành công! “Bác” từng đánh lừa được dư luận Âu-Mỹ, khi chép lại câu mở đầu bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, rồi ngay sau khi cướp được chính quyền lúc đầu, thì đã cho thành lập một chính phủ đại đoàn kết quốc gia rất đẹp mắt, gồm đại diện của phong kiến, của các đảng phái đối lập và mời cựu hoàng đế Bảo Đại làm cố vấn. Nhưng chính phủ đại đoàn kết ấy chỉ là cái vỏ, và cũng chỉ tồn tại được có vài tháng. Bởi sau đó; thì đã có lệnh ngầm cho bộ trưởng bộ nội vụ Võ Nguyên Giáp thẳng tay dẹp bỏ các đảng phái, coi họ như những “đảng phản động”. Bảo Đại thì bị lừa đưa sang Côn Minh rồi bị vứt lại ở đó v v… Tất cả những đòn chính trị xảo trá vô cùng nham hiểm ấy, cuối cùng thì đã thu quyền lực vào trong tay một người, một đảng, khiến thiên hạ phải khiếp phục. Nay thì “đảng” cứ gượng ép dạy dân về thứ “đạo đức Hồ Chí Minh”. Từ kinh nghiệm cực kỳ cơ hội, cực kỳ muôn mặt đó, người dân rút ra bài học rằng muốn sống, muốn thành công như “bác Hồ” thì phải biết sống muôn mặt: vừa nói đạo đức, vừa làm thủ đoạn, để thành đạt. Đấy là lối “đạo đức” thực tiễn của cách mạng, xu hướng ấy nay cũng vẫn còn rất phổ biến và rất phát triển trong chế độ xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường! Kết quả là người dân cũng nói năng, lý luận thật có vẻ là đạo đức cách mạng, nhưng đồng thời lại cứ hành động với đủ thứ mưu mẹo gian xảo kiểu “tư bản man rợ”, trong mọi ngành, đặc biệt là trong giáo dục, trong y tế, cả trong thoa học và xây dụng…! Thế nên nay chỗ nào cũng “có vấn đề”, cũng hỏng! Vì thế mà ngày nay mọi giá trị đều suy đồi. Phâiĩ tích kỹ về cách làm lịch sử của “bác Hồ” thì thấy có sự hiểu lầm trầm trọng về bài học “đạo đức” của “bác”. Và từ đó mới nhận ra do đâu mà có tình trạng nhân tình thế thái suy đồi tồi tệ như ngày nay. Bởi “bác Hồ” chỉ có thể coi như một mẫu mực thành đạt về chính trị, chứ thật sự là “bác” không thể nào là một mẫu mực về mặt đạo đức. Sự tôn sùng “ông cụ” như thánh nhân đã tạo ra thứ đạo đức giả, rất tai hại cho hậu thế. Bởi “ông cụ” là một nhà ảo thuật chính trị đại tài: lúc thì biến có thành không, lúc thì biến không thành có.
Với cái nhìn của ý thức hệ, chúng ta đã quên hẳn rằng tiềm lực của mỗi quốc gia, là ở trong ý thức thuộc về cùng một dân tộc, cùng một lịch sử, cùng một ngôn ngữ, cùng một đất nước! Không thể quên rằng nội lực một dân tộc là nền tảng đạo lý ngay thẳng do lổ tiên để lại. Nhưng lịch sử nước ta thì đã trải qua những giai đoạn đau buồn dẹp bỏ di sản đạo đức của tổ tiên để đón nhận thứ “đạo đức cách mạng mác-xít”. Chấp nhận việc chia cắt lãnh thổ dù chỉ là tạm thời, nhưng việc đó thực sự đã chia rẽ dân tộc, đã tạo ra sự phân biệt đối xử vì khác “ý thức hệ” mà coi nhau như kẻ thù. Rồi thời gian qua đi, ta mới nhận ra rằng cả hai bên thù địch nhau ấy đều là cùng chung giống nòi, cùng chung một truyền thống văn hoá. Xưa kia, theo Trịnh hay Nguyễn, theo đàng Trong hay đàng Ngoài, theo Nguyễn Huệ hay Gia Long gì thì bây giờ cũng đều là cùng là con dân, đồng bào đất Việt cả. Bây giờ ai cũng thấy xấu hổ vì những mâu thuẫn nhau, thù địch nhau một cách ngu xuẩn, tồi tệ của thời ấy. Ai lại đào mả nhau, mang sọ nhau ra làm bình nước tiểu để trả thù! Thật là thô bạo, thấp hèn, dã man quá. Kể ra những hành động độc ác như thế thì chẳng khác nào tự tố giác sự thấp kém của dân tộc, giống nòi của mình. Rồi thời nay thì cái sự chia cắt, chia rẽ do ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, nó còn ghê gớm hơn gấp bội thời phân tranh Trịnh Nguyễn khi xưa. Thế nên, tuy nay đã hết chiến tranh rồi, đã có hoà bình rồi, những nước lớn thù địch đã bắt tay nhau để cộng tác phát triển… vậy mà ta vẫn cứ luẩn quẩn trong sự thù hận nhau, quyết không đội trời chung… Chế độ cách mạng, sau khi chiến thắng, đã dung túng sự thẳng tay đập phá hết di sản có giá trị của “nguỵ quân nguỵ quyền” của miền Nam trong mọi lãnh vực… Ta lại còn trả thù cả người chết khi ra lệnh đập phá, nhục mạ cả những nghĩa trang của quân đội “nguỵ”, ta làm vậy chính là ta tự sỉ nhục chính nghĩa và danh dự của ta, ta đã nêu gương thấp hèn để dạy dân cách sống, cách nhìn như của lũ côn đồ thô bạo… Ta đã vẽ ra hình ảnh “nguỵ” với nét mặt của ác quỷ. Ta đã quên hẳn rằng: “nguỵ” ấy là cùng một chủng tộc, cũng là anh em trong huyết thống của một đại gia đình dân tộc! Sự độc ác luôn luôn hiện diện trong thái độ thù địch, đối địch. Sự thật cho thấy khi đã coi nhau là kẻ thù thì rất dễ phạm tội ác. Có lo-gích của chiến tranh nào, của cách mạng nào mà không hề gây tội ác? Lén lút ném lựu đạn, ám sát nhau ở thành thị và nông thôn không phải là tội ác sao? Đấu tố, chụp mũ những tội danh mơ hồ như “tội phản cách mạng” không phải là tội ác sao? Vậy mà nay, “đảng” đã công khai khoe thành tích ám sát, ném lựu đạn ở vùng địch, khoe lén lút đưa đại quân, len lỏi rừng già Trường Sơn vào nam, để xé hiệp định Genève, xé hiệp định Paris…. Để rồi bị mưa bom, trải chất độc da cam…! Hành động như thế là gây hoạ lên đầu dân vậy mà coi đó là những thành tích vinh quang! Khi đã chấp nhận, con đường chiến trành thì đừng oán than cái ác mà chính mình đã chọn và dân đã phải gánh chịu. Người ta bảo chiến tranh cũng có những quy luật quốc tế của nó. Chi có những kẻ dại khờ mới tin vào những quy luật ấy. Như khi “đảng” ký hiệp định Genève, là biết sẽ chẳng thể tôn trọng nó. Vì thế “đảng” chỉ rút ra bắc một phần lực lượng, phần còn lại, để mai phục, sẵn ở miền Nam, chờ cơ hội ra tay mở lại… chiến tranh. Lúc ký hiệp định Paris cũng vậy, “đảng” đã ra tay trước, bằng cách lén lút ngầm tuôn vũ khí và bộ đội vào Nam bằng mọi cách. Hai hiệp định Genève và Paris theo định nghĩa là để chấm dứt chiến tranh, là để duy trì hoà bình, nhưng “đảng” đã ký để dùng chúng chuẩn bị mở lại chiến tranh cho rộng hơn, ác liệt hơn! Tôi đã nhìn thấy những bước mưu trí quá trớn ấy rất là độc hại. Vì là quá tham lam nguy hiểm, nên tôi đã cố bám theo “bác” và “đảng” để chỉ ra những hậu quả vô cùng tiêu cực của việc tái phát động chiến tranh như thế. Chung quanh ta, ở khắp vùng Đông Nam Á, chẳng có một nước nào đi theo con đường chiến tranh trường kỳ và triệt để như thế.. Họ đã cố tránh hiểm hoạ của chiến tranh.
Chiến tranh bao giờ cũng là giải pháp tồi tệ nhầt đế giải quyết vấn đề. Giải pháp chiến tranh chỉ là cơ hội để thi thố mưu mẹo lừa gạt. Giải pháp hoà bình mới là cơ hội để triển khai trí tuệ, xây dựng những cái tốt đẹp, vững bền. Hậu quả của hai giải pháp chiến tranh và hoà bình là rất khác nhau. Lúc thay “bác và đảng” quá kiêu căng tin vào chiến tranh, tin vào bạo lực, tôi đã tìm cách nói thẳng rá rằng trong nhiều lãnh vực, do chiến tranh, chúng ta đã không thật sự làm chủ tinh thế mà chỉ là những con rối, những thằng hề đáng thương hại trên bàn cờ quốc tế.
– Làm như vậy, là đã cản đường của “bác Hồ” mà không sợ bị trừ khử sao?
– Tôi biết lúc ấy lãnh đạo rất hiếu thẳng, rất cuồng tín, vì đã nhiệt liệt cam kết sẽ mang lại chiên thắng để kích thích tinh thần chiến đấu, để vận dụng lòng yêu nước. Trong lúc ấy thì dân chúng đang rất lo ngại “đảng” sẽ mở lại chiến tranh. Vì ai cũng đã thấy sức tàn phá của bom đạn Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên. Xứ sở ấy đã từng bị sự tham chiến của Mỹ san thành bình địa… Không dân tộc nào muốn có chiến tranh, không muốn có những chiến thắng hao tổn xương máu như thế. Chẳng có dân tộc nào muốn có chiến tranh để trở thành anh hùng. Dân lúc ấy chỉ âm thầm cầu mong cho có hoà bình. Nhưng lãnh đạo cách mạng thì tin tưởng rằng phải dửng bạo lực cách mạng để không chế, áp đảo tinh thần, để ép cả nước phải chấp nhận chiến tranh, biến cả nước thành trại lính, cả trẻ con, phụ nữ cũng phải là những tay súng. Trước nguy cơ sẽ mở lại chiến tranh ở miền Nam, tức là sẽ phải nêm trải chiến tranh ở mức độ thảm khốc như đã thấy bên Triều Tiên ấy, nên tôi đã liều mình chỉ cho giới trí thức và thành phần đảng viên cao cấp thấy rằng phãi coi chừng lãnh đạo cũng có thể sai lầm vì tham vọng. Mà mưu tính mở lại chiến tranh trong điều kiện phải nhờ vả hoàn toàn vào Trung Quốc là một cuộc phiêu lưu vô cùng nguy hại… Chọn lựa tiếp tục đi theo con đường chiến tranh như thế thì không thể lên án kẻ thù là độc ác. Bởi như thế là không biết tự xét trách nhiệm của chính mình. Sự chọn lựa con đường chiến tranh, mà lại là thứ chiến tranh trong mục đích bành trướng cách mạng, mà mãi sau này tôi mới nhận ra là chính con đường đó đã đưa tới thảm hoạ! Đẩy lý luận cho tới tận cùng của trải nghiệm, càng về lâu về dài, càng thấy rõ có ba chọn lựa của “cụ Hồ” mang tính sinh tử: đối với đất nước và dân tộc, bởi nó đã để lại di sản vô cùng trầm trọng, lợỉ bất cập hại. Đó là chọn chủ nghĩa xã hội của Marx để xây dựng chế độ, chọn chiến tranh xoá hiệp định hoà bình để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước, chọn Mao và đảng cộng sản Trung Quốc làm đồng minh, đồng chí… Vì nhận thấy như thế mà tôi nguyện sẽ không tiếp tay để gây chiến tranh trường kỳ, để gây oán thù triền miên. Với nguy cơ làm gẫy đổ nền tảng đạo đức và lương tri trong xã hội. Vì thế mà tôi phải tỉnh táo để giữ vững bản chất trí tuệ. Khai triển sự thù hận để hành động thì dễ, nhưng đấy là con đường đầy hậu quả bi thảm! Nêu ra tội lỗi, độc ác của đối phương thì dễ, những nhìn ra tội lỗi, sai lầm của chính mình thì rất khó. Vì thế mà tôi phải cố phân tích cái hại của chiến tranh, nhất là những hậu quả trầm trọng khôn lường của thời hậu chiến là lúc phải đương đầu với tình trạng mất lương tri, mất đức hạnh, mất nhân phẩm của con người. Cái đó mới là những vấn đề nan giải, tác hại lâu dài. Vì như vậy là xã hội sẽ loạn! Bởi cho tới nay, tổ quốc “đã sạch bóng quân thù”, nhưng cái nếp dùng thủ đoạn gian xảo độc ác vẫn được duy trì, tồn tại trong sinh hoạt của xã hội vẫn dùng những thủ đoạn gian xảo, trí trá để tiếp tục đàn áp, hành hạ anh em, chỉ vì bất đồng chính kiến… Càng sống trong thứ hoà bình nuôi dưỡng căm thù và bạo lực với quá nhiều thủ đoạn gian xảo như thế, “đảng”, ngày càng bị suy yếu đi, càng bị dân oán ghét. Xã hội tiếp tục hỗn loạn, tiếp tục suy đồi đạo đức chính là vì thế. Còn lâu ta mới rũ bỏ được nếp sống thủ đoạn gian xảo, trí trá mà ta đã tích cực khai triển trong chiến tranh. Trong hoà bình, nếp sống đầy thủ đoạn ấy đã làm xã hội ta loạn, dân ta điêu linh khốn khổ, nước ta bị tai tiếng là thiếu ngay thẳng, thiếu đạo đức trước quốc tế là do vậy….
– Bác suy nghĩ thế là có quá bi quan không?
– Không có gì là quá bi quan cả! Đấy không phải, là những lời tiên tri của tôi. Đây chỉ là những ghi nhận hiện tượng đã và đang diễn ra trước mắt. Sự thật là ngày nay, ta đang thấy tình trạng suy vi tinh thần, đạo lý như thế. Từ hồi trở về nước, tôi đã tâm nguyện làm cách mạng là sẽ phải tìm cách cố tránh những sai lầm bi thảm của cuộc cách mạng ở Nga. Rồi khi Stalin chết, tội ác của ông ta bị tố cáo, tôi lại càng kỉên trì với lập trường là phải làm sao cho cuộc cách mạng ở nước la sạch sẽ hơn, lương thiện, khác hẳn với cuộc cách mạng cuạ Nga, khác với cuộc cách mạng của Trung Quốc của Mao. Tôi đã không ngừng gợi ý là phải cố tránh chiến tranh và củng cố hoà hình cho miền Bắc thật sự được có đỏi sống ổn định, thật sự ấm no, hạnh phúc trước đã… Vì thế mà tôi lại càng bị phe cánh hiếu chiến nghi ngờ, ghét bỏ!
– Vậy là bác cũng là kẻ phản chiến hay sao?
– Thực ra ai biết suy nghĩ sâu và xa thì rồi cũng sẽ phải là người phản chiến. Vì biết rằng sau mỗi cuộc chiến tranh, tuy con người sẽ khôn hơn, nhưng chắc chắn là nó cũng sẽ quỷ quyệt, gian xảo hơn. Nó sẽ coi nhẹ lương tri, đức hạnh, mà coi nặng phần mưu trí, thủ đoạn. Vì mưu trí và thủ đoạn đã đưa tới chiến thắng. Xã hội do tin vào mưu trí và thủ đoạn nên nó sẽ suy đồi. Đó là quỷ luật tâm lý xã hội. Tôi muốn tránh việc gây thù, gây oán là vì vậy. Công việc của tôi phải là công việc của trí tuệ, không thể dùng thủ đoạn, dùng mưu trí! Tôi không đi tìm chiến thắng, tôi đi tìm con đường đưa tới gần sự thật và công lý. Triển khai bạo lực thù hận lẫn nhau thì luôn luôn là một bi kịch. Đạt tới sự thật và công lý mới là thắng lợi bền vững. Người ta làm công tác hồì tưởng những đau khổ của chiến tranh là để tránh cho chiến tranh không tái diễn, chứ không phải để hâm nóng lại tâm thức thù hận, để dùng nó làm ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh khác, sẽ bùng lên ác liệt hơn, tàn nhẫn hơn. Ở ta tình hình thù hận cho tới nay thì vẫn nặng nề lắm. Vẫn có nhiều người cứ như tin rằng chỉ có thể tồn tại, chỉ có thể sống còn nhờ… thù hận, biết nhận diện kẻ thù. Họ luôn luôn thấy mình bị bao vấy bởi đủ thứ kẻ thù! Họ tin rằng kẻ thù nào họ cũng có thể đánh thắng. Họ tin rằng muốn tiến tới, thì phải đánh thắng những kẻ thù. Nhưng có một thứ kẻ thù mà họ không bao giờ thắng nổi, đó là tâm thức tự giam chính mình trong vòng thù hận, thù địch, cứ để con quỷ thù hận làm chủ trong đầu. Mý đã coi ý thức hệ cộng sản là kẻ thù. Nhưng Mỹ đã biết ngưng những hành động tàn phá của chiến tranh đúng lúc. Dù còn dư dã sức mạnh tàn phá để chiến thắng, nhưng Mỹ đá không tìm thắng lợi bằng cách tận diệt chế độ cộng sản ở Việt Nam, mà Mỹ đã đổi chiến lược là sẽ tìm thắng lợi trong hoà bình, khi nước ta bước tới giai đoạn kiệt quệ về kinh tế. Rồi từ đó, sẽ ép ta phải mở cửa mời Mỹ trở lại… Mưu trí khác với trí tuệ là ở chỗ đó. Khi ta xé hai hiệp định đã ký, thì ta khoe là đã dùng sự mập mờ của chữ nghĩa, “phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”, dùng hiệp định để chuẩn bị mở rộng chiến tranh! Tôi thấy lối suy nghĩ ấy là trò choi không thông minh chút nào, mà còn là rất có hại cho tương lai của đất nước và dân tộc. Chơi trò nuôi oán, nuôi thù để lúc nào cũng thấy thù trong, giặc ngoài… Tưởng đó là sự khôn ngoan, sáng suốt! Duy trì một tâm thức phản hoà bình bằng chữ nghĩa là tự gieo hoạ trong đấu mình, tự phá hoại trong tâm hồn của mình. Nguy hại là như vậy. Nay thì đất nước mang đầy thương tích, lãnh thổ bị gậm nhấm một phần đảng kể, xã hội thì cứ ngày càng hỗn loạn vì kỷ cương, đạo đức cứ suy đồi như tuột dốc! Dân nay thụ động trong nếp sống gian xảo, thấp hèn, chỉ cố chạy theo đồng đô-la. Chính quyền thì luôn luôn hô hoán; phải cảnh giác trước nỗi sợ “diễn biến hoà bình” mà Trung Quốc đã cài vào đầu ta! Rốt cuộc là ta đã làm được một việc mà Trung Quốc muốn, nhưng Trung Quốc đã không làm được ở Triều Tiên, đó là muốn đẩy Mỹ ra khỏi Đông Dương! Khi có ký hiệp định Paris thì tôi biết rồi Trung Quốc nó sẽ tiếp thêm vũ khí để thúc ta tiếp tục đánh để đẩy Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam để trả thù Mỹ như nó muốn…! Và ta đã làm theo nó, nhưng rồi sau vì quá kiệt quệ nên ta đã phải mở cửa mời cả Pháp lẫn Mỹ trở lại… Với bao máu xương đã đổ ra cho chiến thắng, rốt cuộc là ta chỉ làm trò múa rối mang danh mang lợi về cho Trung Quốc! Giải quyết vấn đề bằng chiến tranh như thế chỉ là mắc mưu, mắc bẫy của Trung Quốc! Các nước quanh ta đã không chấp nhận chơi cái trò tai hại ấy của Trung Quốc. Và nay thì ta đang cố chạy theo để bất kịp những thành tựu no ấm, thịnh vọng của các nước quanh ta!
Nói tới đó, bác Thảo, với nét mặt buồn thảm, lắc đầu nhìn chúng tôi, vẫn mỉm cười, thật tê tái:
– Bao nhiêu phân tích tình hình một cách sâu và xa của tôi đã không được lãnh đạo lắng nghe. Bởi lãnh tụ và “đảng” chỉ đam mê tìm thắng lợi trước mắt, mà không nghĩ tới những hậu quả của tình trạng đất nước bị tàn phá, con người bị tàn phế vì bom đạn, bị nhiễm độc bởi thuốéc khai quang… Nêu ra những nguy cơ ấy, tôi bị coi là kẻ bi quan vì đã “đọc nhiều sách vở của phương Tây”, đã chạy theo xu hướng triết học của thực dân! Bởi lãnh tụ và “đảng” chỉ tin thờ, sùng bái mấy cái ông thấy mác-xít như Stalin, như Mao… “ông cụ” không hiểu rằng giá trị căn bản của con người nói chung, của chân lý nói chung, thì ở đâu cũng vậy, ở thời nào cũng vậy. Thật ra thì những danh nhân triết học với cắc hệ tư tưởng chỉ là đề tài để tôi nghiên cứu và giảng dạy. Kể cả đối với Marx cũng vậy. Đó là ngành nghiên cứu của tôi. Còn tư tưởng của tôi, thì đã được hoàn cảnh thực tại của đất nước, đã từng bước mở tâm, mở trí cho tôi, để tôi cải đổi tư tưởng ấy, trong nỗ lực phân biệt đâu là mưu trí, đâu là trí tuệ. Tôi không mác-xít, tôi không giáo điều, mà tôi cũng chẳng xét đi, xét lại gì cả. Bởi thực tại đã định hướng, đã nung đúc tôi thành người có ý thức tôn trọng sự thật. Những gì tôi nói ra với lãnh đạo chỉ là những tiếng nói của sự thật, của lương tri. Vậy mà họ vẫn cứ kiêu căng khoe chiến thắng, nhưng trong thực tế, họ chưa hề biết xoa dịu được những nỗi thống khổ của chiến tranh mà nhân dân phải gánh chịu. Thế mà nay họ vẫn tiếp tục gây oán, nuôi thù và kể lể công lao chiến thắng! Cái tâm lý trong xã hội ta bây giờ nó quá tàn nhẫn thế đấy! Vì sao? Vì chúng ta vẫn mang nặng quá nhiều mặc cảm trong tâm trí. Mỗi người chúng ta đều đã bị giam hãm trong những hoàn cảnh lịch sử riêng biệt của chính mình, vẫn chưa tìm ra lối thoát khỏi tâm trạng bị giam hãm trong hoàn cảnh đó. Vì thế, kẻ nọ, người kia vẫn cứ nhìn nhau như kẻ thù, như “cộng sản”, như “quốc gia”…! Mối nguy là kẻ thù vô cùng tham lam độc ác đứng ngay trước mặt, mà chúng ta không thấy! Chỉ thấy kẻ thù ngay trong đám anh em với nhau thôi. Khổ thế đấy! Ở trong nước hiện nay, chính quyền, đặc biệt là cánh công an, vẫn là dùng thủ đoạn chụp mũ, vu oan, để gây thêm kẻ thù trong dân. Thù hận là do đó. Tội ác là do đó! Tình trạng nay là bế tắc hoàn toàn! Và chính tôi cũng đã từng là một đồng loã gây ra sự bế tắc ấy. Làm sao gỡ bỏ được gông cùm của sự chia rẽ, chia cắt? Đấy là một thử thách nan giải, vì chúng ta chưa hiểu rõ những uẩn khúc tàn nhẫn của thời cuộc, của lịch sử và thân phận nhược tiểu của chính dân tộc ta. Vì thế mà tôi đã không thể trốn mình trong những than thở, trăn trở vụn vặt như mọi người, mà là tôi phải đứng dậy, phải phẫn nộ, mà là tôi phải phản đối, phản kháng, phải tìm ra lối thoát. Trước những sai lầm quá trầm trọng, tôi không thể quên nhiệm vụ sống còn của người trí thức. Ngay từ hồi ấy, chỉ có luật sư Nguyễn Mạnh Tưởng và tôi là đã dám công khai lên án, đã dám phản đối lãnh đạo. Bởi thế, cái đám cán bộ tuyên huấn, tuyên giáo lếu láo, bảo hoàng hơn vua, đã làm đủ cách để đàn áp tinh thần tôi, và còn mưu tính sẵn sàng tiêu diệt tôi. Nhưng chủng còn chờ lệnh.
Nghe câu kết luận buồn thảm như vậy, chúng tôi không khỏi suy nghĩ về thân phận của chính mình. Chúng tôi muốn đưa bác trở về sớm, vì hôm sau, bác còn phải chuẩn bị thuyết trình tiếp một chương khác trong cuốn sách của bác. Nhưng không ngờ rằng chiều thứ ba ấy lại là thêm một khúc rẽ vô cùng bi thảm trong cuộc đời của bác.
Vào buổi chiều thứ ba 12 tháng tư, năm 1993, bác Thảo mang bài thuyết trình đã in bằng sao ảnh (photo-copie) tới nơi thuyết trình là Nhà Việt Nam, để bán. Ít ai biết được ràng bác Thảo lúc ấy đang vô cùng lạc quan tin tưởng vào những gì bác sắp sửa công bố qua các buổi thuyết trình này. Bác từng vui vẻ tâm sự với chúng tôi rằng đây là những bước kết thúc cung hành trình đi tìm sự thật. Vì kể như bác đã truy ra thủ phạm của cái sai, cái ác trong cách mạng, trong ý thức hệ. Đấy “sẽ là một thành tựu trong cuộc đời và sự nghiệp triết học của Trần Đức Thảo”.
Những bất ngờ thay! Vừa bước tới trước “Nhà Việt Nam”, thì một nghịch cảnh quá tàn nhẫn đang chờ đợi bác! Tại đây anh Dũng, người trực phiên, nhưng lại đứng ở ngoài đường, chỉ vào hai cánh cửa cũ kỹ bị khoá bằng xích sắt để báo tin buồn: sứ quán ra lệnh đóng cửa Nhà Việt Nam để từ nay không cho bác Thảo tổ chức diễn thuyết ở đó nữa. Thính giả đành bỏ về. Nhưng một số bực tức đứng lại tranh luận, như muốn gây gổ, đấu khẩu với anh Dũng. Rồi vợ chồng bà Bình và ông Jaeques tới. Đây là hai thính giả Việt kiều trung thành mà cũng là có vai vế kỳ cựu của Liên hiệp Việt kiều, khi thấy cửa khoá, đã nổi nóng bẻ khoái mở rộng cửa, lớn tiếng mời mọi người vào:
– Nhà Việí Nam này là của Liên hiệp Việt kiều, chứ có phải là của sứ quán đâu mà sứ quán có quyền ra lệnh đóng cửa.
Bác Thảo lắc đầu, chán nản rồi tỏ ra rất phẫn nộ. Bác cho biết vì đa số thính giả đã bỏ về, nên bác không còn hứng để thuyết trình nữa. Bác mím môi, mặt tái mét, trông rất bi thảm. Thấy vậy, anh Lê Tiến, một trong những người sáng lập hội thân hữu Trần Đức Thảo, kéo bác và tôi vào ngồi cạnh chiếc bàn nhỏ, trong gian, phòng nhỏ sau hội trường để tìm lời an ủi. Trong căn phòng nhỏ ấy, tất cả trăn trở, nghiền ngẫm được giữ kín bấy lâu nay trong đầu, giờ đây, được bung trải ra minh bạch và thẳng thắn. Rất may là tôi đã kịp thời ghi âm được một phần của đoạn chót(1). Bác Thảo lúc thì nói gay gắt, lúc thì đập tay xuống bàn để nhấn mạnh.
(1) Xin coi mục “Phụ lục” ở phần cuối, chép lại nguyên văn, từ băng ghi âm, những lời tâm sự, cũng như những lời trăn trối của Trần Đức Tháo, lúc phẫn nộ vì bỗng bị cấm không cho mượn nơi thuyết trình để giới thiệu cuốn sách đang được hình thành để nói về sai lầm của Marx đã đưa tới sai lầm và bế tắc của lý thuyết đấu tranh tranh giai cấp.

hết: Chương 13, xem tiếp: Chương 14

Tìm Kiếm