Nhưng rồi sau cái chết, vong linh bác vẫn chưa được an nghỉ!
Bởi sau đó, thiên hạ lại bàn tán ồn lên về một tin buồn thảm: bình tro của bác đã được gửi về Hà Nội, nhưng bị bỏ vô thừa nhận dưới gầm cầu thang của một nhà đòn đám ma… ở ngay giữa thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam!
Rồi nghe nói tình trạng này đến tai bà Nhất, người bạn đời đứt quãng của bác Thảo, làm cho bà trăn trở. Bà quyết định xin được đứng ra lo mồ mà cho bác. Và mấy người thân của bác ở Hà Nội đã cố vận động để xây cho bác một mộ phần ở trong Nghĩa trang Liệt sĩ Mai Dịch, nơi dành cho các bậc có công với đất nước. Vì bác đã được ghi công bằng tấm huân chương Độc Lập. Nhưng sự vận động xin đất ấy đã bị chính quyền từ chối. Một cuộc tranh cãi và phản khảng nhỏ đã diễn ra. Chính quyền giải thích: nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch chỉ dành cho các bậc có công lao với đất nước, còn với huân chương Độc Lập không thôi, thì Trần Đức Thảo chưa đủ tiêu chuẩn. Chẳng lẽ coi mấy cái nghiên cứu thuần sách vở ấy là công lao với đất nước… sao? (!)
Cuối cùng thì nắm tro tàn ấy đành phải mang về để trong một ngôi mộ do bà Nhất lo xây cất tại nghĩa địa của thường dân ở Văn Điển… Nhưng “người ta” đã đặc cách cho phép xây ngôi mộ ấy ở một đầu dẫy! Thôi như thế cũng là một cách đối xử, tuy vẫn là một sự phân biệt giai cấp, nhưng cũng là tương đối tử tế. Chuyện phân biệt giai cấp, công lao kia cũng chỉ là thứ phù phiếm, chắc người như bác Thảo chẳng thèm khát thứ danh vọng ấy.
Nhưng rồi đến năm 2000, hương hồn bác Thảo lại bị phiền hà thêm lần nữa. Bởi được nhà nước lại lôi vong linh bác ra để cho lãnh thêm Giải thưởng Hồ Chí Minh!
Nhưng rồi vong linh ấy vẫn chưa hết gian nan, vẫn còn bị sách nhiễu thêm nhiều nữa chứ chưa hẳn là đã được yên nghỉ! Vì cho tới nay vẫn cứ lai rai còn những bài báo “lề phải”, khi thì nêu ra những nghiên cứu vớ vẩn của bác để ca ngợi, để bày tỏ bác là người được chế độ quý trọng. Khi thì để đề cao bác là kẻ có tư tưởng rất trùng hợp với “tư tưởng Hồ Chí Minh”(!). Người ta tiếp tục to hồng, đánh bóng lại một vóc dáng tiều tuỵ, uốn nắn lại một Trần Đức Thảo, không phải là cô đơn, mà là rất gần gũi, thân thiết với lãnh đạo.
Thực ra thì trong dư luận, đã có một phản ứng mỉa mai cay đắng ngay sau khi bác vừa về với cát bụi: hàng loạt bài báo ngậm ngùi tố cáo cách đối xử tàn nhẫn đối với một bộ óc hiếm có của dân tộc! Họ đã tả thực băng cách giễu cợt cuộc sống gian khổ của một nhà triết học “từng tranh luận với Jean-Paul Sartre”, mà nay trở thành một kẻ ngớ ngẩn, túng quẫn, đói khổ, lúc nào cũng như ngơ ngác không biết thích nghi với cuộc đời và xã hội. Chỉ cần đọc lại mấy mẩu hí hoạ rất thản nhiên, rất “vô cảm” như thường thấy, của một nhà văn lớn của “đảng” là Tô Hoài, trong hai cuốn “Chiều Chiều” và “Cát bụi chân ai” khi ông kể về một Trần Đức Thảo tiều tuỵ, đang cố tập ăn mặc nâu sồng, tập chịu đựng sốt rét… để bắt kịp “đà tiến bộ của các cậu”, nghĩa là của những người như Tô Hoài! Không hề thấy ai nói tới một sự chăm sóc, quý mến của lãnh đạo đôi với “nhà triết học lừng danh và được kính trọng” ấy.
Câu chuyện dài về một trí thức lớn, một nhà triết học quý hiếm của một dân tộc nhược tiểu, từ nơi quê hương kém mở mang, lạc hậu, nhưng luôn luôn tự hào là một đất nước có mấy ngàn năm văn hiến, và đang chuyển mình thành, một “con rồng” của châu Á, câu chuyện ấy đã không thể chấm dứt bằng một cái chết. Càng về sau, càng có nhiều, bài báo giới thiệu, giải thích, ca ngợi về những gì nhà trí thức ấy đã nghiên cứu, đã viết, đã được công bố, đã được dịch ra nhiều thử tiếng… Tuy ở chính đất nước có ngàn năm văn hiến ấy, nhà trí thức ấy đã sống một kiếp đoạ đầy, không thấy một ai dám bênh vực, không thấy một hội đoàn, một cơ quan văn hoá, văn minh nào dám gióng lên một tiếng kêu cứu, đề giúp nhà triết học có thể sống đàng hoàng, để che chở ông lúc bị đám đông, “trí thức” xúm vào đánh đòn hội chợ. Vậy mà nay ông chết rồi, thì ông lại được huân chương, giải thưởng cao quỷ, lại được học trò cũ lao xao ca ngợi. Nay không ít người hãnh diện tự khóe từng là người thân cận, từng là bạn, là đồng chí, là học trò của nhà triết học ấy! Không thể hiểu thời đại này là thời gì mà lại lắm “thân thích” với nhà triết học như thế!
Điều đáng tiếc, đáng buồn là ít ai biết được rằng lúc cuối đời, chính con người, một thời từng chân thành tự nhận minh là người mác-xít ấy, đã giác ngộ, đã can đảm nhìn nhận, thái độ a dua hèn hạ, đã thú nhận sai lầm của mình, để bác bỏ, phủ nhận những gì đã viết trong cái thời sai lầm vì cuồng tín ấy. Và từ đó, nêu ra nhận thức mới, để đánh giá lại tư tưởng, sự nghiệp, với vấn đề công tội của Marx! Rồi nhà triết học ấy đã vội vã lao mình vào một công trình biên soạn một cuốn sách, “để chuộc lại những tội lỗi, sai lầm” của mình!
Mấy người đã chứng kiến rõ sự việc này, tới nay vẫn còn im lặng. Không biết là họ vẫn muốn bảo vệ ông Marx hay để bảo vệ chính họ? Hay là họ còn e ngại, sợ sệt… trước quyền lực ma quái vận đang bao trùm lên thân phận họ và lên xã hội mà họ đang sống?
Dù thế nào, thì việc đánh giá cuộc đời và sự nghiệp Trần Đức Thảo sẽ là một công việc khó khăn. Bởi việc trả lại công lý cho Trần Đức Thảo cần tới lòng dũng cảm, cần có tinh thần lương thiện trí thức (mà không biết có hay không?), cần tới trí tuệ. Bởi con người ấy đã sống, đã nghiên cứu, đã trải nghiệm trong bối cảnh đấy nhiễu loạn tư tưởng, đầy diễn biến đau đớn, sôi động, phức tạp, trong cái thời lương tri con người bị lu mờ vì chiến tranh, vì cách mạng, tức là cái thời tràn đầy những thủ đoạn chính trị, những mưu kế gian xảo, vừa ngu tín, vừa cuồng tín, khi thì đòi xét đi, khi thì phải “xét lại”, rồi là lại “chống xét lại”…
Dù sao thì nhà triết học ấy đã tự bào chữa bằng sự can đảm thú nhận cái hèn, cái sai của chính mình, băng sự kiên trì giữ vững lập trường chân thật của mình cho tới cùng.
Không ít người cho rằng cuộc đời ấy là một thất bại, vì đã không biết thoả hiệp với quyền lực đương thời, không biết thích nghi dù chỉ là trong một giai đoạn tạm thời, để “đi với Bụt thì mặc áo cà-sa, đi với ma thì mặc áo giấy”! Nhưng cũng chính nhờ vậy mà nay những gì nhà triết học để lại đều thuộc về một sự nghiệp khả tín, chân thật.
Không rõ sự thất bại trong chính trị của nhà triết học, cuối cùng có được coi là một thành tựu có ích cho triết học? Dù thế nào thì cuộc đời ấy cũng là sự trải nghiệm tuy đau đớn nhưng quý hiếm trong hiện thực khai triển cách mạng, chứ không phải trong sách vở. Đây là một bài học về sự vận động của thời gian, do con người, cho con người và cho xã hội, trong lịch sử cận đại.
Có người cho rằng nhả triết học Trần. Đức Thảo đã thất bại vì cái tội ngông cuồng muốn làm một việc không thể làm, là trở về quê hương cộng tác với “cụ Hồ” xây dựng một mô hình cách mạng mới mẻ mà loài người mơ ước! Và ông đã chết vì tội thứ nhì là lúc cuối đời ông đã cố chứng minh cái gốc của mọi sai lầm và tội ác là do cụ tổ Marx, trong khi cung đình vẫn sùng bái, vẫn quả quyết bảo lưu rằng Marx “đúng”, “duy nhất đúng”! Nhưng đối với tôi cả hai tội vừa kể đều không thể coi là tội, bởi mơ ước và hành động sám hối chuộc tội đều là quyền cơ bản cao quý của con người trí thức chân chính.
Tội tin rằng trước ông đã có, rồi sau ông sẽ còn có, những người tiếp tục những công trình đội đá vá trời như thế. Nên sự ra đi đột ngột của ông tuy có thể là một dang dở, một tổn thất, nhưng không thể là một chấm dứt, một mất hẳn, một thất bại của triết học. Vì chứng tích của sự nghiệp ấy còn đó, cái “hiện tại sống động” mà ông đang hào hứng khai triển vẫn còn đó. Hậu thế vẫn có thể tiếp tục nghiên cứu nó để tìm hiểu nó thật cặn kẽ…
Nay thì những năm tháng cứ tiếp tục trôi đi, sự chờ đợi trở thành vô vọng. Lớp bụi thời gian cứ phủ lên mỗi lúc mỗi thêm dầy! Quái ác hơn nữa, theo sau sự quên lãng ấy, là những lớp bụi bậm, những lớp rác rưởi đã, vô tình hay cố ý, bao phủ, che khuất, như muốn lấp kín mọi sắc thái tư tưởng đích thực của ông!
Trần Đức Thảo đã cố làm sáng tỏ chân lý bằng cách sống và cách làm việc của ông. Đó là vì tôn trọng sự thật, tôn trọng con người, chứ không vì danh lợi, không vì địa vị. Vì vậy việc truy tặng huân chương và trao giải thưởng, dù là cao quỷ, dù là một cách chuộc lại những gì còn có thể chuộc của một thời lịch sử đã bị ô nhiễm vì gian dối. Thế nhưng hành động, ấy có thể lại gây thêm một ngộ nhận, một sự phản bội lại tư tưởng độc lập của nhà triết học. Bởi Trần Đức Thảo đã có nhận xét về một thời lịch sử đã bị làm hỏng, làm bẩn, mà người ta khéo léo gọi đó là một thời đầy những “mảng tối”! Hi vọng rồi đây, sẽ tới một thời trong sáng, sạch sẽ, liêm khiết, một thời dũng cảm, để làm công việc giải toả, dọn rác cho lịch sử, chứ không phải để cố duy trì những cái “duy nhất đúng”. Bởi những “cái duy nhất đúng” ấy đã làm ô danh cả lãnh tụ, cả “đảng” lẫn cả cách mạng.
Sau này, chừng nào hậu thế có đầy đủ điều kiện lương thiện trí thức, để mở lại vụ án “Nhân Văn – Giai Phẩm”, để có thể trả lại công lý cho cái phong trào tư tưởng tiến bộ ấy, cho lớp người thực sự là “tiên tiến” như Trương Tửu, như Nguyễn Hữu Đang… như cả Trần Đức Thảo… thì lúc đó mới có thể làm sáng tỏ để đánh giá tầm vóc cuộc đời và sự nghiệp, và cả về cái chết đột ngột của Trần Đức Thảo..
Chỉ lúc ấy, hậu thế mới có thể biết rõ được giá trị sự nghiệp mà Trần Đức Thảo đã hết lòng mơ ước và đã dầy công tạo dựng là như thế nào.
Đấy là một Trần Đức Thảo bi thảm, như tôi đã thấy, đã gặp và đã được nghe ông trải bầy tâm sự.
Đấy là một con người tàn tạ trong gian nan, hối hận, Đấy là một cuộc đời bi thảm… mang đầy thương tích thối tha của hận thù và bạo lực. Nhưng bộ óc ấy vẫn trong sáng, không oán thù ai, mà chỉ hối hận về sai lầm, về sự im lặng của chính mình, tự thấy mình mang tội đồng loã với sai lầm trong một thời gian quá dài. Đây là công, tội của một kẻ tôn thờ chân lý. Không ít người cho đấy là một nỗi đau, một thất bại của nhà triết học khi đã dại khờ lao minh vào đống rác của lịch sử… với giấc mộng cuối cùng, là sẽ mang công sức và trí tuệ của mình ra để làm sạch lịch sử, làm sạch cách mạng!
Tuy vô tài, bất tưởng, văn dốt, vũ dát, tôi cũng muốn gắng làm chứng cho bộ óc thông thái vô cùng bi thảm ấy. Bi thảm vì thấy mình đã uổng phí cuộc đời: lúc có thể, lúc nên nói, nên vùng dậy để bênh vực con người và những giá trị văn minh văn hoá, để dũng cảm ngăn chặn tội ác, để uốn nắn cách mạng theo hướng thiện, thì ông đã không làm. Nay thấy cái sự im lặng trong suốt mấy chục năm qua là đã đồng loã với cái sai, với cái dối, cái ác. Bi thảm vì vào lúc hoàng hôn cuộc đời, nỗi hối hận đã thiêu đốt ông, đã hối thúc ông phải vùng dậy để hành động, để chuộc tội. Nhưng than ôi, đã quá trễ! Cái chết không cho ông chuộc lại tội đã uổng phí cuộc đời, uổng phí bao nhiêu năm ăn học, uổng phí bao nhiêu năm nghiền ngẫm suy tư về cách mạng!
Với bài học của đám trẻ nghèo khổ phải kiếm sống trên những bãi rác bao la, nhưng chúng có con mắt tính anh, bẻn nhạy, nhạnh tay bới tìm ra từ đồng rác đó những gì còn đùng được, tôi cũng muốn cố bởi tìm trong đồng rác lịch sử đương đại, để nhặt nhạnh, từ cuộc đời và sự nghiệp dang dở Trần Đức Thảo, một chút gì còn dùng được. Chặng lẽ một cuộc đời đầy ắp tư duy thông thái ấy đã không.. để lại được chút gì hữu ích cho hậu thế? Chẳng lẽ tôi cứ thản nhiên, vô cảm, đứng nhìn cái đống rác thối rữa vĩ đại ấy vĩnh viễn vùi lấp ông sâu vào thối tha và quên lãng? Như vậy thì cuộc đời bi thảm ấy thật là lãng phí. Bởi thế, tôi cố kể lại, để chia sẻ cùng bạn đọc, cái sự may mắn của tôi vì đã được triết gia Trần Đức Thảo coi như người thân, để ông tâm sự, nỗi niềm. Tôi đã lắng nghe ông vì đời ông tuy bi thảm, nhưng đã tích luỹ nhiều điều thật hay, cũng hữu ích người nghe, là… tôi.
hết: Chương 16, xem tiếp: Phụ lục