Tôi cũng biết như vậy, thế mà lời nói của thầy vẫn làm cho lòng tôi nặng trĩu. Chúng tôi phải chật vật lắm mới vào dược trường. Những ông, những bà, những phụ nữ thường dân, những công nhân, những sĩ quan, những bà cụ và những người giúp việc, ai cũng tay dắt một trẻ em, tay mang những cái gói, làm huyên náo cả phòng đợi và các thang gác. Tôi vui thích thấy lại cái phòng rộng ở tầng dưới thông với bảy lớp học, mà suốt ba năm gần như ngày nào tôi cũng đi qua. Người đông nghịt. Các cô giáo đi đi, lại lại. Một cô giáo lớp một đứng trên ngưỡng cửa của lớp cô, cào tôi và nói:
“Enricô, năm nay con học trên gác, và cô sẽ không còn thấy con đi qua đây nữa.
Rồi cô nhìn tôi có vẻ buồn. Tôi trông thấy thầy hiệu trưởng, mà bộ râu hình như có bạc hơn năm ngoái một ít đang bị vây giữa những bà mẹ khá phật ý vì không còn chỗ để cho con họ vào học nữa. Tôi thấy nhiều bạn tôi lớn lên nhiều. Ở tầng dưới, học sinh chia xong vào các lớp người ta thấy các em học những lớp vỡ lòng không chịu vào lớp, cứ đẩy nhau như những con lừa con: người ta phải lôi chúng vào; vài mà bỏ chạy không chịu ngồi vào ghế, nhiều em khác òa lên khóc khi thấy bố mẹ ra về. Những ông bố, bà mẹ ấy phải quay lại để khuyến khích hoặc dỗ dành con; còn các cô giáo trông thấy vậy cũng có chiều thất vọng.
Em trai tôi được vào lớp của cô giáo Dencati, tôi học lớp thầy giáo Pecbôni ở gác hai.Đến mười giờ thì tất cả chúng tôi đều đã vào lớp hết: năm mươi bốn học sinh tất cả. Trong đám ấy tôi chỉ gặp lại chưa đến mười lăm, mười sáu bạn cũ lớp hai; trong đó có Đêrôtxi, cái cậu bao giờ cũng được giải nhất. Trường học đối với tôi có vẻ nhỏ hẹp và buồn tẻ làm sao so với rừng núi mà tôi đã đến ở chơi mấy tuần qua. Tôi lại còn nhớ tiếc thầy giáo lớp hai của tôi, thầy tốt làm sao, và lúc nào cũng cười với tôi. Người thầy nhỏ nhắn đến nỗi làm cho chúng tôi cứ tưởng như là một người bạn. Tôi tiếc không dược.thấy thầy ở đây, với mái tóc hung bù xù của thầy nữa. Thầy giáo năm nay của chúng tôi người cao lớn, không có râu, tóc dài đã hoa râm hết, có một nếp nhăn trên trán, tiếng nói rất to thầy nhìn chúng tôi chằm chằm hết dứa này đến đứa khác, như muốn đọc rõ tấn trong lòng chúng tôi. Thầy không bao giờ cười. Tôi thầm nghĩ: “Hôm nay là ngày đầu tiên đây. Hãy còn những mười tháng nữa mới lại nghỉ hè. Trước mắt biết bao là công việc, là bài thi, là khó nhọc! Tan học, tôi cần phải gặp mẹ tôi, và tôi chạy ra ôm lấy mẹ bảo: “Gắng lên Enricô của mẹ. Mẹ con ta sẽ cùng học với nhau!”. Thế là tôi vui vẻ về nhà. Thôi cũng được! Tôi không còn học với thầy giáo cũ tươi cười thế, vui tính thế và tất bụng thế, nhà trường đối với tôi hình như cũng chẳng thích thú bằng năm ngoái… Nhưng thôi cũng được.
Tất cả chúng tôi đều im lặng ra khỏi lớp. Cậu học trò lúc nãy đứng lên ghế làm trò, bước lại gần thầy, và hỏi thầy giọng run run: “Thua thầy, thầy có tha lỗi cho con không ạ?”
Thầy giáo hôn vào trán cậu và nói: “Thế là tốt con ạ? Thôi, con về đi”.
Chắc đã xảy ra tai nạn gì rồi!
Chúng tôi phải len vào trường một cách rất khó khăn. Căn phòng lớn chật ních bố mẹ học sinh, và cả học sinh mà các thầy giáo không tài nào cho vào lớp được Tất cả mọi người đều nhìn về phía cửa phòng thầy hiệu trưởng, và có người nói: “Tội nghiệp cậu bé! Tội nghiệp Rôbetti!”. Ở tít đằng cuối phòng lớn, người ta thấy nhô lên trên đám đông cái mũ của một người cảnh vệ thị xã và cái đầu hói của thầy hiệu trưởng. Một ông đội mũ cao vừa đi vào, và người ta thì thầm: “Kìa, bác sĩ”.
Bố tôi hỏi một thầy giáo: “Việc gì vậy, thưa thầy?.
Thầy giáo trả lời: “Xe để lên chân cậu ấy”. Một người khác tiếp lời: “Và đã nghiền nát bàn chân cậu ta”.
Người bị nạn là một học sinh lớp hai. Cậu ta đang đi ởđường phố Dôra Grôtxa để đến trường, thì thấy một em bé lớp sơđẳng tuột khỏi tay mẹ -và ngã xuống trước một chiếc xe chở khách đang chạy, chỉ cách xe có một bước. Lập tức cậu ta dũng cảm lao đến cứu em bé, bế xốc em dậy. Không may bánh xe đè lên chân cậu bé quả cảm. Cậu ta là con trai ông đại úy pháo binh. Câu chuyện người ta kể cho chúng tôi đến đó thì một người đàn bà hất hoảng, rẽ đám đông đâm bổ vào trong phòng. Đó là mẹ của Rôbetti, mà người ta vừa báo cho biết. Một người khác, mẹ của em bé được cứu sống, chạy lại ôm choàng lấy cổ bà mẹ Rôbetti mà khóc nức nở, và dìu bà vào trong phòng thầy hiệu trưởng. Ở bên ngoài chúng tôi nghe tiếng kêu thất vọng của bà Rôbett “Ôi, Giuliô của mẹ, con yêu dấu của mẹ!”. Một lát sau, một chiếc xe đỗ trước cổng và thầy hiệu trưởng đi ra, bế cậu bé bị thương trên tay. Cậu bé đáng thương, mặt tái nhợt, mắt nửa nhắm nửa mở, đầu tựa lên vai thầy hiệu trưởng. Thấy cậu, mọi người đều im lặng. Người ta chỉ còn nghe tiếng nấc cố nén của bà Rôbetti. Thầy hiệu trưởng dừng lại một chốc trong phòng, nâng cậu Rôbetti lên, như để cho mọi người trông thấy cậu.
Tức thì, thầy giáo, cô giáo, bố mẹ học sinh và học sinh, tất cả đều nói to:
“Rôbetti dũng cảm! Cậu bé dũng cảm và đáng thương?”.
Người ta gởi đến cậu những cái hôn; các cô giáo và học sinh đứng gần thì hôn hai bàn tay bé nhỏ bất động của cậu. Cậu mở mắt ra và thì thầm hỏi: “Cặp sách của..cháu đau rồi?”. Bà mẹ của em béđược cứu sống vừa khóc vừa đưa chiếc cặp ra nói. “Đây, chính bác giữđây, cháu yêu dấu của bác ạ!” Nghe con đã nói được, bà Rôbetti mỉm cười. Mọi người đều đi ra. Cậu bé bị thương được đặt nằm cẩn thận trong xe, người ta quất roi cho ngựa chạy. Và tất cả chúng tôi vào lớp học, lặng lẽ và xúc động.
hết: THÁNG MƯỜI, xem tiếp: Tháng Mười (2
|