Phranti liền lỉnh mất.
Quân lính đi qua, xếp hàng bốn, nhễ nhại mồ hôi và đầy những bụi bậm, súng ống lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Thầy hiệu trưởng nói với chúng tôi: “Phải yêu những quân nhân, các con ạ, đó là những người bảo vệ chúng ta. Ngày mai họ sẽ ra trận, tự hy sinh vì chúng ta, nếu có một đạo quân nước ngoài đe dọa lãnh thổ của ta. Chính họ cũng là những cậu bé! Họ chỉ hơn các con vài tuổi thôi; họ cũng đang đi học, học trong trung đoàn; và họ cũng như chúng ta, là người từ khắp tất cả các miền của nước Ý đến. Nhìn xem, người ta có thể nhận ra gần đúng dáng người của họ: nào người Xixilia, người Xacđênha, người Napôli, người Lômbacđia. Trung đoàn này là một trung đoàn đã lâu năm,đã chiến đấu từ năm 1848, tuy không còn là những chiến sĩ ngày ấy nữa, nhưng vẫn là lá cô ấy Biết bao nhiêu người đã chết vì đất nước quanh lá cờ này, hai mươi năm trước khi các con ra đời!
– Lá cờđấy! – Garônê nói.
Quả thật, người ta thấy lá cờđỏ, trắng và lục phất phới trên đầu các chiến sĩ. Thầy hiệu trưởng lại nói: Nào, các con, hãy tỏ lòng kính mến quân đội đi, các con hãy chào theo cách chào của học sinh, đưa tay lên trán, khi ba màu cờ đi qua! Lá cờ, do một sĩ quan vác, đi qua trước mặt chúng tôi đã sờn và rách nát, một chiếc huân chương dính ở cán cờ. Tất cả chúng tôi cùng một lúc đưa tay lên trán chào. Người sĩ quan nhìn chúng tôi, mỉm cười, và chào lại chúng tôi theo kiểu nhà binh. “Hoan hô, các con?”, một giọng nói phía đằng sau chúng tôi. Quay lại, chúng tôi thấy một cụ già, ve áo dài đeo tấm huân chương. Đó là một sĩ quan hưu trí, –
“Hoan hô, các con, – cụ lại nói – các con làm thế là tốt! Kẻ nào lúc bé tôn trọng lá cờ lớn lên sẽ biết bảo vệ lá cờ!” Và trong lúc con người trung hậu ấy nói thì lá cờ của trung đoàn phất phới bay ở đấy, trên quảng trường Coocxô, chung quanh là một dám trẻ con vui vẻ reo hò nhịp theo điệu huân nhạc.
Một hôm, Garônê can thiệp và bảo đám học trò: “Ai đụng đến Nenli thì sẽ lôi thôi với tớ; tớ sẽ giã cho một trận cạch đến già!”
Phranti không thèm đếm xỉa đến sự đe dọa của Garônê, và đã bị ăn trận đòn ấy, một trận đấm đã làm cho hắn ta lăn quay ba vòng. Từđó không còn ai làm cho Nenli phải lo ngại nữa. Thầy Pecbôni đã xếp Garônê ngồi một bàn với Nenli, và hai cậu đã thành đôi bạn thân. Nenli rất hâm mộ Garônê. Bước vào lớp là đưa mắt tìm xem có Garônê không. Ra về không bao giờ quên chào tạm biệt, và Garônê cũng làm như vậy. Khi Nenli đánh rơi ngòi bút hay quyển sách xuống dưới ghế, Garônê liền cúi xuống nhặt lên ngay cho, sợ bạn phải khó nhọc; còn giúp bạn xếp sách vào cặp và mặc áo choàng. Vì vậy Nenli rất yêu Garônê, và rất vui mừng mỗi khi Garônê được thầy giáo khen. Người ta tưởng như chính Nenli được khen vậy! Tôi chắc là Nenli đã kể hết cho mẹ cậu: những sự trêu chọc trong những ngày đầu, và việc can thiệp của Garônê vì sáng nay đã xảy ra việc như sau: Thầy Pebôni bảo tôi đưa lên cho thầy hiệu trưởng bản chương trình học tập, khoảng nửa giờ trước khi tan lớp; tôiđang ở đó thì bà mẹ Nenli bước vào. Bà hỏi thầy hiệu trưởng:
– Thưa thầy, trong lớp của con tôi có một học sinh tên là Garônê phải không ạ ? – bà ta hỏi thầy hiệu trưởng.
– Thưa bà, có đấy ạ.
– Xin thầy làmơn cho gọi cậu ấy đến đây một lát.
– Tôi muốn nói với cậu ấy mấy lời.
– Thầy hiệu trưởng bấm chuông cho người gác cổng vào, và bảo đi gọi Garônê. Sau một phút thì Garônê đến, vẻ ngạc nhiên vì thầy hiệu trưởng gọi mình.
Vừa thấy cậu bé to lớn ấy, bà Nenli liền chạy lại ôm lấy đầu cậu và hôn luôn mấy cái liền.
– Chính cháu là Garônê, bạn thân của con cô, người che chở cho đứa con tộI nghiệp của cô, phải không, cháu thân yêu?
Rồi tháo ở cổ mình ra một sợi dây chuyền vàng có buộc một cái thánh giá, bà đeo vào cổ Garônê và nói:
– Hãy giữ lấy vật kỷ niệm nhỏ này, cháu thân yêu, nhận nó từ tay một người mẹ đã cầu phúc cho cháu và biết ơn cháu.
hết: Tháng Mười Một (3), xem tiếp: Tháng Mười Một (4)
|