NHỮNG TOAN TÍNH CỦA NGA SÔ ĐỐI VỚI HOA KỲ-TRUNG CỘNG
Theo đà ổn định về chính trị và sự hồi phục của nền kinh tế, Nga đang tìm lại ánh hào quang và địa vị trên trường quốc tế như thời Liên Xô. Hiện nay, đối tượng mà họ phải cạnh tranh là đối thủ chính Hoa Kỳ và “đồng minh ” – Trung cộng .
Thời gian gần đây, các cuộc tập trận quân sự liên hợp Nga – Trung liên tiếp được tổ chức quy mô với đủ mọi mức độ, đủ mọi quân binh chủng. Song song với nó, Nga cũng lên tiếng xác nhận đang đàm phán với Trung cộng về các hạng mục vũ khí tối tân như: máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4++ Su-35, tàu ngầm Amur-1650 (phiên bản xuất cảng của tàu ngầm Lada), hệ thống phòng không tối tân S-400… Đây là những loại vũ khí kỹ thuật cao, mang tính chiến lược như tàu ngầm AIP, máy bay chiến đấu thế hệ 4++, hệ thống phòng không tối tân nhất thế giới, mà từ trước đến nay Nga chưa xuất cảng cho bất cứ nước nào, kể cả khách hàng thân thiết nhất là Ấn Độ. Điều này làm cho nhiều người không hiểu , thậm chí nó còn vấp phải sự phản đối từ chính giới công nghiệp quốc phòng Nga. Hẳn Nga cũng hiểu những hậu hoạ mà họ sẽ gặp phải, nếu họ vì tiền mà để Trung cộng nắm được những công nghệ chế tạo vũ khí cao. Vì vậy, hẳn phải có nguyên nhân gì lớn hơn yếu tố kinh tế để họ chấp nhận điều đó, bỏ qua sự cảnh cáo của giới công nghiệp quốc phòng trong nước và các chuyên viên quân sự nước ngoài. Ngoài các nguyên nhân đơn thuần vì kinh tế và công nghiệp quốc phòng, vấn đề này còn xuất phát từ việc xây dựng mối quan hệ “đồng minh” giả tưởng với Trung cộng .
Thời gian gần đây Nga có rất nhiều cuộc diễn tập bất thường quy mô
Theo đà ổn định về chính trị và sự hồi phục của nền kinh tế, Nga đang tìm lại ánh hào quang và địa vị trên trường quốc tế như thời Liên Xô. Hiện nay, đối tượng chủ yếu mà họ phải cạnh tranh là đối thủ truyền thống Hoa Kỳ và chính “đồng minh ” Trung cộng . Nhưng hiện tại, cả 2 đối thủ này vẫn có thực lực hơn Nga, nên Moscow hiểu rằng, trong vấn đề này Nga chỉ có thể dùng trí chứ không dụng lực, vì họ hiện chưa đủ thực lực để cạnh tranh sòng phẳng với 2 đối thủ trên. Không ai nghi ngờ Mỹ là siêu cường số 1 hiện nay, còn Trung cộng cũng là cường quốc mới nổi, thực lực đã vượt trên Nga. Vì vậy, thực hiện chiến lược “Ngao cò tranh nhau, ngư ông thủ lợi”, đẩy Mỹ và Trung cộng đối đầu trực tiếp với nhau, chính là kế hay nhất để Nga đứng giữa hưởng lợi. Hiện Trung cộng đang trổi dậy mạnh mẽ và nuôi tham vọng cạnh tranh địa vị siêu cường với Mỹ, còn ai phù hợp nhất với vai trò đối đầu với Mỹ ngoài Trung cộng ? Nếu làm được điều này, Nga có thể làm hai đối thủ chính đấu đá lẫn nhau, tự làm nhau suy yếu để mình giành lại địa vị chiến lược. Nhưng họ phải làm thế nào để đẩy Trung cộng đối đầu trực tiếp với Mỹ giống như đối đầu và cạnh tranh quân bị Xô – Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh? Đó chính là chiến lược kết đồng minh giả, tăng cường các hoạt động hợp tác quân sự và nới lỏng các nguyên tắc xuất cảng vũ khí cho Trung cộng .
Trung cộng đã đầu tư rất lớn ồ ạt phát triển vũ khí, quân dụng
Thời gian qua, Nga đã có hàng loạt hành động xích lại gần Trung cộng , bắt đầu từ những phát biểu “đậm tình hữu nghị” sau chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình, tiếp đó là hàng loạt các cuộc diễn tập quân sự . Mục đích chính là tạo ra sự ảo tưởng cho Trung cộng về sự khôi phục của mối quan hệ hữu nghị Nga – Trung, đồng thời làm Mỹ lo lắng về một khối đồng minh chống Mỹ đang bắt đầu hình thành. Ảo tưởng xây dựng được mối quan hệ đồng minh thân thiết với Nga sẽ giúp Trung cộng có đủ dũng khí đương đầu trực diện với Mỹ. Chiến dịch tuyên truyền rầm rộ của truyền thông Trung cộng về một khối đồng minh quân sự Nga – Trung, đối đầu với Mỹ và NATO đã gây ồn ào suốt một thời gian dài. Điều này sẽ khiến Mỹ phải điều chỉnh lại chiến lược quân sự và coi Trung cộng là đối thủ nguy hiểm nhất phải tập trung ngăn chặn, không còn nhìn nhận Nga là mối nguy hiểm như trước. Trong chiến lược quay lại châu Á- Thái Bình Dương của mình, Mỹ đã tuyên bố điều động đến châu Á 60% lực lượng tàu chiến và 60% máy bay Mỹ đang bố trí tại hải ngoại. Đồng thời sự điều chuyển lực lượng tqlc đến Guam và Okinawa, tàu tác chiến ven bờ đến thường trực ở biển Đông tại Singapore, cùng với vòng vây UAV làm cho Trung cộng luôn trong tình trạng thấp thỏm, bất an.
Mỹ đã điều động đến châu Á- Thái Bình Dương 60% lực lượng tàu chiến và 60% số lượng máy bay Mỹ đang bố trí tại hải ngoại
Để cạnh tranh với Mỹ, Trung cộng phải cố sức chạy đua vũ trang để làm đối trọng. Qua các cuộc diễn tập quân sự chung, Moscow đã dương oai cho Bắc Kinh nhận thấy thực lực quân sự của họ kém Nga rất nhiều, còn xa mới đối đầu được với Washington, ngay cả trên biển Đông chứ đừng nói là trên Thái Bình Dương. Điều này làm Trung cộng phải cố đầu tư ngân sách chạy đua vũ trang, bỏ quên những mâu thuẫn nội tại trong nước dẫn đến những bất ổn về chính trị. Nếu điều này kéo dài, Trung công sẽ không yên ổn để phát triển dẫn đến suy yếu, không còn khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Nó cũng tương tự như tình trạng Liên Xô và Mỹcạnh tranh vũ khí, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, làm suy yếu nền kinh tế dẫn đến tự diễn biến và sụp đổ. Thời gian qua, khi Trung cộng đang thực hiện hàng hoạt hoạt động quân sự trên biển Đông và Hoa Đông, thì những bất ổn trong nước xảy ra đã khiến Trung cộng rất đau đầu, trong sự giải quyết công việc nội bộ. Song song với các cuộc tập trận , Nga liên tiếp xác nhận nguồn tin sẽ bán các loại vũ khí tối tân , mà từ trước đến nay họ chưa xuất cảng cho Trung cộng , bất chấp việc trong giới công nghiệp quốc phòng Nga cũng có nhiều ý kiến phản đối. Đồng thời Nga lại hé lộ cho Trung cộng về hàng loạt vũ khí tối tân Nga đang chế tạo làm mồi nhử, khiến Trung cộng tin tưởng rằng quan hệ giữa họ và Nga đang quay trở lại thời kỳ nồng ấm.
Nga đang âm thầm lập chỗ đứng chân tại Địa Trung Hải và Bắc Cực (Ảnh: Tàu Nga hoạt động trên Bắc Băng Dương)
Chính những chiến lược này đã khiến Trung cộng đủ can đảm đối đầu với Mỹ, chỉ trích Mỹ can thiệp quá sâu vào các sự kiện trên biển Đông và biển Hoa Đông, khiến cho Mỹ mất ăn, mất ngủ chỉ tập trung vào vấn đề đối phó với Trung cộng . Hai con hổ đấu nhau, tự làm suy yếu lẫn nhau trong khi đó Nga yên tâm phát triển kinh tế, bố trí lực lượng “đánh chiếm” và “tái chiếm” các vị trí chiến lược trên toàn cầu, để xây dựng thế đứng chân vững chắc trong tương lai. Trong khi Mỹ – Trung đang hằm hè nhau trên biển Đông, biển Hoa Đông, thì Nga âm thầm tăng cường thực lực của lực lựơng đặc nhiệm Địa Trung Hải, nhằm khôi phục lại uy thế của hạm đội Địa Trung Hải dưới thời Liên Xô, với khoảng 50 tàu chiến các loại. Hiện nay hạm đội của Nga đã tập trung tới 19 tàu chiến và máy bay, trong đó có cả những tuần dương hạm hạt nhân và tàu đổ bộ cỡ vừa. Từ giữa tháng 2 năm nay, Hạm đội phương Bắc của Nga đã bắt đầu bố trí, các máy bay tác chiến chống ngầm Ilyushin Il-38 và Tupolev Tu-142 Bear tuần tra thường xuyên, tại Bắc Băng Dương và khu vực Bắc Cực. Đồng thời, Nga còn xây dựng kế hoạch bố trí một lực lượng vũ trang hỗn hợp, bao gồm cả các đơn vị quân đội, biên phòng, và bảo vệ bờ biển, lập 14 cứ điểm để bảo vệ các lợi ích chính trị và kinh tế của mình tại Bắc Cực.
Tổng Hợp
[Lãnh Vực]