Người mơ mộng là người nghệ sĩ. Tinh thần Apollon chế ngự trên hết thảy các nghệ thuật tạo hình, nhất là điêu khắc ; ở Hy lạp nhà điêu khắc là người trình bày, sau khi đã mơ mộng, các hình thái thánh thiện của tạo vật siêu nhân. Tinh thần Apollon cũng khởi sắc trong vài hình thái thơ ca. Nietzsche trích dẫn một đoạn của Hans Sachs, trong tác phẩm ” Maltres-Chanteurs” của Richard Wagner ;
“Bạn ơi, công trình đích thực của nhà thơ
Là ghi lại và diễn dịch giấc mơ của mình
Hãy tin tôi đi, ảo ảnh đúng thật nhất của con người
Là tan biến trong giấc mơ của mình
Tất cả nghệ thuật của thơ ca và nhà thơ
Chỉ là lối bày tỏ chân lý của giấc mơ.
Ảo ảnh thứ hai là ảo ảnh Dionysos. Đây là một cơn say, một cơn xuất thần mà các dân tộc cổ xưa đi tìm trong các chất ma túy, thuốc ngủ và trong một vài cuộc nhảy múa tập thể, hay họ tìm trong sự quyến rũ khơi nguồn bởi mùa xuân đổi mới mà niềm vui hòa nhịp vào toàn thể thiên nhiên. Nguyên lý cá nhân, tự kỹ bị suy sụp ở đây, con người đồng nhất với mọi vật sống với khổ đau, là một thành phần của ý chí tản mát khắp vũ trụ. Đã gãy đổ rồi hàng rào mà tiền tài, khốn cùng, độc đoán, xấc xược dựng lên để chia cách con người : mỗi người tự cảm thấy mình hòa hợp và người bên cạnh, tan biến trong họ, đồng nhất với họ ” đó là Thánh thư của hòa điệu vũ trụ “. Con người không những hòa đồng với chính mình mà còn kết hợp với toàn thể thiên nhiên tham dự vào tính vĩnh cửu của thiên nhiên. Xe của thần Dionysos khuất dưới hoa và vương miện, hổ báo tiến lên phủ phục. Thử hóa thân vào bản Ca thánh cho niềm vui kết thúc hòa tấu thứ chín của Beethoven, thử làm trăm ngàn người quấn quít, rên xiết trong một cảm xúc, ta sẽ có một hình ảnh say sưa của Dionysos. Đến đây chấm dứt điều mực thước làm nên tính chất đặc biệt của tinh thần Apollon. Sự phong phú của đời sống vượt bỏ lề luật, mọi giới hạn. Nó không chùn bước trước bất cứ hủy diệt, bất cứ phá hoại nào. Niềm vui sống còn có thể kéo theo niềm vui hủy hoại. Tuy nhiên say sưa của người Hy lạp theo kiểu Dionysos không có chút chi giống với say sưa của người man rợ cũng theo kiểu Dionysos. Ở những người man rợ này, thú tính thiên nhiên được tự do thao túng, nó đưa đến một hỗn hợp ghê tởm giữa độc ác và tình dục quá độ. Trong khi ở người Hy lạp xuất hiện : “Niềm vui cuồng nhiệt của nghệ thuật… Sự phá hủy nguyên lý cá nhân hóa trở nên hiện tượng nghệ thuật “.
Dưới ảnh hưởng của tinh thần Dionysos con người ” cảm thấy mình là thần linh “. Cử chỉ của con người cũng cao sang như cử chỉ của thần linh mà họ chứng kiến trong mơ mộng. “Con người không còn là nghệ sĩ nữa, họ đã trở nên tác phẩm nghệ thuật “. Trong họ cuồn cuộn dâng lên năng lực thẩm mỹ của toàn thể thiên nhiên. Họ nhảy múa, họ ca hát. Nghệ thuật liên quan nhiều nhất đến tinh thần Dionysos, là âm nhạc. Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật mà ở đó Schopenhauer đã thấy mặc khải thực tại sâu thẳm nhất, là nơi bày tỏ yếu tính của hữu thể.
°
Cũng như tính nhị nguyên của hai giống đực cái đã sinh ra đời sống, sự kết hợp của tinh thần Apollon và tinh thần Dionysos đã sinh ra nghệ thuật Hy lạp đặc biệt là kịch bi
.Nguồn gốc kịch bí Hy lạp là những hợp khúc của các thần hoang dã. Hoang dã là tinh thần của thiên nhiên, tượng trưng chất trù phú vạn năng của đời sống và nhiệt tình cao ngút của bản năng con người. Thần ” thực cao cả và thánh thiện “.
Hợp khúc của các thần hoang dã tác động ở người xem bằng khiêu vũ và âm nhạc. Nó đưa người xem đến chỗ cảm nhận được mâu thuẫn của chân lý trời đất và dối trá của văn minh con người, đến chỗ vứt bỏ trang sức giả trá của văn hóa nhân loại và tìm lại ở thiên nhiên chân lý và sức mạnh. Hoàn toàn rơi vào cảm khoái, người xem quên hẳn cá nhân đặc thù của mình, họ cảm thấy đã hóa thân thành thần hoang dã. Khi tất cả các con tim đều hòa chung một nhịp, đều có chung một cuồng loạn thiêng liêng thì thần Dionysos xuất hiện. Hóa hình thành hoang dã, người xem trong tư cách hoang dã ngưỡng nhìn thần linh Dionysos. Sự chiêm ngưỡng này đạt đến một chuỗi hình ảnh khác, tức linh thị Apollon.
Kịch bi Hy lạp, chính là hợp khúc Dỉonysos mà sự chan chứa ngập bờ tỏa rộng không ngừng bằng linh thị Apollon.
Truyền thống cho ta biết rằng kịch bi Hy lạp dưới những hình thức cổ xưa nhất, có người anh hùng độc nhất là Dionysos và có đối tượng duy nhất là những nỗi đau khổ của thần. Dionysos khi nhỏ bị lũ Titan giựt và xé xác từng mảnh tượng trưng cho sự đồng nhất của thiên nhiên bị xâu xé giữa các cá thể hỗn hợp. Và mẹ của Dionysos, Déméter sầu khổ để tang con, nhưng bà chợt tìm lại được niềm vui khi biết rằng mình còn có thể sinh Dionysos một lần nữa. Nghệ thuật mặc khải cho chúng ta biết rằng cá nhân hóa là nguyên do đầu tiên của sự ác nhưng đồng thời cũng bày tỏ nỗi hy vọng vui sướng vì một ngày kia hữu thể sẽ tự vượt qua gông cùm để tìm về hợp nhất.
Sau những hình thái đầu tiên của kịch bi cống hiến cho Dionysos độc nhất, các nhân vật khác dần dà xuất hiện, Prométhée, Œđipe v.v… Nhưng cho đến Euripide, những người anh hùng khổ đau và chiến đấu kia cũng chỉ là các khuôn mặt của Dionysos : mỗi người trong họ là một Dionysos cá biệt hoá, nằm sẵn chờ thảm họa, bị xâu xé giữa đam mê và đau khổ.
Một bi kịch đích thực thường cho chúng ta nỗi an ủi siêu hình trong tư tưởng rằng cuộc đời, cho dù những mặt ngoài giả trá kia, cũng vẫn tràn đầy nguồn vui và vô cùng hùng tráng. “Nghệ thuật Dionysos muốn chúng ta phải chinh phục nguồn vui vĩnh cửu gắn chặt vào cuộc hiện sinh. Vì thế ở cuối tác phẩm lớn của Sophocle, Œđipe ở Colonne, vang lên hòa âm thanh bình thuần khiết nhất xuất phát từ thế giới bên kia…
Thời kỳ của những kịch bi vĩ đại là điểm tột đỉnh của văn minh Hy lạp.
Nhưng kịch bi Hy lạp đã bị Euripide giết chết. Euripide kẻ muốn vứt bỏ những yếu tố Dionysos nguyên thủy ra ngoài kịch bi và tái tạo nó trên căn bản một nghệ thuật, một siêu hình không Dionysos.
Thực ra Euripide tự mình cũng chỉ là tiếng vọng, là một mặt nạ nguỵ trang của một giống quỷ mới :
Socrate.Socrate hết sức tán tụng lý trí, và lý trí Socrate đã giết chết bản năng Dionysos. Giáo điều thiêng liêng cao cả nhất của thẩm mỹ Socrate là : ” Tất cả cái đẹp đều phải hợp lý “, nguyên lý đó cũng song song với nguyên lý đạo đức : “Tất cả cái thiện đều phải là cái có ý thức, chỉ những kẻ có đạo đức mới có ý thức” . Socrate, “thầy truyền pháp của khoa học”, kẻ đặt cái hiểu biết lên trên tất cả, người đại diện đầu tiên của hình thái chủ nghĩa lạc quan nhìn thấy trong tri thức thuốc chữa bá bệnh hoàn vũ.
Là kẻ tiền phong của một nghệ thuật, một luân lý, một văn hóa hoàn toàn mới, Socrate dám chối bỏ chính yêu tình của văn minh Hy Lạp. Như vậy hợp xướng vô hình cao quý nhất giữa con người chắc phải là câu mượn ở kịch Faust của Goethe
:”Khốn khổ ! Khốn khổ !
Thế giới của cái đẹp kia, mày đủ lật đổ
Bằng một cánh tay vũ phu: nó lăn, nó đổ !
“Nguồn Gốc Kịch Bi trình bày những tương quan chặt chẽ gắn liền nghệ thuật vào tình cảm và phong tục của nhân dân, có thể được xem như một áp dụng lôi cuốn của môn mà ngày nay chúng ta gọi là thẩm mỹ học hội sống. Phần khác, tác phẩm này còn mang lại cho ta một đóng góp quan trọng vào việc nghiên cứu tư tưởng Nietzsche.
Chắc chắn từ ngữ dùng ở đây cũng là từ ngữ của triết học Schopenhauer. Trong cuốn Ecce Homo, Nietzsche cũng nhận rằng có, ở một vài khuôn thước của ông, “mùi vị đặc biệt của tang lễ dành cho Schopenhauer”. Về sau ông vội từ bỏ ngay thuật ngữ đó. Thật khó mà không nhận thấy tính chất lạc quan. Thầm kín tác động ở tác phẩm đầu tiên này, tác phẩm được viết trong thời kỳ hoàn toàn mệnh danh là thời kỳ bi quan. Chúng ta đã trích dẫn tư tưởng về nghệ thuật Dionysos, nghệ thuật “muốn chinh phục cho ta niềm vui vĩnh cửu bám chặt vào cuộc hiện sinh”. Nietzsche đã có lý khi viết trong Ecce Homo : “Cuốn sách này nói lên một hy vọng phi thường…”
Nietzsche còn tự khen mình đã chứng minh, trong tác phẩm đầu tay này, Socrate là ” mẫu người sa đọa “, dụng cụ của Hy Lạp đổ vỡ, “Luân lý được xem như dấu hiệu của suy đồi, đó chính là sự đổi mới vào bậc nhất “. Đây là một thứ bản năng hủy hoại đang quay sang gậm nhấm cuộc sống ở học thuyết Socrate cũng như ở đạo Ky Tô và trong tất cả quan niệm được gọi là duy tâm.
Chống với mọi yếu đuối, hèn nhát và dối trá của chủ nghĩa duy tâm này, trong tác phẩm kia, là một khẳng định tối cao, sinh ra từ sự sung mãn và phong phú, một xác định hướng về cuộc hiện sinh, đến mọi hình thái của cuộc hiện sinh. Sự khẳng định, xác nhận cuộc sống, dù với tất cả các khó khăn khốn quẫn, của mọi đau khổ, mọi hy sinh đó chính là yếu tính của tinh thần Dionysos. Nietzsche tự xưng là “triết gia bi đát đầu tiên, nghĩa là cực đối nghịch và điểm đối chân của triết gia bi quan”. Zarathoustra của ông là kẻ Dionysos nhất trong các nhà tư tưởng.
°
Khuôn mẫu Hy lạp, vào thời kỳ quan trọng của kịch bi, cho phép ta thiết lập một nền văn hóa đích thực, chính đó là cái hợp nhất của sắc thái nghệ thuật xâm nhập vào mọi biểu lộ của đời sống dân tộc. Hết thảy mọi mối biểu lộ này đều thực nhiệt thành và hòa hợp Không có một khác biệt nào giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức. Ta nhận thấy rõ ràng giữa đời sống và tư tưởng, giữa ý chí của dân tộc và mọi biểu lộ trên có một hòa điệu vô cùng sâu sắc.
Chính trên quan điểm này, chúng ta phải phán xét nền văn hóa hiện đại của chúng ta. Ngày nay chúng ta không còn tìm thấy tinh thần kịch bi cổ nữa, mà chỉ có tinh thần Socrate. Lý tưởng của tinh thần đó là con người lý thuyết được vũ trang bằng các phương tiện kiến thức rất mạnh mẽ và hoàn toàn hiến cả cuộc đời để phụng thờ khoa học. Con người ngày nay chỉ lâ tên xếp sách ở thư viện, tên quản đốc nhà in mà bụi bậm sách vở và lỗi lầm khuôn chữ đã làm cho hắn mờ mắt.
Như vậy, biết thực nhiều, học thực nhiều không phải là văn hóa đích thực mà còn phản lại văn hóa đích thực là khác. Đó chính là tình trạng man rợ, thiếu sắc thái, vì mọi sắc thái đều trộn lẫn hỗn độn.
Nietzsche dành hẳn phần đầu của cuốn Quan Điểm không hiện thời để phê bình thứ văn hóa được hiểu như trên và đặc biệt đối với những kẻ ông gọi là những tên trọc phú trí thức, những trọc phú văn hóa (Bildungsphilister). Cáe sinh viên gọi trọc phú để chỉ bọn nhà giàu thiếu học. Nietzsche gọi trọc phú là những kẻ không tin mình trọc phú nhưng tưởng tượng rằng mình là người trí thức.
Bọn trọc phú văn hóa tích trữ trong tinh thần chúng đầy những tư tưởng thật là tạp nhạp; những điều chúng gọi là văn hóa quả tình hoàn toàn vắng mặt văn hóa. Chúng thỏa mãn với đầu óc hạn hẹp của chúng. Nếu chúng có buông thả vào các “quá độ của nghệ thuật” thì cũng để phân biệt cẩn trọng những điều phù phiếm này với những cái mà chúng gọi là quan hệ của đời sống: việc làm, địa vị, gia đình. Sự kiện mà chúng cho là phù phiếm, chính đó mới là điều đụng chạm đến nền văn hóa đích thực. Nietzsche chọn một nhà tư tưởng tự do nổi tiếng, tác giả tác phẩm thời danh Đời Chúa Jésus là David Strauss làm khuôn mẫu điển hình cho loại trọc phú văn hóa. Phần đầu của cuốn Những quan điểm chống Thời đại là để chống lại David Strauss và cuốn sách của ông ta, cuốn Niềm Tin Xưa và Nay. Nietzsche giải thích trong cuốn Ecce Homo, David Strauss chính là kẻ tượng trưng cho văn hóa Đức hiện đại. Nietzsche viết: “Tôi chỉ xử dụng họ như cái kính phóng lớn dùng làm phương tiện để nhìn thấy những tai ương chung còn che giấu hay khó nhận ra.
“Bọn trọc phú văn hóa là kết quả của nền học vấn bị lịch sử thống trị, đó là loại trọc phú “thẩm mỹ lịch sử” vậy. Nietzsche dành phần hai của cuốn Quan điểm không hiện thời cho cái lợi và cái hại của việc nghiên cứu lịch sử cho đời sống. Phần này mở đầu bằng câu của Goethe : “Tôi chống lại mọi hình thức giáo hóa không làm tăng thêm tính hoạt động của tôi cũng như không trực tiếp làm sôi động nó”. Nietzsche rút ra từ tư tưởng này một kết luận : “Chúng ta cần lịch sử để sống, để hành động, chứ không cần lịch sử để xô lệch rã rời đời sống và cho hành động của chúng ta, cũng không để điểm tô cho cuộc sống ích kỷ, cho hành động xấu xa, hèn nhát. Chúng ta muốn sử dụng lịch sử, Và chỉ sử dụng nó cho đời sống”.
Lịch sử đặt con người đối diện với các công trình vĩ đại của quá khứ, bởi đó nó có thể kích thích hoạt động của con người bằng cách khuyến khích con người tiếp tục các truyền thống rực rỡ. Nó có thể tô hồng hiện tại, đưa vào đấy tình yêu vật tử sinh và xa vời. Cuối cùng nó dạy cho con người biết rằng tất cả quá khứ đều đáng lên án, cái gì đã sinh ra thì một ngày kia sẽ bị hủy diệt. Trong nghĩa đó nó phụng sự cho đời sống
.Nhưng nó trở nên tệ hại khi tự cho mình là một khoa học độc lập của đời sống. Dưới ảnh hưởng của nó, con người còn trở thành “thứ bách khoa di động”; còn tệ hơn, một điều trừu tượng, một cái bóng mờ. Con người không dám biểu lộ cá tính đích thực của mình, nó phải mang cái mặt nạ vô ngã của con người văn hóa đồng thời cả cái bộ vó của tên trưởng giả. Tính đồng nhất của giáo dục hóa phổ quát này đè nặng lên khắp các lãnh vực triết học, “tất cả triết học hiện đại đều là triết học chính trị hoặc triết học cảnh binh “. Hành động của chính quyền, của nhà thờ, của sự hèn nhát phổ biến đã làm co rút nó lại chỉ còn cái dáng bên ngoài.
Lịch sử đưa đến những tôi tớ thụ động và cung kính. Lịch sử luôn luôn là thần học mang mặt nạ”. Bị thâm nhập tinh thần lịch sử, triết lý Hegel trong khi coi thực tại là cái hữu lý, góp phần biện minh cho kết quả của nó ; cũng như lịch sử, triết lý đó đưa đến việc tôn sùng các sự kiện. Kẻ nào khom mình trước “sức mạnh của lịch sử”, cũng sẽ có thái độ chấp nhận tương tự trước mọi thứ sức mạnh, chính quyền, công luận. Như vậy sự kiện (sự đã rồi) là ngu ngốc ; nó giống một con bò hơn là một Thượng Đế.
Con người chỉ là người khi phản kháng chống lại sức mạnh mù quáng của sự kiện, chống lại độc đoán của thực tại. Những người vĩ đại thực sự là người không cúì mình trước cái đã là, nhưng chỉ vâng theo với một kiêu hãnh vô lường cái phải là.
Văn hóa lịch sử có thể đưa con người đến chỗ cảm thấy là kẻ lỡ tàu, kẻ “hậu sinh”, có thể học lịch sử, nhưng lại không thể làm lịch sử. Từ đó con người ngộ nhận hiện tại, vứt bỏ mọi cái mới mẻ, chống đối những gì sắp xảy tới. Và có những kẻ phá hoại muốn bẻ gãy những hình ảnh của tương lai.
Ngược lại chinh bởi hiện tại mà ta mới hiếu được quá khứ. Chinh vì phát triển nhưng khả năng cao quý nhựt của nó mà ta mới đoán biết, ở quá khứ, những cái đáng chấp nhận và giữ lại. Chúng ta chỉ hiểu được quá khứ khi chúng ta là người diễn dịch hiện tại và xây dựng tương lai.
Phải học tập đời sống các vĩ nhân trong quá khứ để nâng cao chủ nghĩa anh hùng. Một vĩ nhân thực sự luôn luôn là “người chống lại thời đại của mình”.
Một ngày nào đỏ nhà học sử sẽ ngừng quan tâm đến quần chúng để phụng sự cho cá nhân. Quần chúng chỉ cỏ ba điểm đáng lưu tâm : họ là bản sao rất kém của các vĩ nhân, họ là chướng ngại vĩ nhân gặp phải, họ là dụng cụ để vĩ nhân sử dụng. Riêng phần những cá nhân siêu đẳng, họ làm thành loại cầu phóng qua con sông đen tối của dịch biến. Họ không nhượng bộ một lệ luật diễn tiến lịch sử nào ; họ sống ngoài thời gian đồng thời với kẻ đã qua người chưa lại, và nhờ vào lịch sử, họ cùng sổng với nhau. Nhiệm vụ thật sự của lịch sử là làm gạch nối giữa những người cao cả, và thúc đẩy sáng tạo vĩ nhân. Mục đích của nhàn loại là chỉ để sinh sản những mẫu người siêu đẳng này.
Về phần lịch sử, nơi đây xuất hiện một trong những lý tưởng sẽ đóng vai trò chủ yếu ở triết lý Nietzsche.
Ở cuối đường du hành gay go trên bể cả văn hỏa hiện đại, tận cùng Nietzsche thốt lên : “Trần gian! Trần gian!” và ông báo hiệu cho tuổi thanh niên biết những “cảng hiếu khách” sẵn lòng đón nhận ta dừng chân. Bởi chính ông tin sẽ khám phá trong hội sống ngày nay những dấu hiệu báo trước một đổi hình sâu rộng, một trỗi dậy quyết định.
Sự trỗi dậy giải phóng này sẽ mang hình thức cuộc trở về đời sống Dionysos của Hy lạp cổ xưa. Tinh chất cổ sơ của Hy lạp xưa sẽ sống lại trong nước Đức hiện đại nhờ hai vĩ nhân, Schopenhauer và Wagner.
Phần ba của lntempestive dành cho Schopenhauer, nhà giáo dục. Nhà giáo dục chỉ xứng đáng với tên này khi khơi dậy ở con người bản chất đích thực của nỏ, tức hạt nhân của hữu thể nó. “Nhà giáo dục thực sự là người giải phóng”
Nietzsche thủ nhận cái vui thú, “Cái tinh cảm sung sướng mãnh liệt” mà ông cảm thấy khi nghe tiếng nói của Schopenhauer. Ông so sánh Schopenhauer với Montaigne, kẻ cỏ cái vui sống gia tăng không ngừng trên mặt đất này, cả hai gặp nhau trong cùng “Bầu trời trong trẻo yên hàn”. Đến gần những hiện hữu rực rỡ kia, là tiến đến những người siêu đẳng, những người “vui vẻ tột cùng” . Hãy chú ý đến bao nhiêu lần chữ vui vẻ xuất hiện trong lời ca ngợi kia của một người theo chủ nghĩa bi quan, được viết trong quãng đời mà mọi nhà chú giải đều đồng ý là giai đoạn bi quan của Nietzsche.
Ở thời hiện đại con người ngây ngô đặt khoa học lên trên tất cả, Schopenhauer lấy mục đich con người không phải là khoa học mà là hiểu biết : “Cái hiểu biết gắn chặt mắt nhìn vào hình ảnh toàn thể của vũ trụ, trong đà nhẩy thiện cảm và tình yêu, đã cổ gắng chấp nhận cải đau khổ phổ biến làm đau khổ riêng cho mình”. – “Khoa học đối với hiểu biết cũng như đức lý đổi với thảnh thiện ; nỏ lạnh lùng và khô khan, nỏ không có tình yêu thương”. Tên bác học là con chuột chuỗi ở trong hang, không có khả năng hiểu được cải hiếm có, đặc thù, cao cả, và bởi đó độc nhất, quan trọng, chính yếu.
Tư tưởng chống lại thời đại của mình, “Schopenhauer sống trong tình trạng rất nguy hiểm”. Nhà giáo dục lớn đó cho ta một bài học cao quý như sau : “Không thể cỏ được một đời sổng sung túc : điều chúng ta thực hiện đẹp đẽ nhất, đó là một cuộc sống anh hùng ; cuộc sống ở đó chủng ta hoàn toàn hy sinh cho chính nghĩa chung, nơi ta chạm trán với bao nhiêu khó khăn, nơi ta mang về chiến thắng mà chẳng đòi hỏi mảy may đền bù nào. Hoài niệm về con người như thế sống mãi, mọi người xưng tụng họ như một anh hùng. Ý chí của họ, bị xâu xé trong suốt quãng đời bằng nhọc nhằn, thử thách, bằng thất bại bạc bẽo, sẽ lịm ở Niết Bàn”. Đó là khuôn mẫu của hiểu biết Dionysos mà Schopenhauer gửi lại.
Cùng với thế ông đưa ra mục đích cho đời sống con người và cho thiên nhiên. Mục đích đỏ là sự xuất hiện của các con người siêu đẳng các nhà triết học, các nghệ sĩ, những vị thánh. Thiên nhiên cần đến nhà triết học để tự soi sáng mình còn vị thánh thì bản ngã họ hòa vào đời sống vũ trụ. Một văn hoá đích thực dạy cho ta nhiệm vụ này :
“Thúc bách sự ra đời của nhà triết học, của nghệ sĩ, của vị Thánh, nơi chúng ta và ngoài chúng ta, theo cách công tác như thể nhập vào hoàn thiện tối cao của thiên nhiên.
“Từ đây mỗi chúng ta phải suy nghĩ : “Tôi phải nhìn những điều cao cả nhất, con người nhất ở trên tôi ; tất cả hãy giúp cho tôi đạt đến mục đích đó. Tôi cũng sẽ giúp cho ai cùng nghĩ như tôi, cùng đau khổ như tôi. Sau cùng, một ngày nào đó, một lần nữa sẽ nảy sinh ra con người tự cảm thấy hoàn toàn với óc hiểu biết và lòng yêu thương vô hạn, ngút ngàn, tràn trề sức mạnh trong ngưỡng vọng và trong hành động sáng tạo ; con người đó trong niềm viên mãn của hữu thể mình, sẽ sống trong lòng thiên nhiên, phán đoán và đo lường mọi vật…” Từ khởi đầu của tác phẩm này, ta đã thấy sửa soạn cho mặc khải Siêu Nhân của Nietzsche.
Phải chiến đấu để triệt hạ các chướng ngại ngăn trở các con người siêu đẳng sẳp lại.
Điều nhà triết học đặc biệt cần hơn cả là tự do. Nhà triết học không thể mong vào đặc ân của Nhà Nước, nếu không muốn từ bỏ con đường đi tìm chân lý, ông phải đứng lên trên mọi chân lý của Nhà Nước, mọi học chế, tôn giáo, trật tự xã hội, quân đội v.v… Nhà Nước không bận tâm đến chân lý, điều chúng cần là chân lý có lợi, tức cái ích lợi cho chúng dù nó là chân lý, một nửa chân lý hay là sai lầm, lừa gạt. Chân lý không làm tay sai cũng không nhận trợ cấp’
.Nhà Nước không hề khích lệ triết học mà còn đàn áp nữa là khác. Người ta sẽ dứt bỏ các nhà triết học xấu xa bằng cách từ chổi đặc ân cho họ. Một nhà triết học thực sự còn quan trọng hơn cả việc duy trì một trường Bại Học, một quốc gia. Triết học phải được coi như một điều ghê gớm, bởi từ đó cuồn cuộn chảy ra thủy triều của chủ nghĩa anh hùng
.Đó là bài học to lớn mà nhà giáo dục Schopenhauer mang lại cho thế gian.
°
Triết học Schopenhauer không phải là nguyên lý giải phóng độc nhất mà chúng ta tìm thấy ở hội sống hiện tại. Một niềm hy vọng giải phỏng nữa cũng đến với chúng ta từ một con người vĩ đại khác : Richard Wagner.
Âm nhạc Wagner cho chúng ta tham dự vào cuộc bừng sống của kịch bi và phục sinh của văn minh Hy lạp cổ sơ. Ảo ảnh Apollon kết hợp với cái viên mãn của cuộc sống Dionysos và nâng đỡ nỏ: không cần đến sự trợ giúp của ngôn từ và hình ảnh, một kẻ dễ xúc cảm sẽ ngất lên khi nghe hồi thứ ba của vở Tristan và Isolde… Đó là chủ đề Nietzsche khai triển trong cuốn Nguồn Gốc Kịch Bi. Trong phần lntempestives thứ tư nhan đề Richard Wagner ở Bayreuth, ông ca tụng thiên tài lớn lao nọ. Đó là một Eschyle mới. Cũng như Eschyle đây là nhà sáng tạo đang chỉ đường cho nghệ thuật ngày mai.
Sống “cho tình yêu của tình yêu”, cũng như Sieglind mang đứa con trong bụng mình, ông yêu nhân dân, yêu cái tập thể những người cùng cảm chung một nỗi buồn thảm với ông. Ông mơ ước tự giải phỏng cho mình, và giải phóng cho họ khỏi nỗi khổ ải chung đó. Bằng cách nào ? Bằng hai lối sáng tạo bình dân, thần thoại và âm nhạc. Vì khổ ải chung cho tất cả, nghệ thuật chung cũng giải phóng cho tất cả nhân dân. Chính “nghệ thuật không tổ quốc” này — vì nó không dừng lại trước hàng rào chủng tộc, quốc gia nào cả – sẽ hướng đến cho con người ngày mai. Nó phải sống lại sau lần Cách mạng không thể tránh khỏi : “Dự liệu hạnh phúc, bảo đảm một tương lai tốt đẹp nhất của một nhân loại tự do nhất không thể trói buộc cùng với đám người hiện nay sinh ra để bị hủy hoại và đảng bị hủy hoại.
Để bày tỏ triết lý của mình, Wagner đã dùng một ngôn ngữ ai cũng hiểu được
.Là người soạn nhạc kịch tuyệt vời, ông đã khám phá ra dây liên hệ đích thực nối liền âm nhạc với kịch bản, âm nhạc với đời sổng. Ông đã sáng tạo một tương quan hoàn toàn giữa thế giới thấy và nghe. Ở ông, cái gì nhìn thấy được trong vũ trụ đều có khuynh hướng hóa nội tại để biến thành âm thanh, và cái gì nghe được trong vũ trụ đều khao khát hóa nên hình thể, lao mình vào ánh sáng và trở nên cái thấy được. Ông đã khai sáng nên tính hợp nhất của khả năng nghệ thuật ở chúng ta bằng việc dung hòa thơ ca và âm nhạc
.Tác phẩm của Wagner chuyển đến ta “một hạnh phúc chan hòa ánh sáng mà không hỗn tạp”. Người xem và nghe nhạc kịch Wagner tự cảm thấy mình chuyên chở niềm vui đó để vét cho tận cùng rồi vươn lên trên mình. Nhưng họ không giữ riêng hạnh phúc đỏ cho họ. Từ đây họ tự hỏi : ở đâu rồi biết bao kẻ khổ đau về các định chế ngày nay? Với ai tranh đấu để chống lại sự bành trướng của văn hóa giả trá? Chiến đấu thế nào cho tiến bộ của công bình và yêu thương giữa loài người? Ngày nay không còn gì cả ngoài nghệ thuật : Bayreuth, đó chính là “buổi dâng hiến ban mai cho chiến trận”. Phải lao mình vào cuộc tranh đấu chống lại mọi thứ bạo lực, luật lệ, tập quán, qui ước. Tình cảm bi đát biến con người thành một hữu thể vô ngã, không biết xúc động để tận hưởng niềm vui tối thượng kia. – Trong tác phẩm mới này viết vào thời kỳ được gọi là bi quan, vẫn còn dành chỗ cho niềm vui!
°
Rất cần phải nghiên cứu riêng biệt hai cuốn Nguồn Gốc Kịch Bi và Quan Điểm không hiện thời bởi hai tác phẩm này trình bày những khác biệt quan trọng so với những cuốn về sau. Từ ngữ, và ngay cả các ý tưởng chính yếu, vẫn thường được mượn của Schopenhauer. Nỉetzsche chấp nhận hay dường như chấp nhận một thực tế rõ ràng của các biểu hiện, ông tin tưởng, hay dường như tin tưởng vào những nguyên lý vĩnh cửu mà cái suy tưởng thấu nhập của nhà triết học, cái ngưỡng vọng của nghệ sĩ và cái thong dong của vị Thánh đã khám phả ra. Đối với Nietzsche, hai nhà giáo dục vĩ đại là Schopenhauer và Wagner.
Nhưng rồi Nietzsche từ bò ngay các từ ngữ các ý tưởng đó cùng vất đi cả cái ngưỡng mộ nữa. Hay hơn nữa, nếu phải tin vào đó, ông cũng đã thoát hẳn ảnh hưởng đôi của hai nhà bi quan lớn và nghệ sĩ thiên tài đó khi ông viết hai phần Intempestives chót dành cho họ. Ở những trang đầu của phần Quan điểm và phuơng ngôn, ông cho hầu hết những điều ông viết đều đã “lỗi thời” riêng với hai phần Intempestives chỏt thì dành tặng cho quá khứ riêng tư của ông, quá khứ ông đã giả từ quay mặt. Quả thực ngay từ năm 1867, ông đã, khi viết riêng cho mình, đưa những hoài nghi về giá trị một thực tại sâu thẳm minh bạch của các biểu hiện, cùng ngay cả những kết luận bi quan của hệ thống Schopenhauer. (Bà Fœster Nietzsche có tìm ra những đoạn văn phê bình triết học Schopenhauer vào thời kỳ này). Và người ta cũng thấy rất sớm, khi nghiên cứu cuộc đời của Nietzsche, là ông mang đầy tính nghi ngờ, ban đầu là dồn nén âm ỉ, về giá trị của Wagner, đuợc coi như một người và một nghệ sĩ.
Tuy khác với những cuốn về sau bởi bề ngòai mang khuôn mặt Schopenhauer và Wagner, hai tác phẩm lớn đầu tay đó của Nietzsche cũng có những nét giống với các tác phẩm tiẽp theo. Ta đã tìm thấy ở đây lời kêu gọi tính sắt đá anh hùng và chủ đề quan trọng dành cho các con nguời siêu đẳng. Ta cũng thầm đóan ở đây dấu hiệu Siêu Nhân và, như đã nói – một tinh thần mang niềm vui tột độ và sáng ngời trên những trang sách kia. Hans Waihinger nhìn thấy ở Nietzsche “người chống bi quan mãnh liệt nhất” bởi những tác phẩm đầu đó, dù mang đầy từ ngữ Schopenhauer, đã chứng tỏ cảm giác nọ.
Sau hết trong rất nhiều trang của cuốn Quan điểm không hiện thời, ta khám phá ra sự khẳng định giá trị tối cao của chân lý và lời kêu gọi cho một tự do tinh thần hoàn toàn. Vào cuối đoạn đầu tác giả quyết liệt chống lại sự kiện được xét là lỗi thời, chủ bại: “Cái hiện thời, cái quan trọng, điều của ngày hôm nay hơn cả, là chân lý”.
Ở phần Intempestives thứ hai, ông tuyên bố : “mọi thứ tiến bộ của chân xác đều phải dùng để sủa soạn và thực hiện nền văn minh đích thực”. Và ta thấy tại sao – “con người của Schopenhauer đồng ý chấp nhận những đau khổ gây ra bởi lòng thiết thực” — trước hết phải là một tinh thần tự do.Đến đây đã xuất hiện dấu hiệu của một trong các chủ đề khẳng định tính chất phê bình của Nietzsche, đặc biệt ở các tác phẩm thuộc thời kỳ duy lý hay thực nghiệm.
Hết: NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA TƯ TƯỞNG NIETZSCHE, Xem Tiếp: PHÊ BÌNH CỦA NIETZSCHE
|