ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM CỨU BẮC KỲ DI CƯ ?
Theo ông NGUYỄN VĂN LỤC
(Nhà báo, nhà văn):
Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955 (VI)
1/ Tồng-số giáo dân di-cư vào Nam:
Cách tính của bà Đặng Phương Nghi có thể là con số gần đúng (chỉ là 238.755 giáo dân mà thôi)(tham-chiếu1)
2/ Các phương-tiện và nguồn cung-cấp:
2a- Ngày 04/08/1954 là ngày quyết định thiết lập một cầu hàng không chở người di cư từ miền Bắc vào miền Nam…
Mỗi ngày có khoảng 50-70 chuyến bay từ miền Bắc vào miền Nam, mà tổng số là đã có hơn 200.000 được không vận từ Bắc vào Nam.
Ngoài ra, còn có các đoàn tàu thủy.
2b- Tiền và hiện-vật do chính-phủ Hoa-Kỳ, các tổ-chức tư-nhân Hoa-Kỳ, cùng với chính-phủ Pháp và các tổ-chức tư-nhân Pháp, Đức, Phi Luật Tân, cung-cấp, cùng với các phương-tiện của Việt-Nam (có sẵn từ thời Quốc-Trưởng Bảo-Đại)(tham-chiếu2)
(trích từ tác-phẩm “Vấn đề số người Thiên Chúa giáo di cư từ Bắc vào Nam sau Hiệp định Geneva” của ông Nguyễn Văn Lục phổ-biến trên các diễn-đàn)
Ý-Kiến: (Chỉ mới một) tài-liệu này đã có giá-trị bổ-túc cho các bài viết cố ý đơn-giản cho rằng cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm tự một mình mình cứu giúp cả một triệu người Bắc Việt di-cư và định-cư tại Miền Nam.
Đương-nhiên ông Diệm là người lãnh-đạo đất nước trong giai-đoạn đó ‒ việc xấu thì ông bị chê, cho nên việc tốt thì ông được khen. Nhưng khen mà cố ý quên thiện-chí, công-sức và tiền-của của người khác ủng-hộ cho (mới có phương-tiện hoàn-thành kế-hoạch) thì là thiếu-sót, thiên-vị, và bạc nghĩa vong ân.
THAM-CHIẾU 1:
– Trong một bài viết của bà Đặng Phương Nghi (Bà Đặng Phương Nghi tốt nghiệp trường École des Chartes, cựu Giám đốc nha Văn Khố và thư viện VNCH trước 1975). Dựa vào báo cáo của ủy ban kiểm soát quốc tế cho thấy có 888.124 người di cư (số của Nam Việt) và 892.876 (số của Bắc Việt) so với số 4.269 người bỏ miền Nam ra miền Bắc. Nhưng những con số trên không kể đến binh lính, hoặc những người đã trốn vào Nam sau ngày 20/7/1955. Bà Đặng Phương Nghi cho rằng trong Nam vào đầu năm 1954, có 700.000 người Thiên Chúa giáo, mà toàn quốc có 1.600.000. Trừ 700.000 của miền Nam thì miền Bắc có 900.000 người có đạo. Nếu 700.000 người di cư thì ở miền Bắc chỉ còn lại 200.000 giáo dân.Thế mà tài liệu chính thức của giáo hội miền Bắc vào năm 1964, lập theo từng địa phận sau này cho biết có 833.468 giáo dân. Phần giáo hội miền Nam sau này tăng thêm 700.000 giáo dân thì tổng cộng sẽ là 1.400.000 người. Vậy mà theo ước lượng của giáo hội vào năm 1960, trong Nam chỉ có từ 1 triệu mốt đến 1 triệu hai giáo dân theo Seigliano ghi lại. Như vậy, con số 700.000 ngay cả 600.000 giáo dân di cư vào miền Nam là con số cần được xét lại. Và theo bà Đặng Phương Nghi, con số 700.000 là con số thổi phồng, quá khích. Theo cách tính của bà, con số giáo dân di cư không quá 500.000 như Trần Tam Tỉnh xác nhận và có thể chỉ độ 200.000 người như các cách tính trước đây, tức chỉ tương đương với 25% đến 50% tổng số dân ci cư thay vì 65% như tối thiểu được ghi chung trong các sách. Theo cách tính của bà, con số thích hợp gần đúng nhất chỉ là 238.755 giáo dân mà thôi (Trích Về số người Công giáo di cư từ Bắc vào Nam sau Hiệp định Geneva, Đặng Phương Nghi)
– Mới đây nhất, tác giả Ronald B. Frankum Jr. trong Operation Passage to Freedom khẳng định như sau: Those Vienamese who made the decision to leave their homes in the North for so many reasons. Approximately one-third of the people who fled were Catholics and left as a result of Viet Minh treatment of those who followed the Church. (Trích sách trang 14) Đối với những người Việt Nam đã quyết định dời bỏ nhà cửa của họ ở miền Bắc thì có nhiều lý do khác nhau. Gần như một phần ba những người trốn khỏi miền Bắc là người Thiên Chúa giáo và họ đã ra đi vì lý do cách đối xử của Việt Minh đối với giáo hội của họ. Một phần ba của con số 800.000 ngàn người là trên dưới gần 300.000 người theo đạo.
‒ Và tôi nghĩ rằng, cách tính chính xác nhất là căn cứ vào danh sách các người di cư có đạo ở trong các trại di cư là tối ưu. Vì thế nên căn cứ vào số giáo dân nằm rải rác trong các trại di cư lớn nhưHố Nai, Gia Kiệm và Cái Sắn. Chẳng hạn ở các trại định cư Cái Sắn, một trong những chương trình định cư lớn nhất, trù liệu là 120.000 dân, trong đó có 20.000 dân địa phương cho thấy số giáo dân thực sự ở đây là 50.000 người và dự tính có thể thêm vài chục ngàn. Nhưng thực sự các lô đất được chia làm nhà ở là 8086 lô. Giả dụ mỗi gia đình trung bình là 6 người thì mới đạt con số 50.000 dân di cư. Hố Nai và vùng phụ cận trù liệu 5, 6 chục ngàn người. Nhưng con số lúc đầu chỉ là 41 ngàn. Và theo bảng dự tính số người định cư của Mỹ trù liệu thì Biên Hòa là 100.000 người, Xuân Lộc là 200.000 người, trong đó có nhiều người theo đạo ông bà và đạo Phật. Người ta sẽ thấy số giáo dân không thể quá 300.000 người được.
Nhưng nay nếu chúng ta căn cứ vào những con số của Hải quân Mỹ đưa ra có phần chính xác hơn cả thì đã hẳn con số người Thiên Chúa giáo di cư lại một lần nữa cần phải được xét lại. TheoRonald B. FranKum, Jr. trong Operation Passage to Freedom thì: người Pháp đã chở bằng máy bay và tầu chiến tất cả là 448.619 người di cư vào miền Nam. Tầu chiến Mỹ nhận chuyên chở phần còn lại là: 310.848, với 41.378 nguời đi tự túc. Và cộng chung hai con số của người Pháp và Mỹ, ta có 800.786 người di cư. Nhưng nếu trừ ra số quân nhân Pháp Việt và thường dân Pháp cộng chung là 200.000 người. Lấy 800.786 người di cư trừ số thường dân Pháp và quân nhân, chúng ta vỏn vẹn còn 600.000 người di cư. Vậy mà phần lớn các tài liệu dẫn chứng ở trên đều cho thấy số giáo dân di cư là khoảng 700.000 người. Nếu chấp nhận con số người di cư của Hải quân Hoa Kỳ đưa ra thì con số giáo dân di cư không thể quá con số 300.000 người được.
THAM-CHIẾU 2:
Ngày 09/08/1954, chính quyền miền Nam do thủ tướng Ngô Đình Diệm cầm đầu đã cho thiết lập một phủ Tổng Ủy di cư, phụ trách giúp đồng bào tỵ nạn theo NĐ 111TTP-VP…
Mỗi ngày có khoảng 50-70 chuyến bay, đem theo khoảng 1500 dân di cư mỗi ngày…
Đấy là cầu không vận lớn nhất chưa từng có…
Ngày 17/08/1954, có buổi họp giữa ông (Nguyễn Văn) Thoại (Tổng Ủy Trưởng Di Cư) và các viên chức Pháp và Mỹ. Về phía Pháp có tướng Ely, Jean Gambiez (cố vấn cho ông Nguyễn Văn Thoại). Về phía Mỹ có tướng O’Daniel và đô đốc Sabin, thông qua cơ quan MAAG và STEM. Đại tướng O’Daniel đã chỉ định đại tá Rolland Hamelin, đại diện ông để làm việc với Hải quân Mỹ.
Kết quả là phía người Pháp cung cấp 30 xe vận tải để chở người di cư từ bến tầu đến các trại tạm trú… Phía chính quyền Việt Nam cung cấp 100 xe vận tải…
Có 10 trung tâm tiếp cư chính là: Phú Thọ, Xuân Trường (Thủ Đức), Nhị Thiên Đường, Bình Đông 1, Bình Đông 2, Bình Đông 3, Bảo Hưng Thái, Rạch Rừa, Bình Trị Đông và Bình Thới. Ngoài ra còn có những trung tâm tiếp cư lẻ tẻ như Bệnh viện Bình Dân, Nhà Kiếng, Tân Sơn Nhất, Dạ Lữ Viện, Rạch Dừa và các trường học ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Thủ Đầu Một hay ở Gò Vấp như các trường Tôn Thọ Tường, Nguyễn Tấn Nghiệm, Pétrus Ký, Cây- Gỗ lớn, Cây-Gỗ nhỏ, Đỗ Hữu Phương, Phú Thọ, Đakao, Khánh Hội và các trạm cứu hỏa đường Trần Hưng Đạo, tỉnh Gia Định và trại tiếp cư Hòa Khánh ở Chợ Lớn v.v… Các thành phần như sinh viên, học sinh, nhất là phái nữ thì được ưu tiên tạm trú tại trường Gia Long, trường Petrus Ký và 2000 người tạm trú tại các trường học ở Gia Định vì lúc đó các trường đang nghỉ hè.
Ở trường Gia Long… đã có sự cứu trợ của cơ quan The Intertionnal Rescue Committee đến giúp quý bà cho những nhu cầu thiết yếu (in the form of living essentials) như tặng quạt máy, đèn bàn học, thuốc diệt sâu bọ, bàn ủi, quần áo và xà bông, v.v… Chưa kể mở các lớp huấn nghệ xã hội như về sản khoa, chăm sóc trẻ con v.v. (trích tài liệu International Assistance to Refugees, The Junior Chambre International. J.C.I or JAYCEE)…
Trại di cư Phú Thọ còn được gọi là Phú Thọ “lều”, vì ở trong các lều. Các lều này được chuyên chở từ Nhật về trong các kho dự trữ của chính phủ Mỹ ngày 31/07/1954. Đợt đầu tiên là 2000 căn lều bạt đã tới Sài Gòn và trù liệu chỗ trú ẩn cho 40.000 dân di cư…
Chi phí dự trù cho việc tiếp cư này là 1.500.000.000, một tỷ rưỡi tiền Việt Nam trong đó có các chi phí như tiền ăn uống trong 3 tháng cho mỗi người di cư, 12 đồng/một người, 367.000.000. Chi phí cho việc xây cất một trăm ngàn căn nhà, với giá 6000 đồng/căn, 600.000.000. Có lẽ, đây là chi phí tốn kém nhất. Chi phí cho việc mua dụng cụ làm đồng như dao, liềm, cuốc v.v… với số tiền377.800.000 đồng. (Trích OPTF, trang 29)…
Cơ quan STEM ước định, để có thể cung cấp đầy đủ cho người di cư cho đến khi họ tự túc được thì số tiền tài trợ phải bỏ ra là ở phía Nam là: 1.205.000.000 tỉ đồng. Chưa kể khoảng một tỉ đồng cho các tỉnh miền Trung. (Trích tóm lược trong OPTF, trang 149)
Ngày 02/02/1955, Hoa Kỳ đã hoàn tất chương trình viện trợ để ổn định 500.000 người di cư… Ngày 28/02/1955, Hoa Kỳ tháo khoán 18 triệu Mỹ Kim giao trực tiếp cho Việt Nam mà không qua tay Pháp…
Bắt đầu từ 11/3/1955 thì ngay khi tầu cập bến được cấp 800 đồng mỗi người, cấp một lần một và sau đó được đưa tới các trại định cư. Khi tới trại định cư được cấp 3.000 đồng để tự túc dựng lấy một căn nhà, chia làm ba kỳ để mua vật liệu cất nhà như tre, nứa. Chưa kể được cấp phát giường chiếu, chăn mùng, cấp phát dụng cụ làm ruộng, hạt giống, phân hóa học để mưu sinh. (Tài liệu Phủ Tổng Ủy di cư, trích lại trong Bình Giả, quê Hai, tác giả Đình Quang).
Bên cạnh đó, có nhiều cơ quan từ thiện như CARE cung cấp 25 ngàn thùng quần áo, giầy dép
Ngày 1/7/1955, ngân khoản mà Hoa Kỳ đã trợ cấp cho người di cư là 1 tỉ 58 triệu. Trong đó có 480 triệu để trợ cấp định cư, 300 triệu để trợ cấp cho người định cư làm nhà.
Ngày 1/7/1955, đại sứ Mỹ Rheinarat trao cho Thủ tướng Ngô Định Diệm ngân phiếu 11 triệu Mỹ Kim của dân chúng Hoa Kỳ tặng cho người di cư. Không quên là trước đó tháng 12/1954, tướng Lawton Collins đã trao một chi phiếu 28.571.428 Mỹ Kim (tức khoảng 28 triệu Mỹ Kim). (Trích Bình Giả, quê Hai, Đình Quang).
Cũng cần ghi nhận là những số tiền lớn như thế đã được trao cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm,
sau đó được phân phối cho các trại tị nạn về phân phối lại…
Khi tới trại tạm cư, mỗi người được trợ cấp 12 đồng/ngày cho người lớn và 6 đồng/ ngày cho trẻ em. ..
Tính đến ngày 30/10/1955 có tất cả là 887.890 người đã được di cư vào miền Nam. Trong đó cần định cư 596.031 người. Còn lại 140.000 sống rải rác khắp nơi và 125.393 là gia đình các quân nhân. Để định cư con số hơn nửa triệu người thì chính quyền đã cho thiết lập được 156 trại ở Nam Phần, 65 trại ở Trung Phần và 34 trại ở vùng Cao Nguyên…
Hơn nửa triệu người cần được tái định cư, phải lo cho họ có nơi ăn chốn ở, có công ăn việc làm tự túc, có trường học cho trẻ em, có trạm y tế cho người ốm đau và nhất là nơi thờ phượng tôn giáo. Ở chỗ nào có dân di cư thì ở đấy có chùa chiền, nhà thờ…
Đó là một điểm son cho việc định cư gần một triệu người tỵ nạn…
Cơ quan xã hội công giáo Hoa Kỳ, The National Catholic Welfare Conference (NCWC) với 400.000 cân (Anh) sữa bột và sau đó còn gửi thêm một số lượng khổng lồ là 1.000.000 pounds sữa bột, 900.000 pounds dầu ăn, bơ và phó mát…
Bên cạnh cơ quan xã hội công giáo Hoa Kỳ, còn có cơ quan The Catholic Relief Service đã cứu trợ 1.100 tấn quần áo và thuốc men, 50 máy may và trường học dạy may, giúp xây cất 69 nhà thờ, giúp xây dựng 81 Hợp tác xã, giúp xây một nhà thương ở Biên Hòa với 250 giường bệnh, giúp xây dựng các trại mồ côi ở ở Thủ Đức, Gò Vấp, Ban Mê Thuột, giúp xây dựng nhà thương cho người cùi ỏ Di Linh, giúp xây dựng 4 nhà máy làm gạch ở Phước Lý, Biên Hòa, Tây Ninh và Đà Lạt…
Phải kể thêm các cơ quan thiện nguyện khác như The Phiippine Jaycees, UNICEFF, Rotary club và Jaycee, The American Women Association, Operation Brotherhood, Hội cứu trợ công giáo Pháp và Đức do giám mục Rhodain và Daniels đại diện v.v… (trích tài liệu International Assistance To Refugees)
Rất nhiều bàn tay đã dơ ra để giúp đỡ người di cư trong lúc đầu đến lập nghiệp ở miền Nam.
Cơ quan FOA đã gửi sang những máy làm gạch để ngày đêm dân di cư sản xuất lấy gạch xây trường học.
Nhưng có một vài trại đinh cư như các trại ở Củ Chi mà con số người di cư lúc đầu lên đến 6, 7 ngàn người. Trại này do người Pháp đỡ đầu, được hưởng nhiều quyền lợi từ hai phía, từ chính quyền đến người Pháp giúp ủi đất, dựng nền nhà, đào giếng, xây dựng trường học, nhà thương, nhà thờ do tiền quyên được của nhật báo Le Figaro ở bên Paris tài trợ.
Còn đối với người Mỹ thì như nhận xét sau đây trong Passing the Torch: “Cái Sắn was hailed by the US as a symbol of South Viet Nam‘s determination to shelter people who linked their future with that of the free government”. (Trích Passing the Torch, trang 141) Cái Sắn được chính quyền Mỹ chào đón như biểu tượng về lòng quyết tâm của miền Nam Việt Nam để che chở những ai đặt tương lai của họ vào tương lai của một chính quyền tự do”.
Nhưng để đất có thể trồng trọt được, cơ quan USOM đã dùng 110 máy ủi đất để cào sới đất, sau đó dùng máy cầy san đất. Tính chung là 1.800.000 mét đất đã được ủi và cào xới.
Chính quyền có cấp phát cho các gia đình trâu để cầy ruộng. Trâu mua từ Thái Lan về. Đã có 2148 con trâu đã được cấp phát cho các trại di cư ở Nam Phần và 40 con ở Trung Phần.
Riêng ở Cái Sắn, cứ 4, 5 gia đình chung nhau một con trâu để cầy ruộng…
Trên toàn thể các trại di cư, chính phủ đã giúp đào được 5405 cái giếng và phân phối khoảng 400 tấn phân bón. Đồng thời phân phối khoảng 60 ngàn cuốc xẻng. Chính phủ cũng cho nông dân đi định cư vay một số tiền là 118.217.200 đồng (tức khoảng 118 triệu đồng)
Chính phủ Hoa Kỳ còn cung cấp cho dân định cư, lúc đầu là 50.000 người, dự trù thêm 50.000 nữa, một số tiền là 400 triệu đồng cùng với tất cả các dụng cụ nông nghiệp mà số tiền tính ra khoảng 1 triệu Mỹ kim.
v.v…