NHẬT KÝ. (ĐÔI DÒNG TÂM SỰ)

Triệu Vũ

….Vì tên của Cha có nghiã là “nước” nên Việt Minh nghĩ ra cách trói tay chân lại, rồi thả Cha xuống sông Kẻ Sặt, hiểu theo nghĩa “cho trôi sông” hoặc “mò tôm”. Quá nửa đêm, trời tối đen (Cha kể lại lúc sinh tiền) hai khuỷu tay bị trói  gặt ra phía sau, họ dẫn Cha lội xuống sông từ bờ phía nam. Khi  mực nước ngang bụng, một người trong bọn họ lấy đoạn dây thừng, khom người cột hai cổ chân của Cha, nhưng hình như chỉ quấn vài vòng lỏng lẻo và cột sơ sài ….rồi xô Cha vào dòng nước. Cha cố gắng rút bàn chân khỏi vòng dây thừng, dùng chân đạp nước, nín thở và cố lặn  sang bờ bên kia. Khi trồi lên, không ngờ chui vào giữa đám bèo tây dầy và lớn, đang trôi chầm chậm. Bọn thi hành lệnh thủ tiêu gồm ba người, nán lại một lúc nữa rồi biến dạng trong đêm. Sau này  gia đình biết được người cột dây thừng nơi cổ chân Cha đêm ấy là người đã mang ơn Ông Bà nội, cứu sống cả nhà anh ta ngày trước…Cha vẫn dùng hai chân đạp nước, ngửa đầu tựa trên đám bèo. Khi đã thực an toàn, Cha lên bờ phía bắc, toàn thân lạnh run, nhưng phải nhanh thoát khỏi nơi này. Tay vẫn còn bị trói, trên người chỉ còn cái quần đùi ngắn, Trời vẫn chưa sáng. Cha chạy đến nhà người phu xe kéo-còn gọi là xe tay- ở Phố Gỏi, cách bờ sông gần một cây số. Người phu xe rất ngạc nhiên và xúc động nghe cha yêu cầu giúp đỡ. Ông ta kéo cha vào trong nhà và vội

Từ Văn Tổ Tới Văn Miếu – Khi Rồng Việt Nam Uốn Khúc

Trích sách” Hồn Nước Với Lễ Gia Tiên”- Triết Gia Kim Định

Các nước Á Phi vì đang mải miết tranh thủ độc lập và lo đuổi kịp đà tiến kỹ thuật, chưa nhận ra trạng huống bi thảm kia, nên nhào vô theo sát Âu Mỹ trên con đường dẫn tới những người không phẩm tính, không niềm tin, không một lý tưởng để hăng say… Có cần chúng ta phải theo Âu Mỹ trong vấn đề này chăng?

                   … ước ao đồng bào ta rút ra được kinh nghiệm để thiết lập nên một nền văn hóa dân tộc nối liền với nhân tộc, một nền triết An Vi đặt ngoài mọi tranh luận ý hệ ngoại lai cũng như các tranh thủ và vận động của các tôn giáo, một nền văn hóa dân tộc mà bất cứ người nào, hễ đã là con dân nước Việt cũng phải học, phải đọc, phải coi trọng như một di sản của tổ tiên trối lại, như một bửu bối giữ nước, càng ngày càng trở nên cần thiết trong một nước đa giáo.

                  Còn nếu đòi một “tôn giáo” cho quốc gia thì đó sẽ là “Gia Tiên” và “Quốc Tố” tức linh khí của nước non cũng gọi là Rồng Việt.

—————————————————————————————————————

Các tộc người tại Indonesia có phải người Việt cổ không ?

Lang Linh

Trong những năm gần đây, báo chí và các trang thông tin Việt Nam thường xuyên đăng tải và tuyên bố rằng họ đã tìm thấy người Việt cổ tại Indonesia, các bài báo được đăng trên các trang mạng thường cho rằng các tộc người Indonesia như người Minangkabau, người Dayak, người Toraja, người Batak Toba là những “tộc người Việt cổ” [1], nếu thử tìm bằng các từ khóa liên quan tới người Việt cổ, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những thông tin về hậu duệ người Việt cổ tại Indonesia, với tần suất xuất hiện rất dày. Điều này cho thấy quan điểm cho rằng các tộc người này là người Việt có độ phổ biến rất cao, được nhiều người Việt biết tới, gây ra những ngộ nhận không nhỏ về nguồn gốc dân tộc.

Triết Lý An Vi và Phép Thiền Chỉ Quán

Đông Lan

Mở đầu phép Qui Tâm theo Triết Lý An Vi, là bước Tri Chỉ, có nghĩa là Biết Dừng. Biết dừng là ở đâu? Dừng nơi chốn nên dừng. Tu theo pháp Nhân Chủ An Vi, là dừng lại nơi chính Trung, chính phận, chính vị của Người. Chúng ta đã hiểu Trung là gì, Chính là gì, Người là gì, tức là ta đã biết những nguyên tắc căn bản của định luật vũ trụ mà ta là một thành phần nhỏ bé mà linh thiêng, mầu nhiệm. Trên con đường Qui Tâm, ta có thể áp dụng trợ duyên từ Thiền Chỉ Quán để đạt thanh tịnh và cũng là trau giồi đạo đức cá nhân. Từ Tri Chỉ đến Thiền Chỉ là một kết hợp hài hòa giữa cái biết và làm, là dừng lại nơi Lưỡng – Nhất – Tính của vạn vật.

Từ Tri Chỉ đến Thiền Chỉ, Định Trí, Tĩnh Lặng, An Vi rồi cuối cùng Tâm thức lại xóa bỏ cả An lẫn Vi chính là Pháp Thiền Chỉ Quán của Phật Giáo.

Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa

Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:

Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta



Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Nghệ An, hô thật to những khẩu hiệu:

Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân.

Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu,.

Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt…

Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế nàỵ Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế

Triết Lý và Thi Ca

Lê Việt Thường

..Triết Gia Heidegger tự hỏi là cuối cùng có sự khác biệt nền tảng nào chăng giữa NHÀ THƠ biết Suy Tư và NHÀ TƯ TƯỞNG có tâm hồn Thi Sĩ ? Theo ông, trên nguyên tắc, Thi Sĩ không cần phải biết Suy Tư và Tư Tưởng gia không cần phải biết làm Thơ. Nhưng muốn trở thành THI HÀO, THI BÁ, tức Thi Sĩ Hàng Đầu, có một loại Suy Tư mà Nhà Thơ cần phải thực hiện, có cùng chung một nội dung, tinh hoa với loại Suy Tư mà Tư Tưởng Gia Hàng Đầu phải thực hiện: đó là loại SUY TƯ mang tính chất Tinh Khiết, Thâm Hậu,Vững Chắc của THI CA, tức loại Suy Tư mà Ngôn Từ và nội dung chính là hiện thân của Dòng Thơ Lai Láng!

………….

Tóm lại, chủ trương Ý-TÌNH- CHÍ của VIỆTNHO có vẻ đi rất đúng đường TIẾN HÓA của Khoa Học và Triết Học ngày nay. Triết Gia Heidegger cũng có nhận định như sau “Chỉ duy nhất có THI CA mới đứng trên cùng bình diện với TRIẾT LÝ và Suy Tư Triết Lý”.(10) Và có lẽ chỉ Ở TRÊN ĐỈNH CAO VÚT CỦA TRIẾT LÝ và THI CA NGƯỜI TA MỚI BẮT GẶP ĐƯỢCMINH TRIẾT

Cuộc Cách Mạng 1/11/1963

Vũ Ngự Chiêu

Trích: Ngô Đình Nhu, Chết Khó Nhắm Mắt

(6) Khi Lodge đứng dạy cáo từ, Diệm nói: Làm ơn nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là một đồng minh tốt và thẳng thắn [good and frank ally]. Tôi muốn bộc trực và giải quyết các vấn nạn bây giờ hơn là nói về chúng sau khi chúng ta đã mất tất cả. (Câu này giống như đề cập đến cuộc đảo chính có thể xảy ra). Nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi nghiêm túc ghi nhận những đề nghị của ông ta và muốn thực hiện chúng nhưng chỉ còn vấn đề thời điểm (timing).

Cơ sở tiếp cận và nghiên cứu về thời kỳ Hồng Bàng

Lang Linh

Kỷ Hồng Bàng là một trong những giai đoạn gây tranh cãi nhất trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều yếu tố, nên kỷ Hồng Bàng không được nhiều người Việt chấp nhận về cơ sở thực tế, các quan điểm này thường dựa trên một số lập luận cơ bản, như vấn đề thời điểm xuất hiện của truyện họ Hồng Bàng trong sách Lĩnh Nam chích quái, hay những yếu tố mang tính thần thoại không có thực trong truyện, từ đó họ cho rằng họ Hồng Bàng không tồn tại trong hiện thực lịch sử. Bên cạnh đó, cũng có một số học giả và nhà nghiên cứu Việt Nam như tác giả Tô Như [1], học giả người Mỹ như Liam Kelley [2] đã viết một số bài viết cho rằng truyền thuyết họ Hồng Bàng là truyền thuyết được kiến tạo vào thời trung đại. Điều đầu tiên khi tiếp cận và nghiên cứu về truyện họ Hồng Bàng, thì chúng ta cần có một thái độ trân trọng,….

Điều thứ hai, đó là chúng ta hoàn toàn có thể tìm hiểu về truyện họ Hồng Bàng dựa trên các nghiên cứu khoa học, để thử xác định xem truyện họ Hồng Bàng có mâu thuẫn với khoa học hay không. Quá trình này cần bắt đầu từ việc đi tìm hiểu, xác định về nguồn gốc dân tộc, biết dân tộc mình từ đâu tới, tiến trình phát triển như thế nào, cũng như xác định không gian của truyện họ Hồng Bàng, so sánh, đối chiếu các chi tiết trong truyện với các nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy được những cơ sở về thực tế của truyện họ Hồng Bàng.

Bài Tổng Kết về việc Con Cháu Bác Hồ Tiếm Danh An Việt

Lời Ngỏ

Như chúng ta đã biết, khi vừa qua tỵ nạn CS tại Hoa Kỳ, Cố Triết Gia Lương Kim Định song song với việc viết sách cho hoàn tất một Bộ sách Triết Lý An Vi và Việt Nho với tầm nhìn hàng thế kỷ, đã để lại cho Dân Tộc Việt một hoạ đồ dựng xây quê hương ngàn năm vinh vượng.

Gần đây, tại Việt Nam, có những nhóm mượn danh nghiã An Việt –  Hành trình văn hoá Phục Việt của Ngài để lạị –  nhưng  họ lại  không làm gì phát triển An Việt, không thật sự thực hành ý thức, đạo lý của An Vi, chỉ mượn tên vì háo danh, hoặc với nhiều mục đích nào khác. Tệ hại nhất, theo trào lưu a dua, sau CPTPP, một số nghiệp đoàn đã thành lập, và sử dụng  Việt Nho  cho những xảo thuật tuyên truyền, phe nhóm,  làm giới trẻ,  và những người Việt còn chút lòng chung  bị sa vào cái bẫy sập tù tội, hay bị lợi dụng cho những mưu đồ cá nhân, bất chính.  Gần đây nhất, ngày 01-10-2021 một bài viết công khai ca ngợi Hồ Chí Minh tung ra  trong nhóm Nghiệp đoàn sinh viên ( đã giải thể), tự xưng là An Việt ở trong nước, khiến  Việt Nhân –  một thành viên lão   thành  – phải lên tiếng  vạch rõ việc thật giả đang rất khó phân này.

Với góc nhìn từ Tâm đạo Việt, chúng tôi phổ biến những bài viết của tất cả. 

  Phần thẩm định, xin nhường cho độc giả.

——————————————————————————————————————-

Trường Hợp «Tinh Hoa Ý Thức Hệ Việt Nho» của Gs Trần Văn Đoàn

Lê Việt Thường

Sự kiện dân tộc VIỆT đánh mất nền Độc Lập CHÍNH TRỊ cách đây hơn 100 năm kéo theo nhiều hậu quả không lường trước được. Thật vậy, nếu xưa kia, sự LỆ THUỘC thường được chấm dứt với sự ra đi của kẻ xâm lăng, thì lần này trái lại, chính giới TRÍ THỨC của nước Bị Trị, vô tình hay hữu ý lại tiếp tục Dung Dưỡng, kéo dài tình trạng Lệ Thuộc rất lâu sau khi kẻ xâm lăng đã ra đi.. Lý do có lẽ là vì lần này, sự đánh Mất Chủ Quyền không chỉ giới hạn ở lãnh vực Chính Trị, mà tính chất TOÀN DIỆN hơn nên lan rộng ra ở mọi địa hạt, nhất là ở bình diện Văn Hóa, Triết Học.

«Bóng Ma» DĨ VÃNG vẫn không thôi Ám Ảnh giới Trí Thức và Lãnh Đạo Việt. Đến nỗi để biện minh cho các CHIÊU BÀI như Canh Tân, Gỉai Phóng …họ vẫn Trở Lại bàn về những Vấn Đề, dùng những Phương Pháp Lý Luận, cũng như đưa ra những Gỉai Pháp của các Thế Kỷ TRƯỚC . Họ làm như hơn một thế kỷ trôi qua, không có biến chuyển gì quan trọng đã xảy ra cả! Nói cho đúng, họ có nhận thấy sư thay đổi, rất nhiều thay đổi là đàng khác nhưng họ chỉ giới hạn sự QUAN SÁT ở bình diện THƯỜNG NHẬT hay ở các địa hạt như Chính Trị, Kinh Tế, Xã Hội…,

Cuốn Sách Giải Mã Nguồn Gốc Người Việt

Nhà văn Vũ Trọng Phụng và câu chuyện con trai Vũ Trọng Khanh

Trần Hoàng Thiên Kim – Hòang Hải Thủy

Ối.. ông Đại Tá Vũ Lăng ơi.. Lộng giả thành chân có thế thôi..! I can You. I xin You. Ông định làm trò lộng giả thành chân nhưng không được đâu, nhiều khi lộng giả không thành chân, thành cẳng mà là thành dzởm! Ông dựng đứng lên những chuyện không thật, chúng tôi biết những chuyện ông nói không thật, chúng tôi bắt buộc phải lên tiếng.

AN VI và Tranh Thập Mục Ngưu Đồ

Đông Lan

Với Thiền, tu thì Tiệm, mà chứng thì Đốn. Nghĩa là, sự tu tập thiền vẫn cần đặt ra trong chiều thời gian mà đi đến từ từ, nhưng chứng là một biến cố ngoài thời gian. Thập Mục Ngưu Đồ ( mười bức tranh chăn trâu) của Thiền Tông cũng ghi lại bước tiến từng thứ bậc ấy.
Bước tiến ấy theo ba đoạn đường: Hữu Vi- Sai Tâm bắt Tâm; Vô Vi- Tâm Vô Tâm; An Vi- Bình Thường Tâm.

……….Chú mục đồng trở về với trời đất, có trời trong ta mà cũng có đất trong ta. Thế gian này trong muôn vật phân chia vọng động mà ta vẫn Bình An Thanh Tịnh, nếu không có cảnh Sắc này làm sao ta liễu ngộ cảnh Không? Ô kìa, núi vẫn là núi, mà mây cũng vẫn là mây, Tâm Hư Không mà đâu đâu không là cảnh hư không, nhìn hư huyễn trong sắc giới, thấy (kiến) Chân Như giữa đời thường, Tâm Bình An chính trong vọng động. Ôi, con đường đi của Thiền giả, bước Nghĩa Hành Trí Thức An Vi…“Vào rừng mà không khua lá, vào nước không quậy sóng”… Tu mà không biết mình tu, làm mà không thấy mình làm, trở về với trời đất để thấy Tâm ta là Tâm vũ trụ mà Tâm vũ trụ cũng là Tâm ta (tranh 9: Trở về nguồn cội). Và nữa, trở về với cuộc đời, với thế tục, trở về với cái Tâm Bình Thường, đất bụi đời không lem lấm được Tâm ta, thần linh hiển thánh trong từng nhất ý, nhất động của Ngôi Lời Nhập Thể và Nhập Thế (tranh 10: Thõng tay vào chợ), đâu đây lời Thánh Ca vang lên ngút ngàn

Chính Khí Việt

————————————————————————————————————–

Lý Đông A, Chính Khí Việt và Nghệ Thuật

Viên Linh

Với một nhân vật chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi, khoảng sáu năm, từ 1940 tới 1946, rồi không còn tăm tích, trong một cuộc đời hiện thực có thể cũng ngắn ngủi: hai mươi sáu năm – từ lúc lọt lòng mẹ tới khi ra khỏi cuộc nhân quần -, Lý Đông A đã để lại sau bóng dáng tiên tri mông lung của mình một huyền thoại lớn. Từ một nho sinh mảnh mai năm 16 tuổi ở làng Yên Tập tổng Yên Đổ Hà Nam, đến tay súng giữa trận tiền trên đồi Nga Mi, Ninh Bình, mái tóc xanh rũ xuống những pho kinh sử nơi Liễu Châu thư viện, và khuôn mặt đăm chiêu thi sĩ bên dòng Pắc Nậm, trên bến Đà Giang. Huyền thoại của ông, đó là huyền thoại một thiên tài yểu mệnh, một lý thuyết gia xuất chúng, một nhân kiệt không ước hẹn gắn bó gì với nhân gian. Vận nước trong cơn suy, linh khí vào mạch tận, anh hùng cái thế xoay không nổi cơ trời. Nhưng căn cứ vào những gì ông để lại, từ Huyết Hoa đến Đạo Trường Ngâm, ông là một tác giả, một nhà thơ chính khí, và là nhà thơ chính khí hàm xúc nhất của thập niên ’40, nếu không là của thế kỷ XX:

Thành Kính Tưởng Niệm Đức Trần Hưng Đạo 20 Tháng 8 -Việt Lịch 4900

BẠCH ĐẰNG chứng tích của một chiến công ngoạn mục đã được tìm thấy dưới những ao nuôi cá và ruộng lúa chung quanh sông Bạch Đằng của Việt Nam

Tác giả: Lauren Hilgers – An ancient battlefield emerges. Evidence of a dramatic military victory has been found beneath fishponds and rice paddies around Vietnam’s Bach Dang River.

Ngày nay, vùng đất gần địa điểm sông Bạch Đằng đổ vào vịnh Bắc Bộ và Hạ Long ở miền bắc Việt Nam nom như một mảnh vá chằng chịt ruộng lúa, làng mạc và ao nuôi cá nhân tạo. Nhưng cách đây 700 năm, trước khi nhiều thế hệ nông dân đến thay đổi cảnh quan nơi này, đấy là một dải đầm lầy duyên hải trải ra hàng chục cây số vuông, một vùng đất ẩm ướt biến đổi không ngừng, nơi con sông trải hình nan quạt thành những dòng suối mầu mỡ quanh co. Các đảo nhô lên khỏi mặt nước để rồi biến mất theo từng con nước thủy triều, các cồn cát nhường chỗ cho các cửa sông sâu, và cả các mô đất cao lẫn các kênh lạch mà thuyền bè có thể qua lại cũng thường biến đổi khó lường. Vùng này dân cư thưa thớt, nhưng sông Bạch Đằng lại là cửa ngõ để đi vào trung tâm quyền lực của Việt Nam [tên nước lúc bấy giờ là Đại Việt.- dịch giả]. Nó là một phụ lưu của sông Hồng, một con sông bắt nguồn từ Hoa Nam và đổ xuống Vịnh Bắc Bộ.

TRỞ VỀ TÔ THẮM QUÊ MẸ

Thư Hương ( Thái Bình Minh TriếtTriết Gia Kim Định )

Phật Giáo là một thực thể rất phiền toái vì vừa là một nền triết vừa là một tông giáo và tuy phát xuất từ Ấn Độ nhưng hồn lại từ Đông Á, lại du nhập vào nhiều nơi như Tàu, miền Đông Nam (các nước tiểu thừa) và Việt Nam. Chính sự du nhập ở nhiều nơi này giúp tìm ra những nét then chốt trong Phật Giáo, giúp cho thẩy mối liên hệ giữa Phật Giáo và Việt Nam có tính cách họ máu hàng dọc, được chứng tỏ bằng những lâu đài văn hóa cao cả không đâu có được như vậy. Xứng đáng là mô thức cho các cuộc giao thoa văn hóa khác. Ta sẽ lần lượt xét sơ qua.

TRẦN NHÂN TÔNG VÀ DẤU ẤN TÂM LINH VIỆT

Tâm Hà Lê Công Đa

Trong khi cả thế giời đang rung chuyển trước bước tiến vũ bão của đoàn quân thiện chiến Mông Cổ thì vó ngựa của đoàn quân xâm lăng hung hãn này đã ba lần phải khựng lại trước bức tường ý chí sắt thép của quân dân Đại Việt. Cả ba lần xâm lược cả ba lần đều bị đánh tan. Việt Nam trở thành một mối ám ảnh kinh hoàng của cả triều đình, binh tướng Nguyên Mông, đến độ mấy năm sau, Trần Phu, một viên quan cầm đầu sứ bộ nhà Nguyên khi đặt chân vào đất nước Việt Nam còn cảm thấy rùng mình:
Kim khoa ảnh lý đan tâm khổ
Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh
(Giáo sắt sáng ngời lòng thắm khổ
Trống đồng vang dội bạc đầu phơ)
Sự kiện này đã làm cho rất nhiều người, kể những nhà nghiên cứu sử học trên khắp thế giới, không khỏi ngạc nhiên nêu lên câu hỏi: Cái gì đã tạo nên sức mạnh vô song này? Cái gì đã là chất keo gắn bó mọi tầng lớp, đẳng cấp xã hội dân chúng đời Trần tạo nên sức mạnh Diên Hồng, đập tan cả một lực lượng quân sự hùng mạnh vào bậc nhất thế giới đương thời?

VÀI SUY NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Triết Gia Kim Định

Ngoài Hòa Hảo và Nho thì cho đến nay, không có Chủ Đạo nào khác… mà chỉ có chủ thuyết, tức mới ở đợt ý hệ, chưa lên đến đợt tâm linh để thành chủ đạo. Chúng phát xuất, hoặc do triết học tất cả còn duy ý, hoặc do tôn giáo thì chỉ là tầm gửi. Đức Ki Tô đã nói “nước ta không thuộc trần gian”, nên giáo sĩ bị cấm làm chính trị, còn giáo dân thì có làm, nhưng chỉ là chính trị ở lương tri, ở đợt lợi hành, tiếng là Ki Tô, nhưng trong Ki Tô không có nền tảng chính trị.

——————————————————————————————————————–Phất Thủ Liệu Pháp

Phất Thủ Liệu Pháp hay còn gọi là phương pháp trị bệnh bằng cách vẫy tay hay lắc tay đã được người Việt chúng ta biết đến khá nhiều trong khoảng 3 thập niên qua. Một phương pháp luyện tập rất thích hợp với người lớn tuổi vì giản dị, nhẹ nhàng với chiêu thức tóm tắt gần như còn có một động tác, có thể tập tại nhà, lúc nào tập cũng được nhưng có kết quả rất cao với khá nhiều chứng bệnh, qua sự chứng nghiệm của rất nhiều người.
Nhận thức được chân giá trị của Phất Thủ Liệu Pháp, người viết đã tham khảo và tổng hợp các kiến thức (lý giải) quí giá từ tài liệu của các Đông Y sĩ, Y sĩ và kinh nghiệm của những người luyện tập để đúc kết thành bản tài liệu dưới đây, hầu giúp cho người đọc cũng như người luyện tập có được một cái nhìn trọn vẹn trên nhiều khía cạnh khác nhau

AN VI: ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT VIỆT

Đông Lan

Đường Về Tính Thể Viên Dung của Chân Lý An Vi

Nhận thấy chủ thuyết tư bản và cộng sản cũng chỉ là những lý thuyết kinh tế, đã thất bại trong việc mang lại tự do, bình đẳng và nhất là phẩm giá chân thực cho con người. Bộ sách Triết Lý An Vi là hướng đi Nhân Bản nhằm cứu gỡ bế tắc của tư bản hay là cộng sản. Nó xác tín lại giá trị nền tảng của con người, giới thiệu một vũ trụ quan và nhân sinh quan tiếp cận Chân Lý Toàn Diện. Đó là điều cả hai xã hội tư bản và cộng sản đang thiếu, và là nguyên nhân những khổ nạn của bao thế hệ .

ANH HÙNG KHẤT THỰC – CHUYẾN CẦU VIỆN NĂM 1950

Vũ Ngự Chiêu, Ph.D., J.D.

Từng trang lịch sử, buông hờ hững,

Xương máu còn tanh những dối gian

NGUYÊN VŨ, 1985

Trong đời hoạt động của Nguyễn Sinh Côn [Hồ Chí Minh]—ngoại trừ chuyến “đi biển” năm 1911, do tự nguyện—mỗi cuộc xuất ngoại đều có sứ mạng riêng. Chuyến đi Nga cuối tháng 6/1923 từ Paris—do Đệ Tam Quốc Tế “Cộng Sản” [ĐTQT, Comintern] dàn xếp—là chuyến cầu viện thứ nhất. Nó mở ra cho Côn giai đoạn hoạt động suốt 22 năm kế tiếp như một cán bộ ĐTQT chuyên nghiệp [apparatchiki,agitprop=political agitation and propaganda]. Chuyến đi bộ 11 ngày lên Côn Minh [Kunming], Vân Nam [Yunnan] vào cuối năm 1944 cầu viện Mỹ—qua đường giây Tướng Claire Chennault, chỉ huy trưởng phi đoàn Cọp Bay [Flying Tigers], và Sở Tình Báo Chiến Lược [Office of Strategic Services], tiền thân Cơ Quan Tình Báo Trung Ương [Central Intelligence Agency], mở ra cho Côn cơ hội bằng vàng chiếm chính quyền trong vòng tám ngày ngắn ngủi từ 17 tới 25/8/1945 như một “đồng minh tự phong”của Mỹ, rồi tuyên bố độc lập với Pháp chiều 2/9/1945 ở vườn hoa Ba Đình

Từ Văn Tổ tới Văn Miếu – Khi Rồng Việt Nam Uốn Khúc

Thư Hương ( Sách Hồn Nước Với Lễ Gia TiênTriết Gia Kim Định )

                      Văn tổ cũng như văn miếu là kết tinh của đạo thờ nhân tính, nhưng Văn tổ thuộc cỡ gia đình, còn văn miếu thuộc tầm mức làng nước. Nếu gia tiên vẫn có thể đứng vững trong thời mới, thì cũng có thể nói như thế về văn miếu. Hơn nữa văn miếu lại tỏ ra cần hơn cả gia tiên vì một tình trạng mới xảy đến cho hầu hết các nước trên thế giới đó là tình trạng đa giáo. Đối với quốc gia thì tôn giáo là một yếu tố tinh thần, nhiều khi là yếu tố thống nhất quốc gia rất linh nghiệm. Tuy nhiên chỉ được như thế bao lâu nước đó chỉ có một tôn giáo, hay nếu có vài ba dị giáo thì chỉ là một thiểu số bé nhỏ. Nhưng từ lúc một nước có nhiều tôn giáo mạnh gần ngang nhau thì từ đấy tôn giáo lại trở nên yếu tố gây chia rẽ. Lúc ấy nước nào có văn miếu, nghĩa là một nền văn hóa xây trên nhân bản thì thuốc chữa sẽ là “trùng tu văn miếu” tức đem văn hóa dân tộc lên làm yếu tố thống nhất dân tộc, còn tôn giáo thì chuyên về việc thiêng liêng tâm hồn, rút khỏi các hoạt động chung của nước, càng nhiều càng hay

Ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa ở Nhật Bản

Hiền Liên

Nói đến Nhật Bản là nói đến một quốc gia đa tôn giáo. Nhìn vào quá trình phát triển lịch sử Nhật Bản ta luôn thấy sự hiện diện của nhiều tôn giáo, chủ yếu là ba tôn giáo sau: Thần đạo (đạo Shinto), Phật giáo và Thiên chúa giáo. Cho đến nay, ảnh hưởng của ba tôn giáo này đã để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hoá của người Nhật.

Vài Nét về Thực Trạng Tôn Giáo tại Hoa Kỳ

TS. Nguyễn Văn Dũng

 Đây là một bức tranh tôn giáo đa sắc màu, nhưng Tin Lành giáo vẫn là một mảng màu đậm sắc. Cùng với thời gian, mảng màu Tin Lành giáo nói riêng, mảng màu Kitô giáo nói chung, đang có xu hướng nhạt dần. Sự khô đạo, nhạt đạo cũng đang xuất hiện ở đất nước này, nơi được coi là thiên đường của tôn giáo và tự do tôn giáo.

Vài khía cạnh trong thế giới quan của khoa học và Phật giáo

Võ Quang Nhân

Trong khi nền triết học cổ điển Tây Phương với chịu ảnh hưởng lớn về thần linh, thượng đế thì ở Đông Phương đúng hơn là Ấn độ, đã có một nền văn minh vô cùng rực rỡ mà cho đến nay các nhà khảo cổ học, và các nhà khoa học chưa khám phá được hết mức độ sâu rộng cũng như những kiến giải về vũ trụ và thế giới chính xác đến độ bất ngờ đặc biệt là trong các kinh điển Phật Giáo, một  tôn giáo “vô thần”.

Thật vậy, ra đời vào khỏang thế kỉ thứ 6 trước công Nguyên trong bối cảnh xã hội phân hoá cực kỳ phức tạp của xứ Ân mà đạo Bà La Môn ngự trị. Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) cùng với các đồ đệ chỉ trong vòng vài trăm năm (*) đã khai hoá một hệ thống tư duy (trí huệ) hoàn toàn mới và họ đã để lại một kho kinh sách khổng lồ mà qua đó người ta có thể tìm rút ra được vô vàn những hiểu biết giải thích về thế giới và vũ trụ vẫn có giá trị cho đến tận thiên niên kỷ này.

Mậu Thân 1968: Thắng hay Bại?

LTG: Với nhiều người dưới phố, chuyện đã qua, hãy coi như dĩ vãng, phải cố quên đi, sống cho thoải mái. Văn chương, lịch sử không quan trọng bằng miếng cơm, manh áo, nhà cao, cửa rộng. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Nhưng thiết nghĩ để có thể vững mạnh đi vào đường sạn đạo hiện đại hóa xứ sở, tuổi trẻ Việt của thế kỷ XXI cần được trang bị bằng những kiến thức sử học nghiêm túc, khoa học; để có thể rút ra những bài học hữu dụng. Nhu cầu tìm hiểu sử học càng cấp thiết hơn khi cuộc cách mạng truyền thông của thế kỷ XX đã giúp phổ biến đủ loại “ngụy sử” qua các dạng thức tuyên truyền trắng, đen hoặc xám của các chính phủ, chế độ và phe nhóm, tôn giáo. Một nữ sinh viên ban Thạc sĩ Việt du học ở Liên bang Mỹ mới đây—khi được đọc những tư liệu văn khố về Hồ Chí Minh (một trong những tên giả của Nguyễn Sinh Côn, 1892-1969)—đã vội vã phản kháng là xin đừng “phá hoại lịch sử.” Thứ lịch sử mà người nữ sinh viên trên nói đến, thực ra, chỉ là những bài giảng lịch sử giáo điều, đúc khuôn tại Việt Nam. Một thứ truyền đơn, khẩu hiệu, không hơn không kém, của phe thắng cuộc đang cai trị bằng còng sắt và kỹ thuật tra tấn của an ninh, mật vụ dưới họng súng quân đội—nên đã tạo ra hiện tượng đáng buồn về tình trạng giảng dạy môn sử tại Việt Nam hiện nay; cũng như những lập luận “rẻ rách sinh con chuột” hay hờn oán, trách móc, ở hải ngoại.

CHÍNH ĐẠO
Houston, ngày 9/8/2021

Đường Xưa Lối Cũ

TAM ĐẢO: NƠI THỜI GIAN NGỪNG LẠI

——————————————————————————————————————–

Thành Kính Tưởng Niệm Thầy- Lễ Giỗ thứ 24

.

TIỂU SỬ CỐ TRIẾT GIA LƯƠNG KIM ÐỊNH

                                            

Triết Gia Lương Kim Ðịnh sinh ngày 15-06-1915 tại làng Trung Thành tỉnh Nam Ðịnh. Sau khi tốt nghiệp Triết tại Giáo Hoàng Chủng Viện  Saint Albert le Grand, Ngài dạy Triết Tây Phương tại Ðại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu  từ năm 1943-46 và viết tác phẩm đầu tiên “ Duy Vật và Duy Thực” ( Sách sau này bị thất lạc) . Sau đó, năm 1947 Ngài được cử đi du học ở Pháp nghiên cứu về Văn Minh Pháp, Xã Hội học, Triết Học và  Nho Giáo tại Học Viện Cao Học Trung Quốc Học ( Institut des Hautes Études Chinoises, Paris).

Trở về nước  năm 1958, Ngài dạy Triết Học tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Gia Ðịnh. Từ năm 1961-1975 , Ngài là Giáo Sư  Triết Ðông Phương tại Ðại Học Văn Khoa Sàigòn, Viện Ðại Học Vạn Hạnh, Minh Ðức, Thành Nhân, An Giang. Trong thời gian này, Ngài đã sáng tác 19 tác phẩm Triết Học với nội dung xây dựng một Chủ Ðạo Việt cho Dân Tộc, có tên ‘Triết Lý An Vi’ và ‘Việt Nho’.

Hình ảnh một vị Giáo Sư  du học từ  Âu Châu về, nhưng lúc nào cũng chỉ với chiếc áo dài trắng của một nhà Nho đi dạy học giữa khung cảnh Tây, Mỹ hoá của các trường Ðại Học  tại miền Nam; mười lăm năm  với biết bao Tâm Tình, Trí Tuệ gửi gấm vào một Bộ Sách ‘Triết Lý An… Continue reading

Lời Thưa Của Một Người Học Trò Cũ

Thật thế, thưa quý vị, Triết Lý An Vi chính là hạt nhân của sự hồi sinh, sự phục hưng, về một NGÀY và MÙA MỚI cho Dân Tộc Việt –  Ngày Mùa Việt Nam Quê Hương Vinh Vượng.

     Ðêm bất an sẽ chuyển mình sang NGÀY AN LẠC.

     MÙA AN VI sẽ là Mùa Xuân đến sau khi đông tàn.

     Chúng tôi chỉ là những kẻ làm vườn quê mùa, cần cù, ươm trồng hạt nhân An Vi giữa mùa đông lạnh giá của quê hương. Có thể chúng tôi sẽ không có cơ duyên để thấy được mùa Xuân. Nhưng AN VI, nên làm mà không cần nhìn thấy kết quả của việc làm. Làm vì Ý Nghĩa của việc làm. Làm với Tâm An Vui, với Ý Thức Tự Do, với Phong Thái An Vi, như Thầy chúng tôi đã truyền dậy.

Tưởng Nhớ Nhà Hiền Triết – Triết Gia – Vị Thầy Khả Kính

Lê Việt Thường

Và chính trong bầu khí TỰ DO Tư Tưởng và Sáng Tạo của Miền
Nam VN (chứ không phải Miền Bắc) mà Chủ Thuyết AN
VI và VIỆT NHO bắt nguồn từ nền MINH TRIẾT VIỆTmới có
thể ra đời được! Thiết tưởng đó là Thành Tựu Cao Quý Nhất của
21 năm Sống Còn của Miền Nam VN (1954-1975) !!!

HÀNH TRÌNH KIM ĐỊNH và AN VIỆT

VŨ KHÁNH THÀNH


Triết Gia KIM ĐỊNH
( 1915 – 1997)




PHẦN I

 Ngay sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm ổn định được miền Nam Việt Nam, các sinh viên du học nước ngoài lục tục kéo về xây dựng đất nước. Trong số những người tôi biết hồi đó có Cha Vũ Khánh Tường, Cha Lương Kim Định, Cha Trần Thái Đỉnh, Cha Lê Tôn Nghiêm và Thầy Hải Linh. Cha Tường tiến sĩ giáo sử, về Việt Nam năm 1956 làm bí thư cho Đức Cha Phạm Ngọc Chi, lúc đó là Tổng Ủy Trưởng Di Cư do Tổng Thống Diệm đề cử ổn định việc định cư các gia đình từ miền Bắc vào Nam, trong số này nhiều phần là người Công Giáo. Các khu di cư này phần nhiều về phá rừng, khai khẩn đất đai vùng Hố Nai Biên Hòa, Hốc Môn, Gò Vấp, Cái Sắn v.v …. Cha Tường sau đó cũng được đề cử làm Hiệu Trưởng Trung Học Nguyễn Bá Tòng Saigòn.

Khi cha Tường và các cha, các thầy về vinh qui bái tổ, một buổi lễ rất lớn được tổ chức tại Giáo Xứ Trung Chánh của cha Trần Quốc Phú, linh tông với cha Tường. Lúc đó tôi còn bé, làm cậu giúp lễ tại nhà thờ Trung Chánh được điều động tiếp bàn, bê đồ ăn vv… Tôi nhớ cha Tường nhất vì ngài rất bệ vệ, đẹp trai, nói năng lưu lóat kể cả pha trò cho mọi người cười vui.

Riêng về Cha Kim Định, sau này được nghe kể lại, khi hồi hương từ Paris về Miền Nam, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã sai ông Trần Văn Lắm lúc đó là Chủ Tịch Quốc Hội VNCH ra phi trường Tân Sơn Nhất …

Di Sản của một Tổng Thống

Phá Tiếng Việt

Phần I – đoạn 3

Lê văn Ẩn

Thưa bạn hình ảnh Rồng và Chim đã xuất hiện tại Việt Nam. Rồng là vật tổ của bộ lạc Bàng và Chim Phượng là vật tổ của bộ lạc Hồng. Hồn thiêng sông núi đã hé lộ sự hồi phục của giòng giống họ Hồng Bàng, tổ tiên của dân tộc Việt. Xin hãy hướng tâm tìm về Quốc Tổ và Tổ Quốc đang đón chờ bạn. Hãy vững niềm tin rồi sẽ không còn giặc nội xâm và ngoại xâm trên đất nước chúng ta trong một ngày không xa.

          Trước khi bắt đầu, xin bạn nghe bản “ Nước Nam của người Việt Nam” của Việt Khang, hầu chuẩn bị đứng lên bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của giặc Tầu.

Hoa Kỳ Không Phải Là Một Nền Dân Chủ

https://www.youtube.com/watch?v=GPK_jU8bbeo&t=226s

Yêu Quê Việt, Yêu Luôn Trump

Vaccine Covid – 19 từ Pfizer/BioNtech hiệu quả hơn 90%

BS Wynn Tran

Tài Liệu Về đệ I Cộng Hòa

Lê Xuân Nhuận

TÀI LIỆU VỀ ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA NGÔ ĐÌNH DIỆM

Lê Xuân Nhuận

MỤC-LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

TIẾT TRỰC TÂM HƯ

Ông Ngô Đình Diệm Sinh Ở Đâu, Năm Nào?

Ông Ngô Đình Diệm Làm Quan Ở Đâu, Lúc Nào?

Ông Ngô Đình Diệm Về Nước Ngày Nào?

Ông Ngô Đình Diệm Đã Được Đề-Cập Như Thế Nào?

Ông Ngô Đình Diệm Cứu Dân Bắc-Việt Di-Cư?

Ông Ngô Đình Diệm Đuổi Pháp Ra Khỏi Việt-Nam?

Ông Ngô Đình Diệm tái-đắc-cử năm nào?

Ông Ngô Đình Diệm Có Cần Tiền Không?

Ông Ngô Đình Diệm có Tiền Riêng không?

Ông Ngô Đình Diệm Không Phải Do Mỹ Đưa Lên?

Ông Ngô Đình Diệm Có Làm Thơ?

Ông Ngô Đình Diệm Có Một Nữ Tình-Nhân

Ông Ngô Đình Diệm Có Một Đứa Con Trai?

Ông Ngô Đình Diệm Với Thời-Điểm 1960

Ông Ngô Đình Diệm Giải-Quyết Vấn-Đề Phật-Giáo

Ông Ngô Đình Diệm Có Biết Trước Về Biến-Cố 1-11-1963?

Ông Ngô Đình Diệm Có Được Giải Magsaysay?

Ngàn Năm Bia Miệng Vẫn Còn Trơ Trơ

ĐÁNG SAU HIẾN-PHÁP CÒN CÓ TÔI

Ông Ngô Đình Khả, thân-sinh của ông Ngô Đình Diệm

Tổng-Giám-Mục Ngô Đình Thục

Ông Cố-Vấn và Bà Ngô-Đình Nhu

Chủ-Nghĩa Nhân-Vị

Đảng Cần-Lao

Quốc-Sách “Ấp Chiến-Lược”

Chính-Đề Việt-Nam

Ông Cố-Vấn Ngô Đình Cẩn

TÔI CHẾT THÌ TRẢ THÙ CHO TÔI

Ông Quách Tòng Đức

Ông Lâm Lễ Trinh

Chính Đề Viêt Nam

Ông Tôn Thất Thiện (2)

Ông Nguyễn Văn Chức

Ông Nguyễn Cần

Ông Lê Châu Lộc

Ông Phạm Lễ (2) (3)

Bà Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

CỰU TRIỀU-THẦN

Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu

Các Tướng bị Mỹ “thuê” làm Cách-Mạng lật Diệm

Đại-Tướng Dương Văn Minh

v.v…

LỜI CHÚ CUỐI

(Nguồn: LeXuanNhuan.com)

Tìm Kiếm