Lê Việt Thường
LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT
(Bài Bảy)
HỒ CHÍ MINH: “NHẠC BẤT QUẦN” CỦA NỀN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
Ai đã có dịp đọc những tài liệu lịch sử cận đại đứng đắn , nghiêm túc về cuộc đời Hồ Chí Minh và đồng thời có thời “mê” đọc Kim Dung thì chắc không tránh khỏi có khi liên tưởng HCM với một nhân vật nổi tiếng trong truyện kiếm hiệp Kim Dung là Nhạc Bất Quần mà về mặt tính tình, thủ đoạn trong lề lối hành xử ở đời….. NBQ và HCM có nhiều điểm rất giống nhau, mặc dầu trong đồng văn tiểu thuyết Kim Dung, có lẽ phải xếp HCM và đảng CSVN vào phe ‘hắc đạo’, trong khi NBQ lại thuộc về phe ‘bạch đạo’!
NBQ được Kim Dung mô tả lúc đầu như “ là một nhơn vật khả kính. Mặc dầu là một cao thủ võ lâm làm Chưởng Môn Nhơn của phái Hoa Sơn, ông có dáng điệu của một nhà nho hòa nhã, ngay đến lúc đấu võ với người cũng có một thái độ rất ung dung. Ông lại có lối ăn nói điềm đạm và phù hợp với đạo lý.
Đối với các đệ tử, ông tỏ ra nghiêm minh, nhưng lại có sự thân mật vui vẻ với họ chớ không cách biệt…… Đối với các môn phái khác, ông chủ trương tránh sự đụng chạm và gây hiềm khích. Nói tóm lại, về cả hai mặt hình thái và tinh thần, Nhạc Bất Quần đều có phong độ của một bực chánh nhơn quân tử. Bởi đó, ông đã có ngoại hiệu là Quân Tử Kiếm và người trong giới võ lâm nói chung đều cho rằng ông xứng đáng mang ngoại hiệu này”.(1) (L.V.T.viết chữ nghiêng)
Về HCM mà các huyền thoại do đương sự hoặc thủ hạ đặt ra, cũng có lần đề cập đến chuyện “(HCM) “sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân…”(2). Có lẽ vì muốn nhấn mạnh đến khía cạnh này nên HCM khi có dịp là “ xổ Nho” và xử dụng các nhóm chữ Nho như “cần, kiệm, liêm, chính”, “chí công vô tư”….. Một cách tương tự, tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn sách của mình, có lẽ cũng nhằm nhấn mạnh đến nguồn gốc “Nho” cũng như cái gọi là “tư cách đạo đức” của HCM, có lời phát biểu như sau: “Trách nhiệm đạo đức này thể hiện ở những đức tính (trong tiếng Việt bắt đầu bằng chữ ‘tự”): tự trọng, tự tín, tự ái…Hồ Chủ tịch hết sức coi trọng sự tự ý thức của cá nhân về đạo đức . Hồ Chủ tịch đặc biệt coi trọng lòng “tự ái” ở con người (theo nghĩa chân chính của từ này thì nó đồng nghĩa với tự trọng).“…Không làm điều gì có hại cho danh dự của mình, Hồ Chủ tịch viết – thế là chân chính và tự ái mà ai cũng phải tự ái” (H.N.H. tô đậm và viết chữ nghiêng). Lòng tự ái, lòng tự trọng – trong quan niệm của Hồ Chủ tịch – là một bề chiều (dimension) quan trọng của nhân cách đạo đức, “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tín – Hồ Chí Minh viết – không có lòng tự trọng, tự tín là đồ vô dụng”. Hồ Chủ tịch viết tiếp: “Người lãnh đạo cần phải tôn trọng lòng tự trọng, tự tín của các đồng chí mình”. Không phải ngẫu nhiên mà người thanh niên cách mạng ưu tú họ Lý được Bác đặt cho tên là Lý Tự Trọng”. (3)
Qua phần trình bày ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng giống như Nhạc Bất Quần, HCM (cùng với thuộc hạ) muốn đánh bóng khía cạnh “nhà Nho” và “tư cách đạo đức “ của đương sự !
A) Ngoài ra, nếu NBQ muốn chứng tỏ đối với cấp dưới khía cạnh” thân mật vui vẻ với họ chớ không cách biệt” thì một cách tương tự, HCM muốn cho người khác thấy mình qua hình ảnh nổi bật của “một lãnh tụ bình dân, giản dị...bằng cánh giàn cảnh thật với tâm lý tinh vi cao độ. Thế nên những người nhẹ dạ, dễ dãi rất xúc động khi được gặp “Bác”. Phạm Khắc Hòe nhớ mãi mấy trái cam Bố Hạ mà “Bác” đã cho để mang về chia cho gia đình! Ở Paris có những trí thức vẫn bồi hồi khi kể lại lúc gặp mặt “Bác”, dù chỉ ngắn ngủi thôi, nhưng với những lời thăm hỏi gia đình rất là xúc động”.(4)
Thật ra, về những thí dụ tương tự, ta có thể tìm thấy nhan nhản trên các “blog”, “web” cùng với các bài viết của các tay “cán bộ văn hóa”, văn nô CSVN kiểu các “nhà dân chủ cuội” như chẳng hạn:
“Tố Hữu có lần đi với ông, thấy một khẩu hiệu trên tường: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!”, ông (HCM) nói: “Hồ Chí Minh chỉ muốn nằm!”(5)
Hoặc thường điểm thêm vài nét “mị dân” sau đây:
– “mị dân” kiểu “than thân trách phận”: “Có một bữa, đến giờ ăn rồi mà mãi không thấy ông Hồ ra. Diệp Minh Châu ngồi đợi. Cuối cùng ông cũng ra, nhưng lại châm điếu thuốc hút, nghĩa là chưa ăn ngay. Thấy Châu ngồi đợi, ông bảo: “Chú cứ ăn trước đi”.Tất nhiên Châu không dám, vẫn đợi. Một lát, ông Hồ nói thủng thẳng với hoạ sĩ: “Về sau chú làm nghề gì thì làm nhé, đừng làm Chủ tịch nước, khổ lắm!”(6) hoặc
– Tô Hoài cũng cho biết, đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Tầu, có lần cùng đi với Hồ Chí Minh sang Trung Quốc (đi xe lửa). Một buổi sáng, Khoa thấy ông Hồ ở toilet ra, cầm slip vừa giặt, nói: “Không có vợ, khổ thế!”(7)
– “mị dân”kiểu “ ta đây thương người”: ‘Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc……Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng. Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Đại học Sư phạm Vinh…..Tôi đưa mấy sinh viên văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Cô khoe vừa được ra Hà Nội gặp Bác Hồ….. Chặng cuối cùng, anh dẫn đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ. Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi”.(8)
Tay bồi bút có lời bàn kiểu “Mao Tôn Cương” như sau: “Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh” (9). Một thí dụ khác:
– “Anh Trần Việt Phương có kể một câu chuyện khác cũng tương tự về ông Hồ. Trước căn nhà sàn của Chủ tịch luôn có một anh bộ đội đứng gác. Thương anh lính trẻ đứng gác lâu chắc đói bụng, ông cụ đem một quả chuối xuống cho anh ta ăn. Anh lính không dám ăn vì như thế là vi phạm luật nhà binh. Ông Hồ nói: Vậy để bác gác cho cháu ăn, không sợ.” (10)
– “mị dân” kiểu “ ta đây rất lịch sự, nghĩa là rất tôn trọng con người” Hoàng Ngọc Hiến kể lại câu chuyện sau đây để chứng tỏ “cụ Hồ” của mình là người theo triết lý “hẳn hoi” của đương sự. HNH viết:
“Họa sĩ Dương Bích Liên được cấp trên điều động đến sống với Hồ Chủ tịch một thời gian để vẽ chân dung. Họa sĩ vẽ rất nhiều ký họa về bác Hồ. Một vị lãnh đạo xem những ký họa của Dương Bích Liên không hài lòng và quyết định đưa họa sĩ trở về cơ quan chủ quản. Dương Bích Liên ra đi mà Hồ Chủ tịch không hay . Đến lúc biết việc ra đi đột ngột của người họa sĩ , Hồ Chủ tịch liền cho người đuổi theo và đưa họa sĩ trở về . Bác mời Dương Bích Liên dùng cơm thân mật rồi sau đó hai bác cháu mới chia tay (thuật theo lời của Hào Hải , một bạn vong niên gần gũi với Dương Bích Liên)”.(11)
Để kết luật phần trình bày vừa rồi, có một sự kiện đáng ghi nhận ở đây là những nhà bình giải về Kim Dung có những lời bình phẩm về “nhân vật” Nhạc Bất Quần trong “Tiếu Ngạo Giang Hồ” rất giống những nhận xét của các nhà quan sát ngoại quốc về “nhân vật” Hồ Chí Minh, nhất là về khía cạnh Kịch Tính. Cùng một chiều hướng, “trong cuốn Rồng An-nam, cựu Hoàng Bảo Ðại đã có nhận xét với kinh nghiệm cay đắng rằng HCM là “kẻ đóng kịch rất tài”.(12) Hoặc Bernard Fall với câu : “Người ta biết rằng ông Hồ là một kịch sĩ có biệt tài đánh lừa kẻ đối thoại. (13)
Tóm lại, “kịch bản” của NBQ về chính mình như một vị Chưởng Môn có thái độ ” thân mật vui vẻ chớ không cách biệt” với đồ đệ có thể so sánh với “kịch bản” của HCM về chính mình như một lãnh tụ bình dân, giản dị... đối với thuộc hạ kèm theo với những thủ thuật mị dân của hai “nhân vật” nổi tiếng này mà nét đặc trưng là rất giống nhau !
B)Còn “đối với các môn phái khác”, thì NBQ “ chủ trương tránh sự đụng chạm và gây hiềm khích”
Với HCM, đối với các đoàn thể khác , một trong những khẩu hiệu ưng ý của họ Hồ là “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công đại thành công(14)
Trong lãnh vực này cũng vậy , cả hai NBQ và HCM có những thủ thuật mị dân rất giống nhau với đầy kịch tính .
Thật vậy, NBQ “có ngoại hiệu là Quân Tử Kiếm…..công khai đề cao Đạo Lý và Chính Nghĩa và có một thái độ bề ngoài Đáng Kính”,(15) đối với người ngoài , NBQ có dáng vẻ hòa nhã, lịch sự, và tỏ ra “nhường nhịn” đối với các thành viên của phe “bạch đạo”.
Còn HCM ngay với cái tên “Nguyễn Ái Quốc”, có lẽ muốn chứng tỏ với người ngoài rằng đương sự là một “người yêu nước”!
Một tay văn nô CSVN viết: “Xem chừng Hồ Chí Minh thích Tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên hơn. Ông từng dịch cuốn Tam dân chủ nghĩa hồi bị giam ở nhà tù Quảng Tây, Trung Quốc. Và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” chính là khẩu hiệu cách mạng của Tôn Trung Sơn”(16)
Tay văn nô này còn “tung tin” rằng trước khi đi Pháp và tham gia phong trào CS, HCM có sang Trung Hoa theo đường dây của Cụ Phan Bội Châu và có gặp Thủ Lãnh của Duy Dân là Lý Đông A tại Liễu Châu…..và nhiều chi tiết khác nữa để chứng tỏ rằng HCM (giống như NBQ với phe ‘bạch đạo’ trong ‘Tiếu Ngạo Giang Hồ’)) thực hiện chính sách đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết với các đoàn thể VN khác !
Tóm lại, với cái nhìn hời hợt, phiến diện từ bên ngoài, NBQ cũng như HCM có thể cho ta cảm tưởng là cả hai có phong độ của bậc “chánh nhân quân tử”. Tuy nhiên, NBQ cũng như HCM nếu được tìm hiểu một cách đúng đắn nghiêm túc đầy đủ hơn , thì thực sự KHÔNG phải là bậc “chánh nhân quân tử” !
Về NBQ, “đọc hết bộ truyện võ hiệp này, ta biết rằng Nhạc Bất Quần thật sự là một người HUNG ÁC và NHAM HIỂM. NBQ cũng nuôi mộng thống nhứt các môn phái bạch đạo dưới quyền mình và tiêu diệt Triêu Dương Thần Giáo để lãnh đạo tất cả giới giang hồ, và sẵn sàng làm mọi việc dầu Tàn Ác Phi Nhân để đạt mục đích. Nhưng NBQ kín đáo thâm trầm hơn Tả Lãnh Thiền nên đã che giấu được bản chất và ý đồ của mình, và cuối cùng đã thắng được Tả Lãnh Thiền để đoạt chức Chưởng Môn Nhơn Ngũ Nhạc Kiếm Phái” (17)
Về HCM cũng vậy nhưng có lẽ chúng ta cần dài dòng hơn một chút ở đây để thừ tìm hiểu về con người “MUÔN MẶT” này! được thấy chẳng hạn qua việc “đổi tên cải họ” và ‘man khai” về “ngày sinh tháng đẻ” của mình không biết bao nhiều lần!
Ngoài ra, “Sách báo CS vẫn ca ngợi tính “khiêm tốn” của “Người”, của “Bác”: “Bác” không muốn làm tổng bí thư…”Bác” không ưa sùng bái cá nhân…”Bác” không bao giờ nghĩ tới bản thân mà luôn luôn chỉ nghĩ mình vì mọi người…(!) (18)(Sic)
CÓ THẬT NHƯ VẬY HAY KHÔNG?Cứ xem cách HCM tự đặt tên thì sẽ rõ !
“Nhân nói về NAQ hay HCM, thì cũng nên điểm lại sơ qua, để hiểu thêm về tính TỰ PHỤ CAO ĐỘ của HCM, qua những cái tên mà HCM đã chọn trong những bước tha hương mưu đồ sự nghiệp của mình : đại khái như lúc bỏ quê cha, quê mẹ ra vào Nam tìm cách sinh nhai, HCM đã dẹp bỏ cái tên Nguyễn Sinh Cung do bố mẹ đặt cho mình, để thay nó bằng tên Nguyễn Tất Thành với ý chí khẳng định sự ra đi này ắt phải thành công. Khi lên tàu Pháp làm bồi để có thể qua Pháp, thì lấy tên là Văn Ba. Ðấy cũng là cách xóa bỏ mặc cảm phải làm nghề hầu hạ. Tới Pháp khi được gia nhập nhóm Nguyễn Ái Quốc do Phan Chu Trinh lập ra thì liền lấy cái tên hợm hĩnh ấy(NAQ) để khoa trương lòng yêu nước của mình. Ở Pháp, thì còn dùng cả tên thuần túy Pháp là Paul, ở Nga thì còn có tên là Line hoặc Nilovsky ! Lúc sống khiêm tốn ở Nga, với nhiệm vụ thừa hành cũng như khi phải làm thư ký cho Borodine ở Viễn Ðông thì tạm thay thế cái tên Nguyễn Ái Quốc quá cao ngạo kia đi bằng tên Lý Thụy hoặc Hồ Quang. Nhưng trong khí thế hăng say mưu tạo địa vị lớn thì lại lấy cái tên không khiêm tốn chút nào : tên đó là Vương, vì lần này quyết làm “ông vua CS”….. Còn cái tên cuối cùng được dùng vĩnh viễn là Hồ Chí Minh ! (Ta đây là người có ý chí cao nhất, và thông minh bậc nhất thiên hạ !).(19)
ĐÚNG NHƯ LỜI ĐỒN ĐÃI, “BÁC HỒ” CỦA ĐCSVN QUẢ THẬT LÀ MỘT KẺ “KHIÊM TỐN” MỘT CÁCH HIẾM THẤY !!!
Để hiểu rõ thêm về “nhân vật siêu đẳng” này, có lẽ chúng ta phải bắt đầu từ đầu, từ khi “bác Hồ” “chân ướt chân ráo” mới đến Pháp. Sau khi bị Pháp từ chối không nhận Nguyễn Tất Thành (HCM) vào học tại trường Bảo hộ, nên mất hy vọng về nước làm quan, HCM đã may mắn gặp và gia nhập nhóm của Phan Châu Trinh-Phan Văn Trường-Nguyễn Thế Truyền. Được cưu mang một thời gian, cuối cùng HCM ly khai với nhóm này để gia nhập Đệ Tam Quốc Tế CS.
Trong quá trình phục vụ phong trào CS , “HCM đã rất lăng xăng, xông xáo nhưng cũng chỉ được đặt vào vị thế của một cán bộ thừa hành của Quốc Tế cộng sản” (20)mà thôi. Và “HCM chưa hề được Quốc Tế CS giao cho một sứ mạng nào có tính lãnh đạo”.(21)
Một cán bộ CSVN tiết lộ: ““Bác là nhân viên thường ở ban thuộc địa. Sau đó Bác nhận làm nghiên cứu sinh phó tiến sĩ. Nhưng người rất chán. Ðại hội lần thứ VII của Quốc Tế CS, Bác không có cương vị gì cả……sang dự Ðại hội lần thứ VII của Quốc tế CS. Ðoàn đại biểu của Ðảng CSVN chỉ có Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong.”.(22)
Nhưng thời cơ đã đến với HCM khi theo lời Hoàng Văn Hoan, ““Ngày 3-2-1930, ba nhóm CSVN dưới sự chủ trì của Hồ Chủ tịch, chủ trương thống nhất cả ba nhóm thành một Ðảng Cộng SảnViệt Nam”,(23) nhưng bằng một hành đông GIAN LẬN của HCM:Khi Trịnh Ðình Cử, đại diện của một nhóm hỏi HCM giấy ủy nhiệm Quốc tế CS, vì HCM nói dối là Quốc tế cử về, thì HCM trả lời : “Ðồng chí thử tưởng tượng xem, nếu tôi mang trong người giấy ủy nhiệm của quốc tế cs thì liệu tôi có về được đến đây không?”(24)
Chính bằng những hành động DỐI TRÁ, QUỶ QUYỆT tương tự mà HCM từ vị thế của một cán bộ “thừa hành” đã vươn lên tới địa vị “lãnh đạo” trong phong trào CS. Và bằng cách triệt hạ ngay cả những người trong đảng CS mà có thể cạnh tranh vị thế lãnh đạo của HCM, như đã nhờ tay người Pháp thanh toán nhóm lãnh đạo CS ở trong Nam, trong đó có các nhân vật đã từng du học Liên Xô như Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập…..(25)
Đó là cách thức thực hiện chính sách đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết kiểu HCM đối với các “đồng chí” của họ Hồ trong đảng CSVN.
Còn đối với các đoàn thể VN khác thì chính sách đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết kiểu HCM còn TỆ HẠI hơn nữa:
“Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam uy tín nhất ở Trung Hoa thời bấy giờ là Phan Bội Châu. Để giành lấy tổ chức của Phan Bội Châu, một trong những việc làm đầu tiên của Lý Thụy (HCM) ở Quảng Châu là bán tin tức cho Pháp bắt Phan Bội Châu khi cụ Phan đi từ Hàng Châu đến Thượng Hải ngày 1-7-1925.
Chẳng những chỉ một mình Phan Bội Châu, mà những cán bộ cách mạng nào không về phe Lý Thụy, đều bị Lý Thụy bán tin cho Pháp bắt trên đường từ Trung Hoa trở về Việt Nam hoạt động. Từ đó, những người hoạt động cách mạng ở Trung Hoa thiếu người lãnh đạo, dần dần ngả theo nhóm CS của Lý Thụy.
Trong cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930, các đảng viên CS áp dụng đúng sách vở của Lý Thụy, rải truyền đơn tại Hà Nội tố cáo Quốc Dân Đảng sẽ tấn công Bắc Kỳ để Pháp đề phòng và lùng bắt các đảng viên QDĐ”(26)
Các hành động BÁ ĐẠO điển hình nêu trên của Lãnh Tụ CSVN phản ảnh tính cách MA ĐẦU-GIAN MANH-QUỶ QUYẾT (đạt đến trình độ Khủng Khiếp không bút nào tả xiết) của HCM, thế mà các tay “cán bộ văn hóa” CSVN như Hoàng Ngọc Hiến lại ra sức đề cao cái gọi là tư cách đạo dức , tính tự trọng của “Bác Hồ” với câu trích dẫn rất “sống sượng” phát xuất từ chính miệng HCM không làm điều gì có hại cho danh dự của mình !
Quả đúng là “một màn” ĐẠO ĐỨC GIẢ, một “Trò Hề” đáng kinh tởm !!!
Còn lý do thực sự về việc HCM đã bỏ thời giờ ra dịch cuốn Tam Dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên cũng như sau này cuốn “Trung Quốc mệnh vận” của Tưởng Giới Thạch KHÔNG phải vì HCM thích “Tam Dân chủ nghĩa “ của Tôn Dật Tiên như tay bồi bút CSVN lý luận ở trên, mà là vì lần đầu, HCM đang bị giam ở Quảng Tây và lần sau quân đội Tưởng Giới Thạch đang hiện diện ở miền Bắc VN, do đó HCM phải “đóng kịch” (nghề của “chàng” mà !!!) làm ra vẻ có lòng thành đi theo con đường cách mạng tư sản dân tộc của Tôn Trung Sơn, cốt để chiếm cảm tình của chế độ Quốc dân đảng mà thực ra HCM rất ghét”
Ngoài ra, tuy cả hai Nhạc Bất Quần và Hồ Chí Minh là điển hình của mẫu người “NGỤY QUÂN TỬ”, nhưng trong lãnh vực này, HCM cỏ vẻ “vượt qua” NBQ ở điểm sau đây:
“Ta hãy nghe “Người” (HCM) răn dậy cấp dưới qua mẩu chuyện sau đây : “ Có lần tuyên truyền chiến thắng biên giới Cao Bắc Lạng, đồng chí Giàu cho đưa tin “đại thắng Bắc Cạn”. Thực ra thị xã Bắc Cạn bị o ép, nên địch tự rút. Bác nghe được phê bình một cách dí dỏm: “Ông Giàu đánh trận Bắc Cạn giỏi quá ! Rồi Bác dặn : “Khi tuyên truyền đừng nói quá lố. Thắng bảy chỉ nên nói mười. Thua mười chỉ nên nói bảy.” ( Vàng trong lửa, nxb Ban Khoa Học Xã Hội, tp HCM, 1990, trang II-52).
Trong lịch sử nước ta, chưa có bao giờ có một ông vua nào dám thân chinh dạy quần thần cách nói dối trắng trợn đến như thế ! Bởi từ cổ chí kim, các bậc tiền nhân đều biết : trên cho phép nói dối một, dưới sẽ tự động nói dối mười. Bởi các cụ ta xưa rất lo tình trạng “thượng bất chánh hạ tác loạn”, nhưng nay “Bác” thì không, chính “Bác” răn dạy cán bộ, dạy dân dối trá. Rồi từ đó người dân rút ra kinh nghiệm là phải biết dối trá mới sống được !
Ðộc hại cho dân tộc là sự dối trá đó đã được coi như một niềm kiêu hãnh: vì nó đã được đồng hóa với trí tuệ !!! (27)
Trái lại, đọc toàn bộ truyện “Tiếu Ngạo Giang Hồ”, chúng tôi KHÔNG thấy chỗ nào Nhạc Bất Quần bày cho người cấp dưới cách thức GIAN DỐI như Hồ Chí Minh đã làm ở trên !
Tóm lại, NBQ và HCM cả hai đều là những “Đại Kịch Sĩ” rất sành Tâm Lý con người và xử dụng Tâm Lý cho mục đích LƯỜNG GẠT và KHỐNG CHẾ người khác.
Thật vậy, với HCM và đảng CSVN chẳng hạn, có rất nhiều phương tiện được xử dụng để không chế người dân và được xây dựng trên sự Sợ Hãi như nhà tù, trại cải tạo, chính sách khủng bố, hăm dọa áp dụng đối với cái bao tử, quyền lợi, địa vị của đương sự, chủ trương canh chừng, tố cáo nhau…vvv…Tuy nhiên, với HCM cũng như với NBQ, “vũ khí tối hậu” có lẽ là “vũ khí” TÂM LÝ !
Đối với trường hợp NBQ, “Lệnh Hồ Xung nguyên là một đứa trẻ mồ côi cha mẹ và được vợ chồng Nhạc Bất Quần, Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn đem về nuôi và cho làm đệ tử . Họ đã hết lòng dạy dỗ nên Lệnh Hồ Xung công lực và võ nghệ khá cao và được xem là đại đệ tử của Nhạc Bất Quần”(28)
Tuy nhiên, vì muốn tu luyện theo bộ “Tịch Tà Kiếm Phổ” của nhà họ Lâm để trở thành “thiên hạ vô địch ”, NBQ đã lấy bộ kiếm phổ này trong người Lệnh Hồ Xung nhân cơ hội Lệnh Hồ Xung còn hôn mê. NBQ còn công khai tố cáo Lệnh Hồ Xung cướp đoạt tài liệu này để cho người khác không biết là NBQ giữ nó.
Sau vụ này, NBQ lại làm cho mọi người nghĩ rằng chính Lệnh Hồ Xung đã giết Lao Đức Nặc là đồ đệ của phái Tung Sơn “nằm vùng” trong lòng phái Hoa Sơn, và người đệ tử thứ tám của NBQ và đâm vào lưng Lâm Bình Chi là chồng của Nhạc Linh San, con gái của NBQ, trong khi chính NBQ đã làm những việc này.
Trong khi cư xử tàn tệ với Lệnh Hồ Xung như vậy, Nhạc Bất Quần lại khai thác đúng mức tình cảm của Lệnh Hồ Xung đối với mình. NBQ biết rằng mặc dầu đã công khai trục xuất Lệnh Hồ Xung ra khỏi phái Hoa Sơn, Lệnh Hồ Xung vẫn kính trọng thương mến mình và tha thiết muốn được NBQ nhìn nhận trở lại làm đệ tử. Bởi đó,NBQ đã tìm cách lợi dụng tình cảm này để thực hiện mưu đồ của mình. Lúc đấu kiếm với Lệnh Hồ Xung ở chùa Thiếu Lâm, NBQ đã không dùng Tịch Tà Kiếm Pháp, một mặt vì không muốn cho Tả Lãnh Thiền thấy bản lãnh mình nhưng một mặt cũng vì NBQ nghĩ rằng Lệnh Hồ Xung không dám đánh bại mình. Mặt khác, NBQ lại dùng ba chiêu kiếm đặc biệt để ngầm bảo rằng nếu Lệnh Hồ Xung chịu trở về làm đệ tử phái Hoa Sơn thì sẽ được mọi người hoan nghênh và được NBQ gả con gái là Nhạc Linh San cho. Chỉ vì Lệnh Hồ Xung nhớ đến tình nghĩa thâm trọng của Nhậm Doanh Doanh và biết rằng nếu mình thua NBQ thì Nhậm Ngã Hành và Nhậm Doanh Doanh đều sẽ bị chung thân giam giữ ở chùa Thiếu Lâm nên phân tâm và vô tình đánh rơi kiểm NBQ….. Sau khi Nhạc Linh San bị Lâm Bình Chi giết chết, NBQ lại đổ cho Lệnh Hồ Xung cái tội giết con gái mình, và lấy cớ đó để tìm giết Lệnh Hồ Xung…..” (29)
Sau biết bao âm mưu hiểm độc cùng với những cạm bẫy mà NBQ giăng ra nhằm ám hại Lệnh Hồ Xung và cái mặt nạ của con người (NBQ) mà trước kia Lệnh Hồ Xung ngưỡng mộ như thần thánh cuối cùng rớt xuống, để lộ chân tướng hung ác nham hiểm khôn lường, thế mà khi trả lời câu hỏi của Nhậm Doanh Doanh:
“Lệnh Hồ Xung buồn rầu thở dài nói:
– Ơn nghĩa của sư nương rộng như trời biển, chung thân tiểu huynh chẳng thể báo đáp. Còn đối với Nhạc Bất Quần tuy ân tình đoạn tuyệt nhưng dù sao cũng không nên giết lão” (30)
Làm sao giải thích thái độ trên đây của Lệnh Hồ Xung đối với NBQ ?
Thiết nghĩ trước tiên. Lệnh Hồ Xung là một con người Nhân Nghĩa, Trung Hậu đúng với tinh thần văn hóa Á Đông, luôn luôn nhớ tới công ơn nuôi nấng dạy dỗ của hai vợ chồng NBQ đối với mình. Do đó, lúc đầu Lệnh Hồ Xung không muốn tin là NBQ là một con người xấu xa đê tiện như vậy và tìm cách bào chữa cho NBQ cũng như tự đổ lỗi cho mình đã có những hành vi làm cho “sư phụ” hiểu lầm và luôn mong được trùng hồi môn phái, chứ chẳng bao giờ đem lòng oán trách NBQ.
Cho đến khi tự mình chứng kiến những hành vi ma giáo, đê tiện, tàn độc của “sư phụ” mình đối với địch thủ của NBQ là Tả Lãnh Thiền trên Phong Thiền đài, nhằm tranh đoạt chức Chương Môn Nhân của Ngũ Nhạc Kiếm Phái, thì những tình cảm tiêu cực đối với NBQ bắt đầu xuất hiện trong lòng Lệnh Hồ Xung. Tâm thần Lệnh Hồ Xung đang hoang mang lo lắng một cách khó tả thì đúng lúc đó, Nhậm Doanh Doanh thốt lên: “Ngụy Quân Tử” thì Ngoài ba chữ “Ngụy Quân Tử” tưởng không còn chữ nào diễn tả được ý niệm đặc biệt trong lòng chàng lúc này đối với một vị “sư phụ” mà xưa nay chàng vẫn đem lòng kính yêu tha thiết. (31)
THẦN TƯỢNG ĐÃ SỤP ĐỔ !!! Tuy nhiên, vì là một con người Nhân Hậu và tuy bị NBQ tiếp tục lường gạt và tìm cách giết chết mỗi khi có dịp, nhưng Lệnh Hồ Xung không bao giờ đi đến giải pháp “cạn tàu ráo máng” với NBQ được !!!
Tại sao vậy ? Ngoài vấn đề Ân Nghĩa đối với vợ chồng NBQ, nhất là đối với “Sư Nương” (tức vợ NBQ) mà Lệnh Hồ Xung luôn luôn kính yêu như một bà “Mẹ Hiền”, còn có một vấn đề TÂM LÝ rất sâu sắc cần được phân tích ở đây.
Nên nhớ Lệnh Hồ Xung lúc nhỏ là đứa trẻ mồ côi được vợ chồng NBQ đem về nuôi nấng. Do đó, ngoài nghĩa “Thầy Trò”, một cách “vô thức” hay “ý thức” hoặc cả hai , còn có tình “Cha-Con”, “Mẹ -Con” nữa ! Ngoài ra, mối liên hệ “Cha-Con”, “Mẹ -Con”, không chỉ dừng ở đợt cá nhân, mà theo Vị Sáng Lập ra khoa Tâm Lý Miền Sâu là Carl Jung, còn đâm sâu vào tận miền “Vô Thức Cộng Thông” (Collective Unconscious) nữa !
Về vấn đề nêu trên, có một vài Biểu Tượng bắt nguồn từ thuở rất xa xưa vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới con người hôm nay.
Vì SỰ SỐNG là bản chất và cứu cánh của mỗi con người đang sống do đó, con ngưới hướng tới:
1) Tất cả cái gì ban phát sự sống
2) Tất cả cái gì cho phép tiếp tục sự sống
Về phía DƯƠNG tính chẳng hạn, có 2 Biểu Tượng lớn là
1) MẶT TRỜI với các đặc tính Tích Cực, Tỏa Sáng, Sinh Sôi
2) NGƯỜI CHA với các đặc tính Hướng Đạo, Sáng Soi, Rạng Rỡ. (32)
Về mặt Biểu Tượng, giống như Mặt Trời, Người Cha lả vị Anh Hùng đối với đứa trẻ, với các đặc tính Hùng Tráng và Quang Vinh. Các trẻ nhỏ thường tự hào và khoe người khác về những gì liên hệ tới Cha mình như nghề nghiệp….và thường được mô tả với những đặc tính “siêu nhân”.
Tuy nhiên, theo Carl Jung, thực ra không phải người cha thực sự của nó mà đứa bé đặt trên “bệ thờ” mà chính hình ảnh, ý niệm mà nó có về NGƯỜI CHA cách chung chung. Đối với đứa trẻ, Người Cha là một BIỂU TƯƠNG trước khi là Cha của nó. (33)
Theo Jung, biểu tượng “Người Cha” nói trên phát xuất từ một miền sâu hơn vùng “tiềm thức cá nhân” ( personal subconcience) có tên là Vô Thức Cộng Thông” (Collective Unconscious) như là một Sơ Nguyên Tượng (Archetype) có ảnh hưởng rất mạnh mẽ trên đời sống TÂM LÝ của mỗi con người.
Vậy nên, Lệnh Hồ Xung, một mặt sau khi đã phát hiện chân tướng hung ác nham hiểm khôn lường của NBQ cũng như đã bị NBQ đối xử rất nhiều lần một cách tàn bạo, đê hẹn, ti tiện đến nỗi vợ của y (NBQ) phải tự vẫn vì hổ thẹn có một một người chồng như NBQ, nhưng mặt khác vì từ thuở tấm bé, trong Ý Thức và nhất là trong phần Tiềm Thức, Vô Thức sâu thẳm nhất của Lệnh Hồ Xung, hình ảnh NBQ đã được gắn liền với sơ nguyên tượng “Người Cha”, và vì ảnh hương rất mạnh mẽ của sơ nguyên tương này trên vùng Tâm Lý sâu thẳm nhất vượt qua Ý Thức và Ý Chí của chàng , đó có lẽ là nguyên nhân chính yếu giải thích tại sao Lệnh Hồ Xung không thể có thái độ “cạn tàu ráo máng” với NBQ được !!!
Một nhà bình giải về Kim Dung có đưa ra nhận xét sau đây về “nhân vật” NBQ: “Kim Dung xây dựng y (NBQ)như một hình mẫu “ngụy quân tử”, loại người nguy hiểm và khó đối phó hơn cả “chân tiểu nhân“. Tôi đã đọc 12 bộ tiểu thuyết của Kim Dung và thật sự kinh sợ nhân vật nguỵ – Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần. Những âm mưu, thủ đoạn của Nhạc Bất Quần vượt xa những tư duy thông minh của những cái đầu thông tuệ nhất.”(34)
Vậy mà như đã trình bày ở trên, HCM có vẻ còn “qua mặt” cả NBQ ở một vài điểm như chủ trương dạy thuộc hạ cách thức Gian Lận một cách công khai chẳng hạn. Hơn nữa trường hợp NBQ chỉ có tinh cách cá nhân (NBQ) và áp dụng cho những người liên hệ với NBQ mà thôi nên hậu quả giới hạn rất nhiều so với trường hợp HCM.
Vì sau HCM, là đảng CSVN với cả một Chủ Thuyết PHI NHÂN (Mác-Xít) áp dụng cho cả một dân tộc (VN) với các phương tiện Độc Hại như cách thức huấn luyện con vật được Pavlov hệ thống hóa thành phương pháp nhồi sọ nhằm biến con người thành những cái máy biết đi đánh mất hết Nhân Tính, bắt đầu từ thuở ấu thơ kéo dài cho đến hết cuộc đời.
Giống như NBQ, HCM khai thác sơ nguyên tượng “Người Cha” một cách triệt để nhằm lợi dụng và không chế tối đa giới cán bộ, trí thức CSVN cũng như người dân của đủ các thành phần trong xã hội. Cũng giống NBQ đối với Lệnh Hồ Xung, HCM có vẻ thành công ở điểm này là tuy đa số giới trí thức, người dân đã thấy những Sai Lầm trầm trọng của chế độ CSVN và đã bắt đầu phê bình, chỉ trích chính quyền chế độ, nhưng vấn đề ở đây là một mặt giới chỉ trích cuội tức giả vờ chỉ trích chính quyền, chế độ nhằm giúp qua mặt giới quan sát quốc tế, nên trong thực chất là bảo vệ chế độ, vẫn còn nhiều, mặt khác, những người chỉ trích thường chỉ nhắm chính yếu vào mục tiêu là những nhân vật CSVN đang cầm quyền, cùng lắm là lên đến những tay “đàn em” đương thời của HCM. Hiếm khi có người chi trích nào dám đụng đến ‘ThầnTượng” HCM. Và đó là cả vấn đề !!!
Lý do có thể giải thích điều trên là một hiện tượng TÂM LÝ xảy ra đối với những người đã từng được đào tạo trong môi trường xã hội chủ nghĩa kiểu CSVN liên quan đến thái độ của họ đối với HCM, cũng tương tự thái độ của Lệnh Hồ Xung ( xuất thân lả một đứa trẻ mồ côi đã được vợ chồng NBQ nuôi nấng từ thuở tấm bé) đối với NBQ như vừa trình bày ở trên vậy !
Đối với những người xuất thân từ cái “ lò” CSVN, ngoài các khía cạnh Lợi Danh, sự An Toàn cho chính bản thân…vvv…còn có tác động của sơ nguyên tương “người Cha” trên Tâm Lý của họ khiến cho họ rất e ngại đụng đến “ThầnTương” HCM !
Tuy nhiên, có một sự KHÁC BIỆT giữa mối liên hệ của NBQ với Lệnh Hồ Xung và mối tương quan giữa HCM và dân tộc VN:Trong khi Lệnh Hồ Xung “mắc nợ” NBQ vì cái công nuôi dưỡng của vợ chồng NBQ đối với Lệnh Hồ Xung, thì HCM và đảng CSVN trái lại, mắc nhân dân VN một “món nợ máu”.
Trở lại tình hình VN và thế giới vào khoảng thời gian chung quanh niên biểu 1945. Chúng ta biết đối với Âu Châu ở giai đoạn này, Hoa Kỳ là quốc gia có công lao đã giải phóng Âu Châu thoát khỏi ách Phát Xít cũng như giúp Âu Châu tái thiết với kế hoạch Marshall. Mà chính Hoa Kỳ lại muốn chấm dứt chế độ Thuộc Địa. Do đó, từ năm 1945, chủ nghĩa Thực Dân lâm vào bước suy thoái. Độc lập được lần lượt trao trả êm thắm cho các nước thuộc địa…..Do đó, nếu vào giai đoạn này, có một nhân vật Quốc Gia đủ thế lực thì có lẽ Pháp đã trao trả độc lập cho Việt Nam cũng y như trường hợp các nước khác trong vùng Đông Nam Á như Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương…
Một lần nữa, khi ký kết Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 06-03-1946, HCM đã có mưu đồ biến vấn đề Việt Nam thành một vấn đề nội bộ của Pháp , khiến Liên Hiệp quốc không có cơ sở pháp lý để can thiệp buộc các nước thực dân trả độc lập lại cho các thuộc địa, như đã giúp một số nước cùng tranh thủ độc lập thời đó như Nam Dương chẳng hạn…..”(35)
Tóm lại, HCM và đảng CSVN đã mắc nhân dân VN một món nợ máu về hai cuộc chiến tranh KHÔNG CẦN THIẾT (1945-1954) và (1960-1975) mà HCM và đảng CSVN đã bắt nhân dân VN phải gánh chịu. Chưa kể việc HCM và đảng CSVN đã lợi dụng Hiệp Định Sơ Bộ, vì đã rảnh tay đối với Thực Dân Pháp, để Tàn Sát không biết bao nhiều Nhân Tài VN Yêu Nước “mắc” cái ‘tội” duy nhất là Không Theo CS !!!
Ngoài ra, về NBQ, việc Lệnh Hồ Xung xin Nhậm Doanh Doanh tha chết cho NBQ không quan trọng lắm vì trên thực tế NBQ đã bị Doanh Doanh “vô hiệu hóa” bằng cách cho NBQ uống “tam thi não thần đơn” và cuối cùng NBQ đã bị Nghi Lâm thuộc phái Hằng Sơn giết chết để trả thù cho sư phụ của nàng và các nạn nhân của NBQ.
Trong khi đó, những lầm lỡ của HCM và đảng CSVN là một cú chí tử đánh vào dân tộc VN thay vì trở thành “ con rồng” hay “con hổ” Á Châu, lại lâm vào tình cảnh bi đát như hiện nay.
Tóm lại,cả NBQ lẫn HCM là những “nhân vật” cực kỳ HUNG ÁC và NHAM HIỂM dưới bộ lốt Đạo Đức Giả của các tay Ngụy Quân Tử. Với NBQ, khía cạnh Tiêu Cực của tính tình và hành vi càng trở nên đậm nét sau khi NBQ “Tự Thiến” là một hành động tối cần thiết để công phu luyện “Tịch Tà Kiếm Phổ” của y đạt được những kết quả vượt bực. Đến đây phải hiểu như thế nào về hành động “Tự Thiến” của NBQ ? lẽ dĩ nhiên theo nghĩa bóng, nghĩa biểu tượng.
Như đã nói ở trên, hai biểu tượng lớn về DƯƠNG tính ở thời cổ xưa là MẶT TRỜI và NGƯỜI CHA. Nhưng còn một biểu tượng cũng không kém quan trọng vào thời kỳ đó là DƯƠNG VẬT. Tại sao ?
Muốn hiểu điều trên, một mặt, ta phải tự đặt mình vào địa vị của người Cổ Sơ với tâm lý giản dị hồn nhiên, vô tội tức chưa vướng mắc vào các “mặc cảm tội lỗi” như con người về sau; mặt khác, ý thức được rằng SỰ SỐNG luôn luôn được Tôn Thờ bởi một con người BÌNH THƯƠNG.
Vậy nên, đó là một điều tự nhiên khi một con người Bình Thường Tôn Thờ những gì ban phát Sự Sống và cho phép Sự Sống tiếp tục.
Mà ít nhất vào thời kỳ đó, Sự Sống của con người không thể tiếp tục được nếu không có sự hiện hữu của Dương Vật.
Bây giờ chúng ta mới hiểu tại sao ở thời Cổ Sơ, tục Thờ Dương Vật được phổ biến khắp nơi một cách mạnh mẽ ngang hàng với tục Thờ Mặt Trời và tục Thờ Thần Lửa vậy! (36)
Trở lại hành động “Tự Thiến “ của NBQ. Như đã nói ở trên, vì Dương Vật một thời là biểu tương của Sự Sống Toàn Diện, cả Sinh Lý lẫn Tâm Linh, do đó qua hành động “Tự Thiến” của NBQ mà nếu hiểu theo nghĩa bóng hay biểu tượng , Kim Dung có lẽ muốn ám chí ở đây rằng vì muốn đạt những kết quả vượt bực để mau chóng trở thành “thiên hạ vô địch”, NBQ đã theo những lý thuyết và phương pháp có tính cách “ tà đạo” nên đã tự cắt hoạn mình ra khỏi Sự Sống Toàn Diện, nhất là về mặt Tâm Linh, nên đã trở thành một kẻ BẤT BÌNH THƯỜNG, như sự kiện NBA trở thành “ái nam ái nữ” chẳng hạn.
Có thể đem trường hợp này của NBQ áp dụng với HCM hay không ?
Trong “Tiếu Ngạo Giang hồ”, ở bên phe “Hắc Đạo” là Triêu Dương Thần Giáo cũng có một hiện tượng tương tự. Đông Phương Bất Bại là người cướp ngôi Giáo Chủ của Nhậm Ngã Hành đã tu luyện theo ‘Quì Hòa Bảo Điển” có cùng chung một nguồn gốc “tà đạo” với “Tịch Tà Kiếm Pháp” nên Đông Phương Bất Bại cũng phải “Tự Thiến” và trở thành “ái nam ái nữ” như NBQ..
Về vấn đề nêu trên, Cố G.S. Nguyễn Ngọc Huy cũng giải thích mối liên hệ giữa “Quì Hoa Bảo Điển ” của Đông Phương Bất Bại với các phương pháp Đấu Tranh của phong trào Cộng Sản như sau:
“Nhưng muốn đi đến mục đích này, nó đã phải làm cho các đảng viên của nó bị thương tổn nặng nề về mặt tâm lý. Việc hủy diệt các ý kiến, tư tưởng và nhứt là tình cảm cá nhơn đến mức tố cáo, nguyền rủa hay sát hại cha mẹ ông bà mình là một hành động làm cho người bị mất nhơn tánh. Nó giúp người đạt mức “bất bại” trong cuộc tranh đấu chánh trị, nhưng cũng làm cho người không còn hoàn toàn là người. Nó đã được Kim Dung so sánh với việc tự thiến để luyện võ công theo QÙI HOA BẢO ĐIỂN…. ” (37)
Tóm lại, trong “Tiếu Ngạo Giang hồ”, NBQ tuy thuộc phe “Bạch Đạo” nhưng xử dụng các phương pháp luyện tập và đấu tranh GIỐNG ĐÚC phe “Hắc Đạo” qua “nhân vật” Đông Phương Bất Bại của Triêu Dương Thần Giáo mà theo Cố G. S. Nguyễn Ngọc Huy, được Kim Dung dùng để ám chỉ phong trào CS cách chung và đảng CS Trung Hoa cách riêng. Do đó, chúng ta có thêm một yếu tố nữa có thể biện minh cho việc So Sánh NBQ với HCM vì HCM cũng như Đông Phương Bất Bại, thuộc phe “Hắc Đạo” tức phong trào CS Quốc Tế.
…..
Để kết luận, lý do khiến chúng tôi so sánh HCM với NBQ là vì hai “nhân vật” này có nhiều điểm RÂT GIỐNG NHAU từ tính tình như khía cạnh HUNG ÁC, NHAM HIỂM của cả hai được ngụy trang bằng các thủ thuật tinh vi mà chỉ những tay kịch sĩ đại tài như NBQ, HCM mới biết xử dụng , nhằm che dấu tính chất ĐẠO ĐỨC GIẢ của những kẻ mà Kim Dung cũng như xã hội Á Đông gọi là Ngụy Quân Tử, đến các thủ đoạn TÀN KHỐC, PHI NHÂN, BÁ ĐẠO trong lề lối hành xử mà theo Kim Dung, có cùng chung MỘT Nguồn Gốc “Tà Đạo”
Vì NBQ là một nhân vật tiểu thuyết Rất Nổi Tiếng, do đó việc so sánh HCM với NBQ nếu KHÔNG bị Quý Độc Giả chê là cương ẩu, thì có thể góp phần vào việc “lột mặt nạ” HCM là Nguyên Nhân của không biết bao Tai Ương Khổ Nạn cho dân tộc VN vẫn còn kéo dài cho đến tận hôm nay .
Ngoài ra, việc đạp đổ “Thần Tượng HCM” phải được xem như là “hòn đá tảng” cho những người CSVN hoặc tự nhận là “thành phần Phản Tỉnh” hoặc tuyên bố từ bỏ lý thuyết Mác-Lénin để trở về với Văn Hóa Dân Tộc. Liên quan đến vấn đề này, trong Phân Tâm học, có hiện tượng Tâm Lý có tên là “Giết Cha” (the murder of the father) lẽ dĩ nhiên phải hiểu theo nghĩa bóng , là muốn TRƯỞNG THÀNH, đương sự phải có có can đảm “Giết Cha” mà hiểu theo nghĩa biểu tượng là có khả năng triệt tiêu những hình ảnh, những ý niệm, những tình cảm, những cảm xúc SAI LẦM về “Người Cha” mà trong quá khứ bộ máy tuyền truyền dối trá CSVN đã nhồi nhét vào đầu óc của cán bộ CSVN cũng như người dân VN nhằm giữ họ trong tình trạng ấu trĩ, trì trệ , chậm tiến …về phương diện Tâm Lý,với mục tiêu thâm độc là giữ họ mãi mãi lệ thuộc vào cái bóng ma HCM.
Vậy nên, Hòn Đá Tảng, dấu hiệu TRƯỞNG THÀNH đối với nhưng người CSVN tự nhận là “Phản Tỉnh” là khà năng “Giết Cha” mà ở đây có nghĩa là ĐẠP ĐỔ “Thần Tượng” HCM là kẻ từ nay nổi danh là một NHẠC BẤT QUẦN của nền chính Trị VN
CHƯA LÀM NỔI CHUYỆN CĂN BẢN NÀY THÌ ĐỪNG VỘI NÓI TỚI NHỮNG CHUYỆN CAO XA GÌ KHÁC !!!
Lê Việt Thường
CHÚ THÍCH
(1) Nguyễn Ngọc Huy, “Các Ẩn Số Chính Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung”, NXB Thanh Phương Thư Quán, SJ, CA, 1986, tr. 143
(2) Trần Gia Phụng, “Huyền Thoại Hồ Chí Minh”, Ngũ Hành Sơn, Toronto, Canada, tr.3
(3) Hoàng Ngọc Hiến, “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết VIỆT”, NXB Tri Thức, Hà Nội, VN, 2011, tr. 56-57
(4) T.T.V., “Hồ Chí Minh Như Tôi Thấy” http://huynh.tamh.free.fr/ho%20chi%20minh/001hochiminh.html
(5) Hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh, http://www.procontra.asia/?p=603
(6) Idem
(7) Idem
(8) Idem
(9) Idem
(10) Idem
(11) Hoàng Ngọc Hiến, Idem, tr.35-36
(12) T.T.V., “Hồ Chí Minh Như Tôi Thấy”, Idem
(13) Trần Gia Phụng, Idem, tr, 18
(14) Idem, tr.24
(15) Nguyễn Ngọc Huy, Idem, tr. 150
(16) Hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh, Idem
(17) Nguyễn Ngọc Huy, Idem, tr. 144
(18) T.T.V., “Hồ Chí Minh Như Tôi Thấy”, Idem
(19) Idem
(20) Idem
(21) Idem
(22) Idem
(23) Idem
(24) Idem
(25) Trần Gia Phụng, Idem, tr, 24-25
(26) Idem, tr.24
(27) T.T.V., “Hồ Chí Minh Như Tôi Thấy”, Idem
(28) Nguyễn Ngọc Huy, Idem, tr. 200
(29) Nguyễn Ngọc Huy, Idem, tr. 146-147
(30) Kim Dung/ “Tiếu Ngạo Giang Hồ” , Hồi 202 http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqnnn31n343tq83a3q3m3237nvn#phandau
(31) Kim Dung/ “Tiếu Ngạo Giang Hồ” , Hồi 188, Idem
(32) Pierre Daco, “Les Prodigieuses Victoires De La Psychologie Moderne”, Marabout, 1973, tr.221
(33) Idem, tr.225
(34) Vũ Đức Sao Biển, “Kim Dung Giữa Đời Tôi: Chân Dung Nhạc Bất Quần” http://vnthuquan.org/(S(x0a2qtm1ezr4deyinpn12k55))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnnn2n1n31n343tq83a3q3m3237ntn2n
(35) Nguyễn Thuyên, “Bộ Mặt Thật Của Hồ Chí Minh”, Chuông Sài Gòn, xuất bản 1990, tái bản 2000, tr. 486-487
(36) Pierre Daco, Idem, tr.228
(37) Nguyễn Ngọc Huy, Idem, tr. 105-106