TỔ TIÊN LẠC VIỆT ĐI TRƯỚC TÂY PHƯƠNG NHIỀU NGÀN NĂM VỀ MẶT BẢO ĐẢM “AN SINH” CHO NGƯỜI DÂN VIỆT
Hoàng Ngọc Hiến viết tiếp: “Để tránh tình trạng hỗn hợp, sự dung hợp các kết cấu văn hóa – tư tưởng phải hướng về những mục tiêu lớn. “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” là những mục tiêu chính trị. Xác định những mục tiêu triết học là công việc của những triết gia. Chẳng hạn, có thể nêu lên “sự an sinh, sự tiếp nối bền vững của đời sống con người”, những mục tiêu này đã được nhà văn hóa học Mỹ Leslie A. White xác định là cứu cánh của bản thân văn hóa.
Xét đến cùng, cứu cánh của văn hóa là “sự an sinh và sự tiếp nối bền vững của cuộc sống con người” (Leslie A. White). Từ cứu cánh này có thể hiểu được sâu sắc hơn ý nghĩa của từng mặt trong đời sống văn hóa, liên hệ giữa các mặt và sức mạnh phổ biến của văn hóa.
Trong nhu cầu an sinh của con người, yêu cầu tối thiểu là an sinh trong sinh hoạt xã hội (bảo đảm sự no ấm, làm ăn yên ổn) và yêu cầu tối đa là an sinh phần hồn. Nói đến văn hóa thường ta nghĩ đến an sinh phần hồn. Thực ra, an sinh trong sinh hoạt xã hội là hết sức quan trọng, đây là “hạ tầng cơ sở” của cuộc sống văn minh. Cần thấy mối quan hệ tương hỗ giữa văn hóa và pháp luật, văn hóa và kỷ cương, văn hóa và trật tự an toàn xã hội… Văn hóa là sự tự do bên trong, pháp luật và những kỷ cương khác là sự ngăn ngừa bên ngoài. Văn hóa bao gồm yêu cầu tối đa về đạo đức, pháp luật giới hạn ở yêu cầu đạo đức tối thiểu. Có thể lập lại trật tự, củng cố kỷ cương trong một thời gian ngắn nhưng xây dựng văn hóa ở cá nhân và toàn xã hội đòi hỏi sự lâu dài, có khi nhiều đời. Mối quan hệ giữa “lập kỷ cương” và “xây dựng văn hóa” là mối quan hệ “lấy ngắn nuôi dài”. Nhu cầu an sinh phần hồn có liên quan mật thiết với đời sống tôn giáo, tín ngưỡng (đặc biệt trong văn minh nông nghiệp). Nhu cầu an sinh phần hồn khiến con người có ý thức sâu sắc hơn về đời sống đạo đức. Do đó, tôn giáo tín ngưỡng mặt nào đó có tác dụng xây dựng ý thức đạo đức. Cũng cần thấy rằng lợi dụng hoặc lạm dụng thờ cúng và tín ngưỡng gây ra những sự lộn xộn và bê tha trong đời sống xã hội, như vậy là trái với cứu cánh của văn hóa. Trong sự bê tha “buôn thần bán thánh” làm sao con người có thể an sinh phần hồn và kích động cuồng tín của những tín đồ là xâm phạm đến an toàn xã hội. Cũng như vậy, cứu cánh của văn hóa không thể dung hòa với việc nhân danh “sự bao dung văn hóa” để truyền bá những tư tưởng có phương hại cho sự yên ổn và đời sống tinh thần lành mạnh của xã hội.
Nhu cầu cuộc sống “tiếp nối bền vững” có gốc rễ ở bản năng duy trì, tiếp tục giống loài ở con người. Nhu cầu này thể hiện ở nhiều cấp: gia đình, dân tộc, nhân loại… Sơ đẳng và phổ biến hơn cả là nhu cầu duy trì và tiếp tục sự sống của gia đình dòng dõi, nâng cao lên là mối quan tâm đến thanh danh của gia đình. Cùng với nguy cơ ô nhiễm môi trường, phá vỡ sinh thái và chiến tranh hủy diệt ở quy mô hành tinh con người ngày càng có ý thức bảo vệ giống loài của mình.
Con người có nhu cầu quán xuyến và thông suốt “liên hệ của hiện tại với quá khứ và tương lai” trong vận mệnh của cá nhân mình và cộng đồng của mình. Nhà văn hóa học Nga V. X. Eraxov xem mối liên hệ này là “bề chiều” (Pháp: dimension) đặc biệt mà văn hóa đem lại cho cuộc sống con người (xem B. X. Eraxov. Văn hóa, tôn giáo và văn minh ở phương Đông. Bản tiếng Nga 1990, tr. 15). Những khoa học huyền bí và các thuật tướng số, tử vi có sức hấp dẫn đặc biệt chính là vì đáp ứng (dù là một cách ảo tưởng) nhu cầu thông suốt liên hệ nói trên. Tôn giáo, tín ngưỡng bằng cái “thiêng” có khả năng thỏa mãn sâu sắc nhu cầu quán xuyến liên hệ của hiện tại với quá khứ và tương lai trong số phận cá nhân con người. ý nghĩa văn hóa của thờ cúng tổ tiên là trong sự cúng bái, cầu khẩn, con người cảm thấy mối liên hệ sâu sắc giữa sự phù hộ của vong linh tổ tiên (quá khứ) và sự an khang của mình và gia đình trong hiện tại và tương lai. Có thể lo toan cho hiện tại và tương lai của mình bằng những sự tính toán thực tiễn. Nhưng nếu như sự lo toan này được gắn với quá khứ “thiêng”, chẳng hạn như mồ mả và hài cốt của cha ông tượng trưng cho cội nguồn thì nó mang ý nghĩa văn hóa. Cần đứng từ quan điểm văn hóa học để xem xét các hiện tượng tín ngưỡng, quan điểm “duy vật” đơn thuần thường tỏ ra hời hợt” (1)
Những vấn đề mà các nhà Văn Hóa hiện nay bắt đầu cho là Quan Trọng:
- như “sự an sinh, sự tiếp nối bền vững của đời sống con người”, mà Leslie A. White xác định đó là cứu cánh của bản thân văn hóa ở cả hai mặt Vật Chất và Tinh Thần
- hoặc như vai trò của Tôn giáo Tín ngưỡng trong việc xây dựng ý thức Đạo Đức của cá nhân, kèm theo song song với nó, nhu cầu thanh lọc lãnh vực Tôn giáo Tín ngưỡng khỏi các yếu tố “mê tín dị đoan” có cơ làm nguy hại đến đời sống TÂM LINH đích thực
- hoặc như mối Tương Quan nhằm kết nối nhu cầu của con người trong việc quán xuyến và thông suốt“liên hệ của hiện tại với quá khứ và tương lai” trong vận mệnh của cá nhân mình và cộng đồng của mình với ý nghĩa Văn Hóa của tập tục Thờ Cúng Tổ Tiên…vvv…
là những mối Quan Tâm LÂU ĐỜI của Tổ Tiên Lạc Việt đã đạt được trong quá khứ những Thành Quả ngoạn mục khi đem so sánh với các nền Văn Minh và Văn Hóa cùng thời.
Về đề tài “sự an sinh, sự tiếp nối bền vững của đời sống con người” chẳng hạn mà nhà nghiên cứu HK Leslie A. White có đề cập đến, thì các Giải Đáp của vấn đề nêu trên mà Tổ Tiên Lạc Việt đã đưa ra từ thời rất xa xưa , đã được Dịch Lý tóm gọn trong thuật ngữ “An Thổ, Đôn Hồ Nhân, Cố Năng Ái”.
Về ý nghĩa Văn Hóa của từ ngữ “An Thổ”, nên nhớ rằng “Vũ trụ Việt nam làm bằng “Trời che” và “Đất chở”. Nho nói “Duy thiên địa vạn vật phụ mẫu. Duy nhân vạn vật duy linh” (Kinh Thư. Thái Thệ 3). Đây không phải thiên bao la xa tắp tít hay địa trải dài ra ngoài mình nhưng là “Thiên Địa” ở ngay trong mình như luồng tinh lực, xoắn xuýt giao thoa nơi mình gọi là “Giao Chỉ”, hoặc VĂN TỔ theo nghĩa Tổ con người cũng chính là “Thiên Địa chi Đức”.
Vì thế hai chữ “Trời che Đất chở” mang một ý nghĩa thân thiết cụ thể trong vũ trụ quan của người Việt Nam, trong đó con người được quan niệm như thập tự nhai nghĩa là giao điểm của trời đất. Đây không là một định nghĩa văn chương suông nhưng là biểu lộ một nội dung đã thực hiện bằng thể chế Công Điền để làm đất chở, cũng như được Thờ Tiên Tổ để làm trời che. Do cả hai yếu tố đều mang một ý nghĩa linh thiêng.
Đạo Thờ Trời do Vua chủ tế thì phần uy linh đã bộc lộ rõ ràng. Đến như đạo Thờ Đất do dân làng đảm nhiệm, mặc dầu không oai phong lộng lẫy bằng, nhưng không thiếu phần linh thiêng. Phần linh thiêng đó được biểu thị ngay trong chữ XÃ là đạo Tế Thổ Thần kép bởi bộ kỳ chỉ linh thiêng và bộ thổ.
Ông Paul Mus (238) cũng như nhiều học giả Tây Âu nhấn mạnh rằng đó không là trò chơi tán tự suông, nhưng chính là một thực thể, một quan niệm về Đất đầy ắp tình người, hồn người, rất nhiều người và mặc dầu đã chết nhưng vì “sự tử như sự sinh” nên cũng còn quan trọng như người sống. Vì thế phần linh thiêng của Đất nổi vượt hơn phần vật chất.
Người thôn dân rất ái ngại bán đất hương hỏa là vì lý do đó, nên đối với họ Đất có một nội dung khác hẳn.
Với Tây Âu đất là đất. Với người Viễn Đông đất không những là đất nhưng còn là cái gì chất chứa đầy linh thiêng, vì đất là của người sống mà cũng là của người chết. Người sống nắm giữ đất cách trứ hình, còn linh hồn Tiên Tổ nắm giữ cách vô hình. Cái quan niệm đó người duy lý có thể cho là thần bí.
Tuy nhiên chính nó đã là một yếu tố đem lại sự Quân Bình Kinh Tế cho xã hội Việt Nam, hơn hẳn các xã hội Tây Âu về trước. Vì theo quan niệm đó thì phải có chính sách Quân Phân Tài Sản sao cho ai cũng được làm Người, nghĩa là có một miếng “Đất chở” thực sự để đối đáp với “Trời che” cũng thực sự được biểu lộ bằng đạo Thờ Cúng Tổ Tiên. Và vì thế mỗi người Việt Nam khi tề tựu lại đặng Tế Thổ Thần thì thực sự họ là một Tư Tế, có nội dung cụ thể, nghĩa là họ có làm chủ một miếng đất thực sự nên cần được tế, vì đất nào cũng có quỉ có thần. Lại khi nói người dân phải cầm binh khí ra đánh đuổi quân xâm lăng tàn phá “xã tắc” thì họ hiểu thấm thía từ mảnh vườn của họ dâng lên: nước là của họ cũng y như nhà là của họ vậy”. (2)
Trước khi bàn tiếp về vấn dề nêu trên hầu xem việc người Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước VN đã khiến cho dần dần cái “Vũ Trụ Nhân Linh” của Tổ Tiên Lạc Việt đã bị phá vỡ như thế nào, chúng tôi xin được đề cập ngay sau đây Ý Nghĩa của thể chế BÌNH SẢN trên bình diện Triết Lý Chính Trị khi đem so sánh với hai chế độ TƯ BẢN và CỘNG SẢN.
“Nói cách chung, chủ nghĩa Tư Bản thì quá TƯ RIÊNG, còn Cộng Sản thì quá CÔNG CỘNG, mà điều trên là hậu quả của nền Văn Hóa MỘT CHIỀU của Tây Phương, còn Văn Hóa Việt Nam vì chủ trương HAI CHIỀU như “Âm-Dương”, “Thiên-Địa” nên với thể chế BÌNH SẢN chẳng hạn, Tiền Nhân ta quan niệm là phải có sự Quân Bình giữa Đất CÔNG và Đất TƯ. Một mặt, người Nông Dân VN trước kia được quyền Sở Hữu trên bình diện Pháp Lý, mặt khác, những thành phần KHÔNG có đất TƯ thì cứ định kỳ được Làng Xã cấp cho một phần đất CÔNG để cày bừa, trồng trọt và hưởng phần hoa lợi do công lao mình tạo ra, tránh được khủng hoảng do tâm lý tiêu cực bắt nguồn từ sự kiện trong xã hội CS, mọi sự được xem là “của chung” (chỉ trên nguyên tắc thôi nhưng đó là một vấn đề khác). Nhưng vì thông thường không ai dại gì bỏ hết tâm huyết vào cái gọi là “của chung” đó vì lý do như ai cũng biết, “cha chung không ai khóc” nên có lẽ đó là một nguyên nhân chính yếu gây ra sự thất bại KINH TẾ và sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản.
Ngoài ra, cũng khác với TƯ BẢN Nguyên Thủy, vì quá đề cao cái TƯ RIÊNG, và với chủ trương quyền Tư Hữu Tuyệt Đối, nên để thiểu số ưu đãi thống trị và chiếm hữu phần lớn tài sản của quốc gia, đã gây ra những bất công trầm trọng là nguyên nhân của sự ra đời của phong trào CỘNG SẢN, thể chế BÌNH SẢN đã dự trù những biện phápTránh tình trạng ĐỘC QUYỀN của giai cấp Thống Trị trên tài sản quốc gia, như cách thức được áp dụng dưới thời Vua Minh Mạng chẳng hạn, chính phủ Trung Ương canh chừng giới Hào Mục tự tiện BIẾN đất CÔNG thành đất TƯ, hay phương thức mua lại số đất TƯ thặng dư của Tư Nhân để QUÂN BÌNH với số đất CÔNG hiện hữu hoặc như tập tục của Làng Xã VN trước đây nhằm khuyến khích giới Hào Phú Xã Thôn chia xẻ của cải giàu sang với các thành phần khác không được may mắn như họ” (3)
Ngoài ra, thể chế BÌNH SẢN với chế độ Công Điền Công Thổ cùng với các thể chế khác của LÀNG XÃ VIỆT như về mặt Tổ Chức Cơ Cấu Chính Trị với HỘI ĐỒNG KỲ MỤC tương đương với QUỐC HỘI ngày nay, như qua ỦY BAN CHẤP HÀNH với các Lý Dịch Đương Thứ do dân bầu lên vào các các chức vụ như Lý Tưởng và Phó Lý có thể đem so sánh với các chức vụ Thủ Tướng và Phó Thủ Tướng ngày nay, với các chức vụ khác của ỦY BAN CHẤP HÀNH tương đương với hàng Tổng Trưởng, Bộ Trưởng ngày nay như Trương Tuần có thể so sánh với bộ Quốc Phòng, Hương Bạ với bộ Nội Vụ, Hương Bảng với bộ Tài Chánh….. còn HƯƠNG ƯỚC có thể được xem như HIẾN PHÁP của một Làng, cùng với các chức vụ Ngự Sử Đài hay Đô Sát Viện ở cấp Triều Đình tương đương với TỐI CAO PHÁP VIỆN ngày nay.
Tóm lại, Cơ cấu tổ chức của LÀNG XÃ VIỆT vừa được trình bày trên đây Rất Giống với THỂ CHẾ DÂN CHỦ NGÀY NAY. cùng với hai điểm Đặc Sắc và Tân Tiến khác là chế độ TẢN QUYỀN và TỰ TRỊ ĐỊA PHƯƠNG
Ngoài ra, “Quốc Triều Hình Luật” hay Bộ Luật Hồng Đức với các Giá Trị Nhân Quyền “Vượt Thời Không” tỏ ra rất Tân Tiến ngay so với các Tiêu Chuẩn của Xã Hội hôm nay, đã ra đời khoảng 5 thế kỷ trước Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của LHQ (1948), do đó có thể được xem là Bộ Luật Nhân Quyền ĐẦU TIÊN của Nhân Loại
Nhưng điểm NỔI BẬT NHẤT có lẽ là sự kiện các THỂ CHẾ vừa nêu trên đã được phát minh ra trên Đất VIỆT từ thời mà ở bên Tây Phương nông nô Âu Châu còn bị bóc lột đến tận xương tủy thì ta mới đánh giá đúng mức trình đột TIÊN TIẾN của Xã Hội VIỆT truyền thống!
Đến đây xin được phép trở lại với đề tài chính. “Đó là chính sách đã được thi hành cùng với Lễ Gia Tiên ngay từ ngày khai quốc. Tuy sự áp dụng tuỳ thời mà đạt độ công bằng nhiều ít khác nhau, nhưng còn nguyên lý và áp dụng thì có ngay từ đầu. Cho đến khi người Pháp đặt nền đô hộ thì dần dần phá vỡ cái “vũ trụ” nhân linh đó.
Chúng ta hãy lấy năm 1940 làm cứ, vì là năm có mấy thiên khảo cứu công trình của học giả Gourou mà ông Paul Mus dùng trong quyển “Vietnam sociologie d’une guerre”. Theo đó ta dễ nhận ra ảnh hưởng của người Pháp đã đem sự bất bình sản vào nước ta ra sao. Hãy căn cứ trên tỉ số ruộng công điền của ba miền làm cứ:
Ở Trung vì là miền thuộc nhà Vua, ảnh hưởng người Pháp tương đối ít, nên còn giữ được tỉ số ruộng công điền cao nhất là 26% trong tổng số ruộng canh tác. Ông Gourou nhận xét có nơi mỗi suất đinh được tới ba mẫu.
Đất Bắc tuy theo hiệp ước 1884 gọi là Bảo hộ, nhưng trong thực tế người Pháp đã biến dần gần thành thuộc địa, nên còn được có 20%.
Đến như Nam là thuộc địa thực sự, xã thôn lại chưa được thành lập chỉnh tề như ngoài Bắc, nên số ruộng công trụt xuống còn 2,5% (Mus 240),
Đến như ruộng tư điền phân chia càng chênh lệch: trong Nam cứ 15 người mới có một điền chủ, ngoài Bắc thì cứ 6 hoặc 7 người mới có một điền chủ, hiểu là có ruộng riêng, còn ruộng công thì ai cũng có phần (nói chung).
Nếu xét về phương diện canh tác hiện đại , vì ruộng đất do sự kiện bị chia ra từng mảng nhỏ thì đó có thể là một trở lực cho việc cơ khí hóa, đòi phải có những diện tích từng chục ha trở lên. Nhưng về đàng xã hội thì việc phân chia chi li kia đã nói lên tính chất BÌNH ĐẲNG Kinh Tế được thực thi đến cao độ, cho nên xét về Công Thể thì ở VN trước kia, tình trạng nghèo khó có thể đến độ cực khổ, nhưng nghèo theo công thể nghĩa là không ai đến độ như thợ thuyền Tây Âu phải bán mình vì không còn gì khác ngoài mình để mà bán. Le travailleur européen réduit “à se vendre volontairement parce qu’il ne lui reste rien d’autrui” (Paul Mus 106). Người Việt Nam nghèo nhất ít ra cũng có vài sào công điền.
Trong Nam số người đã giàu thì giàu từng trăm ngàn mẫu, còn đại đa số thì toàn là tá điền, giống với nông nô Pháp: đất tư đã không có mà ruộng công cùng không, ta chỉ xem vài con số sau: Đang khi đại điền chủ (50ha trở lên) chỉ có 9,6% số người lại chiếm 65% số ruộng. Còn 48% trung điền chủ (5-50ha) với 32% số ruộng. Còn số tiểu điền chủ (từ 5 ha trở xuống) có tới 38% tổng số dân lại chỉ chiếm được 3,3% diện tích
Sự chênh lệch đó càng trở nên trầm trọng vì chính sách thuế khóa căn cứ trên đồng bạc Đông Dương lên xuống theo giá thị trường quốc tế, tức không kể chi đến giá lúa gạo, nên nhiều lần đã vượt quá mức chịu của các thôn dân rất xa. Ở làng tôi vào một năm nào đó (từ 1940-1943) số ruộng mỗi Đinh là 4 sào (lối 1/7 ha) gặt hái xong xuôi được 24 thùng, mỗi thùng bán 0.12đ. Bán hết đi mới được có 2.88đ. Thế mà sưu thuế là 4.60đ còn thiếu 1.68đ hay là 14 thùng nữa mới nộp đủ thuế…
Đó là năm tệ nhất, thường thì tất nhiên không đến nỗi đó, nhưng trung bình thì sưu thuế đã chiếm suýt soát nửa số hoa lợi. Chính sách thuế khóa đó đã dìm nông dân xuống cái hố bần cùng vượt xa các triều đại trước.”(5)
Ông Mus (254) đã có thể viết: “Đại điền chủ là do người Pháp đưa vào Việt Nam” (La grande propriété séquelle de l’occupation française) và gây ra tình trạng BẤT BÌNH ĐẲNG trong thời kỳ VN bị người Pháp đô hộ.
Tóm lại, con người Việt Nam được quan niệm theo nền nhân bản tam tầng: Trời, Đất, Người, mà tầng nào cũng quan trọng như nhau. Vì thế nên cần “ăn với đất vui với trời” để cho có đủ ba chiều kích đặc trưng của con người. Thực dân Pháp đã phá vỡ phần Công Điền để cho tài sản dồn về một số người đặc ân là đã chặt hết hai cái chân: mất phần An Thổ. Đến khi phá vỡ Lễ Gia Tiên (một cách gián tiếp bằng lấy cái học duy lý thay vào Nho giáo) là chặt hết cái đầu, phá vỡ mất Trời che. Như vậy hết còn là “thiên địa chi đức”, hết còn là một con người sống trong xã hội như thành phần của một công thể thiêng liêng, mà chỉ còn là một cá nhân trơ trọi: thôn dân vác xác đi làm tôi, thị dân vác đầu đi làm tớ, cắt băng khai mạc cho nền văn hóa thiếu Văn Tổ nên mang nhiều chất chênh lệch bất công bên cạnh những tiến bộ của cơ khí.
Đó là đại khái những vấn đề đặt ra cho chúng ta sau 80 năm bị ngoại bang đô hộ, làm thế nào để trả lại cho mỗi người Việt có một mảnh đất chở cũng như có một mảnh trời che để đạt cái mà Nho gọi là “khả dĩ tán thiên địa chi hóa dục, giúp cho Đất Trời làm việc nuôi dưỡng T.D 22 ”(4)
Hết thời kỳ THỰC DÂN lại đến giai đoạn CỘNG SẢN “giải phóng” ! Thật vậy, “Lối 1930 cộng sản đã xuất hiện trước số đông trí thức như một cám dỗ, một hứa hẹn tràn ngập tương lại huy hoàng. Trước hết vì không phải hứa suông là sẽ san phẳng mọi bất công xã hội, nhưng hơn các chủ trương khác, nói là làm. Ruộng phú nông không những được truất hữu mà đến ngay thân mạng phú nông cũng bị đấu tố. Thế là trừ hậu họa tận căn: bần cố nông khỏi lo sau này có ai đòi phần điền nữa”.(5)
Và sau đây cái gọi là “Thành Tích Giải Phóng” của Hồ Chí Minh và đảng CSVN:
Sau khi HCM sang Nga rồi sang Tàu nhận chỉ thị của Staline rồi Mao Trạch Đông về việc thực hiện cái gọi là “Cải Cách Ruộng Đất”, nhưng vì sau đó, có trận Điện Biên Phủ rồi Hiệp Định Genève 1954, do đó “Việt cộng đã dành một thời gian khoảng một năm để chấn chỉnh tình hình nội bộ và chuẩn bị làm nốt phần tối quan trọng của Cải Cách Ruộng Đất để bắt đầu công việc xây dựng cơ sở vật chất cho công cuộc xâm lược miền Nam.
….. thể thức đấu tranh cải cách ruộng đất cũng giống như đấu tranh giảm tô, chỉ khác ở mức độ tàn bạo gia tăng và con số nạn nhân cũng gia tăng do sự “càn đi quét lại” và “kích tỷ lệ ”(6)
Cái “Mồi Nhử” mà HCM và đảng CSVN đem ra nhằm LƯỜNG GẠT người Dân VN là cố tình tạo cái ẢO TƯỞNG rằng sau cuộc CCRĐ, ruộng đất cũng như gia tài sản nghiệp của địa chủ sẽ bị tịch thu và chia lại cho nông dân nghèo. nhưng điều mà ai cũng biết là sau đó, người nông dân bị nhà cầm quyền CSVN ép gom ruộng đất nhập vào Hợp Tác Xã . Và khi mô hình HTX thất bại, ruộng đất được chia lại để rồi lại tập trung vào hàng ngũ quan chức nhà nước và những thành phần được chế độ ưu đãi !
Về diễn tiến cụ thể của các dử kiện, “cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất được Trung Ương Đảng giao cho Trường Chinh lãnh đạo qua một Trung Ương ủy viên phụ trách là Hồ Viết Thắng; dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho mỗi xã. Các đội và đoàn đều trực tiếp nhận lệnh của trung ương mà không cần qua ủy ban hành chánh địa phương.
Ngoài việc triệt hạ cái gọi là “giai cấp Địa Chủ”, cuộc “phóng tay phát động quần chúng đấu tranh cải cách ruộng đất” còn là cơ hội để đảng thực hiện một cuộc thanh trừng quy mô nội bộ Đảng cũng như hàng ngũ kháng chiến, sau khi thực dân Pháp đã bị đánh bại”.
Trước sự phẫn nộ của người Dân, nhà cầm quyền CSVN đưa ra cái gọi là “chính sách Sửa Sai”. Tuy nhiên, “sự sửa sai đưa ra để xoa dịu lòng dân không có nghĩa là chính sách cải cách ruộng đất của Đảng sai lầm, và theo như Võ Nguyên Giáp nhận định trong bản báo cáo lên Trung Ương Đảng thì thắng lợi cơ bản của cuộc cải cách ruộng đất là đã đạt được mục tiêu cốt yếu đề ra, đó là đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ. Những sự sai lầm, theo Đảng nhận định, là do sự “quá tay” của cán bộ”.
Tóm lại, “hành động “sửa sai” của Việt cộng chỉ là một “sách lược” để đối phó với tâm trạng công phẫn bất mãn của nhân dân, tạo một cơ hội để cho sự công phẫn xẹp xuống, và tránh nguy cơ một cuộc nổi loạn trên toàn miền Bắc”(7)
Về cuộc triển lãm CCRĐ mới đây được khai mạc vào sáng ngày 8/9/2014 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội, giám đốc Nguyễn Văn Cường có tuyên bố như sau:
“Chúng tôi muốn công chúng sẽ được tiếp cận một cách nó đa chiều và tòan diện về buổi thực hiện, việc thành tựu nó rất là lớn. Trong buổi triển lãm này nó thể hiện đó là cảnh “người cày có ruộng”, đó là xóa bỏ giai cấp bốc lột” ???!!!(8)
Nhưng nhiều người có vẻ không đồng ý với lời tuyên bố có tính cách “cường điệu” và trái với Sự Thật lịch sử của tay giám đốc này. Chẳng hạn, một tác giả có đưa ra nhận xét như sau:
“Cuộc ‘Cải cách ruộng đất’ với khẩu hiệu rất đơn giản, hiền lành ‘Người cày có ruộng’ đã nhanh chóng đưa cả xã hội Việt Nam với con số nông dân chiếm tuyệt đối lao vào một cơn cuồng nộ cướp, phá, giết… bất chấp tất cả những nguyên tắc xã hội xưa nay là bảo vệ sự công bằng, bác ái và nhân hậu, trật tự và luân lý. Ở cuộc ‘Cải cách ruộng đất’ đó, những giá trị tinh thần bị hủy hoại rất thành công. Những hiện tượng con đấu cha, vợ tố chồng vốn là điều tối kỵ trong truyền thống văn hóa Việt Nam từ ngàn đời không hề được dung dưỡng, nay được dịp tha hồ thể hiện để ‘lập công’.
Câu khẩu hiệu ‘Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ’ của Trần Phú Tổng bí thư Đảng CS được dùng như một câu Kinh Thánh trong mọi hành động xã hội, đã nhanh chóng đưa Việt Nam vượt ra khỏi ranh giới xã hội loài người”
Hoặc “Quan chức Cộng sản ngày nay thì đất đai, nhà cửa, ăn chơi còn gấp trăm lần địa chủ phong kiến trước đây. Mà tất cả là từ tiền tham nhũng của dân, còn địa chủ phong kiến ngày xưa có ăn chơi cũng là tiền của họ. Bây giờ có ông quan hàng trăm ha đất như Chủ tịch Bình Dương thì bọn địa chủ sao so được anh nhỉ?”(9)
Rồi với một tác giả khác : “Thế nhưng mà với 150 hiện vật được bày ở đó thì nó đưa lại cho tôi cái nhận xét không đúng như là những gì tôi đã đọc được hoặc là tôi đã nghe được trực tiếp từ những nạn nhân của cải cách ruộng đất.”
Hoặc “Cải cách ruộng đất là do người Trung Quốc, các chuyên gia Trung Quốc chỉ đạo và cố vấn đã được thực hiện một cách rất là rầm rộ trong miền Bắc Việt Nam và đã gây ra là biết bao đau thương. CCRĐ là nó đóng thẳng trực tiếp, phá tan kết cấu làng xã Việt Nam, nó tàn phá luân lý đạo đức …Nó tàn phá cái đạo lý luân lý vô cùng, và những người là nạn nhân của thời đó họ nghĩ lại rất thấy kinh hoàng.”(10)
Nhằm tóm kết cái gọi là “Thành Tích” của hiện tượng “CSVN Giải Phóng” đất nước, Cố Triết Gia Kim Định đã đưa ra những nhận xét sâu sắc và xác đáng như sau:
“Xét theo ánh sáng Lễ Gia Tiên thì cộng sản đã bỏ qua Trung (Văn Tổ) để đi ra Thứ là nhân loại, quốc tế. Nhưng chính vì bỏ qua Văn Tổ, nghĩa là bỏ Trung với nội ngã của mình rồi với gia đình, sau đến quốc gia, đoạn mới tới quốc tế, mà đòi bước xổng, đi xéo qua những người thân yêu, xéo qua đồng bào để đi phục vụ quốc tế và nhân loại liền, thì chúng ta nhận ra cái quốc tế đó, cái nhân loại đó thiếu nội dung chân thực, mà chỉ còn là mớ danh từ rỗng che đậy một sự vong thân trầm trọng của chính mình, của gia tộc bị tan hoang, và của cảnh tàn sát đồng bào, làm nghiêng đổ quốc gia.
Thiếu Trung với Tâm thì không còn chi móc nối với nguồn sinh lực đầy yêu thương chân thực. Cho nên những chữ: giải phóng, nhân loại, tương lai huy hoàng trở thành một mớ danh từ rỗng. Cộng sản chỉ còn là một biến trạng của sự bế tắc tự hai ngàn năm nay do sự thiếu nền móng cho Nhân Chủ mà ra. Đó không phải là một sách lược chân thực, nên dùng để giải phóng người thì người trụt sâu thêm xuống vực vong thân, dùng để giải phóng nước thì nước sẽ biến ra một chư hầu, một phù dung của đế quốc. Và như vậy là kiện chứng cho câu nói ví Đông dương Cộng sản đảng như một trái bom nổ chậm của thực dân Pháp: có nhiệm vụ tiếp tục cùng một việc như thực dân để đẩy xa hơn ba cái tệ đoan là: 1/ bất bình sản, 2/ cá nhân cực đoan, và 3/ ý hệ độc hữu”. (11)
Nói khác đi Cộng Sản VN chính là kẻ thừa tự của thực dân Pháp !!!
Tóm lại, về đề tài thứ nhất “sự an sinh, sự tiếp nối bền vững của đời sống con người’ mà giới nghiên cứu Tây Phương ngày nay như Leslie A. White mới chập chững bàn đến thì Tổ Tiên Lạc Việt như phần trình bày trên đây cho thấy, đã thực hiện trên Đất VIỆT từ thời kỳ rất xa xưa, kèm với Lý Thuyết lẫn phần Hiện Thực qua trung gian của các Thể Chế và Nguyên Lý Chính Trị mà trình độ TIÊN TIẾN ngay khi đem so sánh, đối chiếu với các Tiêu Chuẩn Quốc Tế tân tiến nhất ngày nay có thể gây ngạc nhiên và khâm phục cho nhiều người trong chúng ta đối với các Bậc Tiền Nhân Lạc Việt.
Ngoài ra, về đề tài thứ hai liên quan đến mục tiêu DUNG HÒA hai nhu cầu mới xem có vẻ Mâu Thuẫn với nhau là vai trò của Tôn Giáo trong việc nâng cao Ý Thức Đạo Đức của mỗi cá nhân và song song sự cần thiết phải thanh lọc lãnh vực Tín Ngưỡng ra khỏi các yếu tố “mê tín dị đoan” thì chúng ta đã có câu châm ngôn chính trị đầy Minh Triết của Khổng Tử như sau về Nghệ Thuật & Cứu Cánh của Chính Trị
Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ“(務民之義,敬鬼神而遠之,可謂知矣。).
Tạm dịch như sau:
Làm việc nghĩa, có ích cho dân, tuy phải kính trọng quỷ thần …..nhưng không cầu cạnh quỷ thần, mà nên tránh xa quỷ thần, đó là Trí.(12)
Về khía cạnh Hiện Thực liên quan đến việc thực thi mục tiêu DUNG HÒA hai nhu cầu mới xem có vẻ mâu thuẫn, cùng với việc áp dụng câu châm ngôn chính trị thâm thúy của Khổng Tử, cả hai điều vừa được đề cập ở phần trên, chúng ta có thí dụ ĐIỂN HÌNH sau đây của Phật Giáo Hòa Hảo:
“Về thờ tự, thì cắt hết mọi phiền toái. Không nhận thầy cúng, thầy tế, thầy bói, thầy phù thủy. Không cho đốt vàng mã. Thờ Phật thì không có tượng, mà chỉ có một tấm vải màu dà để tượng trưng sự hòa hợp nhân loại. Đã không chuông không mõ, không cho dâng cúng chè xôi, thực phẩm. Không cấm sát sinh, chỉ cấm sát sinh để tế. Không có cả chùa, chỉ có “độc giảng đường”, không phải để ở, mà chỉ để giảng đạo, giống như Văn Miếu bên Nho vậy…”.(13)
Vậy nên, không lạ gì mà PGHH là một trong những Tôn Giáo, nền Minh Triết đi đúng đường với Tinh Thần Dân Tộc VIỆT Nhất !!!
Còn về đề tài thứ ba mà HNH có đề cập trong đoạn văn ở trên liên quan đến mối Tương Quan nhằm kết nối nhu cầu của con người trong việc quán xuyến và thông suốt “liên hệ của hiện tại với quá khứ và tương lai” trong vận mệnh của cá nhân mình và cộng đồng của mình với ý nghĩa Văn Hóa của tập tục Thờ Cúng Tổ Tiên…vvv…thì chúng tôi có những nhận xét như sau:
Về vấn đề này thì theo HNH, “Có thể lo toan cho hiện tại và tương lai của mình bằng những sự tính toán thực tiễn. Nhưng nếu như sự lo toan này được gắn với quá khứ “thiêng”, chẳng hạn như mồ mả và hài cốt của cha ông tượng trưng cho cội nguồn thì nó mang ý nghĩa văn hóa”. (14) (LVT viêt chữ nghiêng và nhấn mạnh)
HNH có vẻ chỉ dừng lại ở đây mà thôi chứ không muốn tiến xa hơn nữa ?! Đó quả là điều đáng tiếc !!! Vì đáng lẽ HNH phải tự hỏi lý do tại sao Tục Thờ Cúng Tổ Tiên đã hiện hữu từ thời rất xa xưa của Lịch Sử con người và hiện diện ở khắp mọi nơi trên Mặt Đất vào thời điểm này, nhưng tập tục này đã dần dần biến mất khắp mọi nơi TRỪ miền Viễn Đông,nhất là Việt Nam ?!
Thật vậy, tại Viễn Đông, đặc biệt Việt Nam, Tục Thờ Cúng Tổ Tiên trở thành LỄ GIA TIÊN đã được duy trì cho đến tận ngày nay và do đó duy trì luôn nền văn minh Viễn Đông suốt trên 50 thế kỷ, trong khi nền văn minh cổ đại La-Hy cũng như rất nhiều nền văn hóa khác đã sụp đổ kéo lôi theo cả sự thờ tổ tiên vào nấm mồ đô thị cổ xưa (cité antique) ”(15) với sự biến mất của khoảng 20 nền Văn Minh trên toàn Thế Giới.
Nhận xét thứ hai là “xưa kia bên La-Hy cũng như bên Trung Hoa cổ đại chỉ hàng quí tộc mới có quyền thờ cúng tổ tiên. Điều này rất quan trọng vì có quyền cúng tế tổ tiên tức cũng là có quyền làm công dân với các quyền lợi theo sau như hưởng đất, mua sắm, đi học, làm quan … Vì thế nên phái quyền quý không chịu mở rộng việc tế gia tiên. Số người được cúng chỉ suýt soát là 20%”.”(16)
Trong khi đó, tại Việt Nam, từ lâu, Lễ Gia Tiên hết còn là đặc ân dành riêng cho giới quí tộc mà mở rộng cho khắp mọi tầng lớp trong xã hội.
Nhận xét thứ ba là trên nhiều ngàn năm và mãi có đến gần đây, Tây Phương là đối tượng của một cuộc Xung Đột Ý Thức Hệ dai dẳng giữa hai phe Hữu Thần & Vô Thần liên quan đến cuộc tranh luận xem có linh hồn tồn tại sau khi xác chết hay không ?
Trong khi đó, tại Viễn Đông nói chung lại vắng bóng Xung Đột Ý Thức Hệ loại này.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao lại có sự KHÁC BIỆT lớn lao như vậy giữa Tây Phương và Viễn Đông, đặc biệt Việt Nam truyền thống ?!
Theo Cố Triết Gia Kim Định, “sự tồn tại hay sụp đổ của nền văn minh là chuyện lớn lao, nó không hệ tại sự thờ Tổ Tiên, nhưng ở chỗ THỜ CÁCH NÀO ?. Và cái cách ấy nếu ta nghiên cứu kỹ sẽ thấy nó hiện hình ngay ra trong lối xếp đặt các bài vị của hai bên. Nếu xem chung thì tưởng như nhau, nhưng khi nghiên cứu kỹ thì thật khác nhau rất nhiều. Điều khác căn bản là bên Viễn đông có một bài vị gọi là VĂN TỔ để giữa bốn bài vị của Cao, Tằng, Tổ, Nỉ (Nỉ là cha, khi còn sống thì gọi là phụ, khi qua đời thì gọi là khảo, khi rước vào Miếu thì gọi là Nỉ) xếp theo khung Ngũ Hành, nghĩa là đặt ở bốn phương, còn trung cung dành cho Văn Tổ như sau:
Chính sự xếp đặt này nói lên một cuộc cách mạng vĩ đại đã xảy ra ở miền Việt Nho: nó biến đổi tục thờ ông bà theo kiểu ma thuật (tin ông bà về ăn của dâng) để vươn lên đợt tâm linh gọi là Lễ Gia Tiên mà ý nghĩa cao nhất là THỜ NHÂN TÍNH, và chỉ ở đợt này mới có lối xếp bài vị theo cơ cấu Ngũ Hành. Nó biểu lộ một cuộc cách mạng trong ý nghĩa, khiến cho Lễ Gia Tiên tồn tại cho đến nay, và còn có thể trở nên một nghi lễ có thực chất. Để thấy được ý nghĩa đó (Thờ Nhân Tính) cao sâu đến đâu thì cần phải biết hai ý nghĩa thấp hơn.
Ý nghĩa thấp nhất là tin linh hồn tổ tiên về hưởng các của đơm cúng, đó là tin tưởng theo đợt bái vật.
Ý nghĩa thứ hai là tỏ lòng tưởng nhớ ông bà biểu lộ lòng tri ân tiên tổ. Ý nghĩa này thuộc luân lý ai cũng có thể chấp nhận.
Còn ý nghĩa thứ ba là Thờ Nhân Tính. Đó là đợt cao nhất mà văn hóa Việt Nho đã đạt được nhờ quan niệm về con người như “nơi quy tụ Đức của Trời và Đất” (nhân giả kỳ thiên địa chi đức). Nếu Trời Đất đáng thờ thì Người là nơi quy tụ Đức của Trời Đất cũng đáng thờ vậy. Đó là ý đã trở nên cột cái cho nền NHÂN CHỦ Việt Nho đã được biểu lộ vào khung Ngũ Hành.
Triết lý Ngũ Hành hệ tại mỗi hành phải móc nối được với Trung Cung hanh thông mới có đủ linh ứng: thủy, hỏa, mộc, kim đều đi qua hành Thổ mới trở thành linh nghiệm (xem bài ngũ hành trong Chữ Thời). Áp dụng vào việc Thờ Tổ Tiên, là phải từ Tiên Tổ mình đi đến bản tính đồng nhiên của con người gọi là Văn Tổ, rồi từ đó tỏa ra khắp mọi người.
Tương tự như bên Ngũ Hành: không được dừng lại ở một hành nào chung quanh, nhưng phải lấy THỔ trung cung làm nền móng. Trong việc Thờ Tổ Tiên cũng thế, không được chỉ biết có cha, ông, tằng, tổ mình, nhưng phải vươn tới Tổ trên hết các Tổ, cực tinh ròng gọi là VĂN TỔ (l’Ancêtre Parfait) rất linh thiêng nên có tính cách phổ biến như Trời cùng Đất.
Cũng theo triết lý Ngũ Hành thì chỉ Thờ Tổ Tiên đến bốn đời tính từ mình trở lên, rồi tính trở xuống cũng kể bốn đời: con, cháu, chắt, chít là thôi. Trở lên cũng như trở xuống mình vẫn là Trung Cung.
Đó là đại ý lối xếp bài vị theo Ngũ Hành, khác hẳn lối xếp thiếu triết lý. Tuy nhiên đó là một ý nghĩa tế vi, ít người nhận ra được, vì một đàng trong thực tế không cần thiết phải có bấy nhiêu bài vị, cho nên dễ mất dần ý thức, đến nỗi nhiều lần người ta lẫn với Thượng Đế, vì Văn Tổ ở cùng một cung với Thượng Đế, với “hoàng thiên hậu thổ”. Đàng khác đó là một nền triết lý thâm sâu đặt trên nguyên lý Ngũ Hành là một chân lý rất tế vi, nên cũng dễ thất truyền.”(17)
Trong ý nghĩa và nội dung của triết lý Ngũ Hành với Bài Vị VĂN TỔ nằm ở THỔ trung cung, vừa được trình bày , chúng ta thử trả lời 3 vấn nạn vừa được đề cập ở phần trên
1) Về vấn đề thứ nhất, lý do tại sao LỄ GIA TIÊN cùng với nền Văn Minh VIỄN ĐÔNG đã tồn tại trên 50 thế kỷ, trong khi ở các nơi khác, Tục Thờ Cúng Tổ Tiên đã biến mất cùng với khoảng 20 nền Văn Minh khác nhau dọc dài Lịch Sử ?
Nhằm trả lời câu hỏi nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng các nền văn hóa KHÁC với Viễn Đông và Việt Nam “vì thiếu cuộc cách mạng mà hậu quả là chiếc Bài Vị VĂN TỔ, nên đẳng cấp vẫn còn tồn tại với sự phân ranh chủ nô cùng với các đặc ân khác cho mãi tới thế kỷ 19, và nay tuy chế độ nô lệ không còn nhưng đó là do thúc bách bên ngoài thuộc kinh tế chính trị mà chưa tìm ra nổi nền móng triết lý, nên sự xóa bỏ cũng kéo theo rất nhiều đau thương như nạn kỳ thị chủng tộc.
Tại các nơi này, “Vì Lễ Gia Tiên đã bị tiêu diệt, nhưng nền văn minh mới chưa đưa ra được một nền tảng khác nên vẫn mặc nhiên tiếp tục chính trị phân chia giai cấp với các sự chênh lệch bất công. Chính phần lớn tại thiếu nền tảng đó mà Hy Lạp đã lâm vào nội chiến giữa Sparte với Athènes nên tự tiêu diệt, cũng như đế quốc Roma sụp đổ thì lý do sâu xa chính vì nó vậy.
Lý do là vì những người nô lệ chiếm đến 70%, 80% trong nước, thế mà họ không được coi như người, không có tổ quốc. Khác xa với người Việt Nam ra trận đánh đuổi quân xâm lăng là cốt để bảo vệ xã tắc của mình, bảo vệ phần ruộng đất của mình, của tổ tiên mình, thấm nhuần không những xương máu mà cả linh hồn tiên tổ.
Theo quan niệm Viễn Đông thì dưới đất còn nhiều chất thiêng hơn cả ở trên (Mus 131). Vì thế mà với người Việt Nam vong quốc có một tầm quan trọng rất sâu xa bằng với vong bổn nghĩa là quên luôn gốc người, mà gốc người là thiên địa chi đức, mà nếu hiểu một cách cụ thể thì thiên chi đức biểu thị bằng TỰ DO, còn địa chi đức biểu thị bằng BÌNH SẢN tức một mảnh đất làng cấp cho mình. Vậy tổ quốc Việt đã được xây trên hai cột trụ đó tức là mọi người đều được Tự Do (không có chế độ nô lệ) cũng như mọi người đều được tham dự vào tài sản trong nước”(18)
2)Về vấn đề thứ hai là “xưa kia bên La-Hy cũng như bên Trung Hoa cổ đại chỉ hàng quí tộc mới có quyền thờ cúng tổ tiên” trong khi đó , tại Việt Nam, từ lâu, Lễ Gia Tiên hết còn là đặc ân dành riêng cho giới quí tộc mà mở rộng cho khắp mọi tầng lớp trong xã hội.
Sự KHÁC BIỆT như vừa đề cập ở trên là “xưa kia bên La-Hy cũng như bên Trung Hoa cổ đại chỉ hàng quí tộc mới có quyền thờ cúng tổ tiên” , mà hệ luận của tình trạng nêu trên là “vì có quyền cúng tế tổ tiên tức cũng là có quyền làm công dân với các quyền lợi theo sau như hưởng đất, mua sắm, đi học, làm quan … Vì thế nên phái quyền quý không chịu mở rộng việc tế gia tiên. Số người được cúng chỉ suýt soát là 20%. Tuy chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng nhờ vào sự ăn học, sự khôn khéo của họ cũng như trình độ vô học của đại chúng mà họ nắm được quyền điều khiển trong nước. Nhưng đến một lúc nào đó khi tâm thức con người đã được khai mở đủ thì dân chúng dần dần nhận chân ra sức mạnh của mình, cũng như những đặc ân của phái quyền quý chỉ là dựa trên những lý lẽ huyền hoặc. Đã thế, giới cai trị lại bị yếu dần do sự phân tán vì ý hệ giằng co giữa Hữu và Vô, nên sự nhất trí yếu đi và dần dần ảnh hưởng lan sang phạm vi xã hội như Egypte, Babylon, Assyrie, Mésopotamie, Sumérie, Khmer… tất cả đều có sự thờ tổ tiên, nhưng luôn kèm theo sự phân chia ra giai cấp thống trị và đại chúng nô lệ, nên tất cả đã sụp đổ” (19)(LVT viết chữ nghiêng và nhấn mạnh)
Trong khi đó, tại Viễn Đông, đặc biệt Việt Nam, “Vì không có cách mạng (révolution) nên Lễ Gia Tiên vẫn còn, nhưng đã biến hóa (évolution), nghĩa là thay đổi nền tảng: thay vì đặt ở sự tin có linh hồn tồn tại vẫn gắn liền với huyết thống, thì đặt sang nền mới là Văn Tổ (L’Ancêtre Parfait) với ý nghĩa là văn sức tình người bất cứ ai như đã nói trên. Như vậy hễ ai là người thì đương nhiên có đủ quyền đứng ra Tế Gia Tiên. Vì nhờ quan niệm rất rộng đó nên ai cũng như ai, đều có quyền làm người, bất cứ gia đình nào bất cứ cũng có quyền lập bàn thờ tổ tiên. Lễ Gia Tiên từ đấy hết còn là đặc ân dành riêng cho quí phái như xưa, nhưng mở rộng cho khắp mọi tầng lớp với các quyền lợi đi kèm theo như quyền được đặt tên tự, và do đó quyền được hưởng công điền, quyền được đi học, đi thi làm quan…”(20)
3)Về vấn đề thứ ba là trên nhiều ngàn năm và mãi có đến gần đây, Tây Phương là đối tượng của một cuộc Xung Đột Ý Thức Hệ dai dẵng giữa hai phe Hữu Thần & Vô Thần liên quan đến cuộc tranh luận xem có linh hồn tồn tại sau khi xác chết hay không với rất nhiều cuộc đổ máu; trong khi đó, tại Viễn Đông nói chung vắng bóng Xung Đột Ý Thức Hệ loại này.
Đó là nhờ “Triết lý Gia Tiên tuy không đưa ra một giải đáp cho chính vấn đề có với không trên, nhưng đã đưa ra một lối thoát bằng một sách lược tâm lý: tức là đặt vào dấu ngoặc đơn vấn đề có với không, để đặt trọng tâm vào tác động trên bình diện tâm lý và nghệ thuật.
Theo đó thì việc cúng dâng không cần hiểu như một sự tiếp tế cho người đã qua đời, nhưng là một tác động nhằm trọn vẹn hóa chính người tế dâng, cũng như việc tế dâng không thiết yếu đòi phải tin có linh hồn, nhưng được coi như mối liên hệ giữa người sống với muôn thế hệ đã qua, cũng như với bản tính con người mà mình có nhiệm vụ phải phát triển cho đến cùng cực mọi khả năng nơi mình, nói theo kiểu Triết đó là một trong các tác động Thờ Nhân Tính, cho nên tuy là Tế Gia Tiên mà lại thiết thực vào bản thân người tế. Bởi vậy mới nói “tế như tại” và “tế Thần như Thần tại”. Tế thần như thần có hiện diện đó. Chữ “như” ở đây phải hiểu cách rất co giãn có thể bao hàm niềm tin có hay không có linh hồn đều được cả” (21)
Và đó là lối Giái Quyết rất ngoạn mục về cả hai phương diện Triết Lý và Tâm Lý, của Tổ Tiên Lạc Việt đối với một vấn đề rất nhiêu khê là có hay không có linh hồn ? giúp xã hội Lạc Việt tránh khỏi cuộc Xung Đột Ý Thức Hệ giữa hai phe Hữu Thấn và Vô Thần đã làm đổ không biết bao nhiêu máu và nước mắt dọc dài Lịch Sử của các quốc gia Tây Phương !!!
Sau đây là một nhận xét cuối cùng mà chúng tôi đưa ra về mối Tương Quan nhằm kết nối nhu cầu của con người trong việc quán xuyến và thông suốt “liên hệ của hiện tại với quá khứ và tương lai” trong vận mệnh của cá nhân mình và cộng đồng của mình với ý nghĩa Văn Hóa của tập tục Thờ Cúng Tổ Tiên…vvv…mà HNH có đề cập ở trên.
Phần trình bày vừa rồi cho thấy một trong những điều kiện và cũng là là thành công chính yếu bắt nguồn từ nội dung Triết Lý VĂN TỔ của Lễ Gia Tiên VIỆT xuyên qua Lịch Sử Nhân Loại, khi đem so sánh với các nền Văn Minh, Văn Hóa KHÁC cùng thời là giúp quán xuyến và thông suốt “liên hệ của hiện tại với quá khứ và tương lai” trong vận mệnh của mỗi con dân Việt nói riêng và cộng đồng VIỆT nói chung.
Điềm cần nhấn mạnh ở đoạn văn trên là nhóm chữ giúp quán xuyến và thông suốt “liên hệ của hiện tại với quá khứ và tương lai”. Tại sao ?
Ai có chút căn bản về phương diện Văn Hóa, Triết Học đều biết rằng mối bận tâm muôn thuở của con người liên quan đến các câu hỏi sau đây:
Tôi từ đâu đến? Tôi đang làm gì đây? Và rồi tôi sẽ đi về đâu ? mà một trong nhiều khía cạnh của mối bận tâm này là nhu cầu liên hệ hiện tại với quá khứ và tương lai không chỉ dừng ở bình diện Cá Nhân, Cộng Đồng, Dân Tộc mà còn bao gồm cả Nhân Loại nữa !
Và phải chăng vai trò của Tôn Giáo và Triết Lý là đi tìm kiếm câu Giải Đáp cho các vấn nạn nêu trên ?
Ngoài ra, theo các Chứng Nghiệm TÂM LINH của các Đại Thức Giả hay những Nhà Văn Hóa Lớn, thì chỉ có một Thực Tại Toàn Diện DUY NHẤT thường được gọi là “Hiện Tại Miên Trường” mà Lý Trí người thường vì sống trong cõi Tương Đối, bị sự chi phối của các Định Luật của “Không Gian-Thời Gian”, do đó không bao quát nổi, mà hệ quả là Lý Trí thường nghiệm bị bó buộc phải Chia Cắt THỰC TẠI ra làm nhiều phần : Quá Khứ, Hiện Tại, Tương Lai.
Tuy nhiên, ẩn sâu thẳm trong nội tâm của mỗi con người là sự thôi thúc phải đi tìm một Giải Đáp TÂM LINH nhằm giúp quán xuyến và thông suốt “liên hệ của hiện tại với quá khứ và tương lai” . Và Triết Lý VĂN TỔ của Lễ Gia Tiên VIỆT là một trong những Giải Đáp TÂM LINH có khả năng đáp ứng với nguyện vọng thâm sâu nêu trên của con người.
Và như đã nói ở trên, Thế Giới Tâm Linh là một Thực Tại DUY NHẤT mà Lý Trí người thường không bao quát nổi nên tạm thời phải chia cắt ra làm 3 phần: Quá Khứ, Hiện Tại, Tương Lai. Do đó, nếu cắt bỏ chỉ một trong 3 phần nêu trên thôi chắng hạn thì KHÔNG còn Thực Tại Tâm Linh Toàn Diện DUY NHẤT nữa !
Mà hệ luận là lý thuyết nào phạm phải lỗi lầm nêu trên thì chỉ còn là một lý thuyết “Què Quặt” mà nếu được đem ra áp dụng vào Thực Tế thì sẽ kéo theo những Hậu Quả TAI HẠI Khôn Lường !
Lấy thí dụ về Lý Thuyết MÁC-XÍT chẳng hạn: Lý thuyết gia Mác_Xít đả phá cả hai nhóm Triết Cổ Điển cũng như Hiện Sinh , vì cho cả hai đều cận thị, không chịu nhìn xa về Tương Lai để tìm ra chiểu hướng. Mác-Xít chủ trương phải đẩy mạnh bánh xe lịch sử để tiến đến nhân loại đại đồng, không phân biệt những biên cương nhỏ bé, dù là của quốc gia hay của gia đình. Và sau một giai đoạn tạm thời độc đoán của đảng trị, sẽ đi dần đến chế độ vô-chính phủ để xóa bỏ tận gốc rễ những chế độ xưa đã xây trên sự bóc lột người và nhờ đó con người sẽ được “các tận sở năng, các dụng sở nhu” (ai nấy làm hết sức, và dùng đủ theo nhu cầu).
Những bất công trong giới thợ thuyền, cùng với tình trạng bóc lột các dân tiểu nhược quốc đã làm cho mất hẳn uy tín của nhóm Bảo Thủ Cổ Điển, do đó một thời đã đẩy vào hàng ngũ Mác-Xít không biết bao người có lòng quảng đại và nhân đạo hào hùng, nhưng với kinh nghiệm đời còn quá ít, nên đã ùa theo nhóm Mác-Xít giúp cho nhóm này trước đây chiếm được nhiều ủng hộ của đại chúng, nhất là đại chúng nghèo.
Từ đấy đến lượt Tương Lai với nhóm Mác-Xít, đã trở thành “cùng đích tự-tại” (fin en soi) đội triều-thiên Bà chúa, có toàn quyền trên hiện tại. Còn Hiện Tại trong cụ thể là những con người đang sống thực bằng xương bằng thịt ở đây và bây giờ phải bị hy sinh cho một tương lai được CS hứa hẹn là sẽ huy hoàng rực rỡ, đồng thời nại lý do “Cùng đích biện minh cho phương tiện “.
Lãnh tụ CS nếu thấy là cần thiết cho Tương Lai, có thể lạnh lùng và thản nhiên ký một nghị định sẽ gây ra cái chết bi thảm cho một, hai, ba, bốn, năm trăm ngàn người bằng cách để cho chết đói, hoặc tập trung trong những trại giam man rợ như đã từng xảy ra nhiều lần tại VN và trên toàn Thế Giới. Và như thế là đẩy Mác_Xít đến những thái độ giống hệt phe Bảo Thủ Cổ Điển tức là BẤT TƯƠNG DUNG và BẠO HÀNH, nhưng còn gắt gao, tệ hại hơn rất nhiều lần !
Đến đây, Nhân Loại nhất là người Dân VN đã thấy rõ THỰC CHẤT của cái gọi là “Thiên Đường CS” và lỗi lầm Chí Tử của Hồ Chí Minh và đảng CSVN đối với Dân Tộc VN, là đi nhân danh một cái TƯƠNG LAI thật sự “Viển Vông” , đã nhẫn tâm Hy Sinh QUÁ KHỨ với “Mồ Mả Ông Cha” và dòng Truyền Thống Văn Hóa Lạc Việt Cao Đẹp, cùng với HIỆN TẠI là bao thế hệ con dân VN Ưu Tú bị đưa vào lò lửa chiến tranh oan nghiệt, nhằm phục vụ cho những Tham Vọng chính trị ích kỷ ngông cuồng của HCM và đảng CSVN.
Tóm lại, trong đồng văn của Thế Giới Tâm Linh với một Thực Tại Toàn Diện DUY NHẤT bao gôm 3 thành phần : Quá Khứ – Hiện Tại – Tương Lai, việc HCM và đảng CSVN nhẫn tâm đem Hy Sinh QUÁ KHỨ và HIỆN TẠI của Dân Tộc Việt cho một TƯƠNG LAI Không Tưởng theo mô hình Mác-Xít, khiến cho xã hội CSVN nạn nhân của cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa” đã trở thành trong thực tế một Thực Tại “Què Quặt” vì đánh mất hai thành phần chính yếu là QUÁ KHỨ và HIỆN TẠI. Mà hệ quả là cái gọi là “Thiên Đường CSVN” đã thực sự trở thành một ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN kèm theo với biết bao Hệ Lụy cho Tương Lai của Dân Tộc và Giống Nòi VIỆT!!!
Luôn tiện có một bài viết mới đây của tay đàn em cò mồi của NGK và Thông Luận bàn về cái gọi là “Đồng Thuận Dân Tộc” bằng cách trích dẫn cái gọi là “Dự Án Chính Trị” của Thông Luận.
Trước tiên, với hai nhóm chữ “Đồng Thuận Dân Tộc” và “Dự Án Chính Trị” cũng như với rất nhiều điều khác. Nguyễn Gia Kiểng đã COPY tác giả Alan Peyrefitte CHỨ CHẢ CÓ ĐIỀU GÌ THỰC SỰ MỚI MẺ CẢ NHƯ NGUYỄN GIA KIỂNG & THÔNG LUẬN THƯỜNG KHOE KHOANG VỀ CÁI GỌI LÀ “TƯ TƯỞNG MỚI MẺ” CỦA ĐƯƠNG SỰ ??? !!!
Thật vậy, cách đây khoảng 4 thập niên, tác giả gốc Pháp Alain Peyrefitte, trong một tác phẩm nổi tiếng của ông “Le Mal Français” đã viết như sau về:
ĐỒNG THUẬN: “Tinh thần đó biến những sự bất đồng ý kiến thay vì thành một cuộc đối thoại hữu ích, thì trái lại là cơ hội cho những tranh chấp mới. Nó làm ‘soi mòn’ lý tưởng quốc gia, dân tộc là điều đáng lẽ phải làm nên ‘căn cước tính’ của người Pháp .Vì nếu thiếu yếu tố nêu trên, một xã hội «bệnh hoạn» như nước Pháp khó có thể tìm lại được sự ĐỒNG THUẬN” (22)
DỰ ÁN : “Về chương trình Cải Tổ nước Pháp, chúng ta phải biến nó thành một DỰ ÁN lớn Chung của nước Pháp, mà mỗi cải cách nhỏ được cảm nhận như một một yếu tố của một Kế Hoạch Chung…..” (23)
Còn về nội dung của cái gọi là “Dự Án Chính Trị” của Thông Luận, giống như Cương Lĩnh của các Đảng Phái Chính Trị, phần lớn bao gồm những điều mà người Pháp thường gọi là “ Tout ça, c’est du BLA-BLA-BLA!!!” có phần tương đương với câu văn tiếng Việt : “Biết rồi ! Khổ lắm ! Nói mãi” như chẳng hạn:
–Thể chế của Việt Nam phải là thể chế dân chủ đa nguyên, tôn trọng mọi khác biệt…..
– Phát triển đất nước đặt nền tảng trên kinh tế thị trường…..
– Xây dựng đất nước trên những giá trị tiến bộ thay vì trên một chủ nghĩa…..
– Lấy tự do làm động lực để phát huy óc sáng tạo và tinh thần cầu tiến…..
– Phát huy lòng yêu nước tự nguyện…..
– Tôn trọng và phát huy xã hội dân sự…..
– Chọn lựa dứt khoát kinh tế thị trường…..
– Không ngừng cảnh giác bảo vệ công bằng xã hội.….
– Tiến tới một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ…..
– Theo đuổi một chủ nghĩa nước nhỏ…..
– Thực hiện một chính sách đối ngoại hòa bình và một chính sách láng giềng tốt.….
– Ngăn chặn đà gia tăng dân số….. (24)
QUẢ ĐÚNG LÀ “ Tout ça, c’est du BLA-BLA-BLA!!!” HAY “Biết rồi ! Khổ lắm ! Nói mãi” !!!
Tuy nhiên, nếu “tinh ý” hơn một chút, có lẽ chúng ta phải thử xem có điều gì trong cái gọi là “Dự Án Chính Trị” của Thông Luận KHÁC với Cương Lĩnh của phần lớn các Đảng Phái Chính Trị VN ?
Điều KHÁC thứ nhất nằm trong câu : “ Hòa giải và hòa hợp dân tộc là một bắt buộc”
Vấn đề liên quan đến cái gọi là “Hòa giải và hòa hợp dân tộc của NGK và Thông Luận là một đề tài đã quá Cũ Rích đối với phần lớn các độc giả VN, nhất là các độc giả ở Hải Ngoại, do đó có lẽ không cần phải đào sâu ở đây.
Chỉ cần nói sơ qua rằng đó chỉ là một vấn đề GIẢ TẠO nhằm che dấu đàng sau một sự ĐẦU HÀNG Trá Hình của NGK và Thông Luận đối với đảng CSVN, một loại Âm Mưu THỎA HIỆP của bọn họ với nhau, đồng thời còn là một thí dụ Điển Hình về Thực Tiễn Chủ Nghĩa cũng như về tình trạng Đối Lập CUỘI liên quan đến NGK và Thông Luận !!!
Điều KHÁC thứ hai có lẽ nằm trong câu: “Quốc gia Việt Nam phải được quan niệm như là một không gian liên đới và một dự án tương lai chung”
Câu văn trên KHÔNG giúp chúng ta biết gì nhiều về Nguồn Gốc thực sư của NGK và các thành viên khác của Thông Luận với tấm phiếu Lý Lịch của bọn họ được treo lơ lững trong cái gọi là một không gian liên đới và một dự án tương lai chung có tính cách rất khơi khơi kiểu trên không chằng dưới không rễ !!!
Để thấy sự KHÁC BIỆT, chỉ cần so sánh chẳng hạn với câu đầu tiên trong bản “Tuyên ngôn Đại – Việt Quốc Dân Đảng Năm 1939” :
Bốn nghìn năm lịch sử, bốn nghìn năm văn hiến, giống Lạc Hồng vẫn tự hào là hùng mạnh. (25)
Câu trên giúp KHẲNG ĐỊNH ngay lập tức Nguồn Gốc VIỆT của các Thành Viên Đại – Việt Quốc Dân Đảng.
Đến đây, chúng ta có thể nhận thấy sư KHÁC BIỆT Nền Tảng giữa một bên là các Đảng Phái VN có tinh thần Quốc Gia Dân Tộc và bên kia là Thông Luận có phần giống với đảng CSVN.
Thật vậy, như đã đề cập ở phần trên, đảng CSVN đã nhẫn tâm đem Hy Sinh QUÁ KHỨ và HIỆN TẠI của Dân Tộc Việt cho một TƯƠNG LAI Không Tưởng.
Một cách tương tự, NGK và Thông Luận khi TỪ CHỐI Quá Khứ VIỆT bằng cách XUYÊN TẠC Văn Hóa và Lịch Sử VIỆT cũng như thẳng tay HẠ BỆ các Anh Hùng Dân Tộc, do đó có thái độ và hành vi rất giống đảng CSVN , vì cả hai đều hướng về một TƯƠNG LAI Viển Vông nào đó?!
Đối với trường hợp CSVN, thì nay đã quá rõ ràng, TƯƠNG LAI Không Tưởng nêu trên là theo cái mô hình Mác-Xít nhằm phục vụ trên danh nghĩa cho phong trào CS Quôc Tế nhưng trong thực tế cho hai nước Đàn Anh Đẩu Sỏ trong khối CS là Liên Sô và Trung Cộng , đồng thời kéo theo biết bao Hệ Lụy cho Dân Tộc VIỆT!
Câu hỏi còn lại để dành cho NGK và Thông Luận: rằng các đương sự dự định đem Hy Sinh QUÁ KHỨ và HIỆN TẠI của Dân Tộc Việt cho một TƯƠNG LAI Không Tưởng, theo Mô Hình của Thế Lực Ngoại Bang nào đây ???!!!
Lê Việt Thường
CHÚ THÍCH:
1)Hoàng Ngọc Hiến, “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết VIỆT”, NXB Tri Thức, Hà Nội, VN, 2011, tr. 102-105
2Kim Định, “Hồn Nước Với Lễ Gia Tiên”, TNQG,USA, 1979, tr.59-61
3)http://www.vietnamvanhien.net/giaiphapncvnhn.html
4)Kim Định, Idem, tr. 61-64
5)Idem, tr.83-84
6)http://www.vlink.com/caicachruongdat/ccrd03.html
7)Idem
8)http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/exhi-land-reform-1950-09102014084227.html
10)http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/exhi-land-reform-1950-09102014084227.html
11) Kim Định, Idem, tr.101-102
12) http://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%ADnh_nhi_vi%E1%BB%85n_chi
13) https://minhtrietviet.net/vai-suy-nghi-ve-phat-giao-hoa-hao/
14) Hoàng Ngọc Hiến, Idem, tr.105
15) Kim Định, Idem, tr.28
16) Idem, tr.41-42
(17) Idem, tr.28-31
(18) Idem, tr.44-45
(19) Idem, tr.41-42
(20) Idem, tr.43
(21) Idem, tr.33-34
(22) Alain Peyrefitte,»Le Mal Francais», Tome 1 & 2, Plon 1976, tr.824
(23) Idem, tr.902