DUNG HÒA “BẢN SẮC DÂN TỘC” VỚI KHUYNH HƯỚNG “TOÀN CẦU HÓA”
Về cái gọi là “tinh thần khoan hòa văn hóa” , Hoàng Ngọc Hiến viết tiếp :
Phải có tinh thần khoan hòa mới tìm hiểu được một cách nghiêm túc văn hóa của những người thuộc dân tộc khác và có tín ngưỡng khác với mình. Nước ta có nhiều dân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau. Văn hóa có thể tác động quan trọng tới sự hòa hợp dân tộc. Mặt khác, tinh thần khoan hòa tạo ra sự cởi mở trong quan hệ giao tiếp với những người nước ngoài có văn hóa xa lạ với mình. Không có sự cởi mở văn hóa khó mà thực hiện được tốt sự mở cửa kinh tế.
Thời Pháp thuộc, trong giao lưu văn hóa ở nước ta nổi lên và bao trùm là vấn đề đấu tranh giữa chính sách nô dịch của thực dân về mặt văn hóa và tinh thần bảo vệ văn hóa của những người yêu nước.
Sự đấu tranh này dễ bị khái quát thành đấu tranh giữa văn hóa Pháp và văn hóa Việt (!). Thực ra quan hệ cơ bản giữa văn hóa Pháp và văn hóa Việt trong chế độ thực dân là quan hệ “cộng sinh” (symbiose) và chính sự cộng sinh văn hóa này là ngọn nguồn những thành tựu rực rỡ của văn hóa dân tộc thời kỳ này. Thế nào là “cộng sinh văn hóa” (?) “Trong giao lưu văn hóa – Nguyễn Quân viết – đi cùng với hòa nhập kinh tế – xã hội và khoa học kỹ thuật, sự cộng sinh là tất yếu và là một nét mới của văn hóa thế giới. Sự đối lập dân tộc với quốc tế trong thái độ tự vệ chỉ thể hiện sự chậm tiến tuy cũng có phần cần thiết với các nước chậm tiến, song hình thái mới của giao lưu là cộng sinh chứ không đơn thuần là tiếp nhận hay không tiếp nhận. Sẽ không còn tính dân tộc mang nhiều chất lạ và khác hẳn như thế giới thời chủ nghĩa thực dân. Cương quyết chối bỏ, khước từ cộng sinh văn hóa, chỉ “thu hút tinh hoa” khoa học kỹ thuật và hòa nhập kinh tế là ảo tưởng và sẽ biến văn hóa dân tộc thành một thứ hàng du lịch rẻ tiền. Tính dân tộc là sự độc đáo với tư cách là một bộ phận hữu cơ cùng sống của văn hóa thế giới (trích thư trả lời phỏng vấn) . Trong sự cộng sinh văn hóa không tránh khỏi sự ấu trĩ. Những thành quả của sự cộng sinh văn hóa được tạo ra bởi những tài năng cá nhân. ở những người bất tài tuôn ra từ sự cộng sinh văn hóa thường là những sự bắt chước hời hợt, những sự sao chép tầm thường, những sự lai căng nhí nhố…, có khi những thứ này tràn ngập môi trường văn hóa, gây thành kiến nặng nề đối với văn hóa ngoại lai. Còn ở những người có tài (ở thời nào cũng hiếm) từ sự cộng sinh văn hóa có nhiều cơ may nảy sinh những sáng tạo bất ngờ không thể lường trước được. Ai lường trước được sự xuất hiện bất thần của trào lưu Thơ mới? Ai lường trước được sự hình thành gia tốc của văn xuôi hiện đại Việt Nam trong những năm 30 ? Ai lường trước được sự ra đời tài tình của chiếc áo dài Lơ-muya ?
Không ai lường trước được.
Và trong tình hình giao lưu văn hóa hiện nay, những điều kiện thuận lợi hơn trước đây rất nhiều, từ sự cộng sinh văn hóa những gì sẽ nảy sinh làm giầu cho nền văn hóa dân tộc, chắc chắn cũng không một ai lường trước được bất cứ điều gì.
Chất lượng sáng tạo của sự cộng sinh văn hóa là ở khả năng lĩnh hội sâu sắc văn hóa ngoại lai ở những người có khả năng sáng tạo (đương nhiên sự am hiểu văn hóa dân tộc là điều kiện không thể thiếu được). Từ năm 1945 đến nay, sự giao lưu văn hóa có những thời kỳ khá ồ ạt và rôm rả đã không đem lại những thành tựu văn hóa mong muốn. Phải chăng là vì những người có tài năng không có điều kiện tiếp xúc và lĩnh hội thấu đáo tinh hoa những nền văn hoá nước ngoài như trong giai đoạn trước năm 1945 ? Phải chăng là vì nguyên tắc “đại chúng” bị ngộ nhận đã tạo ra những màng lọc để chỉ lọt tới công chúng những tác phẩm loại hai, loại ba của văn học nước ngoài ?
Tính năng cộng sinh văn hóa đồng bản chất với tính năng dung hợp của văn hóa. Văn hóa truyền thống của ta đã dung hợp được tam giáo: Nho, Phật, Đạo. Từ thế kỷ 17, sự tiếp xúc với Phương Tây đã đưa vào đời sống văn hóa – tư tưởng của dân tộc ta Thiên chúa giáo, tư tưởng dân chủ phương Tây (mà chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn là một dị bản phương Đông), và đầu óc khoa học phương Tây (trong đó phải nói đến những khoa học nhân văn hiện đại và những phương pháp hiện đại tiếp cận con người và xã hội), cuối cùng là học thuyết của Mác có ảnh hưởng vô cùng to lớn trong hơn nửa thế kỷ nay. Có thể gọi một cách khái quát những tôn giáo, những học thuyết triết học, chính trị đã hòa nhập vào đời sống văn hóa dân tộc là những kết cấu văn hóa – tư tưởng. Những kết cấu này đều có nguồn gốc ngoại lai, sự tồn tại sâu rộng và lâu bền của chúng trong đời sống văn hóa của dân tộc chứng tỏ rằng chúng đã được chuyển hóa và thích nghi, đã trải qua sự tiếp biến văn hóa, đã được dân tộc hóa và dân gian hóa, đã tiếp nhận được những kinh nghiệm nhân sinh và suy nghiệm hiền minh của văn hóa dân gian, lương tri của bao thế hệ người bản địa kinh qua những tình thế lịch sử khác nhau. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện trong một bài trả lời phỏng vấn có nêu lên một nhiệm vụ được đặt ra trong sự phát triển văn hóa hiện tại là: “thống hợp” những kết cấu văn hóa – tư tưởng đã được hình thành trong lịch sử văn hóa nước ta (bắt đầu là Nho, Phật, Lão và cuối cùng là học thuyết của Mác). Kết cấu văn hóa tư tưởng nào cũng có nguồn minh triết và “gốc nhân bản” bao gồm lý tưởng nhân đạo, cảm hứng nhân ái và những kinh nghiệm “tu thân” (hiểu mình và làm chủ bản thân mình).Chức năng dung hợp của văn hóa, sự cộng sinh văn hóa trước hết là dung hợp và cộng sinh những nguồn minh triết và những gốc nhân bản …Không thể phủ nhận những tư tưởng nhân bản của học thuyết của Mác.Nhưng những tư tưởng nhân bản này phải được dung hợp với những “luồng nhân bản gốc” khác thì mới thâm nhập được vào quần chúng. Riêng về kinh nghiệm “tu thân” thì “phê bình” và “tự phê bình” của những người mác-xít Việt Nam sẽ phong phú và sâu sắc hơn nhiều nếu như có sự lĩnh hội những kinh nghiệm “tu thân” hiền minh của Nho giáo, những kinh nghiệm di dưỡng và siêu nghiệm tâm linh của Lão giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo và dĩ nhiên ở đây không thể không nói đến những thành tựu của các khoa học tâm lý hiện đại, những kinh nghiệm phân tâm học chẳng hạn. Nhìn chung, sự dung hợp các “luồng nhân bản gốc” sẽ xác lập căn cứ từ đó tiến hành phê phán những xu hướng chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa giáo điều trong sự “ngộ đạo”, những điều “tù mù”, “huyễn hoặc” trong sự “truyền đạo”, những xu hướng quan liêu hóa bao giờ cũng gắn với những tham vọng quyền lực trong sự “hành đạo”, chính những xu hướng này đã và đang tàn phá văn hóa dân tộc. Ngay trong lĩnh vực khoa học, chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa giáo điều trong tư duy, chủ nghĩa quan liêu trong các thiết chế khoa học đang có những biểu hiện tiêu cực khá trầm trọng…..”(1)
Trong bài viết các tháng trước, chúng tôi có nêu lên thắc mắc về việc Hoàng Ngọc Hiến một mặt, vừa đề cập đến hiện tượng “Tam Giáo Đồng Nguyên” trong Lịch Sử VN lẫn cái gọi là “ tinh thần khoan hòa văn hóa” trong môi trường ngày nay, mặt khác lại KHÔNG biết Liên Hệ hai hiện tương nêu trên với nhau bằng cách đặt câu hỏi chẳng hạn TẠI SAO “Tam Giáo Đồng Nguyên” hay nói theo thuật ngữ của HNH, tinh thần khoan hòa văn hóa đã hiện hữu dọc dài Lịch Sử Văn Hóa của Viễn Đông và Việt Nam, trong khi đó, cái gọi là , tinh thần khoan hòa văn hóa chỉ được đề cập tại Tây Phương vào cuối thê kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 mà thôi ?
Về câu hỏi nêu trên, chúng tôi đã có dịp trả lời trong bài viết liên hệ, do đó có lẽ khỏi cần lập lại. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến khía cạnh lâu đời, bền vững, nền tảng của hiện tượng “Tam Giáo Đồng Nguyên” dựa trên nguyên lý THÁI HÒA (Trời-Đất-Người) mà Biểu Tương chói chang nhất là Văn Hóa TRỐNG ĐỒNG mà nội dung đã ăn sâu đến cõi Tiềm Thức, Vô Thức, Siêu Thức bao la lên tận đến Thời Khuyết Sử, tức Thời Sơ Nguyên nhất của Lịch Sử Văn Hóa của Dân Tộc VIỆT.
Do đó, câu hỏi được nêu ra ở đây là cái mà Hoàng Ngọc Hiến gọi là tinh thần khoan hòa văn hóa” có dựa nổi trên một nền tảng bền vững như hiện tượng “Tam Giáo Đồng Nguyên” trong Lịch Sử VIỆT hay chỉ đơn thuần là một vấn đề THỜI THƯỢNG giống như cái gọi là chính sách Đồi Mới về mặt Chính Trị của các nhà cầm quyền CSVN liên tiếp trước đây???!!!
Hết “ tinh thần khoan hòa văn hóa”, HNH lại xử dụng một nhóm chữ Thời Thượng khác là “sự cộng sinh văn hóa” được diễn tả như sau : Trong giao lưu văn hóa – Nguyễn Quân viết – đi cùng với hòa nhập kinh tế – xã hội và khoa học kỹ thuật sự cộng sinh là tất yếu và là một nét mới của văn hóa thế giới. Sự đối lập dân tộc với quốc tế trong thái độ tự vệ chỉ thể hiện sự chậm tiến tuy cũng có phần cần thiết với các nước chậm tiến, song hình thái mới của giao lưu là cộng sinh chứ không đơn thuần là tiếp nhận hay không tiếp nhận. Sẽ không còn tính dân tộc mang nhiều chất lạ và khác hẳn như thế giới thời chủ nghĩa thực dân. Cương quyết chối bỏ, khước từ cộng sinh văn hóa, chỉ “thu hút tinh hoa” khoa học kỹ thuật và hòa nhập kinh tế là ảo tưởng và sẽ biến văn hóa dân tộc thành một thứ hàng du lịch rẻ tiền. Tính dân tộc là sự độc đáo với tư cách là một bộ phận hữu cơ cùng sống của văn hóa thế giới (trích thư trả lời phỏng vấn).
Để tránh hiểu lầm, phải nỏi nói ngay rằng chúng tôi tự thân KHÔNG chống lại việc HNH xử dụng các từ ngữ Thời Thượng như tinh thần khoan hòa văn hóa” hay sự cộng sinh văn hóa với điều kiện là chúng chuyên chở Nội Dung thực sự, chứ không phải chỉ là một trò “Chơi Chữ Nghĩa” để “Khoe Mẽ” Kiến Thức giống như trường hợp các tay Ngụy Biện nổi tiếng mà chúng tôi đã có dịp Phê Bình trong nhiều năm qua trên các diễn đàn hoặc chỉ dừng lại ở bình diện Hình Thức, Văn Học, Văn Nghệ chứ không có ảnh hưởng gì mấy đến Cuộc Sống thực sự, hay Tương Lai, sự Sống Còn của Đất Nước.
Về ảnh hưởng của cái gọi là sự cộng sinh văn hóa chẳng hạn , Hoàng Ngọc Hiến có vẻ chỉ đưa ra một vài thí dụ vừa hiếm hoi vừa giới hạn trong các lãnh vực Văn Học hay Thời Trang như sau:“ Ai lường trước được sự xuất hiện bất thần của trào lưu Thơ mới? Ai lường trước được sự hình thành gia tốc của văn xuôi hiện đại Việt Nam trong những năm 30 ? Ai lường trước được sự ra đời tài tình của chiếc áo dài Lơ-muya ?
Không ai lường trước được…..”
Trong khi đó, hiện tượng “Tam Giáo Đồng Nguyên” đã thành công trong việc xây đắp tình ĐOÀN KẾT thực sự của Dân-Quân thời nhà Trần , do đó có khả năng đánh tan đạo quân Mông Cổ hùng mạnh nhất thế giới đương thời, đồng thời giúp nước Đại Việt thời đó giữ gìn mảnh giang sơn gấm vóc mà Tổ Tiên VIỆT trăng trối lại.
THẬT KHÁC XA với cái gọi là chính sách đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết GIẢ TRÁ của HCM & đảng CSVN là một trò hề đầy tính “Đạo Đức Giả” được xử dụng nhằm che dấu đàng sau Âm Mưu BÁN NƯỚC của bọn chúng qua chẳng hạn, Văn Thư của Phạm Văn Đồng nhân danh chánh phủ VNDCCH đặt bút ký công hàm đề ngày 14/9/1958 gởi Thủ tướng Trung Cộng là Chu Ân Lai: “Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố của chánh phủ nước CHND Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.”
THAN ÔI ! THẬT LÀ NHỤC NHÃ !!! Do đó, lũ Ngợm ở Ba Đình ngày nay phải “câm miệng hến” phải chăng vì sợ “há miệng mắc quai” do đó không giám kiện kẻ “vừa ăn cướp vừa la làng “ là Trung Quốc ra trước Tòa Án LHQ.
Đó còn là thủ thuật LƯỜNG GẠT Điển Hình của Hồ Chí Minh & Đảng CSVM đối với Nhân Dân VN từ khi bọn chúng xuất hiện trên Đất Nước VN, mà hậu quả gớm ghiếc vừa đề cập ở trên có tính cách “gậy ông đập lưng ông” đối với môt lũ lãnh đạo “ma cô” BÁN NƯỚC là đảng CSVN với thứ “mặt dạn mày dày” của một lũ Ngợm không còn biết chút “sĩ diện” là gì cả ?!
…..
Bây giở xin được trở lại với chính đề tài của bài viết. Ngay về ảnh hưởng hời hợt bề ngoài cũng như chỉ giới hạn ở lãnh vực Văn Học, Văn Nghệ của cái gọi là “sự cộng sinh văn hóa” mà theo HNH” Chất lượng sáng tạo của sự cộng sinh văn hóa là ở khả năng lĩnh hội sâu sắc văn hóa ngoại lai ở những người có khả năng sáng tạo (đương nhiên sự am hiểu văn hóa dân tộc là điều kiện không thể thiếu được)”….. thì cũng theo HNH “từ năm 1945 đến nay, sự giao lưu văn hóa có những thời kỳ khá ồ ạt và rôm rả đã không đem lại những thành tựu văn hóa mong muốn”. Do đó, HNH mới tự hỏi “Phải chăng là vì những người có tài năng không có điều kiện tiếp xúc và lĩnh hội thấu đáo tinh hoa những nền văn hoá nước ngoài như trong giai đoạn trước năm 1945 ? Phải chăng là vì nguyên tắc “đại chúng” bị ngộ nhận đã tạo ra những màng lọc để chỉ lọt tới công chúng những tác phẩm loại hai, loại ba của văn học nước ngoài ?….
Tất cả những lý do mà HNH kê khai, có cái Đúng có cái Sai, nhưng dầu sao cũng chỉ là Tùy Phụ, còn Nguyên Nhân chính yếu mà HNH không dám đề cập đến, nằm ngay trong Bản Chất của chính chế độ CS là vì Thiếu TỰ DO chân thực nên KHÔNG có SÁNG TẠO hay những Nhà VĂN HÓA đúng nghĩa, mà toàn một thứ VĂN NÔ thì làm sao sự HỘI NHẬP Tinh Hoa Văn Hóa Thế Giới được thực hiện một cách đúng đắn và đầy đủ ?!
Còn một lý do quan trọng khác là giới Văn Học Miền Bắc VN trước 1975 và CSVN sau 1975, không nắm vững Khuynh Hướng của Trào Lưu Văn Hóa Thế Giới sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Thật vậy, trước đó “lối vài chục năm mà nói đến dân tộc thì dễ bị coi như người cổ lỗ, đi bàn những chuyện trái với đà tiến của loài người đang cần vượt qua mọi giới mốc của làng của nước để băng mình vào đại dương nhân loại, để cho tình yêu con người không còn bị ràng buộc trong những giới mốc nhỏ hẹp”…vvv…
Trái lại, sau những mất mát đổ vỡ trong Thế Chiến thứ Hai do các trào lưu Quốc Tế như Phát Xít, Cộng Sản gây ra, “đã có rất nhiều học giả, triết gia nhận ra chính đó là một hướng tiến tai hại cần phá đổ và dồn sức vào việc bênh vực không những dân tộc mà còn cả những đoàn thể nhỏ làm nên quốc gia như làng xã, gia đình, vì đấy là những gốc rễ thực sự của dân tộc, mà thiếu nó con người dễ trở nên đoàn lũ tức những con người thiếu phẩm tính rất dễ bị thác loạn tinh thần, và dễ dàng trở nên những con vật ngoan ngoãn để nhà nước chăn nuôi trong những chuồng trại khổng lồ.
Chính vì thế mà xưa nay những chủ thuyết mở đường cho chuyên chế thường coi khinh dân tộc, và tìm đủ cách dìm xuống nếu không phá đổ mọi liên hệ gia đình, làng xã, như ta thấy trong “tam vô” của cộng sản thì vô gia đình đứng đầu rồi tới vô quốc gia. Vì một khi con người bị nhổ ra khỏi vòng tay của quê hương dân tộc thì liền trở nên cá nhân trơ trọi từ trong tâm trí, không còn hiến thân tâm cho ai hay lý tưởng nào. Thế là đảng và nhà nước tha hồ tuyển chọn cán bộ.
Đến nay nhiều triết gia, tâm lý gia mới nhận ra rằng một khi con người mất gốc dân tộc thì ví được với những người bị đắm tàu lạc lõng trên đảo hoang vu không nhà, không bến nước để tới. Tâm bệnh trên thế gới hiện đang gia tăng trầm trọng thì căn do sâu xa chính là vì mỗi ngày con người đang bật mạnh ra khỏi rễ dân tộc…..”
“Đã một dạo nhiều người cổ động cho thuyết cần vứt bỏ mọi liên lạc với dĩ vãng, nhưng nay khi nhìn bao quát sử trình của nhân loại người ta nhận ra một sự trái ngược với niềm tin tưởng trên tức là những dân, những thời đại đã đưa nhân loại tiến bước mạnh nhất, thì bao giờ cũng đi kèm với những cái nhìn sâu sắc về dân tộc, cái nhìn càng sâu sắc thì cuộc cách mạng càng trung thực càng ơn ích. Lý do là vì những người làm nên cuộc cách mạng đó tỏ ra rất hùng tráng, không những nhìn xa về tương lai mà vẫn còn đủ sức nhìn rất sâu về dĩ vãng, để rút kinh nghiệm bảo đảm cho tương lai. Nhờ sự nhìn sâu về nguồn gốc văn hóa dân tộc họ tìm ra được cái lõi, cái nhân đã làm cho dân tộc hùng cường, chứ không dừng lại ở đợt phục cổ, nô lệ cho những ngành ngọn cũ kỹ, vì thế phải kết luận muốn xóa bỏ mọi dĩ vãng của dân tộc để quay ra vọng ngoại đi tìm lối tiến lên bên ngoài dân tộc là dấu sắp tàn. Sở dĩ cộng sản đã thắng ở bên Tàu hay Việt như trước đây là vì trong lúc giao thời ở đầu thế kỷ này đã thiếu một nền học về dân tộc một cách sâu sắc. Lúc ấy tuy cũng có những cố gắng thử thách nhưng chưa vượt qua đợt văn học về phong tục, tập quán, định chế. Còn thời gian thì thường dừng lại ở quãng Lý, Trần, nếu có nhắc đến thời Hùng Vương thì cũng sơ sài, không ai nhìn ra được giá trị vô biên trong những truyện tản mác: sách ước gậy thần, 18 đời Hùng Vương, nước chia 15 bộ mà chỉ loay hoay đi tính quãng thời gian, sưu tầm tên 15 bộ ở chỗ nào, nghiên cứu xem có dân nào hai ngón chân cái giao nhau, có người đàn bà nào đẻ nổi một trăm trứng v.v… mà không biết vượt lên cao hơn để thấy rằng đó là những ấn tích chỉ lối đưa đến kho tàng văn hóa dân tộc. Thế là ồ ra đi rước các thuyết ngoại lai về, thiện chí là muốn giúp nhà giúp nước mà kết quả là làm hại dân hại nước đến cùng cực. Chỉ cần so sánh giá trị các nhà lãnh đạo chính cống được un đúc nên do tinh thần dân tộc với những nhà “lãnh đạo” ngày nay được nuôi dưỡng bằng văn hóa ngoại lai thì đủ thấy khác nhau cả một vực một trời”. (3)
Để tóm tắt phần trình bày nêu trên bằng một hình ảnh ví von là những cái gọi là “giải pháp” mà giới Trí Thức CSVN gọi là “phản tỉnh” hoặc Tây Học “nửa vời” như Nguyễn Gia Kiểng đề nghị cho đến nay, phần đông có tính cách PHI DÂN TỘC nên thiếu cái nhìn trung thực, đúng đắn về Quá Khứ Dân Tộc khiến họ đánh mất cơ hội học hỏi những Kinh Nghiệm quý báu của Tiền Nhân , mà hệ quả là việc làm của họ cũng giống như trường hợp một người lái xe hơi mà Thiếu kiếng chiếu hậu vậy nên không có chỗ y cứ , thì hậu quả không thể tránh khỏi nếu lỡ dại áp dụng những cái gọi là “giải pháp” mà họ đề nghị là sẽ có nguy cơ đưa cả Dân Tộc xuống hố !
Còn một thiểu số nhân danh cái gọi là “Dân Tộc” nhưng trên thực tế chỉ là CHIÊU BÀI “Dân Tộc” Giả Trá nhằm biện hộ cho những tội ác tày trời của Hồ Chí Minh và đảng CSVN như Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn sách mà chúng tôi đang phê bình thì cũng sẽ đưa tới tới một kết quả tương tự như trên mà thôi !!!
Ngoài ra, một lỗi lầm chí tử khác của Hoàng Ngọc Hiến là Sai Lầm nền tảng trong PHƯƠNG PHÁP luận là thay vì xử dụng phương pháp TỔNG HỢP, Hoàng Ngọc Hiến lại dùng phương pháp TỔNG CỘNG mà kết quả không thể tránh khỏi là “một mớ” TẠP PÍ LÙ nào là theo HNH, “Văn hóa truyền thống của ta đã dung hợp được tam giáo: Nho, Phật, Đạo. Từ thế kỷ 17, sự tiếp xúc với Phương Tây đã đưa vào đời sống văn hóa – tư tưởng của dân tộc ta Thiên chúa giáo, tư tưởng dân chủ phương Tây (mà chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn là một dị bản phương Đông), và đầu óc khoa học phương Tây (trong đó phải nói đến những khoa học nhân văn hiện đại và những phương pháp hiện đại tiếp cận con người và xã hội, cuối cùng là học thuyết của Mác….” Đến nỗi HNH còn dám đem so sánh cái gọi là phương pháp “phê bình” và “tự phê bình” của những người mác-xít VN với kinh nghiệm “Tu Thân” của Nho Giáo nữa ???!!!
Muốn xử dụng phương pháp TỔNG HỢP, thì phải nắm vững chẳng hạn như Cố Triết Gia Kim Định đối với phương pháp CƠ CẤU là phương pháp đi đến chỗ rốt ráo cùng cực và đem những điểm cùng cực đó đối chiếu với các cùng cực trong các văn hóa khác, tất cả đều bàn trên những điểm tổng quát hơn hết như Siêu Hình chẳng hạn. Siêu Hình Tây Âu căn cứ trên Hữu Thể, Ấn Độ trên Vô Thể, ta trên “Hữu Nhược Vô”, tức kiêm cả hai: cả Hữu cả Vô: “Thái Cực nhi Vô Cực”.
Có lẽ vì Thiếu Khả Năng tương tự nên Hoàng Ngọc Hiến chỉ căn cứ trên một vài ba câu tuyên bố đơn lẻ nặng tính TUYÊN TRUYÊN của Karl Marl về thuyết Mác-Xít như chẳng hạn câu phát triển tự do cá nhân là tiền đề của phát triển tự do toàn xã hội” để vội vàng kết luận: Không thể phủ nhận những tư tưởng nhân bản của học thuyết của Mác
Nếu HNH thực sự nắm vững phương pháp CƠ CẤU và đem phương pháp này áp dụng vào lý thuyết Mác-Xít thì sẽ nhận thấy những điều sau đây:
“Về mặt Lý Thuyết, với câu định nghĩa của Karl Marx về bản chất con người : “Bản gốc con người là kinh tế, hoặc là xã hội tính” thì rõ ràng Marx chối bỏ con người cá nhân với nhu cầu Tâm Linh của nó, và chỉ nhấn mạnh đến con người Xã Hội mà thôi!”.
Ngoài ra, liên quan đến các yếu tố khác của lý thuyết Mác-Xít mà ai cũng biết như các phương tiện sản xuất phải được tập trung vào tay nhà nước, tư hữu phải được hủy bỏ, và trong giai đoạn “xã hội trung gian” Marx cho phép nhà nước xử dụng các phương tiện phi dân chủ như độc tài chuyên chính vô sản, (4)thì rõ ràng các chủ trương nêu trên của chủ nghĩa Mác-Xít đều đi NGƯỢC LẠI với sự Phát Triển Tự Do Cá Nhân
Còn về mặt Thực tiễn, sự ĐÀN ÁP Tự Do Cá Nhân được áp dụng một cách triệt để trong xã hội CS mà hệ quả là “nếu cá nhân nào lỡ để lộ ra bên ngoài một chút cảm xúc tình cảm riêng tư của mình thì sẽ bị phê phán ngay là có đầu óc ‘tiểu tư sản’, bệnh ‘hủ hóa’…vvv…”(26) kèm theo nếu cần, những biện pháp chế tài đối với thái độ và hành vi của đương sự.
Nếu HNH biết áp dụng phương pháp CƠ CẤU đối với lý thuyết Mác-Xít như chúng tôi vừa trình bày ở trên, có lẽ HNH đã không vội kết luận Không thể phủ nhận những tư tưởng nhân bản của học thuyết của Mác”.
Lý do là muốn biết một câu tuyên bố của một tác giả thực sự có nội dung hay chỉ là tuyên truyền mà thôi thì cần phải xem câu phát biểu đó có nhất quán hay kiên định (consistent) với phần còn lại của Lý Thuyết cũng như Thưc Tiễn liên hệ tới lý thuyết hay không ?
Vì câu tuyên bố của Karl Marx phát triển tự do cá nhân là tiền đề của phát triển tự do toàn xã hội mà HNH dựa lên trên để cho rằng Không thể phủ nhận những tư tưởng nhân bản của học thuyết của Mác ,tỏ ra KHÔNG nhất quán hay kiên định với phần còn lại của Lý Thuyết cũng như Thưc Tiễn Mác-Xít như phần trình bày ở trên cho thấy, chúng ta có thể kết luận ở đây rằng các câu phát biểu của Karl Marx lẫn HNH” do tính cách đơn lẻ của chúng , chỉ là nhũng câu tuyên bố suông có lẽ chỉ nhằm vào mục đích TUYÊN TRUYỀN mà thôi !
Trong khi đó, đáng lẽ HNH phải noi gương không biết bao nhiêu những nhà Văn Hóa, Thức Giả chân chính trên khắp Thế Giới kể cả những người đã một thời “say mê” một cách mù quáng lý thuyết này, KẾT ÁN tính chất PHI NHÂN BẢN nền tảng và cùng tột của lý thuyết Mác-Xít đã gây TÁC HẠI đối với Toàn Thể Nhân Loại với một Cường Độ và một Tỷ Xích Rộng Lớn chưa từng có trong Lịch Sử con ngươi,vì chưa có một lý thuyết nào khác đạt tới tầm mức TÁC HẠI như nó cho đến nay, mà Ảnh Hường độc hại vẫn còn tiếp tục trên Quê Hương VN yêu dấu của chúng ta hôm nay !
Mặt khác, một số người làm Chính Trị hiện nay dùng “mồi nhử” của các Lợi Ích của hiện tượng “Toàn Cầu hóa” để NGỤY BIỆN rằng ngày nay con người không còn cần đến Dân Tộc hay những công thể nhỏ nữa.
Thật ra, Toàn Cầu hóa (Globalization) là hiện tượng mà trình độ kỹ thuật ngày nay cho phép hiện thực giấc mơ con người đã lâu đời ấp ủ: đó là thống nhất nhân loại, thống nhất thế giới thành cảnh tượng ‘Bốn Bể Một Nhà’
Tuy nhiên, nếu khuynh hướng nhắm tới cái CHUNG, sự thống nhất là một xu hướng tự nhiên, thì nhu cầu nhắm tới sắc thái tư RIÊNG, dị biệt, độc đáo, cũng là một xu hướng tự nhiên khác. Thật vậy, nếu quan sát kỹ vũ trụ, vạn vật, ta có thể thấy Tạo Hóa trọng cá thể, sự dị biệt biết bao: ngay một hột gạo ta ăn, đã thấy có trên trăm thứ, cá biển thì phải kể tự triệu giống trở lên, chim trời cũng có cả hàng trăm ngàn thứ, không hề đồng đều.
Vì thế, có thể nói cá thể hóa, DỊ BIỆT hóa nằm ngay trong BẢN TÍNH con người cũng như vũ trụ, vạn vật . Chương trình làm nên Người (Vi Nhân) phải dồn vào việc làm triển nở cùng cực cái khả năng riêng biệt mà Trời đã phú cho mình, cho Dân Tộc mình, cần được hiện thực cá thể đó trong sự hòa hợp với hoàn cảnh. Hoàn cảnh là cái dấu của cá thể.
Tuy nhiên, nếu xét vấn đề cho đến chỗ thấu đáo triệt để của nó, thì KHÔNG phải khuynh hướng MỘT CHIỀU,dẫu hướng về cái CHUNG hoặc cái RIÊNG, mà là Nghệ Thuật Sống toàn diện nhằm giữ được thế QUÂN BÌNH Động Đích giữa hai khuynh hướng Chung và Riêng, DÂN TỘC với TOÀN CẦU (mới xem qua có vẻ mâu thuẫn nhưng thực sự Bổ Túc cho nhau), mới giúp con người đạt được CHÂN LÝ.
Thật vậy, nếu một thân thể lành mạnh mới thực sự hưởng đầy đủ sự Bổ Dưỡng của thức ăn được đưa từ ngoài vào cơ thể, thì một con người, một đoàn thể với một NỘI LƯC. dồi dào nhờ dựa trên một Dân Tộc tính vững chãi, mới tận dụng được những Lợi Ích của sự Phong Phú, Đa Dạng mà hiện tượng “Toàn Cầu hóa” đem lại, mà KHÔNG sợ bị chao đảo, cuốn hút, làm mất phương hướng bởi “gió bốn phương” vào một tương lai vô định và đầy bất trắc.
CHÌA KHÓA của vấn đề nằm trong việc Tuyên Dương con đường trở về Hằng Tính của Dân Tộc VIỆT qua việc cổ động hai bộ môn Dân Tộc học và Việt Học đích thực nhằm giúp tránh khỏi các nguy cơ, hiểm họa có thể có.
AN VI và VIỆT NHO có thể có một Đóng Góp Tich Cực vào Dự Án VĂN HÓA nêu trên!
Lê Việt Thường
CHÚ THÍCH
(1) Hoàng Ngọc Hiến, “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết VIỆT”, NXB Tri Thức, Hà Nội, VN, 2011, tr. 93-97
(2) https://minhtrietviet.net/ve-cai-goi-la-khang-chien-chong-thuc-dan-phap-cua-hcm-dang-csvn/
(3) https://minhtrietviet.net/thoi-dai-dan-toc/
(4) Gill Hands, “Marx”, Hodder & Stoughton, England,2000 tr.46