Lê Việt Thường

IMG.625LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                                      (Bài Sáu)

 LỐI NGỤY BIỆN LẪN LỘN CÁI “GIẢ” VỚI CÁI “THẬT”CỦA ĐÁM VĂN NÔ CSVN (Phần Một)

IMG.495Chúng tôi có phát biểu  trong bài viết tháng rồi rằng THỦ THUẬT  mà tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã áp dụng trong cuốn sách “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết VIỆT” của mình là một hình thức NGỤY BIỆN cố ý LẪN LỘN cái GIẢ (đảng CSVN) và cái THẬT (Minh Triết NHO ) hầu  xử dụng Minh Triết của Tiền Nhân (cho một mục tiêu không chính đáng) nằm trong âm mưu    “đánh lận con đen”  của HNH nhằm  BIỆN MINH cho những điều Giả Trá, Sai Trái, Bất Nhân, Bất Nghĩa của đảng CSVN. HNH còn áp dụng trong  cùng cuốn sách ở hai chỗ khác lề lối ngụy biện nêu trên  đối với hai Vĩ Nhân: một của nước ngoài, một của Việt Nam.

A)Đối với Vị thứ nhất Thomas Jefferson, HNH viết: “Phẩm giá minh triết ngày càng được những nhà cầm quyền và chính trị gia quan tâm (H.N.H. viết chữ nghiêng và tô đậm), Thomas Jefferson (1743-1826), người khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, một trong những người có công đầu khai quốc  Hợp chủng quốc Mỹ đã trực tiếp đặt ra vấn đề  quan hệ giữa minh triếtquyền lực : (H.N.H. tô đậm)  “Tôi hy vọng rằng minh triết của chúng ta  sẽ lớn lên cùng với quyền lực của chúng ta  và dạy cho chúng ta rằng chúng ta càng ít sử dụng quyền lực  thì quyền lực của chúng ta  càng lớn” (H.N.H. viết chữ nghiêng) (thư gởi Thomas Leiper ngày 12/6/1815).

Trong hơn bốn chục năm cầm quyền và hoạt động chính trị, Jefferson luôn đảm nhiệm những chức vụ quan trọng: đại biểu quốc hội, thống đốc tiểu bang, đại sứ ở Pháp, quốc vụ khanh, phó tổng thống, hai nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ…Và điều thứ nhất, điều duy nhất mà Jefferson đòi hỏi ở nhà cầm quyền , ở chính trị gia, đó là minh triết, ở họ minh triết phải tương xứng với quyền lực: “Tôi hy vọng rằng minh triết  của chúng ta  sẽ lớn lên cùng với quyền lực của chúng ta”…. Cũng trong bức thư gửi T. Leiper, ca ngợi James Madison, tổng thống thứ tư của Hoa Kỳ, ông nêu lên  hai phẩm giá: “minh triết” và “đức hạnh”.Về ưu điểm của bộ máy chính quyền đương thời, ông nhấn mạnh “tính minh triết” và “sự liêm chính”. Nhà chính trị lỗi lạc Jefferson  đồng thời cũng là một nhà văn hóa xuất sắc,ông là nhà triết học, nhà giáo dục, nhà khoa học, là kiến trúc sư, là nhạc sĩ, văn sĩ…Jefferson tự xem mình là một nhà văn hóa ông mong ước hậu thế nhớ đến ông  như là tác giả bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ, tác giả pho tượng Tự do tôn giáo tại Virginia, người cha của Đại học Tổng hợp Virginia. Và cuồi cùng thì nhà văn hóa Jefferson  đặt minh triết lên trên hết, trên cả triết học , khoa học, tôn giáo và những hệ tư tưởng khác.(1)

Đọc đến đây thì có lẽ không có điều gì đáng “phàn nàn” về nội dung đoạn văn nêu trên của tác giả  Hoàng Ngọc Hiến vì nó xuất phát từ các tài liệu sách vở nghiên cứu về nhân vật Thomas Jefferson. Tuy nhiên, các lời phát biểu của Jefferson có thể gây ngạc nhiên nơi độc giả vì hình như đó KHÔNG  phải là nội dung và cách thức phát biểu thông thường của một nhà Tư Tưởng hay Chính Trị gia gốc Tây Phương. Do đó có lẽ chúng ta cần đào sâu để thử tìm hiểu xem Nguồn Gốc văn hóa nào đã ảnh hưởng trên Tư Tưởng Chính Trị của Thomas Jefferson ?

Chúng ta biết rằng Nho Giáo với các Kinh Điển mà nội dung đã du nhập vào Âu Châu qua trung gian của các Giáo Sĩ Dòng Tên từ các thế kỷ 16,17 thì đến thế kỷ 18,  tư tưởng Nho Giáo có vẻ đã “chin mùi” trên đất Âu Châu và là một trong những nguồn gốc chính đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trên cuộc Cách Mạng Pháp  1789.Và vị đại diện ưu tú của Nho Giáo ở Âu Châu vào thời kỳ này là Voltaire.    

Hoa Kỳ vào khoảng thời gian  này cũng bắt đầu chịu ảnh hưởng của Nho Giáo nhưng qua trung gian của Pháp, có thể nói chính xác là qua Voltaire và triết thuyết Quesnay mà Tư Tưởng đã ảnh hưởng trên hai chính khách hàng đầu của  Hoa Kỳ vào thời kỳ này. Mà Vị thứ nhất là Benjamin Franklin  khi ông này sang vận động bên Pháp.

Nhân vật HK thứ hai  chịu ảnh hưởng Nho Giáo qua tư tưởng của Voltaire và nhóm Quesnay là Thomas Jefferson. Tuy Jefferson không khảo cứu trực tiếp triết Nho nhưng tư tưởng ông có rất nhiều điểm giống hệt Nho Giáo như trong sự tránh bàn đến những vấn đề siêu hình, trong việc bênh vực người nghèo chống với phái giàu sang, nhấn mạnh sự bình quyền đặt nặng trên nhân bản, trên lương tâm của mọi người lương thiện chứ không chú trọng đến quyền uy nào (autorité). Jefferson  tuyên bố: “tất cả thuật cai trị nước nằm trong bí quyết này là phải ở chính trực. “The Whole art of governement consists in the art of being honest“, thật là giống với câu “chính giả chính dã” trong Luận ngữ (III.16). Nhiều ví dụ khác có thể đưa ra.

Tuy chủ trương thuyết Bình Quyền nhưng cả hai không hề nói rằng con người bằng nhau về Tài Năng. Năm 1812, nhằm vận động cho chính quyền và nhân dân HK chấp nhận chế độ THI CỬ bắt nguồn từ Viễn Đông Jefferson viết cho ông John Adam “Tôi đồng ý với ông để nhận rằng có một giai cấp quý tộc thiên nhiên giữa loài người mà nền móng của nó là Đức Độ và Tài Ba. Cũng có một giai cấp quý tộc nhân vi (artificiel) y cứ trên Giàu Sang và Dòng Họ. Tôi cho rằng giai cấp quý tộc thiên nhiên kia là ân huệ quý hóa trời ban để giúp cho những người có học thức được dịp ra đảm nhiệm trọng trách trong việc cai trị, và tại sao ta lại không được phép coi lối tuyển lựa này là đường lối tốt nhất, nó hiến cho ta phương pháp hữu hiệu nhất để chọn lựa những người quý tộc thiên nhiên và giao cho họ gánh vác việc nước.”

Năm 1779 Jefferson  đưa ra một dự án luật đại khái gồm ba điểm:

      1) Chính phủ phải coi việc giáo dục là một mối quan tâm công cộng của nhà nước.

     2) Các học sinh có tài đặc biệt được chọn bằng lối thi cử theo ba cấp: thị xã, hàng tỉnh, và toàn quốc.

     3) Mục phiêu cốt yếu của giáo dục phải là đào luyện cho nước nhà những công dân có tài năng bất kỳ giàu nghèo, sang hèn.

Dự án đó ra đời năm 1779 thế mà năm 1776 Jefferson  đã đọc Voltaire tuyên bố về Trung Hoa: “Trí khôn loài người không thể tưởng tượng ra được một chính phủ tốt hơn… bởi vì các phần tử quan lại chỉ được thâu nhận sau nhiều đợt khảo thí nghiêm ngặt (Dict. Philos)” Hệ thống thi cử tổ chức ra sao thì đã được mô tả lại trong rất nhiều sách bên Âu Châu mà ít ra có hai quyển nằm trong tủ sách của Jefferson. Một là Du Halte: “The General history of China” by Brooks 1736; hai là sách của Le Comte: “Memoirs and observation… made in a late Journey through empire of China” from the Paris ed. London 1679…..

Tuy không bao giờ dự án đó được chấp thuận y nguyên, nhưng cuối cùng nguyên tắc chọn nhân tài qua Thi Cử được các nền dân chủ Tây phương công nhận và đặt thành thể chế.

Cố Triết Gia Kim Định đã kết luận về giai đọan lịch sử quan trọng nêu trên như sau  “Khổng Tử đã để lại bên Tây Âu quan niệm Bình Quyền, đã góp công vào việc đánh đổ quyền quý thế tộc và thiết lập phép Thi Cử để mở cửa cho mọi nhân tài không phân biệt dòng máu sang hèn, và đó là chứng thư trung thực nhất nói lên ấn tích mà Nho Giáo đã để lại trên đời sống Tây Âu là ba nguyên lý rường cột: một là Tìm Hạnh Phúc ngay từ Trần Gian, hai là Dân Quyền, ba là nền triết lý Độc Lập”.(2)

Tóm lại, đoạn văn mà HNH viết về Jefferson ở trên  thì ĐÚNG vì xuất phát từ các tài liệu, sách vở nghiên cứu về Jefferson, tuy nhiên có đôi phần  Thiếu Sót, do đó đã được bổ túc bằng phần nghiên cứu của chúng tôi về nhân vật này. Khi đọc cả hai phần nêu trên về Jefferson thì chúng ta sẽ hiểu rõ lý do tại sao Jefferson có tư tưởng và lối phát biểu thông thường của một nhà Tư Tưởng và Chính Trị gia ĐÔNG PHƯƠNG hơn là Tây Phương : đó là vì Thomas Jefferson cùng với Benjamin  Franklin, hai Chính Trị gia hàng đầu của Hoa Kỳ vào thời kỳ ấy, đã chịu ảnh hưởng của Nho Giáo qua trung gian của Voltaire và nhóm Quesnay.

Tuy nhiên, đoạn văn tiếp theo sau của HNH có lẽ cần phải được xét lại. Đương sự viết:

“Giữa Thomas Jefferson và Hồ Chí Minh có nhiều điểm tương đồng:

–        Cả hai đều là bậc “khai quốc công thần”

–       Thomas Jefferson là tác giả bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hoa Kỳ, Hồ Chí Minh là tác giả bản “Tuyên ngôn độc lập “ của Việt Nam.

–      Thomas Jefferson mất đúng vào ngày kỷ niệm Quốc khánh Hoa Kỳ (mồng 4 tháng 7), Hồ Chí Minh mất đúng vào ngày kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam (mồng 2 tháng 9)

–       Thomas Jefferson biểu dương minh triết như là phẩm giá thứ nhất, phẩm giá duy nhất mà ông đòi hỏi ở những nhà cầm quyền và chính trị gia. Trong con người và cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, tính sáng của minh triết biểu hiện ở nhiều mặt: văn phong, tác phong, cách tư duy, cách ứng xử, trong hoạt động chính trị, ngoại giao cũng như trong những quan hệ cá nhân, trong những việc lớn cũng như việc nhỏ…

Minh triết chính trị của Hồ Chí Minh là một kho báu vô giá” (3)(sic) 

CÓ THẬT NHƯ VẬY HAY KHÔNG ?!

Những điều liên quan đến Jefferson, lẽ dĩ nhiên, không cần bàn cãi dài dòng ở đây, vì đã có giới Học Giả Quốc Tế lo giùm chúng ta việc này rồi. Điều còn lại là vấn đề Hồ Chí Minh trong thực tế có đáp ứng được hình ảnh của “ nhân vật” mà HNH mô tả khi so sánh với Jefferson ? Hay hoàn toàn trái  ngược lại với những gì HNH phát biểu ?

1) Lịch Sử Hoa Kỳ thường được xem là bắt đầu với sự Tuyên Bố Độc Lập của nước này đối với Anh Quốc vào ngày 4/7/1776. Thomas Jefferson cùng với Benjamin Franklin và 5 Vị khác thường được xem là các bậc “khai quốc công thần” (founding fathers) của Hoa Kỳ vì đã tham gia vào cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ bằng cách ký kết Tuyên Ngôn Độc Lập, tham dự vào Chiến Tranh Cách Mạng và thiết lập Hiến Pháp HK.

Trái với Hoa Kỳ, Việt Nam có một Lịch Sử rất lâu đời, do đó có thể nói các bậc “Khai Quốc Công Thần” VIỆT có lẽ sống ở thời Hùng Vương hoặc lên tới tận thời Lạc Long Quân-Âu Cơ và nếu căn cứ trên các khám phá khoa học mới nhất, còn có thể xa hơn nữa trở về trước!

Còn Hồ Chí Minh vì nhiều lý do khác nhau và nhất là nếu xét đến Tư Cách cá nhân cũng như “Thành Tích” hoạt động,  KHÔNG thể gọi là ‘Khai quốc công thần” được mà có lẽ phải gọi  là “công bộc” của CS Đệ Tam Quốc Tế  thì mới ĐÚNG ! 

2) Ngoài ra, việc HNH tuyên bố rằng Thomas Jefferson là tác giả bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hoa Kỳ thì quả thật ĐÚNG , còn phát biểu rằng Hồ Chí Minh là tác giả bản “Tuyên ngôn độc lập “ của Việt Nam thì có lẽ cần phải xét lại.

Theo một nhà nghiên cứu Sử gốc Việt trích dẫn một tác giả gốc Mỹ thì “…..bài diễn văn khai sinh chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do HCM đọc ngày 2-9-1945, thường được đảng CS gọi là bản “Tuyên ngôn độc lập”, hoàn toàn vay mượn của các văn bản Pháp và Mỹ. Mọi người sẽ không lấy làm lạ nếu biết rằng người giúp HCM viết bản văn nầy là một thiếu tá người Hoa Kỳ, Archimedes L. A. Patti.(4)

Đó mới là về phương diện bản văn trứ hình mà đã “lai căng” như vậy rồi! Còn về phương diện Tinh Thần thì tình trạng còn nghiêm trọng hơn nhiều vì hoàn toàn ngược hẳn với tính Độc Lập, Bất Khuất của Tiền Nhân ta đối với ngoại bang như được thể hiện chẳng hạn trong bài  “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ X hay  “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi viết năm 1428. Vì đàng sau bản văn “lai căng” nêu trên là âm mưu thâm độc của Hồ Chí Minh và đảng CSVN đi làm tay sai cho phong trào CS Quốc Tế nhằm nô lệ hóa toàn thể  dân tộc Việt Nam!

3) “Thomas Jefferson mất đúng vào ngày kỷ niệm Quốc khánh Hoa Kỳ (mồng 4 tháng 7’,như ông Hiến viết và chúng tôi xin được bổ túc “ bằng một cái chết tự nhiên, bình thường như đại đa số con người trên Trái Đất này, và may mắn cho Jefferson là ngày qua đời của ông lại nhằm vào ngày kỷ niệm Quốc Khánh HK mà cả cuộc đời của ông đã cống hiến rất nhiều để có được ngày này. Tuy nhiên, những vị ”khai quốc quốc thần” khác của HK với những cống hiến cho đất nước HK cũng quan trọng không kém  Jefferson, mà ngày qua đời của họ không trùng với ngày lễ Quốc Khánh HK thì cũng không sao  vì đó không phải là điều quan trọng !

Tuy nhiên  HNH lại có vẻ muốn  quan trọng hóa sự kiện nêu trên. Một lần nữa, cũng chả  sao, nhưng câu hỏi được đặt ra ở đây là Hồ Chí Minh có thực sự chết đúng ngày 2/9 như HNH viết hay không? , và cũng quan trọng không kém “bằng một cái chết tự nhiên, bình thường như Jefferson ?!

Sở dĩ chúng tôi đặt vấn đề này là một hôm tình cờ chúng tôi có nghe một bài phát biểu bằng audio trên Internet của một Vị tự nhận là một Cựu Đại Tá CSVN nhưng lại muốn “hồi chánh”, kể lại những chuyện “thâm cung bí sử” của đảng CSVN bao gồm luôn cả cái Chết của Hồ Chí Minh ( mà Vị này tuyên bố là đã chứng kiến). Vì chưa có thì giờ phối kiểm chuyện trên với các nguồn khác, do đó chúng tôi xin kể lại chuyện này với tất cả sự dè dặt. Tuy nhiên, nội dung bài phát biểu có vẻ rất “kiên định” (consistent) với môi trường chính trị CSVN. Ngoài ra, vì khi vào nghe thì chương trình đã bắt đầu nên chúng tôi  không rõ Tên vị Đại Tá này là gì ?

Theo lời kể của vị Đại Tá này, cũng như trong các Triếu Đình Vua Chúa xưa, khi Nhà Vua sắp băng hà, thì thường hiện diện bên giường bệnh các Hoàng Tử, Công Chúa, các Hoàng Thân Quốc Thích, các Đại Thần …..và Ai sẽ kế vị thường là vấn đề quan trọng nhất. Một hiện tượng tương tự cũng hiện hữu trong “Cung Đình CSVNkhi Hồ Chí Minh sắp chết. Bên giường bệnh có sự hiện diện của các “nhân vật” quan trọng của Bộ Chính Trị với đủ các phe phái “thân Nga” ,“thân Tàu”….. và hình như có cả các Bác Sĩ Nga, Bác Sĩ Tàu…..Và tùy theo ảnh hưởng mạnh hay yếu của một phe nhóm nào đó ở một thời điểm nào đó, mà quyết định kéo dài hoặc rút ngắn giai đoạn “hấp hối” của đương sự được đặt ra. Do đó, cũng theo lời kể của Vị này, HCM đã chết đi sống lại nhiều lần, một cách Nhân Tạo,không tự nhiên .  Cuối cùng, người ta quyết định “đề” Hồ Chí Minh “chết” đúng ngày 2/9 là ngày mà HCM đọc cái gọi là “Tuyên ngôn độc lập” vào năm 1945.

Tuy nhiên,vị Đại Tá này cho biết trên thực tế, HCM “chết” vào đêm 1/9/1969, nhưng ngươi ta cứ xem như đương sự “chết” vào ngày 2/9 như dự định.

Còn theo một nguồn tài liệu khác, “  Hồ Chí Minh chết ngày 2-9-1969. Ngày 2-9 là quốc khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) nên Bộ chính trị đảng LĐ sợ xui xẻo, đã cho đổi ngày chết của HCM là 3-9-1969” ?!(5)

Ngoài ra, theo tài liệu của một nhóm Bác Sĩ VN mà “kịch bản” có vẻ còn TỆ HẠI hơn những gì Vị Cựu Đại Tá CSVN kể lại ở trên, thì có nhiều Dấu Hiệu đáng NGHI NGỜ liên quan đến cái Chết của Hồ Chí Minh, mà diễn tiến có thể khiến cho ngươi ta đưa ra giả thuyết rằng  chính Bộ Chính Trị CSVN âm mưa giết HCM hầu thực hiện những toan tính nhằm dựng lên  các “huyền thoại” về HCM theo ý của BCT kèm với việc Ướp Xác HCM với mục tiêu bảo vệ chế độ CSVN cùng với  các “đặc quyền đặc lợi” của bọn họ ! (6)

Tóm lại, chuyện Sống –Chết là chuyện tự nhiên, bình thường cho đại đa số con người, kể cả các Vĩ Nhân! Nhưng một chuyện bình thường như chuyện sống chết, lại trở thành BẤT BÌNH THƯỜNG trong môi trường Chính Trị CSVN với những con người đầy Thủ Đoạn, Lương Lẹo, Gian Manh, Độc Ác,  Bất Nhân, Bất Nghĩa…..Hồ Chí Minh đã lợi dụng cái Chết của hàng triệu người dân Việt Nam vô tội cho nhưng mục tiêu chính trị ích kỷ và hạ đẳng  của y, thì tới phiên những tay “đàn em” của HCM lại lợi dụng cái Chết của y cho những mục tiêu chính trị ích kỷ và đê hèn của chúng! Phải chăng đó là Luật Nhân Quả ?!

Phần trình bày ở trên cho thấy một lần nữa HNH đã áp dụng THỦ THUẬT là một hình thức NGỤY BIỆN cố ý LẪN LỘN cái GIẢ (Hồ Chí Minh) và cái THẬT (Thomas Jefferson ) hầu  xử dụng Minh Triết của một Vĩ Nhân (Jefferson) (cho một mục tiêu không chính đáng) nằm trong âm mưu    “đánh lận con đen”  của HNH nhằm  một mặt CHE DẤU những điều Giả Trá, Sai Trái, Bất Nhân, Bất Nghĩa của Hồ Chí Mình, mặt khác  ”vẽ vời” ra một hình ảnh giả tưởng, không có thật về cái gọi là “minh triết HCM” !

 

B) Lề lối Ngụy Biện nêu trên cũng được áp dụng cho một Vĩ Nhân Việt: Nguyễn Trãi. HNH viết:

Cũng như Mác, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nam Cao…đều đặt sự phát triển những năng lực nhân tính như là mục tiêu cao nhất, mục tiêu tối hậu của sự làm người  nhưng không bao giờ quên chuyện “cơm áo” (H.N.H. viết chữ nghiêng và tô đậm).

Nguyễn Trãi:

Nên thợ nên thầy vì có học

No ăn no mặc bởi hay làm

(bài thơ số 173 trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)

Vỏn vẹn trong hai câu thơ đã đặt ra  những vấn đề  và những yêu cầu cơ bản nhất của cuộc sống làm người.“làm” và “học”, “no ăn no mặc”, “nên thợ nên thầy”. “No ăn no mặc” là điều kiện tối thiểu để phát triển, “nên thợ nên thầy” là sự đòi hỏi phát triển những năng lực nhân tính. Trong quan niệm truyền thống, “học” được gắn với những yêu cầu “thông kinh thuộc sử”, “khoa danh hoạn lộ”. Ở đây, “học” được gắn với “nên thợ nên thầy”, không có sự phân biệt năng lực “làm thợ” năng lực “làm thầy”, đó là một tư tưởng giáo dục vĩ đại của Nguyễn Trãi.

Hồ Chí Minh:

Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.(7)

Giống như với Minh Triết Nho, với Thomas Jefferson, thì những gì HNH viết về Nguyễn Trãi là ĐÚNG vì xuất phát từ những tài liệu sách vở nghiên cứu về Nguyễn Trãi, Tuy nhiên, những gì HNH viết về Hồ Chí Minh thì cần phải xét lại.

Sau sáu bài viết liên tiếp qua đó chúng tôi có dịp bàn đến các vấn đề liên hệ tới cuốn sách “Luận bàn Minh Triết và Minh Triết VIỆT” của tác giả  Hoàng Ngọc Hiến thì chắc Quý Độc Giả đã nắm vững  Nguyên Tắc giúp chúng ta đọc loại “văn chương chữ nghĩa” của các lãnh tụ CSVN: chúng ta chỉ cần VIẾT hoặc ĐỌC NGƯỢC lại với nội dung các câu tuyên bố của bọn họ thì sẽ tìm ra SỰ THẬT.

Chặng hạn câu trên mà HNH đã  trích dẫn từ Hồ Chí Minh có lẽ phải được hiểu như sau:

‘Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn LỆ THUỘC vào phong trào CS Quốc Tế, dân ta được hoàn toàn NÔ LỆ chủ nghĩa Mác Xít-Lêninít, đồng bào ta ai cũng  thiếu ăn thiếu mặc (như miền Bắc VN trước năm 1975 và cả nước VN sau 1975) , ai cũng VÔ HỌC (như cấp lãnh đạo CSVN gốc gác “thiến heo”, ‘thiến lợn” hoặc  y tá” kiểu “dốt chuyên tu ngu tại chức”)

Với đảng CSVN, Quả Đúng là ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ LOÀI VƯỢN !!! 

4) Xin được tiếp tục việc so sánh Hồ Chí Minh với Thomas Jefferson của tác giả Hoàng Ngọc Hiến. Như thường lệ, điều mà HNH viết về Jefferson:

Thomas Jefferson biểu dương minh triết như là phẩm giá thứ nhất, phẩm giá duy nhất mà ông đòi hỏi ở những nhà cầm quyền và chính trị gia

là ĐÚNG nhưng chúng tôi xin được bổ túc thêm : “sở dĩ tư tưởng Jefferson có tính “minh triết” như vậy, một phần như đã nói ở trên, cũng nhờ ông chịu ảnh hưởng của Nho Giáo qua trung gian của Voltaire và nhóm Quesnay.”

Còn phần HNH viết về Hồ Chí Minh:

Trong con người và cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, tính sáng của minh triết biểu hiện ở nhiều mặt: văn phong, tác phong, cách tư duy, cách ứng xử, trong hoạt động chính trị, ngoại giao cũng như trong những quan hệ cá nhân, trong những việc lớn cũng như việc nhỏ…”

như thường lệ và cũng như đã nói ở trên, cần phải được xét lại.

Vì nhiều nhà nghiên cứu Sử đứng đắn  gốc Việt đã phanh phui , “lột mặt nạ” những “huyền thoại”  về Hồ Chí Minh mà đảng CSVN hay chính đương sự dựng lên, do đó chúng tôi chỉ xin đề cập ở đây một thí dụ Điển Hình về TÁC PHONG của Hồ Chí Minh mà thôi.

“Vào thập niên 1950, sách “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” xuất bản lần đầu tiên.

Người ta không biết tác giả Trần Dân Tiên là ai, nhưng lại nghe được tin tung ra  từ các tay đầu sỏ CSVN cho biết: Trần Dân Tiên tác giả cuốn sách “Những mẫu chuyện …” là một “nhà báo nổi tiếng” có cơ hội biết rõ về thân thế của “Người” (HCM).

Mãi về sau này, gần hai thập niên, người ta mới té ngửa ra “nhà báo nổi tiếng” chính là Hồ Chí Minh…..”(8) nhờ những dữ kiện sau đây:

“- Năm 1976, Trung Ương Đảng CSVN phát hành tập “Những sự kiện lịch sử Đảng CSVN ” do nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội ấn hành. Nơi trang 672, tác giả tập sách nói trên đã ca ngợi văn tài của Hồ Chí Minh  trong quyển “ Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”. Chủ đích là ca ngợi Hồ viết văn trác tuyệt nhưng lại khờ khạo tiết lộ rằng tác giả Trần Dân Tiên chính là “bác Hồ”,như vậy vô tình phanh phui trước dư luận rằng “bác” viết để ca ngợi chính …”bác”

-Năm 1985, nhà giáo cao cấp Việt cộng Hà Minh Đức viết một quyển sách nội dung ca tụng tài viết văn của Hồ Chí Minh. Cuốn sách tựa đề “Tác phẩm văn của Hồ Chủ tịch” do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội ấn hành, lại được Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn đề lời tựa, Lại thêm một lần xác nhận “Trần Dân Tiên là bút danh của Hồ Chủ tịch”.(9)

Tóm lại, Hồ Chí Minh lấy bút hiệu Trần Dân Tiên viết sách để tự tôn vinh, tự đề cao, tự bốc thơm mình. Quả thật là một sự phỉ bang đối với lương tri con người!

Trong lịch sử có lẽ chưa có ai, tự tay mình, viết tiểu sử của mình để tự tôn vinh mình, người ta thường nói “mặc áo thụng vái nhau”, Hồ Chí Minh lại độc đáo hơn là “mặc áo thụng tự vái mình”.

Ngay cả Staline …..cũng không trắng trợn tự tay viết tiểu sử của mình, mà giao cho một ban của Trung ương Đảng viết theo sự chỉ dẫn và sau đó chỉ hiệu đính tiểu sử của mình trước khi xuất bản…..(10)

Điều nghiêm trọng ở đây  là “Tất cả sách vở, sử liệu về Hồ Chí Minh từ trước đến nay, từ đầu đến cuối, tại quốc nội lẫn hải ngoại, Đông sang Tây đều chỉ căn cứ vào quyển sách “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” do chính Hồ Chí Minh viết dưới bút hiệu Trần Dân Tiên. Đây là những mẫu huyền thoại hoàn toàn do chính Hồ Chí Minh bịa đặt.(11)

…..

Tóm lại, qua thí dụ vừa được trình bày ở trên về TÁC PHONG Điển Hình của Hồ Chí Minh “trong con người và cuộc đời hoạt động”,“trong những việc lớn cũng như việc nhỏ…” như HNH viết , Quý Độc Giả có thấy chút gì là  tính sáng của minh triết như tác giả Hoàng Ngọc Hiến cố ý “gán ghép” cho lãnh tụ của mình ? Hay trái lại, chỉ còn lại trong trí óc của chúng ta hình ảnh “tối tăm u ám” của một kẻ “tán tận lương tâm”, suốt cả cuộc đời chỉ tìm cách lường gạt người khác, gian manh, trân tráo  đến độ lố bịch, không còn biết chút liêm sĩ là gì?!

Đã vậy mà trong đám thủ hạ CSVN mới đây có kẻ đã không biết xấu hổ có một “lãnh tụ” đầy tính điêu ngoa gian trá như Hồ Chí Minh, lại còn phát biểu một câu “sống sượng” như sau: “Hồ Chí Minh tha thiết một nền dân chủ, một xã hội dân sự, người dân thật sự làm chủ. Nói học theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thì tư tưởng, đạo đức yêu dân, kính dân, trọng dân phải được thực hiện thật thà và nghiêm túc”(12)

Thật ra, loại tuyên bố  như trên chỉ có thể được dùng cho trò chơi “tung hứng “ giữa các “các bộ văn hóa “ CSVN với các tay “cò mồi” hải ngoại kiểu “hòa giải hòa hợp “  chứ  trong số con người VN bình thường còn chút lương tri , có ai  mà tin vào loại phát biểu “lố bịch” như vậy.

Đúng là về mặt liêm sĩ, “lãnh tụ” nào thì “thuộc hạ” nấy !!! 

…..

Và điều đáng ngạc nhiên ở đây là sau những  thất bại “não nề” trong các nỗ lực trước đây nhằm “đánh bóng lãnh tụ” qua các chiêu bài như Hồ Chí Minh “nhà đạo đức”, “nhà văn hóa”, “nhà tư tưởng” rồi  mới đây “nhà minh triết”…..qua đó HNH cố gắng  một cách vô vọng nhằm chứng minh (nhưng một cách vụng về ) bằng cách “dựng đứng lên” nơi lãnh tụ của mình những “đức tính” GIẢ TƯỞNG (mà chúng tôi vừa trình bày ở trên) hoàn toàn TRÁI NGƯỢC với bản chất thực sự  của Hồ Chí Minh như cái gọi là “tính sáng của minh triết” ?!

Có lẽ vì “biết là không xong” nên vừa hết “minh triết Hồ Chí Minh” thì người ta  chuyển ngay sang cái gọi là “minh triết Các-Mác”. Vì từ ngữ MINH TRIẾT có vẻ bị “lạm dụng” hơi nhiều, do do chúng tôi xin được phép trở lại tìm hiểu thêm về Ý Nghĩa của từ ngữ này.

MINH TRIẾT LÀ GÌ ?

Như đã nói ở trên, MINH TRIẾT là đỉnh cao nhất trong lãnh vực Tư Tưởng do đó điều tối quan trọng đối với một người nghiên cứu nghiêm túc là phải cố gắng nắm vững Phạm Trù  nền tảng này trong công việc tìm hiểu một nền Văn Hóa, Tư Tưởng, Triết Học, thì  mới mong đạt được một trình độ  hiểu biết, một cái nhìn tương đối Đúng Đắn về Thực Tại.

Muốn tìm hiểu về Bản Chất và Nguồn Gốc của MINH TRIẾT chẳng hạn, ta cần phải đi sâu vào nhiều nền Văn Hóa, Triết Học, Lãnh Vực như Khoa Học, Tâm Lý…..đã được cập nhật hóa để xem có sự Đồng Thuận nào chăng về nội dung hay cách thức tìm hiểu vấn đề này. Chứ không phải “khơi khơi” tự đưa ra một câu định nghĩa đầy tính cách chủ quan hay trích dẫn từ một nhà nghiên cứu hoặc một triết gia hạng nhì hay hạng ba nào đó của Tây Phương kiểu “những giá trị văn hóa có tính khái quát và phổ quátlập đi lập lại. Là vì nhiều giá trị chỉ ở cấp độ  lương tri công cảm mà thôi đã có tinh chất khái quát và phổ quát rồi chứ không cần đợi tới Minh Triết !

Vì đây là một vấn đề then chốt trong lãnh vực Tư Tưởng, do đó có lẽ chúng ta nên bắt đầu bằng lãnh vực Triết Học với ba Đại Triết Gia Tây Phương mà nhiều ngưới cho là Lớn Nhất của thời Cận Đại: đó là F. Nietszche, K. Jaspers và M. Heidegger, để xem Quý Vị này nghĩ gì về Minh Triết ?

“Nietzsche cho rằng Hồn sâu xa của Hy Lạp chịu ảnh hưởng của Đông Phương huyền bí nên cũng có một dòng Huyền Niệm đi liền với môt dòng Tư Duy Sáng Sủa. Huyền Niệm tượng trưng bằng Thần DIONYSOS…..Còn Thần APOLLON có tên là Sáng Láng, thần của yến hào quang, của hình thức với những đường cong rõ rệt….. Theo Nietzsche, “cái Hồn ấy bị Socrates bóp chết bằng tuyên dương LÝ TRÍ: lấy ‎Ý Thức sáng sủa minh nhiên mà xua đuổi năng lực ẩn tàng….. nên Socrates chỉ biết phê bình mà không hề kiến thiết và ông thiếu hẳn óc huyền niệm bởi năng khiếu biện l‎ý đã được vun tưới đến mức phát phì nên ông đã cắt đứt với dòng Truyền Thống.(12) tức Nguồn MINH TRIẾT Chung của Nhân Loại trước thời Socrates.

Về thời Trục (= période axiale) tức là quãng từ năm 800 đến 200 năm trước Kỷ Nguyên, Jaspers có nhận xét như sau:” Thời Trục là thời giàu về Tinh Thần đến tột bực, còn thời ta “tuy có những phát minh về máy móc lớn hơn những phát minh Thời Trục, nhưng về mặt Tinh Thần không gì có thể so sánh được với những suy tư của một Khổng, một Lão, một Thích Ca”……      Jaspers có lẽ muốn nói ở đây rằng con người ngày nay với khuynh hướng nặng nề về “duy vật chủ nghĩa” phải biết trở về Thời Trục để học hỏi thêm các giá trị Tâm Linh của các nhà Hiền Triết Đông Phương nhằm quân bình hai khuynh hướng TÂM với VẬT trong mỗi con người thì mới mong có thể bắt đầu hành trình đi về với MINH TRIẾT.

Còn theo Heidegger, “nền móng siêu hình cổ điển đã sai lạc vì hiểu chữ Tính Thể thấp hẳn xuống một độ tức độ Hiện Tượng của sự vật thường nghiệm. Do đó thay vì Être (Sein) hiểu là Tính Thể U Linh, thì Triết Học Cổ Điển làm đốc ra nghĩa Hữu Thể một thứ Vật Thể…..chỉ có “Da” Hiện Tượng mà Không có “Sein” Siêu Linh thuộc Tính Thể”. Đó là l‎‎ý do Heidegger thường gọi Triết Cổ Điển là Thiếu Căn Cơ, thiếu “Grund” (= Nền Tảng) hoặc“đánh mất “ NÉT GẤP ĐÔI.(13)

Tóm lại, cả ba Đại Triết Gia nêu trên, bằng ba cách diễn đạt tuy khác nhau nhưng đều trao cho hậu thế một thông điệp chung: “Vì những Sai Lầm của các Tổ Sư : Socrates, Plato, Aristotle mà Triết Cổ Điển Tây Phương đã trở thành DUY LÝ khiến bị chặt đứt với Truyền Thống Tâm Linh, tức nguồn MINH TRIẾT Uyên Nguyên của Nhân Loại.

Điều trên còn được xác nhận bởi những gì xảy ra tại Hội Nghị Quốc Tế về Triết Học được tổ chức  vào mùa hè năm 1949 ở Honolulu quy tụ trên 50 quốc gia, nhằm tìm cho nhân loại một nền Triết Lý Chủ Đạo tức được đặt trên nền tảng MINH TRIẾT, và qua đó, Khổng Tử được Hội Nghị đề cử làm “Nhạc Trưởng” cho cuộc Hòa Hợp Đông Tây mai hậu, mà lý do là vì Khổng Tử  có chân đứng trên cả hai “tàu”: “tàu” Thế  Sự và “tàu” Huyền Niệm. Tức  “vừa chấp nhận và cải thiện đời sống trần gian nhất là trong những mối giao liên của con người. Đàng khác tuy không chấp nhận lập trường Lão giáo độc chú vào đời sống tâm linh, nhưng cũng dọn phòng đón nhận mọi giá trị tâm linh (Essays in East West philosophy by Charles Moore p.447, University of Hawaii 1951).(14)

Ngoài ra, sau mấy thế kỷ tiếp xúc giữa hai nền Văn Hóa Đông-Tây, ảnh hưởng của Minh Triết Đông Phương không còn chỉ giới hạn ở Thượng Tầng các Đại Trí Thức hay Đại Triết Gia như phần trình bày trên đây cho thấy, mà với thời gian sự hiểu biết về MINH TRIẾT đã lan rộng dần đến cả giới Nghiên Cứu bình thường như các thí dụ sau đây cho thấy liên quan đến phần định nghĩa về Minh Triết

a)     Chẳng hạn “Minh Triết là sự Học Hỏi và Ứng Dụng sự Hiểu Biết một cách khôn ngoan và thận trọng. Minh Triết đòi hỏi một sự ám hiểu và hiện thực sâu sắc liên quan đến con người, sự vật, biến cố, tình thế , dẫn đến khả năng ứng dụng các nhận định, phán đoán, hành động một cách “nhất quán”, “kiên định”  với sự liễu hiểu nêu trên”. Hoặc

b)    Các nhà nghiên cứu trong ngành ‘Tâm Lý Tích Cực” (positive psychology) định nghĩa “Minh Triết”  như là sự phối hợp Hiểu Biết và Kinh Nghiệm mà kết quả được xử dụng một cách cân nhắc vào việc cải thiện mối phúc lợi của chúng ta…vvv…(15)

Chúng ta có thể  nhận thấy là càng ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu có lối Tiếp Cận với Minh Triết rất giống với quan niệm HỌC HÀNH của Nho Giáo tức lối Tiếp Cận HAI CHIỀU KÍCH: “Học” phải đi đôi với “Hành”, lý thuyết phải đi đôi với thực tiễn như hai câu văn  điển hình trích từ  hai định nghĩa về MINH TRIẾT ở trên của các nhà nghiên cứu ngày nay:

–         “Minh Triết là sự Học Hỏi và Ứng Dụng sự Hiểu Biết một cách khôn ngoan và thận trọng” Hoặc

–         “Minh Triết”….. là sự phối hợp Hiểu Biết và Kinh Nghiệm…vvv…

Tính HAI CHIỀU của Minh Triết còn được kiện chứng bởi những khám phá Khoa Học mới mẻ về Cơ Cấu của Vũ Trụ vạn vật , mà ban đầu là hai giây nóng lạnh của điện lực, rồi hai cực tiêu tích của từ khí, sau là proton-electron trong nguyên tử, và cuối cùng bắc cầu sang triết đó là thuyết tương đối của Einstein mà tinh hoa là không thời nhất phiến, tức không gian với thời gian đúc là một (space-time-continuum). (16)

Hoặc qua các khám phá trong khoa Thần Kinh Não Bộ học mà theo lý thuyết mới nhất thì hai bán cầu não của con người có những chức năng hoàn toàn khác nhau. Bán cầu bên Phải phối hợp cảm xúc, ghi nhận hình ảnh và thưởng thức âm nhạc cũng như tiếp cận với miền Tiềm Thức, Vô Thức và có lối suy nghĩ  tổng quát (holistic thinking). Bán cầu bên Trái, ngược lại, nhận thức thế giới qua lời nói, một hình thức biểu tượng hóa. Nó dùng lời nói để khu biệt, phân tích và mổ xẻ thế giới thành từng mảnh, từng đối tượng và từng phạm trù và  có lối lý luận tuyến tính hay “đường thẳng” (linear).Một điều cần biết là giữa hai bán cầu bên PHẢI và TRÁI, có một cầu nối GIỮA gồm những sợi thần kinh gọi là “corpus callosum” mà nhà Phật gọi là “Huệ Nhãn” với nhiệm vụ giúp hai phần não bộ liên lạc được với nhau để bán cầu này biết bán cầu kia đang làm gì.(17).

Và sau đây là một câu định nghĩa gián tiếp của Cố Triết Gia Kim Định về MINH TRIẾT khi bàn về “Di Sản Của Nền Văn Hóa VIỆT”  được trích từ bài diễn văn phát biểu của Ngài tại Hội Nghị Toàn Cầu về Triết Học lần thứ XVIII được tổ chức tại Brighton (Anh Quốc) từ ngày 21-27/08/1988”:

“Di sản văn hóa Việt Nam nằm gọn trong chữ VIỆT với ý nghĩa siêu việt, là nhảy từ hai thái cực vào một: từ Trời cao Ðất thấp nhảy vào Người. Các nhà nghiên cứu về Ðông Nam Á thấy nét đặc trưng của miền này là lưỡng hợp tính (dual-unit) thì chính là nó: nét đó là kết quả của cái nhìn riêng biệt không xem hai đối cực như hai thực thể chống đối nhau, tiêu diệt nhau mà như là hai chiều bổ túc hỗ tương của một thực thể. Và đó cũng chính là Minh Triết, vì Minh Triết là gì nếu không là khả năng hội nhập hai thái cực.(LVT viết chữ nghiêng và tô đậm)(18)

Tóm lại, sau khi kinh qua các nền Văn Hóa, Triết Học Đông Tây, Mới Cũ, cùng với nội dung công trình của các Đại Triết Gia cận đại cũng như của các nhà Nghiên Cứu bình thường ngày nay, từ các kết luận được rút tỉa từ các Hội Nghị Quốc Tế về Triết Học cũng như các khám phá mới mẻ nhất trong các lãnh vực Khoa Học: Tâm Lý, Vật Lý, Não Bộ học…..một sự ĐỒNG THUẬN có vẻ đã thành hình về Nội Dung cũng như Cách Thức hiểu về MINH TRIẾT mà nét Đặc Trưng nổi bật nhất  là Tính HAI CHIỀU của Minh Triết mà Heidegger, Triết Gia Lớn Nhất của Tây Phương cận đại gọi là NÉT GẤP ĐÔI.

…..

Trước khi bàn tiếp về Nét Gấp Đôi, vì có người căn cứ trên tính HỢP LÝ của Hegel nhằm biện minh cho cái gọi là các “giá trị minh triết” của Marx, do đó chúng tôi xin được trích  dẫn sau đây ý kiến của Cố Triết Gia Kim Định về vấn đề này:

“Hegel nói mọi cái có thực là hữu lý và cái gì hữu lý cũng là có thực. Tóm lại thực với hữu lý đồng nhất. Câu nói đó thoạt đọc coi như vô thưởng vô phạt, kỳ thực nó kéo theo cả một tai hại vô kể ở chỗ giản lược mọi chiều kích con người vào có một khía cạnh duy nhất là lý trí: có thể nói là trong ngũ quan chỉ truy nhận có con mắt còn tai, mũi, lưỡi, miệng, sờ đều thải bỏ. Tâm tình không được kể tới và như vậy chỉ còn là một con người vẽ, không còn gì siêu linh hết. Vũ trụ quan cũ là vũ trụ quan giả tạo. Nó đã đánh lừa con người vì nó rõ ràng đâu ra đấy”(19).HỢP LÝ MÀ!!!

Vì tính HỢP LÝ của Hegel được Marx tiếp tục trong thuyết Mác-Xít cộng thêm với phương pháp huấn luyện kiểu nhồi sọ của Pavlov thì không lạ gì CSVN đã có thể cho ra đời những đạo quân “robot” gồm những  “cái máy biết đi ” không phầm tính, không chút tình cảm. cảm xúc (vì tình cảm, cảm xúc chỉ dành cho con người), không ngại giết cha, giết mẹ, giết anh em , giết đồng bào ( vì chỉ con người mới có mẹ cha, anh em, đồng bào)!

Ngoài ra, về câu hỏi về tính Minh Triết  liên quan đến Biện Chứng Pháp DUY TÂM của Hegel và DUY VẬT của Marx, sau đây là câu trả lời của Cố Triết gia Kim Định:

“Để một nền triết thuyết đạt độ Minh Triết thì cần có ba điều kiện sau đây. Trước hết phải bàn đến những nhu yếu căn bản thuộc Nhân Tính và vì những nhu yếu này đi trái chiều nhau nên điều kiện thứ hai là vun tưới được tất cả những nhu yếu đối địch nhau đó và do đó điều kiện thứ  ba là ánh sáng Tâm Linh. Tâm Linh ở bên trên Lý Trí một bực. Lý Trí thuộc hàng ngang hiện tượng mò mẫm từng bước nhỏ không bao giờ vươn lên khỏi đợt hiện tượng. Tâm Linh thuộc hàng dọc mẫn tiệp như ánh sáng nên cũng gọi là Minh Đức. Có làm cho Minh Đức chiếu sáng mới gọi là Minh Triết.

Vậy điều thứ nhất ta đã thấy xuất hiện lồ lộ ở Tổng Đề (của Nho) đó là NHÂNkhông là Tinh Thần như nơi biện chứng Duy Tâm của Hegel hoặc Vật Chất như nơi biện chứng Duy Vật  của K.Marx. Đây là điểm đầu tiên quan trọng hơn hết nó đặt DỊCH PHÁP vào bậc MINH TRIẾT, mà đã Minh triết thì là đạt thân.còn hai tổng đề kia (Hegel và Marx) đều ở ngoài con người nên tất dẫn tới vong thân, mà đã vong thân thì không là Minh Triết nhưng mới chỉ là triết học và ý hệ…..”(20)

Tóm lại, chính vì Tây Phương đánh mất Nét Gấp Đôi mà từ Socrates, Triết TÂY trở thành DUY LÝ  vì bị cắt đứt khỏi Nguồn Minh Triết Uyên Nguyên của Nhân Loại. Do đó không có gì PHẢN MINH TRIẾT hơn những nền Triết Học bắt đầu bằng chữ DUY như Biện Chứng Pháp DUY TÂM của Hegel  hay DUY VẬT của Marx.

Vậy mà có người căn cứ vào tính HỢP LÝ trong triết thuyết Hegel để đi tìm cái gọi là các “giá trị minh triết”  trong triết thuyết của Marx (21) thì đúng là đã đi trật đường rầy rồi đó! Vì chỉ đề cao tính HỢP LÝ cũng có nghĩa là DUY LÝ mà Duy Lý như vừa chứng minh ở trên là PHẢN MINH TRIẾT. Ngoài ra, vì Định Đề (tính HỢP LÝ của Hegel) đã hỏng, do đó các luận cứ theo sau không còn mấy giá trị nữa !

Thay vì công nhận Sự Thật hiển nhiên trước mắt, lại tìm cách Ngụy Biệnquanh co” như bằng cách đổ tội lên Nho Giáo.

Nhưng có lẽ người ta không ý thức được rằng việc làm nêu trên   đã LỖI THỜI lắm rồi, nhất là sau khi Cố Triết Gia Kim Định đã phân biệt Việt Nho hay Vương Nho là một nền Nhân Bản Tâm Linh tinh tuyền, trung thựcquân bình nhất mà Giá Trị  đã được các phần tử  ưu tú nhất trong lãnh vự Tư Tưởng chân nhận được thấy qua sự kiện Hội Nghị Quốc Tế Về Triết Học (1949)  đã bầu Khổng Tử lên làm “Nhạc Trưởng” cho cuộc Hòa Hợp Đông Tây mai hậu  như đã đề cập ở trên, với Hán Nho là loại Nho đã bị nhà Hán cạo sửaxuyên tạc. Sở dĩ việc trên đã Lỗi Thời  là  vì ‘Thời Trang’ Văn Hóa xem Nho Giáo là nguyên nhân khiến các xã hội Á Đông ‘chậm tiến’ đã qua đi từ lâu. Và từ lâu nay, xuất hiện một ‘Thời Trang’ MỚI là làm sao Giải Thích Ảnh Hưởng của NHO GIÁO đối với sự Hiện Đại Hóa VƯỢT BỰC của các ‘Con Rồng’ Á CHÂU như Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba….. mà mẫu số chung là có cùng nền văn hóa Nho Gíáo.

Điều nghiêm trọng ở đây là giới Trí Thức CSVN không nắm vững vấn đề cũng như không dám nhìn thẳng vào Sự Thật, mà  cứ “quanh coNgụy Biện mục tiêu thực sự  của các tay “cán bộ văn hóa” gộc này là bảo vệ chế độ cùng với các đặc quyền đặc lợi của bọn họ, chứ không phải  giải quyết vấn đề , Và đó là  lý do chính yếu giải thích tại sao CSVN đã để  trễ không biết bao nhiêu chuyến tàu rồi !!!

Tóm lại, phần trình bảy trên đây cho thấy do tính chất  DUY LÝ, Một Chiều của chúng, biện chứng pháp DUY TÂM của Hegel lẫn  DUY VẬT của Marx, cũng giống như đại đa số các Triết Thuyết khác của Tây Phương, chưa bao giờ đạt tới  trình độ MINH TRIẾT cả như các tay văn nô CSVN tuyên bố ẩu.  Rồi lý luận “quanh co” để đổ hết trách nhiệm lên  đầu các tay thừa hành của CS Nga., CS Tàu, CS Việt bị buộc tội là  đã đi chệch hướng, trừ Hồ Chí Minh lẽ dĩ nhiên (được tung hô là “nhà minh triết” cùng với MarxEngels ). Đó có lẽ là THỦ THUẬT Tuyên Truyền MỚI nhất của đảng CSVN ! 

Các tay văn nô CSVN có lẽ đã nhận “ chỉ thị” từ trung ương thử lùng kiếm trong các sách vở tài liệu của Marx và Engels có câu tuyên bố nào của họ  mà nội dung ít nặng mùi ‘chuyên chính vô sản’ nhất  hầu tìm cách xử dụng chúng nhằm chống chế cho những tội lỗi  tày trời của CS Quốc Tế cũng như của CSVN.

Công việc này có lẽ cũng khó khăn như “mò kìm đáy biển” vậy ! Tuy nhiên sau nhiều  cố gắng, thì “có tin đồn” là  họ đã tìm ra một vài câu của Marx, Engels mà họ nghĩ là có thể xử dụng cho âm mưu nêu trên. Câu hỏi được đặt ra ở đây là họ có được phép xử dụng một vài câu đơn lẻ của Marx, Engels mà nội dung và ý nghĩa có vẻ  đi ngược lại toàn bộ lý thuyết chính trị của chính Marx và Engels nhằm xá tội cho một chủ nghĩa tàn độc, phi nhân, man rợ chưa từng có trong lịch sử loài người đã giết hơn 100 triệu sinh linh kèm theo với những khổ đau ngút trời,  gây ra bởi  một “lũ ngợm” (CS Quốc Tế lẫn CSVN) khốn nạn, giáo điều, cuồng tín, ngu ngơ chưa từng có!

Nhất là đây là một trường hợp NGỤY TẠO của một “cán bộ văn hóa” CSVN gộc gốc Dân Vận bị một Trí Thức CSVN khác bắt gặp “quả tang” đang “cương ẩu”. Vị thứ nhất phát biểu như sau:

Hai ông nhiều lần khẳng định điều này (xem Ăng-ghen trả lời phỏng vấn của K. Heinzen, cũng như bài tựa tác phẩm Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp). Trong bài tựa này Ăng-ghen viết : “Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt, chẳng có mục tiêu lớn chủ nghĩa cộng sản gì cả. Đó chỉ là một mệnh đề được người khai sáng chủ nghĩa Mác đề xuất lúc trẻ nhưng vứt bỏ nó trong cuối đời…..

hai ông cũng đã khẳng định không có cách mạng, mà chỉ có tiến hóa mà thôi. Tiến hóa đó mới thật là giá trị minh triết của hai ông” (22)( LVT viết chữ nghiêng)

Vị thứ hai “chỉnh lại do tính cách cương ẩu của câu phát biểu ở trên của Vị thứ nhất   như sau: “Theo sự kiểm tra của tôi…..tôi thấy không hề có cuộc gọi là “trả lời phỏng vấn” nào của Engels với K. Heinzen cả…..

Trong bài viết nói trên của Engels quả là có một ý cho rằng: “Phương pháp đấu tranh của năm 1848 bây giờ lỗi thời về mọi mặt…” nhưng nếu đọc toàn bài thì ý nghĩa rành rành của nó là nói về sự khác biệt của các phương pháp của những năm 1848-1850 so với năm1859 sau này….. chứ không có gì hàm ý khẳng định là “không có cách mạng, mà chỉ có tiến hóa như ông Mai đã trình bày về học thuyết Marx xét trên tổng thể, nhất là cho rằng đó là một học thuyết đã bị chính những người khai sinh ra nó phủ nhận vì “đã lỗi thời về mọi mặt, chẳng có mục tiêu lớn chủ nghĩa cộng sản gì cả. Đó chỉ là một mệnh đề được người khai sáng chủ nghĩa Mác đề xuất lúc trẻ nhưng vứt bỏ nó trong cuối đời(LVT viết chữ nghiêng và tô đậm)

Do đó, Vị thứ hai kết luận như sau: “Tôi hết sức ngạc nhiên về thái độ quá dễ dãi (hoàn toàn thiếu thận trọng) trong cách đọc văn bản của ông Nguyễn Khắc Mai cũng như cách ông viện ra khái niệm gọi là “giá trị minh triết” để giải thích xuyên tạc tư tưởng của Marx” (23)

Tóm lại, căn cứ trên câu phát biểu của Vị thứ hai cũng là một Trí Thức CSVN thì câu tuyên bố của Vị thứ nhất về việc theo Engels, Marx đã từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản vào cuối đời, cũng như việc Marx và Engels khẳng định không có cách mạng mà chỉ có tiến hóa, là hoàn toàn BỊA ĐẶT !!! Khi kiểm chứng lại sự việc bằng cách đọc các tài liệu mà Vị thứ hai trưng dẫn thì có vẻ đúng như vậy!

Do đó, đâu là sự “lương thiện trí thức” của người CSVN  khi họ tìm cách dựng đứng dữ  kiện và xuyên tạc SỰ THẬT như vậy ?! Đúng là chứng nào tật nấy !!!

Thật vậy, tính GIAN MANH DỐI TRÁ tiềm ẩn trong con người CS cách chung  và người CSVN cách riêng lâu ngày đã trở thành Quán Tính nên họ không làm sao bỏ Tính Xấu cổ hữu này được !!!

Còn câu tuyên bố thứ hai được trích từ bản “Tuyên ngôn Cộng sản” thường được xử dụng để biện minh, chống chế cho chế độ CS là câu “phát triển tự do cá nhân là tiền đề của phát triển tự do toàn xã hội”

Tuy nhiên, chúng ta biết tiêu chuẩn quan trọng nhất của giới Học Giả Quốc Tế ngày nay liên quan đến  một công trình, một hệ tư tưởng, một triết thuyết….. là tính KIÊN ĐỊNH (Consistency) của chúng. Và nếu áp dụng vào một câu phát biểu đơn lẻ như câu tuyên bố vừa đề cập ở trên thì ta cần phải thử xem câu này có “nhất quán” hay “kiên định” (consistent) với các phần khác của lý thuyết (thuyết Mác-Xít trong trường hợp này) lẫn thực tiễn hay không ?

Như đã trình bày trong bài viết tháng trước rằng “Về mặt Lý Thuyết, với câu định nghĩa của Karl Marx về  bản chất con người  Bản gốc con người là kinh tế, hoặc là xã hội tính thì rõ ràng Marx chối bỏ con người cá nhân với nhu cầu tâm linh của nó, và chỉ nhấn mạnh đến con người Xã Hội mà thôi!”.(24)

Ngoài ra, liên quan đến các yếu tố  khác của lý thuyết Mác-Xít mà ai cũng biết như các phương tiện sản xuất phải được tập trung vào tay nhà nước, tư hữu phải được hủy bỏ, và trong giai đoạn “xã hội trung gianMarx cho phép nhà nước xử dụng các phương tiện phi dân chủ như độc tài chuyên chính vô sản, (25)thì rõ ràng các chủ trương nêu trên của chủ nghĩa Mác-Xít đều đi NGƯỢC LẠI với sự Phát Triển Tự Do Cá Nhân

Còn về mặt Thực tiễn, sự  ĐÀN ÁP  Tự Do Cá Nhân được áp dụng một cách triệt để trong xã hội CS mà hệ quả là “nếu cá nhân nào lỡ để lộ ra bên ngoài một chút cảm xúc tình cảm riêng tư của mình thì sẽ bị phê phán ngay là có đầu óc ‘tiểu tư sản’, bệnh ‘hủ hóa’…vvv…”(26) kèm theo nếu cần, những biện pháp chế tài đối với thái độ và hành vi của đương sự.

Tóm lại, câu “phát triển tự do cá nhân là tiền đề của phát triển tự do toàn xã hội” trích từ bản “Tuyên ngôn Cộng sản” chỉ có tính cách đơn lẻ và hoàn toàn TRÁI NGƯỢC với phần còn lại của bản “Tuyên ngôn Cộng sản” cũng như với câu định nghĩa của Marx về “bản gốc con người” cùng với các chủ trương khác của lý thuyết Mác-Xít và với Thực Tế trong xã hội CS.

Do đó, có lẽ “phán quyết” của giới Học Giả Quốc Tế ngày nay đối với trường hợp này, là câu tuyên bố nêu trên vì KHÔNG nhất quán hay kiên định với phần còn lại của Lý Thuyết cũng như Thưc Tiễn Mác-Xít, và  do tính cách đơn lẻ của nó, chỉ là một câu tuyên bố suông có lẽ chỉ nhằm vào mục đích TUYÊN TRUYỀN mà thôi !

Mà hệ quả có thể rút tỉa từ phần phân tích ở trên là mỗi khi người Mác-Xít cách chung và người Mác-Xít VN cách riêng, nhất là  “danh nhân” Hồ Chí Minh bàn về “Dân Chủ” thì phải hiểu đó là loại  “Dân Chủ Tập Trung” đồng nghĩa với Độc Tài Chuyên Chế !!!

Và chớ vội “thần tượng hóa Engelskhông đúng chỗ vì Engels thường được biết như là một tay  “chiến thuật gia tàn nhẫn của đảng CS”, một “ý hệ gia Mác-Xít tàn bạo” và một “bậc thầy chiến thuật” về khía cạnh thanh trừng các đối thủ trong các tổ chức chính trị ” !!!(27)

Vậy nên, các đảng Đệ Tam Quốc Tế, với  chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với việc  “dùng bạo lực xây dựng chế độ toàn trị, ép dân tộc cũng độc nguyên như mình” là một sự tiếp nối và thoát thai đương nhiên  từ  lý thuyết  Marx-Engels. Nếu có người nghĩ khác thì đó có lẽ chỉ là điều HOANG TƯỞNG  “vào giờ thứ 25, của các tay “cán bộ CSVN” cùng với các nhóm “Cò Mồi” hải ngoại kiểu “hòa giải hòa hợp”nhằm chống đỡ cho chế độ CSVN cùng với các đặc quyền đặc lợi của bọn họ mà thôi !

Còn về hai cái gọi là “giá trị dân tộc  yêu nước” và “giá trị giành độc lập”thì cũng cần phải xét lại !

Về cái giá trị  thứ nhất, câu hỏi được đặt ra ở đây là với chủ trương TAM VÔ (Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo) mà nội dung được nhồi nhét bằng phương pháp nhồi sọ từ thuở tấm bé vào đầu óc của các cái “máy biết đi” là người CSVN thì làm sao họ biết “yêu nước” được . Họa chăng chỉ có  yêu “bác Hồ” và đảng CSVN mà thôi!

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã chứng minh trong bài viết tháng trước là  CSVN lợi dụng lòng yêu nước sẵn có của người dân VN để thỏa mãn tham vọng về quyền lực và  quyền lợi bè phái của tập đoàn lãnh đạo CSVN mà thôi!

Còn về cái gọi là “giá trị giành độc lập” thì chúng tôi cũng đã chứng minh rằng CS đã  lợi dụng liên minh với các nhóm không phải CS để gây chia rẽ nội bộ của mỗi “đối tác” hoặc giữa các “đối tác” (không phải CS)  với nhau nhằm  thủ lợi trong khi chờ thời cơ thuận tiện  để cướp vai trò lãnh đạo tổ chức hoặc chính quyền. Chính nhờ áp dụng các thủ đoạn Bá Đạo đó mà đảng CSVN đã cướp công Kháng Chiến chống Pháp của toàn dân VN.

Ngoài ra, CSVN đánh Pháp là để được  làm tay sai cho phong trào Đệ Tam Quốc Tế vì mục đích Danh Lợi ích kỷ mà thôi, chứ không phải để đem lại Độc Lập cho nước nhà.

Và  cuối cùng, không có điều gì là nghịch lý cả, mà trái lại rất là “hợp tình hợp lý”  (HAI CHIỀU chứ không phải”hợp lý “ kiểu một chiều của người CS) khi tại miền Nam Việt Nam trong thể chế Việt Nam Cộng Hòa nhiều quyền dân chủ đã được tồn tại, là vì nhờ chút TỰ DO còn lại  nên Miền Nam VN mới có được những con người BÌNH THƯỜNG chứ không phải là những “cái máy biết đi” vô phẩm tính  như ở Miền Bắc VN, mà hệ quả là VNCH chính là hậu duệ đích thực của Tổ Tiên Lạc Việt với nền Dân Chủ Làng Xã lâu đời cùng với Bộ Luật Nhân Quyền Đầu Tiên của Việt Nam và Nhân Loại  là BộQuốc Triều Hình Luật”  hay Luật Hông Đức (1470) ra đời khoảng gần 500 năm trước Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyềncủa LHQ (1948).

…..

Để Kết Luận, hơn 100 triệu sinh linh trên thế giới đã bị hy sinh cho  chủ nghĩa Mác-Lênin vì đã  cả tin vào bộ máy Tuyên Truyền DỐI TRÁ của phong trào Cộng Sản Quốc Tế về một điều hoàn toàn Hoang Tưởng nhưng được mang cái tên mỹ miều  là “Thiên Đàng Cộng Sản” cuối cùng bị “lộ chân tướng” là  một ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN.

Thầy Nào Trò Nấy” , tập đoàn CSVN “vào giờ thứ 25” hoàn toàn bị “bị lối”, vì các chiêu bài Dối Trá CŨ  đã đem ra “xài” hết, không còn “linh nghiệm” nữa, và trước sự uất hận ngút trời của Toàn Dân, trong âm mưu  chống đỡ cho chế độ CSVN, các tay “Cán Bộ Văn Hóa”  CSVN  đang chuẩn bị cho một trò LƯỜNG GẠT MỚI mà “chiêu thức” đầu tiên đã bị “phá thế” như vừa trình bày ở trên.

Nghĩa là KHÔNG CÓ  việc theo Engels, Marx đã từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản vào cuối đời, cũng như việc Marx và Engels khẳng định không có cách mạng mà chỉ có tiến hóa. Các điều trên hoàn toàn BỊA ĐẶT do  các tay văn nô CSVN !!!

Đã vậy một lần nữa lại “giở trò” chiêu dụ cố hữu cũ kỹ kiểu “xóa bỏ lằn ranh Quốc –Cộng”, “hòa giải hòa hợp” …..đầy những sáo ngữ rỗng tuếch nhưng rất quen thuộc với các tay viết gốc Dân Vận lấy Tuyên Truyền DỐI TRÁ làm Thực Tại.

Chưa hết lại còn  đòi “Hình thành Đại diễn đàn Diên Hồng, với thành phần 30% đảng “cộng sản””, 30% các tay cò mồi kiểu “hòa giải hòa hợp”, 30% các tay chính khách “hai ba hàng” vị chi là cuối cùng CSVN như thường lệ nắm TRỌN GÓI !!!

Thật là LỐ BỊCH! Các tay tội đồ dân tộc, các nhóm đồng lõa với tội ác, các thành phần  chính trị “salon” chưa làm nên “trò trống” gì lại đòi “chia chát”…..những người này nhân danh gì, lấy tư cách gì để kêu gọi một “diễn đàn Diên Hồng” ?!

Sau biết bao đau thương khổ lụy, cuối cùng một VẬN HỘI MỚI sẽ mở ra cho con dân Nước VIỆT! Nhưng với Thời Đại MỚI cần những Con Người MỚI với  một Tinh Thần một Tâm Thức MỚI.  Đó là Tinh Thần PHÙ ĐỒNG, Tâm Thức VÔ CẦU : thấy việc đáng làm thì làm, làm vì  ĐẠI NGHĨA, làm vì thực sự Yêu Nước, Thương Dân, chứ không làm vì bả Danh Lợi được “ngụy trang” bằng những lời hoa mỹ!

Khi Thời Cơ tới, từ trong lòng Dân Tộc, từ trong lòng Nhân Dân sẽ xuất hiện những Con Người MỚI và Dân Tộc VIỆT sẽ không thiếu những trang ANH THƯ TUẤN KIỆT!

Một Hội Nghị DIÊN HỒNG sẽ được hình thành từ những Con Người MỚI đó !!!

Lê Việt Thường

CHÚ THÍCH

(1)     Hoàng Ngọc Hiến, “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết VIỆT”, NXB Tri Thức, Hà Nội, VN, 2011, tr. 39-40

(2)     Kim Định, “Cửa Khổng” http://vietnamvanhien.net/nguyennho4.html

(3)     Hoàng ngọc Hiến, Idem tr.40-41

(4)     Trần Gia Phụng, “Huyền Thoại Hồ Chí Minh”, Ngũ Hành Sơn, Toronto, Canada, tr.47

(5)     Idem tr.56

(6)     Một Nghiên Cứu Khoa Học về  Hồ Chí Minh  Tap The Bac Si VN <ttbsvn@gmail.com>

(7)     Hoàng Ngọc Hiến, Idem tr.46-47

(8)      Nguyễn Thuyên, “Bộ Mặt Thật Của Hồ Chí Minh”, Chuông Sài Gòn, xuất bản 1990, tái bản 2000, tr. 131

(9)     Idem tr.331

(10)     Idem tr.131

(11) Idem tr.332

(12) http://boxitvn.blogspot.com.au/2013/05/dan-van-hom-nay-nghi-tu-nhung-gia-tri.html

(13) Kim Định,“Triết Lý Giáo Dục http://vietnamvanhien.net/trietlygiaoduc.pdf

(14) Kim Định, “Việt Triết Nhập Môn” http://vietnamvanhien.net/viettrietnhapmon.html

(15) http://en.wikipedia.org/wiki/Wisdom

(16) Kim Định, “Kinh Hùng Khải Triết” http://vietnamvanhien.net/kinhungkhaitriet.html

(17) Roger Sperry, “Some Effects of Disconnecting the Cerebral Hemispheres” The Nobel Foundation, 1982

(18) Kim Định. “Di Sản Văn Hóa Việt Nam Đối Với Đời Sống Hiện Đại” https://minhtrietviet.net/di-san-van-hoa-viet-nam-doi-voi-doi-song-hien-dai/

(19) Kim Định. “Dịch Kinh Linh Thể”, http://vietnamvanhien.net/dichkinhlinhthe.pdf

(20) Idem

(21) http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/10/doi-dieu-ve-minh-triet-cac-mac-hay-nhung-nghich-ly-cong-san/#more-4114

(22)  Idem

(23) http://www.viet-studies.info/LuPhuong/LuPhuong_MinhTrietTheNaySao.htm

(24) Lê Việt Thườnghttps://minhtrietviet.net/luan-ban-minh-triet-minh-triet-viet-bai-nam/

(25)  Gill Hands, “Marx”, Hodder & Stoughton, England,2000 tr.46

(26) Lê Việt Thường, Idem

(27) “ Engels is commonly known as a “ruthless party tactician”, “brutal ideologue”, and “master tactician” when it came to purging rivals in political organizations”.  http://en.wikipedia.org/wiki/Friedrich_Engels

 Trở Về

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

Tìm Kiếm