ING.322

VIỆT TỘC ĐI TRƯƠC TÂY PHƯƠNG NHIỀU NGÀN NĂM TRONG VÂN ĐỀ “HÒA GIẢI CHÂN THỰC”

IMG.495Bàn tiếp về vấn đề “Tam Giáo Đồng Nguyên”, Hoàng Ngọc Hiến viết như sau :

“Nguyên tắc “đồng nguyên” văn hóa tạo ra một môi trường văn hóa thuận cho  tinh thần khoan hòa văn hóa. Tinh thần khoan hòa này cao hơn những sự cố chấp “tôn giáo”, “triết học”, “mỹ học”. Tinh thần khoan hòa văn hóa có cơ sở triết học ở “ý thức về Người khác”, đó là ý thức “tôn trọng những khác biệt của kẻ khác, để kẻ khác tôn trọng những khác biệt của ta” (đây là định nghĩa của nhà triết học Mêhicô Leopoldo Zea về từ “khoan hòa” được ông xem là “từ then chốt” trong văn hoá thế giới ngày hôm nay).Tinh thần “khoan hòa” văn hóa bao hàm khả năng “định lại những dị biệt của ta, những điều làm cho ta khác người khác, song vẫn tôn trọng những gì không giống ta mà bình đẳng với ta” (tài liệu đã dẫn). Trong sự đa dạng văn hóa, nói theo cách diễn đạt của Leopoldo Zea: “điều quan trọng là có thể khác nhau một cách bình đẳng sao cho mọi người đều bình đẳng trong khi vẫn khác nhau”.

Trong một bài nghiên cứu về tinh thần khoan hòa của tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” Trần Ngọc Vượng có nhận xét đích đáng về khả năng “xuất nhập trong tam giáo” của những trí thức cựu học… “Nhà nho số một trong lịch sử Nho giáo ở Việt Nam – tác giả viết – là Nguyễn Trãi cũng tâm sự với sư Đạo Khiêm: Đừng lạ nếu một ngày nào đó, tôi cũng sẽ đi tu thiền (“Lân kỳ ngã diệc thượng thừa Thiền”). Nguyễn Bỉnh Khiêm khi lui về, vừa dựng quán Trung Tân, vừa lập am Mây trắng. Ngô Thời Nhiệm đi xa hơn nữa, lấy pháp hiệu Hải Lượng thiền sư, tự mệnh là Trúc Lâm đệ tứ tổ, trước tác sách về triết học Phật giáo rất dụng công (Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh)” . Còn có thể dẫn ra ở đây sự kiện it được biết đến là Nguyễn Du đã đọc kinh Kim Cương “ ngàn lần có lẻ” và đến như Nguyễn Công Trứ, một Nho gia tưởng chừng như chỉ có biết đạo-nghĩa “quân, thần” và chí “sẻ núi lắp sông” thì trong bài thơ Vịnh Phật  của ông ngộ ra được cách nhìn nhà Phật: không còn sự đối lập trong / ngoàilớn /nhỏ…nữa. Tâm thế “xuất nhập” thoải mái trong tam giáo là điều đáng suy nghĩ có liên quan đến tín ngưỡng, đức tin của người Việt. Phải chăng ngay trong đức tin người Việt cũng thích sự thoải mái, tránh những gì quá căng thẳng, gò bó.

Văn hoá càng phát triển càng khoan hòa. Trong những lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự sự phân tuyến thường bộc lộ một cách rạch ròi, đôi khi đến mức tàn nhẫn. Trong lĩnh vực của văn hóa, tinh thần đích thực là sự khoan hòa. Ngay cả trong trường hợp sự phân tuyến được đặt ra, văn hóa –  trung thực với tinh thần của chính nó – cũng đứng trên quan điểm khoan hoà văn hóa để nhìn nhận sự phân tuyến. Tinh thần khoan hòa của văn hóa thể hiện trong sự nhìn nhận ưu tiên của  lợi ích tối cao của sự phát triển dân tộc và tiến bộ xã hội: văn hóa dân tộc cao hơn mọi thành kiến giai cấp hẹp hòi và tiếp nhận mọi giá trị làm giầu cho nó. “Proletcult” của Nga cũng như những phong trào văn hóa “tả” khuynh khác dẫn đến những hậu quả tai hại vì đã đánh mất tinh thần khoan hòa của văn hóa. Văn hóa càng khoan hòa thì càng lớn…..” (1)

Lần này  cũng vậy, những gì HNH viết ra ở đây cũng chỉ lập lại nội dung chứa đựng trong các sách vở hiện có, chứ không có chút gì gọi là sáng kiến cả !. Có thể nói rằng Hoàng Ngọc Hiến bị “mắc kẹt”  ở bình diện THÔNG TIN, KIẾN THỨC, vẫn còn xử dụng phương pháp TỔNG CỘNG nhằm chất đống cạnh nhau  một mớ  Thông Tin Kiến Thức ngổn ngang, rời rạc , chứ chưa thực sự lên được trình độ VĂN HÓA để có khả năng xử dụng phương pháp TỔNG HỢP nhằm LIÊN HỆ được  với nhau các Kiến Thức, Dữ Kiện….. để đưa ra một Cái Nhìn KHÁC với hiện trạng, cùng  với những sắc thái, ý tưởng Mới Mẻ.

Thật vậy, nếu quả thực HNH đạt được trình độ VĂN HÓA, thì thay vì một cách thiếu sáng tạo ,để hiện tượng “Tam Giáo Đồng Nguyên” của Viễn Đông và Việt Nam nằm “chình ình” bên cạnh  cái mà HNH  đặt cho cái tên là   tinh thần khoan hòa văn hóa ngày nay, mà không đưa ra được một nhận xét độc đáo mới mẻ nào cả nhằm liên hệ hai hiện tượng nêu trên với nhau.

Câu hỏi mà đáng lẽ HNH có thể đặt ra ở đây chẳng hạn là TẠI SAO “Tam Giáo Đồng Nguyên” hay nói theo thuật ngữ của HNH, tinh thần khoan hòa văn hóa đã hiện hữu dọc dài Lịch Sử Văn Hóa của Viễn Đông và Việt Nam, chứ không riêng gì  ở hai triều  đại Lý-Trần bên Ta hay  triều đại nhà Tống bên Tàu  chỉ là những thời điểm thuận tiện  nhất cho  hiện tượng nêu trên mả thôi !

Trong khi đó, cái gọi là , tinh thần khoan hòa văn hóa chỉ được đề cập tại Tây Phương vào cuối thê kỷ 20 và đầu thế kỷ  21 mà thôi ?

Như chúng tôi đã có dịp trình bày trước đây, theo các Triết Gia lớn nhất của Tây Phương cận đại  như  Nietzsche, Jaspers, Heidegger  thì Văn Hóa Tây Phương nói chung và Triết Học Tây Phương nói riêng gặp phải vấn đề có tính cách Cốt Lõi, Nền Tảng, tức vì những Sai Lầm của các Tổ Sư : Socrates, Plato, Aristotle mà Triết Cổ Điển Tây Phương đã trở thành DUY LÝ do đó  MỘT CHIỀU khiến bị chặt đứt với Truyền Thống Tâm Linh, tức nguồn MINH TRIẾT Uyên Nguyên của Nhân Loại.

Mà hệ quả là tinh chất  MỘT CHIỀU nêu trên được phản ảnh qua hệ thống các Định Luật chi phối toàn bộ nền Văn Hóa và Triết Học Tây Phương gồm các nguyên lý Đồng Nhất, Mâu Thuẫn, Triệt Tam và Căn Do trong 25 thế kỷ vừa qua.

– Trước hết là nguyên lý Đồng Nhất: A là A. Động là động. Tĩnh là tĩnh. Mỗi cái riêng biệt khỏi cái kia.

– Thứ hai là nguyên lý Mâu Thuẫn: A không thể một trật là không A. Động không thể một trật là không động.

– Thứ ba là nguyên lý Triệt Tam (excluded middle): một là A, hai là không A, không thể có cái thứ ba vừa là A và không A (tertitum non datur). Không thể có vừa động vừa tĩnh.

– Bốn là nguyên lý Căn Do: B sinh bởi A (bao hàm sự có trước có sau). Không thể có chuyện “cùng sinh” kiểu “Thiên địa dữ ngã tịnh sinh” được. (2)

Các nguyên lý nêu trên của Văn Hóa, Triết Học  Tây Phương trước kia tạm thời được xử dụng ở cõi Hiện Tượng, nay đã bị lung lay tới tận gốc rễ khi Khoa Học đã tiến tới đợt Vi Trần Vật Lý (micro-physics)

Thật vậy,  ở đợt Vi Thể, giống như thế giới Dịch Lý, Khoa Học tân tiến ngày nay như  nguyên lý  Bất Định (Uncertainty principle) của Heisenberg chẳng hạn,  không thể tách rời vật được quan sát (thế giới khách quan) ra khỏi tâm trạng của người quan sát (thế giới chủ quan) vì cả hai ảnh hưởng lẫn nhau.

Và đó cũng là  chủ trương HAI CHIỀUcủa Việt Nho dựa trên nguyên lý: “Âm chi trung hữu dương căn. Dương chi trung hữu âm căn”, nên vạn vật phải luôn luôn có Hai Cực mới tiến hóa. Như câu nói của Trương Tái: “mọi sự vật đều mang tính chất lưỡng nhất. Có nhất mới linh động thần diệu, có lưỡng mới năng biến hóa = “Nhất vật lưỡng thể khi dã: nhất cố thần, lưỡng cố hóa” ĐC: 194. (3)

Cũng như dựa trên tinh thần THÁI HÒA của Trống Đồng VIỆT hay nguyên lý CHÍ TRUNG HÒA của NHO

Trong khi đó, tất cả các nguyên lý Đồng Nhất, Mâu Thuẫn, Triệt Tam và Căn Do vừa đề cập ở trên  làm nên tính chất MỘT CHIỀU của Văn Hóa và Triết Học Tây Phương. Ngoài ra,  nguyên lý Triệt Tam (excluded middle):  “một là A, hai là không A, không thể có cái thứ ba vừa là A và không A (tertitum non datur). Không thể có vừa động vừa tĩnh” hoàn toàn đi ngược lại với Triết Lý HÒA GII dựa trên chủ trương HAI CHIỀU và nguyên lý THÁI HÒA của Việt Nho, đồng thời  giải thích một cách đặc biệt :

–         Tại sao tinh thần BẤT TƯƠNG DUNG (intolerance) đã ngự trị suốt dọc dài Lịch Sử Tây Phương được thấy qua chẳng hạn  các  hình thức xung đột đẩm máu giữa hai phe Hữu Thần và Vô Thần, các cuộc Thánh Chiến với Thập Tự Quân kéo dài từ thế kỷ này qua thế kỷ khác giữa Thiên Chúa giáo và Hồi Giáo, các cuộc Thánh Chiến giữa các Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành….

–         Tại sao ngay khi bước vào Thời Mới, Darwin vẫn chủ trương đấu tranh sinh tồn  trong bầu khí hùng hục đi chiếm thuộc địa và thị trường ở thế kỷ 18-19 giữa những tiếng hò của các triết gia: Hobbes cho người là chó sói với người, Hegel chước chuẩn cho quốc gia mạnh nhất khỏi phải hợp thức hóa những tài nguyên đã đoạt được…..hoặc Karl Marx chủ trương “Đấu Tranh Giai Cấp , chứ trong “làng” Triết Tây trong một thời gian rất dài, không có câu nào nói đến HÒA GInhư kiểu “Tứ Hải Giai Huynh Đệ của   Nho Giáo cả ?!

–         Tại sao tinh thần khoan hòa văn hóa chỉ được đề cập tại Tây Phương vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ  21 mà thôi ?

Là vì Tây Phương dẫu sao cũng đã có dịp tiếp xúc với Văn Hóa Phương Đông, đặc biệt Nho Giáo   trong mấy thế kỷ vừa qua. Ngoài ra đã gây ra cũng như đã hứng chịu những hậu quả thảm hại của 2 Thế Chiến, các cuộc chiến tranh Thuộc Địa, Ý Thức Hệ trong các thế kỷ 19, 20 vừa qua. Do đó, những phần tử Ý Thức Nhất trong giới Trí Thức Tây Phương  ở thời Cận Đại và Hiện Đại, cũng đã bắt đầu thấy rõ những Sai Lầm với những hậu quả trầm trọng mà nguyên nhân bắt nguồn từ  nội dung Văn Hóa MỘT CHIỀU  của họ. Đến nỗi triết gia lớn nhất của Tây Phương cận đại là Martin Heidegger phải thốt lên với tất cả sự thâm tín của ông : “Văn hóa Tây Âu hỏng từ nền tảng, nên truyền bá đến đâu là gieo máu và nước mắt đến đấy

Tất cả những lý do vừa nêu trên giúp giải thích tại sao mãi đến cuối thê kỷ 20 và đầu thế kỷ  21, Tây Phương mới bắt đầu bàn về tinh thần khoan hòa văn hóa.

Tuy nhiên, phần đông cũng chỉ dừng lại ở “đầu môi chót lưỡi” mà thôi do hậu quả   Tai  Hại của nền triết học DUY LÝ của họ. Lý do là SỐNG là một Hành Trình có tính cách  TOÀN DIỆN đòi hỏi sự Tham Dự của mọi Cơ Năng trong mỗi con người, không chỉ dừng ở   Ý (Duy Lý) mà còn phải liên hệ được với TÌNH và CHÍ nữa trong một sự  HÒA ĐIỆU Tâm Lý, hay nói theo ngôn ngữ  ngày nay, hành giả phải có khả năng  Giàn Hòa Ý THỨC với TIỀM THỨC thì mới có thể tiến tới Hành Động và HIỆN THỰC được.

Nói cách khác, Triết Học phải móc nối được với MINH TRIẾT thì mới thiết lập nổi một ĐẠO SỐNG Toàn Diện như Đạo TU THÂN của Nho Giáo chẳng hạn, nhằm  tiến tới trạng thái  TRI HÀNH HỢP NHẤT .

Chỉ lúc đó,Hành Giả  mới có thể bắt đầu nói chuyện HÒA GIẢI với Tha Nhân được, một sự Hòa Giải chân thực, bình đẳng, chứ KHÔNG phải  loại “hòa giải, hòa hợp” GIẢ TRÁ hiện nay của đám Dân Chủ, Phản Tỉnh  CUỘI mà  trong thực chất chỉ là một sự ĐẦU HÀNG Trá Hình  trước BẠO LỰC của nhà Cầm Quyền CSVN mà thôi !!!

Ngoài ra, phương pháp TỔNG CỘNG cũng được Hoàng Ngọc Hiến áp dụng ở một chỗ khác khi có dịp bàn về hai phạm trù VĂN MINH và VĂN HÓA. Hoàng Ngọc Hiến viết:

“Sự phân biệt khái niệm “văn hóa” và khái niệm “văn minh” không đơn thuần có ý nghĩa học thuật. Bản thân sự phát triển hiện tại của xã hội ta đặt ra vấn đề học thuật này. Có thể hiểu một cách ước lệ “văn minh” là những thiết chế và cơ chế kinh tế, pháp lý, xã hội… được đặt ra để bảo đảm trật tự và ổn định của đời sống xã hội; văn hóa là tổng  thể những tư tưởng triết học, đạo đức học, tôn giáo, mỹ học… được siêu thăng từ đời sống tinh thần của xã hội, cuộc sống này bao giờ cũng phong phú hơn rất nhiều cũng như những tư tưởng siêu thăng này bao giờ cũng bền vững hơn những thiết chế của văn minh nhất thời cai quản xã hội. Hiểu như vậy, nền văn minh xã hội chủ nghĩa – đúng hơn, hệ thống văn minh của “cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa” mà nước ta đã từng là một bộ phận đang ở trong một cuộc khủng hoảng trầm trọng, hàng loạt thiết chế bị đổ vỡ, có những mảng lớn sụp đổ hoàn toàn. Ngay trong nền văn minh xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhiều thiết chế tỏ ra lỗi thời, không sao trụ lại được trước xu thế đổi mới: chế độ hợp tác xã “công điểm”, chế độ thương nghiệp “tem phiếu” , “hai giá”…, bao trùm lên tất cả là chế độ bao cấp thâm nhập vào mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Để hiểu đúng cuộc khủng hoảng của nền văn minh xã hội chủ nghĩa cũng cần thấy rằng nền văn minh phương Tây vẫn  được xem là đối lập với nền văn minh của chúng ta hiện tại cũng đương lâm vào cuộc khủng hoảng không kém phần trầm trọng. Trong tác phẩm “Làn Sóng Thứ Ba” nổi tiếng của nhà tư tưởng xã hội Mỹ Alvin Toffler, cuộc khủng hoảng của văn minh phương Tây (được tác giả đưa vào phạm trù Làn sóng thứ hai) đã được đánh giá gọn lỏn: “Có mùi bệnh trong không khí. Đó là mùi của nền văn minh Làn sóng thứ hai đang chết” . Chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng văn minh toàn cầu. Hiểu ra được điều này, chí ít cũng tránh được ý nghĩ hão huyền đang ám ảnh không ít người – là tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng của nền văn minh xã hội chủ nghĩa bằng cách nhảy bổ vào cuộc khủng hoảng của văn minh phương Tây.

Văn hóa (do gốc rễ lịch sử bền sâu bao giờ cũng có tiềm lực trường tồn lớn hơn những thiết chế văn minh thường thiên về mặt hành dụng và do đó tính bất định, tính nhất thời nhiều hơn) không nhất thiết bị cuốn hút vào sự đổ vỡ của văn minh. Văn hóa với sự tích luỹ những hằng số lịch sử và tầm nhìn khoáng đạt, quán xuyến hiện tại, quá khứ và tương lai thuộc bản chất của nó có thể trụ lại được trong cuộc khủng hoảng nếu trở về những nguồn minh triết và với tinh thần đổi mới từ những gíá  trị minh triết bền vững đề ra được những tư tưởng căn cốt khả dĩ rút ra được những bài học của sự suy sụp những thiết chế văn minh lỗi thời, đồng thời định hướng sự phát triển của văn minh, định hình viễn cảnh của một xã hội văn minh tốt đẹp hơn, đáp ứng những khát vọng tự do của nhân dân và những ước mong hạnh phúc của đồng bào. Trong tình hình hiện nay, đối với giới văn hóa – những nhà văn hóa và những người làm công tác văn hóa – thiết tưởng không có nhiệm vụ nào quan trọng và cấp thiết hơn là đề ra được những tư tưởng căn cốt, những giá trị bền vững như vậy ”. (4)

Ở đây cũng vậy, HNH sao chép hai định nghĩa về “Văn Hóa” và “Văn Minh” từ các sách vở hiện hành, đồng thời  đặt hai định nghĩa nêu trên  “chình ình” bên cạnh nhau, mà không Liên Hệ được chúng với nhau.

Nếu HNH thực sự nắm vững nội dung của  “Văn Hóa- Văn Minh” và có chút ít kiến thức về Dịch Lý, thì đã có thể Liên Hệ chúng với hai câu quen thuộc nằm trong Kinh Dịch sau đây:

“Tại thiên thành tượng

Tại địa thành hình.”

Mà ở đây “Tượng” có thể dùng để chỉ VĂN HÓA, và “Hình”  để chỉ VĂN MINH.

Nếu đúng nghĩa uyên nguyên của nó thì “TƯỢNG “chưa” thành hình, và tự khi thành hình thì liền lọt vào quỹ đạo của giác quan lý trí bé nhỏ “có thành có diệt” không còn trong vòng sinh sinh của Tượng. Vì thế nếu hiểu đúng thì Tượng chưa thành hình nên không thể nói lên bằng lời, vẽ ra bằng ảnh: nên muốn nói đến phải dùng dấu hiệu để chỉ gián tiếp. Đây là ý nghĩa của chữ Tượng (symbol) nhằm đưa tâm thức tự cái hữu hình tới cái vô hình. Như thế “Linh Tượng” hay TƯỢNG phải là một sự khải linh (epiphany) tức làm xuất hiện lên cái không thể nói ra bởi trong phạm vi chính của nó thuộc tiềm thức, siêu hình, siêu nhiên, siêu thức. Tượng phải là sự khải linh ra cái gì to lớn, nó cũng như nghệ thuật dùng cái hữu hạn để khải phát ra cái vô hạn. Nói khác Tượng có cả hữu hạn lẫn vô hạn và chính vì nửa hữu hạn này mà tượng có tính chất cụ thể. Nhưng cần có nửa vô hình nữa mới là biểu tượng. Vô hình tức là mở sang cõi vô biên, vô tế bao gồm những phẩm chất không thể biểu thị…..” (5)

Câu hỏi được đặt ra ở đây là nếu TƯỢNG với câu định nghĩa  như trên và dùng để chỉ VĂN HÓA như chúng tôi đề nghị thì có đi ngược lại với câu định nghĩa thông thường mà HNH xử dụng ở trên:  “văn hóa là tổng  thể những tư tưởng triết học, đạo đức học, tôn giáo, mỹ học… được siêu thăng từ đời sống tinh thần của xã hội”?

Câu thưa của chúng tôi là KHÔNG Đi Ngược mà chỉ bổ túctrọn vẹn hóa câu định nghĩa thông thường  nhằm giúp nó đạt được Tinh Hoa của Văn Hóa mà thôi.

Thật vậy, câu định nghĩa thông thường về Văn Hóa có hai vế:

_ vế thứ nhất: “   văn hóa là tổng  thể những tư tưởng triết học, đạo đức học, tôn giáo, mỹ học…

_ vế thứ hai: “được siêu thăng từ đời sống tinh thần của xã hội”.

Nếu vế thứ nhất, không có điều gì đáng “phàn nàn” thì trái lại, chúng tôi đặt vấn đề đối với từ ngữ “tinh thần ” trong vế thứ hai.

Lý do là các tác giả Tây Phương trung bình  thường hiểu “tinh thấn’ là “Lý Trí” do những sai lầm nền móng của Triết Cổ Điển.Nhưng những Triết Gia lớn nhất của Tây Phương cận đại như Heidegger chẳng hạn, đặt lại vấn đề với lối hiểu nêu trên.

Heidegger cho rằng  cái gọi là “Siêu Hình” của Triết Cổ Điển thực sự KHÔNG phải là Siêu Hình”, mà chỉ là “Siêu Thị”, “Siêu Giác” (suprasensible). Tức là đối với Heidegger, Ý Niệm (idea) sản phẩm của Lý Trí. chỉ là hình ảnh Sự Vật của cõi Hiện Tượng được trừu tượng hóa mà thôi, do đó Lý Trí  vẫn nằm trong cõi Hữu Hình, chứ không vươn lên được tới cõi Siêu Hình  mà hệ quả của điều trên  là từ ngữ “tinh thấn” trong vế thứ hai của câu định nghĩa về Văn Hóa mà HNH trích dẫn, trong đồng văn của nền Văn Hóa Tây Phương, được đồng hóa với Lý Trí KHÔNG phải là Tinh Thần đích thực theo Heidegger, cũng KHÔNG phải là TƯỢNG theo Kinh Dịch, do đó KHÔNG thể xử dụng để bàn về Văn Hóa đích thực được!

Tóm lại,  muốn đạt được một nền VĂN HÓA Đích Thực, nội dung liên hệ phải vươn tới cõi Siêu Hình thực sự hay cõi TƯỢNG trong câu ““Tại thiên thành tượng”của Dịch Lý, chứ không thề dừng lại ở đợt “tinh thấn” hiểu là “Lý Trí” trong đồng văn của nền Văn Hóa Tây Phương.

Trong bốn nguyên lý Từ-Tượng-Số- Chế mà nền Triết Lý nào hội đủ cả bốn yếu tố thì có thể  được gọi là một nền Nhân Bản Tâm Linh toàn diện, chứng tỏ rằng nền Triết Lý đó có thể SỐNG được  và nền Văn Hóa liên hệ đã đạt đươc đợt MINH TRIẾT, ta thấy “TƯỢNG là bước thứ hai sau Lời (Từ). Văn hóa nào bám sát vào Lời (như Văn Hóa Tây Phương chẳng hạn vì DUY LÝ) thì phải thải bỏ hết các Biểu Tượng. Mà hệ quả của điều tai hại nêu trên là Đạo Đời Ly Gián, tức Triết Lý của nền Văn Hoa liên hệ (Triết TÂY ở đây) KHÔNG thể SỐNG được, vì đánh mất TƯỢNG hay Minh Triết.

Trở lại câu định nghĩa thông thương về VĂN HÓA mà HNH trích dẫn ở trên, “văn hóa là tổng  thể những tư tưởng triết học, đạo đức học, tôn giáo, mỹ học… được siêu thăng từ đời sống tinh thần của xã hội” thì chúng ta có thể giữ nguyên câu trên với điều kiện phải hiểu “tinh thấn” là Minh Triết hay TƯỢNG trong câu “Tại thiên thành Tượng” của Kinh Dịch chứ không thể hiểu là  Lý Trí  trong đồng văn của nền Văn Hóa Tây Phương được.

Có như vậy thì ĐẠO mới thực sự VÀO ĐỜI tức VĂN HÓA đúng nghĩa phải có khả năng chi phối mọi sinh hoạt, sắc thái của CUỘC SỐNG kể cả khía cạnh VĂN MINHlà những thiết chế và cơ chế kinh tế, pháp lý, xã hội… được đặt ra để bảo đảm trật tự và ổn định của đời sống xã hội”như Hoàng Ngọc Hiến trích dẫn ở trên.

Sau khi bàn về hai phạm trù “Văn Hóa- Văn Minh” một cách tổng quát, HNH đề cập đến cái gọi là “nền văn minh xã hội chủ nghĩa” như sau:

“Hiểu như vậy, nền văn minh xã hội chủ nghĩa – đúng hơn, hệ thống văn minh của “cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa” mà nước ta đã từng là một bộ phận đang ở trong một cuộc khủng hoảng trầm trọng, hàng loạt thiết chế bị đổ vỡ, có những mảng lớn sụp đổ hoàn toàn. Ngay trong nền văn minh xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhiều thiết chế tỏ ra lỗi thời, không sao trụ lại được trước xu thế đổi mới: chế độ hợp tác xã “công điểm”, chế độ thương nghiệp “tem phiếu” , “hai giá”…, bao trùm lên tất cả là chế độ bao cấp thâm nhập vào mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực văn hóa, tư tưởng”.

Nếu có ai thoáng đọc qua đoạn văn nêu trên thì  có thể lầm tưởng rằng Hoàng Ngọc Hiến là một con người “can đảm” dám đem ra “mổ xẻ” các “thói hư tật xấu” của “đỉnh cao trí tuệ loài người” là cái mà HNH gọi là nền văn minh xã hội chủ nghĩa ở đoạn trên.Nhưng nếu kịp suy nghĩ lại, thì sẽ nhận thấy những gì HNH viết ra ở đây chỉ  là những điều mà ngày nay ai ai cũng biết về Xã Hội CS, chứ chả có điều gì thực sự là Mới Mẻ cả. Ngoài ra,  người ta trông chờ từ “nhà văn hóa” Hoàng Ngọc Hiến những điều cần phải ngoạn mục hơn thế nhiều !

Nhưng hình như chúng ta đã “mất công toi” : thật vậy, thay vì nhìn thẳng vào vấn đề nhằm  tìm giải pháp cho những Sai Lầm trầm trọng của nhà cầm quyền CSVN hiện nay, thì trái lại Hoàng Ngọc Hiến lại tìm cách LÁCH, tức né tránh giải quyết vấn đề  bằng câu tuyên bố đại khái như sau: “Nếu nền Văn Minh XHCN gặp phải KHỦNG HOẢNG, thì Văn Minh Tư bản CŨNG VẬY” ???!!!

HNH viết: “Để hiểu đúng cuộc khủng hoảng của nền văn minh xã hội chủ nghĩa cũng cần thấy rằng nền văn minh phương Tây vẫn  được xem là đối lập với nền văn minh của chúng ta hiện tại cũng đương lâm vào cuộc khủng hoảng không kém phần trầm trọng…..”

Chưa hết ! HNH lại cho “chìm xuồng luôn” vấn  đề liên hệ bằng câu phát biểu kế tiếp: Đây thực ra là một cuộc Khủng Hoảng CHUNG của TOÀN CẦU ???!!!

HNH viết: “]Chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng văn minh toàn cầu. Hiểu ra được điều này, chí ít cũng tránh được ý nghĩ hão huyền đang ám ảnh không ít người – là tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng của nền văn minh xã hội chủ nghĩa bằng cách nhảy bổ vào cuộc khủng hoảng của văn minh phương Tây.”???!!!

ĐÚNG LÀ NGỤY BIỆN !Phải chăng ở  đây Hoàng Ngọc Hiến muốn đặt Xã Hội  CSVN hiện tại ở vị trí  NGANG HÀNG với các Xã Hội Tân Tiến ngày nay ?!

Luận điệu nêu trên của HNH nếu phát biểu một cách “ví von”, thì cũng tương tự trường hợp một “chú bé con”  (CSVN) theo học lớp Đồng Ấu, đang vất vả tập  Đánh Vần, lại dám TỰ đem so sánh với những Khó Khăn của những người đang học ở cấp ĐẠI HỌC ?!

Tóm lại, Đáng lẽ HNH phải biết nhìn thẳng vào vấn đề  bằng cách  khuyên nhủ (với tư cách một “Nhà Văn Hóa” ?) “chú bé con” nêu trên (tức nhà cầm quyền CSVN) mau mau CẢI TỔ Đất Nước để theo kịp “người ta” (tức “lên lớp” theo ngôn ngữ nhà trường) bằng cách giải quyết cấp tốc các vấn đề CĂN BẢN của Xã Hội VN trước  đã,  nhằm cho người Dân VN được hưởng  ít nhất những điều TỐI THIỂU trước khi đương sự bàn đến các chuyện CAO XA khác.

Nhưng điều đáng buồn ở đây là Hoàng Ngọc Hiến không chịu hành xử như vậy mà trái lại, tìm cách  tránh né bàn về  các vấn đề  nghiêm trọngkhẩn cấp đối với Xã Hội và người Dân VN hôm nay, đồng thời  lại muốn nhảy lớp bằng cách đề cập đến các vấn đề cao xa khác như sau:

“Văn hóa (do gốc rễ lịch sử bền sâu bao giờ cũng có tiềm lực trường tồn lớn hơn những thiết chế văn minh thường thiên về mặt hành dụng và do đó tính bất định, tính nhất thời nhiều hơn) không nhất thiết bị cuốn hút vào sự đổ vỡ của văn minh. Văn hóa với sự tích luỹ những hằng số lịch sử và tầm nhìn khoáng đạt, quán xuyến hiện tại, quá khứ và tương lai thuộc bản chất của nó có thể trụ lại được trong cuộc khủng hoảng nếu trở về những nguồn minh triết và với tinh thần đổi mới từ những giá trị minh triết bền vững đề ra được những tư tưởng căn cốt khả dĩ rút ra được những bài học của sự suy sụp những thiết chế văn minh lỗi thời, đồng thời định hướng sự phát triển của văn minh, định hình viễn cảnh của một xã hội văn minh tốt đẹp hơn, đáp ứng những khát vọng tự do của nhân dân và những ước mong hạnh phúc của đồng bào”.

Chưa hết ! Hoàng Ngọc Hiến lại còn nuôi nhiều ẢO TƯỞNG về vai trò của mình như là một “nhà văn hóa” ???!!! bằng câu phát biểu kế tiếp:

“Trong tình hình hiện nay, đối với giới văn hóa – những nhà văn hóa và những người làm công tác văn hóa – thiết tưởng không có nhiệm vụ nào quan trọng và cấp thiết hơn là đề ra được những tư tưởng căn cốt, những giá trị bền vững như vậy ”.

…..

Để kết luận, , phần trình bày trên đây cho thấy Hoàng Ngọc Hiến không làm tròn nhiệm vụ của minh như một công dân, nhất là HNH nằm trong thành phần  ưu đãi của chế độ. Thay vì dám nhìn thẳng vào vấn đề liên quan đến  nhà cầm quyền CSVN hầu tìm ra những giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi  đối với tình thế khẩn trương hiện nay của Xã Hội VN, Hoàng Ngọc Hiến  lại Tự RU NGỦ đồng thời ru ngủ cả đồng bọn là đảng CSVN bằng cách đặt ra một cách Giả Tạo những vấn đề  có vẻ “Cao Xa” mà  tự thân HNH không có khả năng giải quyết, hầu tự nuôi ẢO VỌNG cũng như  đánh lừa người khác về vai trò thực sự của mình.

Một lần nữa, Hoàng Ngọc Hiến hành xử như một VĂN NÔ, hơn là một Nhà Văn Hóa đích thực !!!

Lê Việt Thường

CHÚ THÍCH

(1)   Hoàng Ngọc Hiến, “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết VIỆT”, NXB Tri Thức, Hà Nội, VN, 2011, tr. 89-91

(2)   Kim Định, http://vietnamvanhien.net/chuthoi.pdf IV. Cơ Cấu Thời Gian Với Sự Vật 4. Bàn về nguyên lý của hai loại triết tĩnh triết động

(3)Idem

(4)Hoàng Ngọc Hiến, Idem, tr.85-87

(5)   Kim Định, http://vietnamvanhien.net/loathanhdothuyet.pdf II Từ Linh Tượng Tới Biểu Tượng

 Trở Về

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

Tìm Kiếm