ROBINSON CRUSOE(6)

Chương 6

Đặt chân lên đảo được mười hai hôm, tôi đã lo vì thiếu giấy, bút, mực, rồi đây mình có thể quên không tính được thời gian. Như vậy, tôi cũng sẽ không phân biệt được chủ nhật với những ngày khác, nếu không kịp thời tìm cách bổ cứu. Để tránh những sai lầm sau này, ngay trên bờ biển, đúng vào chỗ tôi đặt chân lên đất lần đầu tiên, tôi dựng một cây cột vuông vắn trên khắc một dòng chữ: “tôi đặt chân lên đảo ngày 30 tháng 9 năm 1659” ở bốn mặt cái cột, mỗi ngày tôi vạch một vạch nhỏ; cứ bảy ngày tôi lại vạch một đường dài gấp đôi, và cứ vào mồng một đầu tháng, một đường dài gấp đôi nữa. Cứ như thế tôi bảo đảm quyển lịch đều đặn suốt thời gian sống trên đảo vắng. Trong cái kho chứa vật dụng đem từ dưới tàu lên, còn có những thứ như không cần thiết lắm nhưng thật ra vẫn rất được việc cho tôi, ví dụ ngòi bút, mực và giấy, mấy cái com-pa, những dụng cụ về toán học, ống viễn kính, bản đồ và nhiều sách về hàng hải, một số sách linh tinh, v.v… Rất nhiều thứ còn để lộn xộn, tôi chưa có thời giờ lựa ra xem cái gì dùng được, cái gì bỏ đi. Tôi lại không thể không nhắc tới con chó trên tàu đã theo tôi về đảo ngay từ chuyến bè thứ nhất. Nó đã sống bên tôi như một người bạn tốt và một người giúp việc tận tình; có gì đem về được cho tôi dùng là nó cố gắng lấy về. Theo bản năng, nó đã tìm hết cách để sống với tôi thật là thân mật. Với con vật trung thành ấy, tôi chỉ còn một ước mơ mà ai cũng biết là không bao giờ thực hiện được, là làm cho nó biết nói. Kể ra kho vật liệu của tôi cũng đã tích lđá khá nhiều thứ rồi đấy. Nhưng dù bao nhiêu chăng nữa, tôi vẫn còn thiếu nhiều đồ dùng trong đó phải tính đến kim khâu, kim đính và chỉ để vá may, cái xẻng, cái cuốc, cái mai để đào và đổ đất đi nơi khác. Do thiếu thốn đồ dùng như thế nên tôi hoàn thành chậm mọi công việc. Tôi phải mất gần một năm trời mới làm xong hẳn cái hàng rào. Những chiếc cọc rào ấy nặng quá thể! Tôi phải bỏ nhiều công phu mới dựng lên được. Lại còn phải mất bao nhiêu thì giờ để đẵn từ trong rừng, đẽo gọt và nhất là đem được về tới nhà. Tính ra mỗi cái cọc cũng đã lấy đứt đi của tôi hai ngày tròn vừa chặt vừa kéo, lại thêm một ngày nữa để chôn sâu xuống đất. Khó khăn như vậy nhưng không lúc nào tôi nản chí. Thì giờ và tài trí sức lực không dốc vào bảo vệ cuộc sống thì tôi còn dùng để làm gì nữa!

Ngày mồng 1 tháng 11. -Tôi bắt đầu dựng lều dưới chân đồi. Tôi cố thu xếp cho lều được rộng răi và tôi chôn cọc để chống lều lên cho chắc chắn. Xong xuôi, tôi mắc võng vào hai cái cọc và hôm đó tôi ngủ võng.

Ngày mồng 3. -Tôi xách súng ra dạo bên ngoài và bắn được hai con chim trông giống như vịt giời, thịt rất ngon. Buổi chiều, tôi đóng một cái bàn. Sáng sớm mồng 4. -Tôi lại tiếp tục làm việc theo bản chia thời gian đã vạch ra mấy hôm nay. Tôi quyết tâm giữ đúng giờ giấc hàng ngày như làm việc, đi chơi săn bắn bên ngoài, ngủ và giải trí. Tôi sắp đặt thì giờ như sau: buổi sáng nếu trời không mưa, tôi xách súng ra ngoài chừng vài ba tiếng đồng hồ; sau đó tôi làm việc cho tới quãng mười một giờ rồi ăn bữa trưa rất đơn giản, có gì ăn nấy. Tôi nghỉ trưa cho tới hai giờ chiều, bởi vì ở đây buổi trưa rất nóng, chẳng làm ăn gì được. Ngủ dậy, tôi lại làm việc cho đến chiều.

Suốt Ngày mồng 4 và cả ngày hôm sau, tôi hì hục đóng cho được một cái bàn gỗ. Thật tình, tôi cũng chỉ là anh thợ quèn, nhưng dần dần về sau, nhờ thời gian và nhu cầu tôi trở thành lành nghề. Tôi nghĩ rằng bất cứ ai, khi đã lâm vào cảnh ngộ như tôi, sớm muộn cũng sẽ được hai ông thầy ấy đào tạo cho trở nên khéo chân khéo tay như thế.

Ngày 17. -Tôi bắt đầu đào sâu vào sườn núi sau lều để mở mang nhà cửa cho rộng rãi và thoải mái hơn. Chắc các bạn còn nhớ tôi còn thiếu ba thứ đồ dùng để làm việc, đó là một cái cuốc, một cái xẻng và một cái xe cút-kít, hoặc một cái thúng. Tôi đành tạm bỏ dở công việc và tìm hết cách thay thế bằng những đồ dùng mới, tự làm lấy. Không có cuốc, tôi đã dùng một thanh sắt làm xà beng tuy hơi nặng, nhưng được việc ra trò. Nhưng đến cái xẻng, dụng cụ cần thiết nhất thì tôi vẫn chưa có cách gì thay thế.

Ngày hôm sau, 18 tháng 11.- Tôi vào rừng tìm được một cây gỗ, giống loại “thiết mộc” ở Bra-din. Tôi đã mất nhiều công sức, chặt mẻ cả lưỡi rìu mới được một đoạn. Khúc gỗ nặng quá chừng! Tôi lại phải một phen bở hơi tai mới đem được về đến nhà. Gỗ đã cứng như sắt, lại thêm tay chân vụng về, dụng cụ thô sơ, cho nên tôi vất vả vô cùng. Tuy vậy, mỗi lúc một tí, tôi cũng đẽo gọt tàm tạm thành một dụng cụ, nửa xẻng nửa mai, nhưng lưỡi thì không viền sắt cho nên không bền được như xẻng sắt; tuy nhiên nó cũng rất được việc. Tôi vẫn còn thiếu một cái thúng hoặc một chiếc xe cút-kít. Tôi phải bỏ cái việc đan thúng vì không tìm được một loại cây nào dẻo như miên liễu để uốn mà đan. Tôi bèn nghĩ cách làm xe cút-kít nhưng lại gặp khó khăn là không biết cách làm bánh và rèn trục sắt. Thế là tôi lại đành phải bỏ cái mộng làm xe. Tôi bèn đóng một cái thùng giống như cái chậu đựng vữa của thợ nề để chuyển đất đào trong hang đem đổ ra ngoài. Làm cái thùng này không mất nhiều công phu như cái xẻng; tuy vậy hai thứ này với cái xe làm thử đã lấy của tôi hết bốn ngày tròn, trừ những lúc xách súng đi dạo buổi sáng kiếm thức ăn tươi.

Ngày 23 tháng11.- Tôi tiếp tục công việc đào hang. Suốt mười tám hôm liền, ngày nào tôi cũng cố gắng làm việc để đảm bảo đúng kế hoạch đã định. Tôi đào cái hang cho rộng và sâu thêm để có thừa chỗ xếp đặt thứ tự và gọn gàng tất cả “gia tài”.

Ngày 10 tháng12.- Tôi đương đứng nhìn lên trần và yên chí là chắc chắn rồi, thì bỗng nhiên đất đổ ập xuống ở một góc gần đó. Tôi hết cả hồn vía vì nếu lúc ấy tôi đứng đó thì cũng đã “mồ yên mả đẹp” rồi! Tôi lại mất rất nhiều công sức để sửa chữa lại chỗ đó. Trước tiên là phải chuyển ra ngoài cho hết đống đất đổ; sau đó, đây là việc quan trọng hơn, lại phải lót ván và chống cái trần cho chắc chắn để từ nay về sau khỏi xảy ra tai nạn như thế nữa.

Ngày 17 tháng12.- Từ hôm nay cho đến ngày 20, tôi lo lót ván và đóng đinh vào những cái cọc chống để treo tất cả những thứ gì có thể treo lên được. Bắt đầu từ đó, tôi có thể tự hào rằng mọi thứ trong nhà đều đã ngăn nắp và có trật tự.

Ngày 20 tháng12.- Tôi đem tất cả đồ đạc vào hang, thu dọn nhà cửa. Tôi lấy ván đóng một cái bàn đặt trong bếp để xẻ và thái thịt. Dạo này, ván cũng bắt đầu hiếm rồi.

Ngày 27 tháng 12.- Tôi bắn chết con dê con và làm một con khác què chân; con chó đuổi theo con dê què, bắt được nó và giữ lại cho tôi buộc dây dắt về nhà. Về tới nơi, tôi nắn ngay chân cho nó và băng bó lại. Tôi chăm chút săn sóc nó rất chu đáo nên nó thoát chết; cái chân bị thương cũng lành mạnh như ba chân kia. ở với tôi ít lâu thì nó quen dần và yên tâm gặm cỏ trong bờ rào, không hề tìm cách trốn. Thấy thế, tôi nảy ra ý nghĩ nuôi gia súc để đảm bảo lương ăn khi hết thuốc súng và đạn ghém.

Mồng 1 tháng 1 năm 1660.- Trời vẫn còn nồng nực lắm. Tuy vậy, cứ sáng tinh mơ hoặc quãng chiều chiều, tôi vẫn xách súng ra ngoài. Lần này, đi sâu vào những thung lũng ở khoảng giữa đảo, tôi đã gặp vô số dê rừng; nhưng chúng đã quá quen sống hoang nên khó lại gần lắm. Có một lần, tôi xuỵt con chó đuổi theo, nhưng lũ dê quay đầu sừng chống cự khiến con chó đâm ra lúng túng. Tôi không dám bắn sợ làm con chó bị thương.

Ngày mồng 3.- Tôi bắt đầu “xây lũy đá” vây quanh nhà. Lúc nào tôi cũng nơm nớp sợ bị tấn công bất ngờ, cho nên luôn luôn bồi đắp thêm cho bờ lũy đá ngày càng dày, càng vững. Những ngày mưa cản trở công việc của tôi nhiều. Tuy mưa không dai dẳng suốt ngày, nhưng nhiều khi cũng kéo đến hàng tuần, hàng tháng. Bức lũy đá chưa xây đắp xong, tôi chưa thể sống yên ổn được. Những cọc gỗ dùng vào việc này, tôi đã làm to hơn cần thiết, nên cũng khó mà tin và cũng khó mà nói được là đã tốn bao nhiêu công sức vào mỗi việc làm, nhất là đưa chúng từ rừng về rồi chôn sâu xuống đất. Làm xong bức lũy đá, tôi lại trồng một lớp cỏ che bên ngoài. Bây giờ thì dầu có ai bước chân lên đảo, chắc cũng không thể nhận thấy ở đây có một cái nhà và đang có người ở. Tôi rất sung sướng đã đạt kết quả đó và sau này tôi sẽ nói đến thêm nữa. Ngày nào tôi cũng không quên vào rừng săn, trừ khi trời mưa phải ở lại nhà. Trong những cuộc đi dạo thường xuyên như thế, tôi đã tìm được rất nhiều thứ bổ ích. Tôi gặp một loại bồ câu rừng không ở trên cây như giống gầm ghì, mà lại chui vào làm tổ trong hốc đá. Tôi bắt mấy con chim non đưa về định nuôi cho quen; nhưng vừa lớn lên, chúng đã bay đi mất, không con nào trở về chuồng nữa. Tôi lại còn thiếu một vật rất cần thiết, đó là nến. Tôi rất khó chịu vì thiếu nến, như thế là cứ phải đi ngủ ngay từ chập tối, thường vào quãng bảy giờ. Phương pháp độc nhất để thoát nạn ngủ sớm là lúc nào giết thịt dê tôi dành mỡ lại. Sau đó, tôi lấy đất sét nặn một cái đĩa nhỏ đem phơi khô, lấy một sợi dây gai làm bấc. Tôi đã có một cái đèn, mặc dầu ánh sáng chỉ leo lét, không sáng bằng nến. Có ánh lửa ban đêm, tôi làm thêm được nhiều việc, tránh được những lo nghĩ vẩn vơ, căn nhà thêm sáng sủa, ấm áp. Trong khi lục lọi các thứ, tình cờ tôi thấy một cái bao gai đựng thóc cho gà vịt ăn trên tàu. Bao nhiêu lúa mì đều đã bị chuột nhằn hết, chỉ còn độc trấu và bụi. Định dùng bao gai vào việc khác nếu tôi không nhầm, thì là để đựng thuốc súng lúc chia nhỏ thành từng bao đề phòng sét đánh. Tôi bèn đem đổ tất cả trấu với những gì còn lại trong đó vào chỗ chân núi, ngay bên cạnh bức lũy đá. Tôi đổ trấu và thóc lép ấy một thời gian ngắn trước mùa mưa; rồi không để ý đến nữa, chỉ chkhi đã quyết định dùng thang để ra vào qua lũy đá. Tôi không chừa cổng, sợ từ xa người ta có thể nhận thấy chỗ ở của tôi.ừng một tháng sau, là tôi quên hẳn. Nhưng vừa lúc đó, tôi lại thấy có lơ thơ vài mầm mạ mọc lên; tôi cho là những loại cỏ dại nào đó nên cũng bỏ qua. Được ít lâu, tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy mười hai bông lúa đã vừa ướm chín, một thứ lúa mạch rất ngon không khác giống lúa mạch ở châu âu. Tuyệt hơn nữa là lúa cũng mọc tốt như ở nước Anh vậy. Thoạt tiên tôi kinh ngạc quá đỗi, không hiểu vì đâu lúa mì không cần giống mà cũng mọc lên được thế này?

Đã có lúc tôi nghĩ có lẽ trời thương tôi nên bỗng dưng sinh ra lúa mì để nuôi sống tôi trên đảo hoang. Nhưng sau nhớ lại là mình đã rũ một cái bao gai ở đấy và cái bao ấy vẫn đựng thóc cho gà ăn thì tôi thấy ngay chẳng có phép lạ gì trong câu chuyện này cả. Tuy nhiên cũng thật là bất ngờ mà có những bông lúa ấy. Đúng là một sự may mắn hiếm có! Tình cờ sao lại còn sót mười hai hột lúa chắc trong cả một bao lúa đã bị chuột nhằn hết nhẵn; tình cờ sao tôi lại đem rũ bao gai vào chỗ bóng râm dưới núi nên lúa mới có thể nảy mầm. Ví thử tôi rũ cái bao gai vào một chỗ khác thì mấy mầm lúa kia có thể bị nắng thiêu héo khô, hoặc bị nước cuốn đi chứ còn đâu nữa! âu cũng là một điều may mắn mà tôi không thể bỏ qua! Thôi thì còn gì hơn nữa! Chắc các bạn cũng tưởng tượng được vào quãng cuối tháng sáu, mùa lúa chín, tôi đã “gặt” rất cẩn thận những bông lúa đầu tiên ấy! Tôi cất kỹ từng hạt lúa và định sẽ gieo tất cả số lúa đó, há vọng rồi đây sẽ gặt được nhiều, đủ để làm bánh nuôi thân. Phải trải qua bốn năm trời ròng rã, tôi mới được dịp vuốt ve cái bánh mì đầu tiên. Tới lúc đó, tôi sẽ nói chuyện nhiều với các bạn hơn. Sở dĩ kéo dài thời gian như thế là vì thiếu kinh nghiệm nên lúc đầu gieo giống bị hỏng gần hết. Ngoài số lúa mạch, tôi còn có chừng ba chục bông lúa tẻ nữa. Tôi cũng rất cẩn thận số thóc này để gieo như lúa mạch và cũng định dùng nó làm lương ăn. Khác với lúa mạch, gạo tẻ có thể vừa dùng làm bánh vừa dùng làm thức ăn. Tôi đã biết cách nấu thức ăn bằng gạo hột chứ không cần phải giã thành bột như lúa mạch. Tôi làm việc luôn tay suốt ba bốn tháng trời để xây bức lũy đá và đắp kín nó vào hôm 14 tháng 4 sau

Trở Về

Tìm Kiếm