TỆ NẠN PHÂN CHIA GIAI CẤP TRONG XÃ HỘI ẤN ĐỘ

ING.708Từ tháng 4 năm 2010 cho tới tháng 9 năm 2011, hai triệu nhân viên của chính quyền Ấn Độ đã thực hiện một cuộc kiểm kê khổng lồ liên quan tới 1 tỷ 200 triệu dân toàn nước. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1931 khi Ấn Độ còn sống dưới quyền bảo hộ của Anh quốc, người dân được yêu cầu xác định cả giai cấp của mình nữa. Lý do được chính quyền đưa ra là để chống lại các bất bình đẳng xã hội một cách hữu hiệu hơn.

Tuy trên lý thuyết việc phân chia giai cấp đã chính thức được hủy bỏ, nhưng trên thực tế, trong tiềm thức và cung cách hành xử của người dân Ấn việc phân chia và kỳ thị giai cấp vẫn tiếp tục hiện diện và đè nặng trên cuộc sống của các giai cấp thấp kém hơn, đặc biệt là giai cấp cùng đinh.

Hiến Pháp của Ấn Độ độc lập năm 1950 đã chính thức loại bỏ việc phân chia giai cấp. Khoản 15 của Hiến Pháp cấm mọi kỳ thị dựa trên tôn giáo, chủng tộc, giai tầng xã hội, phái tính và nơi sinh trưởng. Và khoản 16 thiết định các cơ may đồng đều cho tất cả mọi công dân liên quan tới công ăn việc làm. Nhưng giữa hai cực đó là sự mập mờ và khuynh hướng xu thời.

Theo truyền thống, xã hội Ấn thường được chia thành 4 giai cấp: giai cấp cao nhất là ”Brahmani” gồm các tư tế, các người trí thức, các nhà chú giải các văn bản thánh, dậy dỗ và truyền thụ; giai cấp thứ hai là ”Kshatriya” gồm các nhà lãnh đạo quân sự, các chiến sĩ tức giới thượng lưu quân sự; giai cấp thứ ba là ”Vaishya” gồm các thương gia, các nông dân và các người chăn nuôi súc vật; giai cấp thứ tư là ”Shudra” gồm các người làm thủ công nghệ, đầy tớ và công nhân thợ thuyền. Thấp nhất trong bậc thang xã hội là các người ”ngoài giai cấp” thường được gọi là các người ”paria” hay ”không thể đụng tới”, vì các công việc ô uế và hèn hạ họ làm như thu dọn vệ sinh, chùi rửa cầu tiêu và chôn người chết. Hay những người đã vi phạm các luật lệ và mất các quyền xã hội và tôn giáo như thành phần của các giai cấp khác….. Ngày nay những người ”paria” này thích tự định nghĩa họ là ”dalit”, những người ”bị áp bức”.

Hệ thống phân chia giai cấp trên đây được biện minh bởi Kinh Rig Veda, là phần đầu của kinh điển Ấn giáo, theo đó giai cấp Brahmani cao nhất bắt nguồn từ đầu của thần tạo dựng Brahma, giai cấp Kshatiya và giai cấp Vaishya bắt nguồn từ hai cánh tay và hai chân của thần Brahma, trong khi giai cấp Shudra thấp nhất bắt nguồn từ hai chân của thần.

Tuy nhiên, trong dòng thời gian mỗi một giai tầng xã hội nói trên phân chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, vì các lý do địa lý, lịch sử, chủng tộc và ngôn ngữ. Ngay từ năm 1931, tức cách đây 80 năm, trên toàn nước Ấn đã có khoảng 2.000 nhóm khác nhau. Sự kiện này cho thấy các giai tầng xã hội tại Ấn không phải là các khối thuần nhất, nhưng đa dạng; và các nhóm có các điều kiện sống rất khác nhau tùy theo vùng họ sinh sống.

Thật thế, các nghiên cứu mới nhất liên quan tới thế giới các giai cấp tại Ấn Độ chứng minh cho thấy ngày nay các bất bình đẳng xã hội tùy thuộc nơi mức độ phát triển của vùng miền, nhiều hơn là tùy thuộc giai tầng xã hội; nghĩa là chúng tùy thuộc các điều kiện liên quan tới việc giáo dục, sự thành thị hóa và công ăn việc làm.

Những người thuộc các giai cấp cao cộng tác với các người thuộc giai cấp thấp hơn trong quân đội, trong các tổ chức thương mại, hay họ chia sẻ các không gian và lợi ích trong các tổ chức giới trẻ. Nhưng không bao giờ một tư tế lại đi chôn người chết, hay một người dalit được phép chủ sự các lễ nghi tôn giáo. Tuy đã cố gắng nhiều, nhưng Đảng Quốc Đại do bà Sonia Gandhi lãnh đạo cũng đã không thành công trong việc hủy bỏ sự chia rẽ và tình trạng bất bình đẳng sâu xa này trong xã hội Ấn.

Các tôn giáo lớn đã luôn luôn chống lại việc phân chia giai cấp trong xã hội Ấn Độ, bắt đầu với Ấn giáo, rồi Phật giáo hồi thế kỷ thứ VI trước công nguyên, tiếp đến là với đạo Sikh hồi thế kỷ XVI, cho tới vài trào lưu cải cách thuộc thế kỷ XIX và XX. Trong khi các tôn giáo đến từ ngoài như Hồi giáo, bắt đầu hiện diện tại Ấn Độ hồi thế kỷ thứ X, hay Kitô giáo đã thu nhận hệ thống phân chia giai cấp xã hội phản ánh cái cứng nhắc của hệ thống giai tầng xã hội của Ấn giáo. Xem ra hệ thống này được củng cố, thích ứng và lý luận hóa theo các chiều hướng tương quan nghề nghiệp và khách hàng của thế kỷ XX…

Theo LM Vinayak Jadav, dòng Tên chuyên viên về vấn đề giai cấp trong xã hội Ấn,“Các biểu hiệu bên ngoài của hệ thống phân chia giai cấp tại Ấn Độ ngày nay không còn hiển nhiên như trước kia nữa, khi người ta còn tuân giữ các luật lệ cứng nhắc của việc kỳ thị. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại một cách tinh vi trong các thói quen kỳ thị giữa các giai tầng xã hội. Chẳng hạn, đường lối chính trị của chính quyền dành ưu tiên cho giai cấp xã hội chậm tiến hơn trong các tổ chức cao học hay công ăn việc làm trong vài lãnh vực công cộng, bị chống đối kịch liệt bởi các giai cấp cao hơn. Thế rồi không có ai trong giai cấp cao lập gia đình với một người thuộc giai cấp thấp hơn”

Cũng theo LM Vinayak Jadav “Phong trào theo Kitô giáo là kết qủa hoạt động của các thừa sai, ngay từ đầu đã bị coi như là một đe dọa đối với sự ổn định của xã hội có đa số dân theo Ấn giáo. Nhưng mà chỉ từ tiền bán thế kỷ XX, khi nảy sinh ra phong trào ”Rasthriya Swayamsevak Sangh” tức ”tổ chức ái quốc Ấn”, thì ý thức hệ ”một quốc gia, một tôn giáo, một nền văn hóa” mới bắt đầu lan tràn. Phong trào này dựa trên nỗi lo sợ Ấn giáo sẽ bị xóa bỏ tại Ấn Độ, và coi các người không theo Ấn giáo đều là ”người ngoại quốc”, không xứng đáng thuộc vùng đất này. Đây là điều hoàn toàn vô lý, nhưng vẫn có người theo. Ngoài ra, còn có một đảng phái chính trị khác là Đảng Nhân Dân Ấn ”Bharatiya Janata” lấy lại các lợi lộc của ”Tổ chức ái quốc Ấn”, và tìm cách chia rẽ giữa những người theo Ấn giáo và những người không theo Ấn giáo, để tạo ra một nền tảng bầu cử có lợi cho các lãnh tụ của mình. Nó đã thành công một phần, nhưng đường lối chính trị chia rẽ đó đã dẫn đưa tới các bạo lực chống lại tín hữu Hồi trong bang Gujarat, và chống lại tín hữu Kitô trong bang Orissa…..

Không có xã hội nào có thể dựa trên một ý thức hệ thù hận và kỳ thị được. Như Mahatma Gandhi đã nói: ”các giai cấp xã hội là một vết nhơ nhục nhã trên trán của Ấn Độ”. Một nền giáo dục tốt đẹp hơn cộng với các chân trời luôn rộng mở hơn, cả qua việc di cư nữa, từ từ sẽ khiến cho hệ thống phân chia và kỳ thị giai cấp bớt đè nặng hơn trên xã hội Ấn. Tuy nhiên, tệ nạn này vẫn tồn tại dưới các hình thức tinh vi hơn, nhưng không phải vì thế mà không mạnh mẽ trong tâm thức của người dân Ấn. Thật rất không may là đường lối chính trị của nhà nước Ấn dưỡng nuôi sự chia rẽ, và khiến cho việc nhổ tận gốc rễ hệ thống phân chia và kỳ thị giai cấp này trở thành khó khăn hơn. Và như thế trong khi xã hội Ấn Độ không thể cho phép mình có các giai cấp, thì một loại chính trị nào đó lại không thể cho phép mình không có các giai cấp đó”! (1)

Dưới đây là một câu chuyện thương tâm mà nạn nhân đối tượng của tệ nạn “Kỳ thị Đẳng cấp” trong xã hội Ấn Độ  vừa được đề cập ở trên,  là  một gia đình “dalit” (như đã nói,  có nghĩa là những người  “bị áp bức”) nằm ở  bậc thang  thấp nhất, mà xã hội cổ truyền  Ấn Độ xem là thuộc thành phần   người ”ngoài giai cấp” thường được gọi là các người “cùng đinh” (paria) hay ”không thể đụng tới” (untouchable) ! Ngày nay, thành phần “dalit” chiếm khoảng 25%  trong tổng số dân số Ấn Độ lên đến khoảng 1.2 tỷ người.  Câu chuyện diễn tiến như sau:

“Người chồng Raju (Aage), 55 tuổi,  làm nghề thồ đá tại một mỏ đa gần nhà, được trả  lương 150 rupi  (khoảng $ 3) một ngày. Người vợ Rekah, 50 tuổi, nội trợ vì phải ở nhà chăm nom  4 đứa con mà Nitin là đứa con trai duy nhất của họ, thuộc thế hệ đầu tiên được đi học, do đó cả gia đình đặt kỳ vọng vào Nitin cho một tương lai tươi sáng  đối với cậu ta cũng như gia đình.

Ước mơ  của ông Raju là Nitin sẽ gia nhập quân đội với cấp bậc Sĩ quan. Để phòng hờ, ông Raju còn khuyên Nitin ngoài giờ học chữ ở trường  , học thêm nghề sửa xe bằng cách xin thực tập không lương tại các tiệm sửa xe.

Chuyện xui xẻo của gia đình Aage bắt đầu khi  vào ngày Thứ Bảy 26/04/2014 một cô bạn học nói Nitin mua cho cô ta một cái điện thoại di động.

“Cuộc đối thoại này đã kết liễu cuộc đời của con trai tôi” Bà Rekah nói với phóng viên nhà báo.

Lần chót mà cha mẹ Nitin thấy cậu con trai 17 tuổi của mình  còn sống là vào sáng Thứ Hai 28/04/2014.

“Nó dậy sớm, làm vệ sinh xong, không ăn sáng mà đi ngay tới trường.Trường cách nhà khoảng 5 phút đi bộ” Bà Rekah kể lại.” Câu cuối cùng mà nó nói  với tôi là “Con sẽ trở về nhà ăn trưa”.

“Nhà” là một cái lán làm bằng thiếc với  sàn đất nằm ở vòng ngoài Kharda, một cái làng cách  thị trấn Mumbai, thử phủ của tiểu bang Maharashtra, 330 km về phía Đông. Điện chỉ đủ để thắp một bóng đèn duy nhất. Không có nước máy hay nhà vệ sinh. Nấu ăn bằng lửa củi.

Khi Nitin từ trường trở về nhà vào cái ngày Thứ Bảy “định mệnh” đó, bà Rekah cảm nhận được nỗi sợ hãi của con mình “Nó muốn tôi tới trường vào Thứ Hai tới  để bảo cô bạn học rằng nó sẽ không mua điện thoại cho cô ta, và xin cô ta đừng tiếp tục nói chuyện với nó nữa”

Cô bạn học tên là Pooja Golekar 17 tuổi, ra đời trong dòng họ Maratha quyền thế thuộc đẳng cấp “Chiến sĩ” (Kshatriya) tự cho là hậu duệ của Shivaji, lãnh tụ Ân Độ đã lật đổ nhóm  thống trị Hồi Giáo  tại tiểu bang Maharastra vào năm 1659.

Ngày nay, dòng họ Maratha thống trị tiểu bang Maharastra, chiếm phần lớn đất đai cũng như quyền lực chính trị của tiểu bang. Vào kỳ bầu cử Quốc Hội tiểu bang gần đây, dòng họ Maratha chiếm 146 trong số 288 ghế tại Hạ Viện.

Khi Thứ Hai đến, bà Rekah như Nitin căn dặn, tới trường sau 11 giờ sáng, nhưng bà không gặp cô Pooja Golekar. Đây là ngày  chót của niên học  và trường học đã bắt đầu nghỉ hè.

Ông bố Raju đang làm việc tại mỏ đá ngày đó, nhớ lại chuyện con của ông chủ mỏ đá nói với ông rằng Pappu (tên riêng của Nitin ) đang gặp chuyện rắc rối và kê khai tên họ của những kẻ đánh con ông. Ông Raju không tin vì đó là tên họ của các bạn học mà Nitin gặp hằng ngày.

Tuy vậy   lo lắng, ông Raju rời mỏ đá, trở về làng Kharda và đến tiệm sửa xe  nơi  Nitin làm việc ngày đó, nhưng không tìm thấy con mình. Ông Raju nài nỉ một người trong tiệm sửa xe điện thoại cho một bạn học của Nitin nằm trong danh sách mà con ông chủ mỏ đá đã kê khai với ông.

Điện thoại reo một hồi lâu thì có người bắt. Ông được xác nhận là câu chuyện có thật: con ông đã bị đánh rất nặng và đang ở nơi nào đó phía ngoài làng Kharda.

Vì nghi rằng câu chuyện có liên quan đến cô Pooja Golekar, nên bà Rekah đi liền tới nhà của gia đình  Golekar. “ Họ  nói rằng bọn họ  có đánh con tôi” Bà kể lại “nhưng còn nói thêm rằng con tôi sẽ về nhà sớm và bảo tôi về nhà đợi nó”.

Bà Rekah bắt đầu đi lùng kiếm con xung quanh nhà, trong các lùm cây nằm trên đồi cỏ dành cho súc vật.

Trong khi đó, chồng bà, ông Raju tìm cách sắp xếp lớp lang câu chuyện từ những gì ông nghe được từ những người dân làng Kharda kể lại.

Theo đó, con ông Ritin trước tiên bị đánh ở trường học . Đầu sỏ của vụ đánh  này  là Sachin, anh của của cô Pooja Golekar, gã nầy 25 tuổi, đồng lõa là bạn học của Nitin, Akash Survey,17 tuổi.

Nitin tìm cách  trốn chạy đến một trong các tiệm sửa xe  mà cậu đã từng làm việc ở đó, nhưng chúng chạy theo,  kéo lê cậu từ phía sau tiệm sửa xe để đánh cậu thêm một trận nữa

Tới lúc này, lũ chúng lên tới 13 đứa chở cậu đến một cái bể chứa nước trong một cái rãnh nằm ngoài đường cái,  tại nơi có nhiều bụi rậm sau nhà của gia đình Aage.

“Vào khoảng 3 giờ chiều cùng ngày , khi tôi vẫn còn ở lại làng thì em trai tôi đến báo tin rằng Nitin đã mất” ông Raju kể lại.

Ông được dẫn đến chỗ từ trên cao trông xuống bể chứa nước , nơi đây Nitin bị treo cổ trên một cành cây với một cái dây tròng vào cổ cậu.

Trong các hình chụp từ nơi xảy ra  án mạng, cái áo sơ-mi màu trắng tay dài của Nitin bị đứt ở chính giữa, Mặt của cậu bị sưng và bầm tím.. Khám nghiệm tử thi kết luận rằng nạn nhân chết vì bị nghẹt thở.

.”Chúng giết con tôi vì lý do   Đẳng cấp”. ông Raju không thể đè nén được sự tức giận và buồn phiền khi đi trở lại  nơi xảy ra cái chết của con mình.”Đứa con trai duy nhất mà chúng lấy mất của tôi vì chúng tôi thuộc thành phần “Dalit”.

Sachin Golekar, Akash Survey và 4 tên đàn ông khác bị bắt giam chờ ngày ra tòa. 7 tên khác với tội trạng nhẹ hơn được tạm thả ra  sau khi đóng tiền thế chân.

Trong sự náo động làm rung chuyển tiểu bang Maharastra sau cái chết của Nitin Aage, gia đình Golekar chẳng  tìm cách giấu giếm trách nhiệm cũng như lý do hành động của bọn họ.

Nitin, họ quả quyết,  có hò hẹn với Pooja. Tại sao cô ta lại xin Nitin một cái điện thọai, họ lý luận, nếu không phải là để liên lạc với nhau trong kỳ nghỉ hè ?

Phóng viên   Ashwini Satav của tờ báo địa phương  Punya Nagri xác nhận rằng gia đình Golekar hãnh diện về nhưng gì xảy ra vì tin rằng  đã bảo vệ danh dự của gia đình và đẳng cấp của bọn họ. Và theo bọn họ, công lý đã được thực thi !

Pooja Golekar cũng là nạn nhân trong sự cố này: cô ta không được phép ra khỏi nhà hay tới trường. Gia đình Golekar đang tìm cách dàn xếp gả cô cho một kẻ  ở một khu vực khác..

Priyadarshini Telang là người đang điều khiển chi nhánh Maharashtra của Tổ chức “Dalit Adivasi Adnikar Andolan”, một phong trào ở cấp Quốc gia vừa được thành lập năm ngoái nhằm giúp cải thiện cuộc sống của cộng đồng các tộc Dalit và Adivasi, thì theo ông, nội năm nay thôi đã có 12 án mạng vì lý do Đẳng cấp tại tiểu bang  Maharashtra.

“Đó là những vụ án giết người mà chúng tôi được biết” Telang nói “Đôi khi quyền lực của đẳng cấp thống trị lớn đến nổi  tội ác không được trình báo với nhà chức trách ”.

Theo thống kê của Văn Phòng Biên bản Tội ác tại Ấn Độ, cứ trung bình 16 phút người Ấn phạm một Tội ác đối với thành phần “Cùng đinh” (Paria hay Dalit). Mỗi ngày có trung bình 4 vụ hiếp dâm đối với Phụ nữ gốc Dalit bởi các tên đàn ông thuộc đẳng cấp cao hơn. Trung bình mỗi tuần có 13 vụ Án mạng mà nạn nhân có gốc Dalit.

Đó là chưa kể đến các trường hợp nạn nhân bị lột trần truồng và bị bắt đi “diễn hành” ngoài đường , bị bắt ăn “phân” (nghĩa đen), bị cướp đất, bị tẩy chay, bị hạn chế việc đi lấy “nước uống”…vvv…

Về Án mạng, có nhiều trường hợp nạn nhân bị giết một cách rất dã man tàn bạo như trường hợp một gia đình ba người cũng xảy ra tại tiểu bang Maharashtra. Người mẹ Jayshree  Jadhav, 40 tuổi, bị đánh chết. Ông chồng bà,  Sanjay, 42 tuổi  xác bị cẳt làm hai ở ngang thắt lưng. Còn đứa con trai của họ, Sanil 19 tuổi thì tay, chân và đầu bị cắt rời khỏi thân mình.

Cảnh sát tìm thấy tay và thân mình của  Sanil trong một cái giếng gần nhà hai ngày sau khi cả gia đình được báo cáo là mất tích, cùng với xác của cha mẹ cậu ta.

Cảnh sát tìm thấy cái đầu của Sanil bị chặt làm đôi cùng với hai chân bị nhồi nhét trong một lỗ khoan giếng chật hẹp ngày hôm sau.

“Chưa ai bị bắt trong vụ này, và động cơ cũng không rõ ràng, nhưng dựa trên mức độ dã man tàn bạo nhắm vào Sanil thì cậu ta có lẽ  là đối tượng chính . Căn cứ vào số tuổi của Sanil, chúng tôi nghĩ đây là chuyện “trai gái”” ông Telang nói.

Mặc dầu một đạo luật đã được ban hành nhằm đòi hỏi các chính quyền tiểu bang phải truy tố  các vụ án mạng có tính cách dã man tàn bạo vì lý do đẳng cấp ra các tòa án đặc biệt, nhưng chưa được thành lập loại tòa án này tại  tiểu bang Maharashtra.

Chính phủ tiểu bang cũng bị đòi hỏi bổ nhiệm nhanh chóng một Công tố viên đặc biệt đối với  các vụ án loại này nhằm nâng cao phẩm chất của công việc  điều tra. Nhưng chính quyền vẫn chưa cho biết danh tính của Công tố viên đặc biệt  liên quan đến cái chết của Nitin  cũng như gia đình Jadhav.

Trở ngại lớn nhất cho việc thay đổi, ông Telang lập luận, là do các chính quyền của mọi khuynh hướng ở Ấn Độ, dẫu là thuộc đảng Quốc Đại hay đảng Nhân Dân Ấn, đều tỏ ra rất lúng túng trước  sự Dã man Tàn bạo mà xung đột Đẳng cấp gây ra trong xã hội Ấn Độ và họ làm tất cả những gì họ  có thể làm được , hầu tạo ra cảm tưởng  rằng  không có các chuyện đó xảy ra!

Về trường hợp Nitin Aage, Telang giải thích, có nhiều cơ may là một Công tố viên đặc biệt sẽ đươc bổ nhiệm khi vụ này được đưa ra trước tòa để  xét xử, nhưng lúc  đó thì sự việc đã quá trễ tràng  đổi với nhiệm vụ của Vị này là thu thập bằng chứng và củng cố các lập luận cho vụ án!

Về Nhân chứng, sẽ chỉ có một hoặc hai nhân chứng gốc Dalit. Những nhân chứng khác thuộc các đẳng cấp cao hơn. Có một áp lực rất lớn từ phía  cộng đồng đối với  các Nhân chứng tại tòa.

“Các dữ kiện của vụ án thì rõ ràng, nhưng cơ may Thủ phạm bị kết án thì  thấp” ! Ông Telang kết luận.

Trước thực tế công lý bị “chà đạp” trong xã hội Ấn Độ ngày nay , chúng tôi mới chợt nhớ tới Vua Lê Thánh Tông về cái gương  “say mê công lý và tuyệt đối tôn trọng luật lệ do chính Ngài làm ra….. Tuyệt đối thượng tôn luật pháp, Ngài thường nhắc nhở quần thần: ‘Pháp luật là phép tắc chung của nhà nước, ta và các ngươi phải cùng nhau tuân theo‘. Tinh thần thượng tôn luật pháp đó là truyền thống do tiên đế Lê Thái Tổ truyền lại qua câu giáo huấn: ‘Từ thuở xa xưa, muốn cai quản quốc gia phải có luật pháp. Không có luật pháp thì nhà nước sẽ loạn”

Tuy nhiên, điểm ĐẶC SẮC nhất của nước Đại Việt so với Tây Phương và các nền Văn Minh khác là như trường hợp Vua Lê Thánh Tông trên đây cho thấy, tuy Ngài không những tự động mà còn không quên nhắc nhở quần thần cùng Ngài Tuân Theo PHÉP NƯỚC, nhưng trung thành với Tinh Hoa cúa nền Văn Hóa VIỆT, Ngài còn chủ trương TRÊN PHÁP TRỊ CÒN CÓ ĐỨC TRỊ NỮA !

Đó có lẽ là lý do chính yếu khiến Ngài cùng với  các quần thần Ưu Tú đã đóng góp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như Nguyễn Trãi, vào việc hình thành Bộ Luật Hồng Đức, ngoài việc đặt Nền Móng cho Luật Pháp Triều Lê, còn xứng đáng được tuyên dương là Bộ Luật NHÂN QUYỀN ĐẦU TIÊN của Nhân Lọai (1428) gần 500 năm trước khi Bản Tuyên Ngôn  Quôc Tế Nhân Quyền (1948) ra đời !

Đó quả là một THÀNH TÍCH Đáng Nể khi so sánh với cảc nền Văn Minh khác như Ấn Độ chẳng hạn đến đầu Thiên niên kỷ thứ ba rồi ,  tuy may mắn thoát  khỏi ách Cộng Sản, nhưng Xã Hội Ấn Độ vẫn còn trì trệ trong tình trạng MÊ TÍN DỊ ĐOAN, BẤT CÔNG, BẤT BÌNH ĐẲNG, Đủ Loại KỲ THỊ mà nặng nhất có lẽ là Kỳ Thị  ĐẲNG CẤP như phần trình  bày ở trên cho thấy.

Ngay Tây Phương đến tận thê kỷ 19 mới bãi bỏ chế độ NÔ LỆ   vì lý do KINH TẾ, KỸ THUẬT chứ KHÔNG phải vì lý do VĂN HÓA, ĐẠO LÝ.

Hơn nữa, bên Tây Phương, “Cao trào phụ nữ (Feminism) chỉ thực sự lên cao tại Mỹ vào thập niên 1960 và thu thành quả tích cực vào thập niên 1990 . Mãi đến năm 1965, với đạo luật Quyền Bầu Cử, tất cả mọi người da đen tại Mỹ mới được bình đẳng đầy đủ về mặt chính trị). Trước đó năm thế kỷ Luật Hồng Đức đã dành cho sắc tộc thiểu số quyền bình đẳng rồi. Luật Hồng Đức còn đi xa nhiều hơn nữa trong các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa……”(3)

Ngoài ra, sau khi đọc xong câu chuyện thương tâm của hai cậu thiếu niên gốc Dalit, Nitin và Sanil  vì Yêu hay đúng hơn vì một chút tình cảm “trai gái” đã phải trả một giá quá đắt bằng cái chết thảm khốc, tức tưởi của chính mình, chúng tôi cảm thấy ái ngại cho thân phận của các thanh thiếu niên gốc Dalit (mà dân số chiếm tới ¼ tống cộng dân sô của cả nước Ân Độ) trong một xã hội với một hệ thống Đẳng cấp cứng ngắt như Ân Độ. Hay trường hợp cô Pooja Golekar bị gia đình phạt vì mối liên hệ với cậu Nitin bằng cách bị gả bán cho một người không quen biết!

Đồng thời, chúng tôi cũng liên tưởng đến câu chuyện “Đầm Nhất Dạ” với hai nhân vật chính là Tiên Dung và Chử Đồng Tử đã may mắn  được sống trong Xã Hội truyền thống Lạc Việt nên được thừa hưởng tinh thần BÌNH ĐẲNG VÔ GIAI CẤP mà hệ quả là một người nghèo xác xơ đến cái khố cũng không có như Chử Đồng Tử lại được  lấy Công Chúa  con gái  Hùng Vương. Hoặc một Phụ Nữ như Tiên Dung dám cãi lại lệnh của Vua Cha để tự định đọat đời mình trong việc lập gia đình!

Cho nên, chúng ta không ngạc nhiên khi biết nước Đại Việt đã hình  thành Bộ Luật NHÂN QUYỀN ĐẦU TIÊN của Nhân Lọai

MTV Tổng Hợp

…..

CHÚ THÍCH

1)”Tâm Thức Phân Chia Giai Cấp Tại Ân Độ”

http://vi.radiovaticana.va/storico/2010/11/16/t%C3%A2m_th%E1%BB%A9c_ph%C3%A2n_chia_giai_c%E1%BA%A5p_t%E1%BA%A1i_%E1%BA%A5n_%C4%91%E1%BB%99/vie-439608

2) “Strange and Bitter Fruit”

http://newsstore.fairfax.com.au/apps/viewDocument.ac;jsessionid=23041A4D87854B1FA51543201A5F886C?sy=afr&pb=all_ffx&dt=selectRange&dr=1month&so=relevance&sf=text&sf=headline&rc=10&rm=200&sp=brs&cls=176&clsPage=1&docID=AGE141115227N63DARR7

3) “Nhân Quyền Trong Luật Hồng Đức: Niềm Tự Hào Dân Tộc”

https://minhtrietviet.net/nhan-quyen-trong-luat-hong-duc-niem-tu-hao-dan-toc/

[Lãnh Vực ]

Tìm Kiếm