…..
Trong Ðám Mây Mù Của Ký Ức:
Thôi Miên Trị Liệu Pháp Nhìn Qua Lăng Kính Phật Giáo
Tâm Hà Lê Công Ða
Tâm dẫn đầu các Pháp
Kinh Pháp Cú
Có lẽ mỗi trong chúng ta đã hơn một lần nghe đến hai tiếng thôi miên và nếu chịu khó lục lại ký ức tuổi thơ, có thể chúng ta cũng đã hơn một lần đọc qua những câu truyện có tính cách khoa học giả tưởng, trong đó nhân vật chính thường là những kẻ gian ác đã sử dụng thủ thuật thôi miên để điều khiển kẻ khác làm những công việc bất chính cho mình. Thế nên từ trước đến nay, khi nghe nói đến thuật thôi miên người ta thường liên tưởng đến những thủ thuật mang màu sắc thần bí hay có khi còn được xem như ma thuật mà qua đó người sử dụng lành nghề chẳng khác gì những nhà phù thủy, có khả năng đưa đối tượng bị thôi miên vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê, thực hiện những hành động vượt ra ngoài sự kiểm soát của họ. Như vậy, thực ra thôi miên là gì? Phải chăng thôi miên là một ma thuật?
Nếu chúng ta không cần đến cả một cuốn sách dày để giải thích về thôi miên học, mà chỉ cần một câu trả lời thật ngắn gọn và rõ ràng thì thôi miên là một trạng thái của sự gia tăng tình trạng ám thị được kèm theo bởi sự tập trung của một người vào một ý tưởng, hoặc một con người nhất định. Năng lực của thôi miên vì thế không nằm ở trong tay nhà thôi miên mà là ở người bị thôi miên, hay nói một cách cụ thể hơn, phát xuất từ TÂM của người bị thôi miên, và được phát khởi khi nhà thôi miên học với kỹ thuật đặc biệt, đưa người bị thôi miên đi vào giấc ngủ nhân tạo. Điều đặc biệt là, trong giấc ngủ này, người bị thôi miên sẽ trôi ngược trở lại những tiền kiếp xa xưa của mình, và từ đó giúp nhà thôi miên trị liệu khám phá, giải mả những bí ẩn đã gây ra căn bệnh của mình trong kiếp sống hiện tại.
Một trong những chuyên gia hàng đầu về khoa Thôi Miên Trị Liệu hiện đang hành ngề tại Hoa Kỳ, Bác sĩ Goldberg -đồng thời cũng là một Bác sĩ Nha khoa, có văn phòng tại Los Angeles- đã được rất nhiều người biết đến về khả năng hiếm có của ông trong lãnh vực này. Ông đã xuất hiện nhiều lần trong những chương trình truyền hình nổi tiếng, kể cả chương trình Oprah, dùng phương pháp thôi miên để chứng minh cho mọi người thấy một điểu cũng đã từng gây bao thắc mắc, trăn trở cho ông: Có hay không có tiền kiếp, tái sanh?
Bằng phương pháp Thôi Miên Trị Liệu, Bác sĩ Goldberg đã chữa lành những ca bệnh mà y khoa hiện đại đã phải bó tay. Nổi tiếng nhất là vụ chữa trị một nữ bệnh nhân đột nhiên bị mù mắt. Judy đột nhiên bị mù sau khi bắt gặp vị hôn phu của mình đang sử dụng một liều lượng ma túy. Cô ta đã kêu thét lên trước sự khám phá bất ngờ này và sau đó đôi mắt đã bị mù hẵn. Judy đã được đưa đến bệnh viện Đại Học Johns Hopkins để chữa trị và ở đây các chuyên viên y khoa đã làm đủ mọi xét nghiệm nhưng vẫn không tìm thấy nguyên nhân. Cuối cùng cô đã được đưa đến Bác sĩ Goldberg. Một khi mà Bệnh Viện Đại Học Johns Hopkins với các phương tiện tối tân đành phải bó tay, Bác sĩ Goldberg biết rằng nguyên nhân chính của căn bệnh là một nguyên nhân tâm lý. Bằng Thôi Miên Trị Liệu Pháp, Bác sĩ Goldberg đã đưa Judy đi trở ngược lại những tiền kiếp của mình và dò tìm nguyên nhân đã làm cho Judy bị mù mắt. Sau đây là đoạn đối thoại giữa Bác sĩ Goldberg và bệnh nhân đang sống trở lại những giai đoạn của tiền kiếp:
Đi Vào Tiền Kiếp
Dr G. Cho tôi biết bạn đang trông thấy cái gì đó ?
Judy: Đủ mọi thứ mà tôi thích. (Cười khúc khích)
Dr G.: Bạn đang ở đâu đó ?
Judy: Với cha tôi.
Dr G.: Nhưng hai người hiện đang ở đâu vậy?
Judy: Tại cửa hàng bánh kẹo. Cha tôi bảo là có thể mua kẹo cho tôi bửa nay. Ít ra là ba cái. Cửa hàng này tràn ngập kẹo bánh và đủ thứ.
Dr G.: Đủ thứ là những gì ?
Judy: Thì đồ ăn, thức uống. Ông biết mà!
Dr G.: Hai người ở đây bao lâu rồi vậy?
Judy:Mới tới thôi hà. Tôi đang suy nghĩ để chọn cái gì đây. (Cười khúc khích)
Dr G.. : Tên bạn là gì vậy ?
Judy: Elsie. Ông có muốn vài cái kẹo không? (Cười khúc khích).
Dr G.: Không, Cám ơn Elsie. Bạn đang cư ngụ tại thành phố nào vậy?
Judy: Thì London, Dĩ nhiên? Ông hỏi gì kỳ vậy?
Dr G.: Cha của bạn tên gì vậy ?
Judy: Daddy.
Dr G.: Không, tôi muốn biết tên mà người ta thường gọi ổng kìa.
Judy: Mac.
Dr G.: Thế mẹ của bạn đang ở đây vậy?
Judy:Bả bỏ đi rồi. (Giọng có vẻ buồn)
Dr G.: Bả bỏ đi hồi nào?
Judy: (Bật khóc) Tôi không biết.
Dr G.: Elsie. Bình tỉnh đi mà. Tôi sẽ bắt đầu đếm từ một đến năm. Những cảm giác đau buồn liên quan đến mẹ bạn sẽ tan biến và bạn sẽ thấy vui vẻ trở lại. OK? Một,… Hai,…, Năm. Cha của bạn đang làm nghề gì vậy ?
Judy: Ông đang làm tại một hãng có nhiều máy móc lắm. Máy bự không hà . (Bệnh nhân cười khúc khích trở lại.)
Dr G.: Em mấy tuổi rồi vậy ?
Judy: (Giọng kiêu hảnh, tự tin) Sáu tuổi.
Elsie đã nhanh nhẩu trả lời tất cả các câu hỏi. Cô bé đã nhanh chóng thay đổi giọng điệu theo đột biến tình cảm từ rầu rỉ khóc lóc qua tiếng cười hồn nhiên khúc khích trẻ thơ theo đúng sự hướng dẫn của tôi. Một số câu hỏi khác sau đó đã cho tôi nắm được tiền kiếp của cô ta:
Elsie sống trong một căn chung cư tồi tàn vùng nam London vào năm 1877. Cha của nàng, Mac, là một công nhân xưởng dệt mà bà vợ đã bỏ đi khi Elsie vừa mới lên 3 tuổi vì không chịu được ông chồng nghiện ngập. Cuộc sống ấu thơ của Elsie quả là bất hạnh vì nàng không có bạn bè để chơi đùa trong khi người cha thì tối ngày lam lũ, nếu có được đôi chút thì giờ rảnh rỗi thay vì dành cho con thì ông ta lại say sưa.
Quả là điều khá ngạc nhiên khi thấy Elsie thương cha rất mực bởi vì ông ta thường rất dữ đòn và ít khi săn sóc Elsie. Điều mà ông ta làm cho cô bé vui thích nhất có lẽ là thỉnh thoảng đã dẫn nàng đến tiệm bánh kẹo, lúc đó thì Elsie hầu như quên hết những lỗi lầm của cha và vui trọn vẹn với những phút giây hiện tại.
Tôi tiếp tục đưa Elsie vào những nấc thời gian kế tiếp, hy vọng khám phá ra nguyên nhân đã tạo ra căn bệnh khiếm thị của nàng ngày hôm nay.
Dr G.: Em đang ở đâu đó Elsie ?
Judy: (giọng buồn rầu) Tôi đang chơi ở ngoài sân.
Dr G.: Có gì bất ổn chăng?
Judy: Không.
Dr G.: Elsie, nói thật đi, có gì buồn phải không?
Judy: Dà… Mọi người đi nhà thờ hết, tôi đang buồn vì không có ai để chơi với.
Dr G.: Sao bé không đi nhà thờ như mọi người ?
Judy: Cha tôi không mấy tin vào mấy cái nhà thờ. Ông nói đến đó chỉ tổ mất thì giờ vô ích.
Dr G.: Hôm nay là Chủ Nhật à?
Judy: Dà… Hay là ông chơi với tôi đi. (Cười khúc khích.)
Dr G.: Tôi không thể chơi với bé được đâu Elsie, nhưng tôi muốn hỏi thêm đôi câu về bố của bé, được chứ?
Judy: OK. (Giọng không mấy phấn khởi.)
Dr G.: Ông ta đang ở đâu vậy ?
Judy: Ở trong nhà, chắc là trong phòng của ổng. Ổng luôn luôn nằm lỳ trong phòng trong ngày Chúa Nhật.
Dr G.: Elsie mấy tuổi rồi?
Judy: Mười một.
Dr G.: Bố có thường dẫn Elsie đi công viên, đi phố chơi không?
Judy: Không. Tôi không nhớ lần cuối ông ta dẫn tôi đi chơi là lúc nào nửa.
Dr G.: Elsie có thương bố không?
Judy: (Lưỡng lự một chút rồi trả lời) Dĩ nhiên.
Tôi lại tiếp tục đưa Elsie vào nấc thang thời gian kế tiếp, hỏi một vài câu về những biến cố đang xảy ra với hy vọng tìm ra bệnh trạng. Lúc này thì Elsie đã vào nhà đi tìm kiếm bố.
Dr G.: Em đang ở đâu đó, Elsie ?
Judy: Tôi đang chơi với con búp bê trên xa lông.
Dr. G.: Bố của bé đang ở đâu vậy ?
Judy: Chắc là ở trong phòng.
Dr G.: Bé định làm gì sắp tới đây ?
Judy: Chắc là tôi sẽ bất ngờ nhảy vào phòng ổng để hù ổng chơi.
Elsie tiến đến phòng của bố và nhè nhẹ mở cửa phòng.
Dr G: Elsie có thấy bố không?
Judy: Ô. Trời đất ơi. Ổng đang làm cái gì vậy? Bố ơi. Bố ơi. Đừng làm thế! (Khuôn mặt Judy lúc đó trông rất kinh hoàng.)
Dr G: Bố Elsie đang làm gì vậy?
Judy: Ông đang tự mình đâm kim vào cánh tay và sợi dây thun đang ở trên tay ông.
Dr G: Hiện giờ ông đang làm gì ?
Judy: Ôi. Bố ơi. Đừng đánh con. Đừng đánh con. Con đâu có tính hù bố làm cho bố sợ đâu! (Bệnh nhân bây giờ tỏ vẻ rất ân hận.)
Dr G: Bố đang làm gì Elsie vậy?
Judy: Ổng đang đánh tôi. Đánh kinh khủng. Tôi đau khắp mọi nơi. (Bệnh nhân co rúm lại có vẻ sợ hải.)
Mac đã đập Elsie một trận nên thân vì tội đã lẽn vào phòngtrong khi ông ta đang chích ma tuý (morphine). Từ trước đến giờ Elsie chưa hề thấy cha mình làm chuyện này bao giờ. Thì ra ông ta không những nghiện rượu mà còn ghiền ma túy.
Sau khi đánh con, Mac còn nhốt Elsie vào tủ áo suốt cả buổi chiều hôm đó. Thật quả là cả một kinh nghiệm kinh hoàng đối với Elsie. Nàng bị bỏ đói suốt ngày và khắp cả mình mẩy đau đớn vì trận đòn nặng nề của bố. Mac chỉ thả Elsie ra khỏi tủ vào sáng hôm sau.
Tôi đã tìm cách để làm cho tình cảm của Judy dịu lại trước khi đưa nàng trở lại đời sống thực.
Dr G: Judy, tôi sẽ đếm từ một đến năm và cô sẽ trở lại với thời gian hiện tại, tháng Giêng năm 1978. Cô sẽ nhớ tất cả những chi tiết mà cô đã kinh nghiệm trải qua. Nào. Một … Hai… Ba… Bốn… Năm. Thức dậy.
Judy: Ồ. Bs Goldberg. Bs Goldberg. Tôi đã nhìn thấy ông. Tuy còn lờ mờ, nhưng tôi đã nhìn thấy Bác sĩ.
Dr G: Nào, hãy tập trung vào tiếng nói của tôi, Judy. Khi tôi búng tay một cái, cô sẽ nhìn thấy tôi rõ ràng.
Phải mất khoảng 3 phút, Judy mới phục hồi lại hoàn toàn thị giác. Tôi đưa Judy trở lại phòng tiếp khách và giải thích những gì đã xảy ra với Angelo: Khi bất chợt trông thấy Angelo sử dụng viên thuốc an thần amphetamine (cũng là một loại ma túy), tiềm thức của Judy chợt khơi dậy tai nạn đã xảy ra trong tiền kiếp khi mục kích cảnh cha nàng chích ma túy. Vì chuyện này mà Elsie (tức Judy) đã bị Mac đập cho một trận nên thân, nàng đã trông thấy những điều mà lẽ ra nàng không được phép chứng kiến. Cũng vậy, bởi vì Angelo không cho Judy biết trước việc anh ta sử dụng amphetamine, khi trông thấy cảnh này tiềm thức của nàng đã dẫn đến việc nàng đã trông thấy những điều mà lẽ ra nàng không được phép, đó là nguyên nhân gây nên tình trạng bất hoạt động của cơ quan thị giác. Tìm ra được nguyên nhân, căn bệnh biến mất, chức năng thị giác của Judy được phục hồi.
Đối với Phật Giáo, chuyện tiền kiếp không phải là một vấn đề xa lạ. Đức Phật cho ta biết rằng, con người do nghiệp quả dẫn dắt đã trôi lăn trong vòng sinh tử qua hằng hà sa số kiếp. Tất cả những dữ kiện, chất liệu của qúa khứ một đời người không hề bị mất đi mà được lưu trữ lại trong vô thức, có thể xem như một bộ phận của tàng thức hay A lại da thức theo quan điểm Phật giáo. Với Túc mạng thông, Đức Phật cũng như các bậc đắc quả A La hán có thể thấy được kiếp trước kiếp sau của mình của người một cách rõ ràng như nhìn vào sợi chỉ trong lòng bàn tay. Với thần thông này, là một bậc y vương, đôi khi qua những thời pháp, Đức Phật đã lý giải cho cho chúng đệ tử thấy có nhiều căn bệnh không phải vì bị nhiễm trùng mà là do nghiệp quả gây ra. Đó là lý do tại sao trên thế gian có nhiều người mang những chứng bệnh mà với đôi mắt phàm phu thế gian của chúng ta thoạt trông có vẻ rất khó hiểu, y khoa đành phải thúc thủ không tìm được nguyên nhân cũng như phương pháp trị liệu. Chẳng hạn như bệnh đồng tính luyến ái. Đây là một căn bệnh xã hội càng ngày càng gia tăng đặc biệt là tại các quốc gia phát triển. Không thể chữa trị được, xã hội đành phải hợp thức hoá nó. Tuy nhiên Đức Phật đã chỉ rõ nguyên nhân của chứng bệnh này. Ngài cho ta biết rằng, những người mang bệnh đồng tính luyến ái là do kiếp trước hay đi rù quyến vợ người, làm đổ vỡ bao nhiêu mái ấm gia đình của người khác. Những người này không những trong kiếp này mang bệnh đồng tính luyến ái mà còn phải trải qua một hay nhiều kiếp làm gái điếm ở chốn lầu xanh mới có thể sinh ra làm người bình thường trở lại. Bệnh đồng tính luyến ái như thế là một biểu hiện của một xã hội suy thoái đạo đức, và đó là điều sẽ không làm ta ngạc nhiên khi thấy căn bệnh này càng ngày càng phát triển tại các xã hội ngày càng tôn sùng vật chất.
Theo ước tính, có đến hai mươi lăm phần trăm các bệnh nhân mà ngày nay y khoa hiện đại với phương tiện tối tân vẫn không tìm thấy được nguyên nhân. Những bệnh nhân này phải nhờ đến khoa Thôi Miên Trị Liệu Pháp dò tìm nguyên nhân từ tiền kiếp để chữa trị. Thôi Miên Trị Liệu Pháp không những có khả năng dẫn dắt con người trở về quá khứ mà còn có khả năng đưa con người vượt thời gian đi vào tương lai. Quá khứ và tương lai như thế đều hiện bày trong mỗi con người. Tất cả chi đều do tâm tạo. Chỉ có những đấng giác ngộ với đôi mắt vượt ra khỏi chiều kích không gian và thời gian mới có cái nhìn xuyên suốt vào lớp sóng trùng trùng duyên khởi đó, xoá tan đi tất cả những đám mây mờ cho chân lý hiện bày. Thế nhưng trên thế gian này những đấng giác ngộ quả rất là hiếm hoi, thế nên ta đành phải tạm chấp nhận khoa Thôi Miên Học như là một trong những phương tiện thiện xảo để đi vào ngưỡng cửa của Tâm. Bởi vì Tâm dẫn đầu các Pháp như Kinh Pháp Cú đã dạy.
Tâm Hà Lê Công Ða
( Nguồn: www. Nguyetsanlonghoa.org)