Thương Nhớ Mười Hai (4)
Tháng Ba,
Rét Nàng Bân
…Nhưng đến tháng ba thì trời đất quả là kỳ ảo.
Bảo rằng tháng ấy còn rét, không đúng, mà bảo là hết rét rồi cũng không đúng nữa.
Trời trong như ngọc, đất sạch như lâu. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống nước trà đợi sang thì uông chưa xong ấm nước, anh bỗng thấy có những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một mầu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những người còn đang thiêm thiếp. Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra, long lánh như ở trong một phim ảnh mầu tuyệt đẹp: sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố.
Giẫm đôi giày lên trên đất mịn màng, anh cảm thấy cái mát mẻ của đất, của sương vương trên cỏ thấm vào long anh y như thể anh đi chân không vậy. Chim vẫn hót ríu ran. Anh nhìn lên trời cười thì những đám mấy hồng toả ra một thứ ánh sang trắng như sữa, nhẹ như bong, tràn lan trong không khí và úp chụp lấy các lùm cây nội cỏ. Anh tự nhủ: “Hôm nay chắc nắng to”. Anh sửa soạn một bộ quần áo mỏng để mặc cho nhẹ nhõm và dễ chịu.
Thì quả nhiên, đến buổi trưa nắng thực, nhưng đi lên lầu ngủ vừa dậy, anh cảm thấy có một cái gì rất lạ xảy ra. Anh nhắm mắt lại, nằm lặng ngóng, để xem cái tiếng reo ở ngoài vườn vọng lại là tiếng gì mà đến bất thình lình và xôn xao như vậy. Thì ra đó là tiếng reo của gió, của mây, của lá: chính trong khi ta đương mộng về Tây Phàn với mấy cô nàng sơn cước, trời đã chuyển bất ngờ, đương nắng thành râm, và chỉ trong khoảnh khắc, rét cuối chạp, đầu xuân đã về trê cánh gió, giữa một khoảng trời tháng ba nắng ấm.
Cái tháng ba ở Bắc có những ngày huyền ảo như thế đấy. Nếu là người thích ví von, anh có thể ví tháng ấy với một cô gái có sắc đẹp nghiêng thành ngiêng nước.
Đẹp dến nghiêng nước nghiêng thành thì có quyền làm nũng như Dương Quý Phi làm nũng vua Đường Minh Hoàng: không đau răng cũng nhăn mặt cho them xinh, mà vì có đâu răng thực thì phải ăn trái lệ chi mà quân sĩ phải rong ngựa đi năm sáu ngày trời mới mong kiếm được. Yêu Quý Phi quá, thì Quý Phi càng làm nũng, mà Đường Minh Hoàng lại càng sủng ái Quý Phi hơn. Thì người Bắc đối với tháng ba cũng vậy: yêu cái nắng ấm của tháng ba nhưng cũng yêu cái rét đột ngột của tháng ba, mà nếu ví dụ trong tháng ấy có ngày nào nắng chói chang làm cho “chó già le lưỡi” thì cũng cứ yêu luôn, yêu không kỳ quản. Người đẹp mà làm nững thì lại càng đẹp hơn.
Tôi yêu tháng ba đất Bắc một phần vì thế và tôi không muốn tin rằng cái rét tháng ba có thể làm cho “bà già chết cóng”. Tôi chỉ thích nghĩ rằng cái rét đôi khi bất ưng trở về với tháng ba là một cái rét thơ mộng, cái rét của một trời đầy hương và ngát hoa, trong đó có những chàng trai mặc quần đỏ ngồi bên án sách ngâm thơ, nhưng gặp lúc ngửa nghiêng thì
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
… Giã nhà đeo bức chiếc bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu…
…và những người đàn bà thủ tiết chờ chồng và than khóc mình mình:
Nước chảy mà phiền chẳng rửa,
Cỏ có thơm mà dạ chẳng nguôi…
…Trông chàng long rượi rượi buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ không bằng thuyền.
Nàng Bân cũng thuộc vào loại chinh phụ đó.
Thương người ở bên trời, ngay từ khi giá rét bắt đầu, nàng đã lo gửi áo rét cho chồng, nhưng…
Nàng Bân may áo cho chồng,
May ba tháng ròng mới được cửa tay,
Lạy trời cho cả heo may,
Nàng Bân chết quách đêm nay cho rồi.
May ba tháng trời mới được có một cái cửa tay, người chinh phụ ấy hẳn là buồn quá cho nên thấy gió rét bất ưng trở về tháng ba, thương người quan tái, không kịp có áo gửi đi, nàng cầu trời cầu phật cho nàng chết quách.
Hỡi ơi, ở đời này, vào bất cứ thời nào, lại chẳng có hang triệu nàng Bân! Vì thế nhà thi sĩ không thể không gieo một vần đầy lệ:
Chàng bên trời, thiếp ở Ngô,
Chàng đi nhớ thiếp, thiếp mơ tới chàng.
Thư bao nhiêu, lệ bao hang,
Lạnh về, áo đến tay chàng hay chưa?
Riêng cái tên mà người ta đặt cho cái rét muộn mạng đó đã thơ mộng lắm rồi: rét nàng Bân. Nhưng có ai đã từng rét cái rét ấy, sầu cái sầu ấy đôi lân, tất đều nhận thức rằng cái rét ấy còn chứa đựng một cái gì đẹp như thế hay hơn thế: đàn bà, con gái trời đã cho xinh đẹp gặp cái rét nàng Bân tự nhiên đẹp trội hẳn lên, như thể có một chiếc đũa thần làm biến đổi cả máu huyết, màu da, con mắt, miệng cười, tiếng nói. Từ xa, ta cảm thấy người nào cũng thơm thơm như những nụ tầm xuân.
Vào tháng chạp, tháng giêng, tức là vào cái cữ rét đà, rét lộc, không khí có lúc hanh hao, khô ráo làm cho má và môi người đẹp nẻ ra thành những vết chân chim bé nhỏ. Đến cái rét này thì khác hẳn: tự nó đã đẹp và nên thơ, nó lại còn làm cho má và môi của đàn bà con gái cũng nẻ, nhưng da không nứt rạn mà chỉ ửng hồng lên như thể da một trái đào tơ mịn màng mơn mởn, làm cho chính Liễu Hạ Huệ có sống lại cũng phải bắt thèm…
Cỏ cây mây nước thấy người ta, trong tháng ấy, tự nhiên đẹp rực rỡ lên, đẹp não nùng, hình như hờn giận và cố ganh đua để cho xanh bằng người, thắm bằng người.
Từ tháng giêng, cây cối bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng hai lá non mới bắt đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở nhuỵ thơm không còn ngậm ý, giấu tình như trước nữa. Đó là mùa “lá bang tai trâu, sầu đâu chân chó”: trên các cành bang, lá non hé mở và cuốn lại, chưa bung ra hết, y như thể tai trâu, còn cây đầu đâu thì vào khoảng này cũng trổ lá non nhưng chum lại với nhau thành một hình tròn trông giống hệt vệt chân con chó để lại trên mặt đất, sau một đêm mưa tuyết.
Cũng như người con gái dậy thì lơn lên và đẹp không ai biết, chỉ vào khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì là bang, lá sầu đâu nở bung ra. Nhìn lên, lá non xanh màu cốm giót dún dẩy đu dưa một cách đa tình, làm cho người đa cảm tưởng tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng,vẫy gọi…Đến cuối tháng ba, lá bang sum sê che kín cả đường đi học. Dọc theo con song đào chạy ngang cách thôn xóm ở Vụ Bản, Hải Hậu…những cây bang đứng soi bong xuống song đào chạy dài tít tắp hang chục cây số trông như thể một cái tàn bất tuyệt không lồ. Đứng ở dưới nhìn lên, mình cảm thấy đứng ở trong một cái hang kết bằng lá non và không thể không nhớ lại lúc nhỏ còn đi học, sân nhà trường chi chit gốc bàng…
Đó là những cây bang nguyên giống, chớ không lai căng như những cây bang mà ta thấy ơởđây, mọc cao vun vút và tua tủa lên trời. Bàng chính thống cao lên chừng hai sải tay thì lá xoè ra như cái tán, kiểu cây ấy dung để nhuộm hang thì hang đen không chịu được. Nhưng cái tuổi lên chính, lên mười đâu có them biết nhuộm là gì. Sự mê thích của đứa trẻ nổi tiếng phá phách là tôi hồi ấy, mỗi khi tới mùa bang, là trèo lên cây đi tìm tổ chim bạc má vì giống chim này ưa làm tổ trong những cái lá bang cuốn lại và lấy dãi làm chỉ “khâu” hai đầu nối lá lại với nhau.
Trong khi đi bắt tổ chim như thế, các cậu bé thỉnh thoảng lại với được một cái sâu kèn thì sướng như điên. Lấy que đẩy con sâu ở trong tổ nó ra bóp giật một đầu lại, phùng mang trợn mắt lên thổi toe một tiếng, anh cảm thấy mình là một tên tướng thổi kèn hiệu xuất quân. Anh chạy khắp nhà, thổi ầm cả lên, ăn không biết bao nhiêu chổi long gà vào đít, nhưng có sâu kèn trong túi, không dung không chịu được, anh lại toe vài tiếng nữa…Chết thì thôi. Cai tuổi ấy đâu có ngán đòn, ngán chửi!
Bị đánh lắm thì phản đối cha mẹ một cách tiêu cực, móc túi ra lấy một vốc quả bang để ăn. Bàng, ngon nhất là bang quế, hột đỏ như son, thơm có khi còn hơn cả đào: đào để gần mình mới thấy thơm chớ vớ được một trái bang quế thì, nói thực, để cách xa mình cả một sải tay, đã ngửi thấy mùi thơm phưng phức!
Nếu không kiếm được bang quế, cố mầy mò, thám thính vớ được trái bang đực ăn cũng mê ly hết sức: bang cái nhiều hơn và mọc từng chum, chớ bang đực thì có cái phong thái đặc biệt “anh hùng độc lập” đứng một mình một chỗ, không them kéo bè kéo đảng với ai. Bàng được có trái to bằng nắm tay đứa trẻ.
Những người không sành thường nghĩ bang ăn chát. Thực ra, vớ được một quả bang đực, nhất là bang quế, cắn một cái ngập răng, nhai thủng thỉnh, còn ngọt hơn cả cam hay táo. Nếu ăn hết một trái mà anh thấy còn them thì lấy hòn đá đập cái hột ra; anh sẽ có một cái nhân bùi như tram; và có nhiều, đem đồ xôi trước cúng cụ, sau ăn thì tuyệt.
Có người bảo cây đa cây đề là cây tiêu biểu của nước ta. Riêng tôi thấy cây bang là thứ cây đặc biệt nhất: cành lá đã sum suê, đứng xa trông về lại đẹp; mặt khác, cả cái cây từ lá cho đến rễ, từ búp cho đến cành đều dung được việc, không có một cái gì bỏ phí.
Còn cây sầu đâu? Cây sầu đâu cũng vậy. Lá, đưa ngâm ngoài ruộng xâm xấp nước cho ải rồi đem bón nhất định là hơn hẳn phân hoá học, còn than cây cố chăm nom cho thẳng, dăm bảy năm hạ xuống làm cột nhà, bong cứ lộng lên mà mối chỉ còn cách trông mà khóc vì không thể nào đ°.c nổi! Thế nhưng tại sao người ta không gọi sầu đâu là xoan ta, lại kêu bằng một cái tên buồn như thế? Phải chăng là tại vì cây này trong héo ngoài tươi, tượng trưng cho những người đẹp u buồn, ngoài miệng thì cười mà thực ra hang bữa vẫn chan cơm bằng nước mắt?
Cũng vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu mọc ở các vùng quê Bắc Kỳ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen, nở từng chum, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Có người cho hoa đó là một thứ hoa không vương giả như hoa đào, phong lan, mai mận…Nhưng các cụ thực biết thưởng hoa lại quả quyết không có một loài hoa nào thơm một cách chân thật, quê mùa như thế. Bây giờ nhắc đến loại hoa này, tôi vẫn còn nhớ in những buổi chiều vàng đi thơ thẩn về miền quê, bong lạc bước tới một vùng cát trắng ở Xuân Trường, Hải Hậu, ở Phố Cát, Lương Đường, ở Bình Thuỷ, Mai Động…san sát những căn nhà nhỏ bé xanh um cây cối, trắng xoá tường vôi, mà nhà nào cũng có vái gốc sầu đâu vượt lên như ngạo nghễ khoe với trời cao ngất ngất những chùm bong phơn phớt màu hoa cà êm êm.
Hỡi ơi du khách đa xuân tứ! Tôi đố anh nhìn thấy những cái cây mảnh mai yểu điệu mang từng chùm hoa diễm kiều như thế mà lại không dừng chân đứng lại! Tự nhiên anh thấy tim anh nhoi nhói.
Ở đời thỉnh thoảng ta lại có cảm giác như thế mỗi khi sung sướng quá, mỗi khi yêu nhiều quá. Yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê hương ta không biết mấy mươi! Người mắc bệnh lưu lý đã xa cách phần tử mấy chục năm rồi mà lạ thay sao cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu mình vẫn cảm như còn thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc! Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng vấy vỡ ra, mùi đậu giã mà người nông phu đi hái về đem về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lý và đẹp như những bức tranh lập thể, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên … bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu…có phải đã có một lúc anh cảm thấy như ngây ngất, như nhức đầu, như say một thứ men gì phải không?
Anh cứ muốn lạc bước đi như thế mãi để uống cái hương thơm của quê hương vào tận tâm can tì phế. Ấy đó, người Việt trầm lặng như thế đó, có cần gì phải tìm những thú vui đắt tiền – mà ví có tiền thật nhiều đi nữa, chắc gì mỗi lúc đã mua được để mà thụ hưởng? Chúng ta tự hào về điểm đó cũng như ta tự hào ăn không cần no mà cũng chẳng phải nghiên cứu xem có đủ sinh tố trong các món ăn không; ở đây cần binđinh mà cũng chẳng cần phodiđe hay máy điều hoà không khí, chỉ làm cho người ta dễ bịnh; mặc không cần thời trang gì hết, cốt sao che được than mình cho khỏi nóng lạnh mà miễn sao cho vải vóc bền thì thôi, cần gì tơ bong, cần gì xoa nhưng, cần gì lụa Thái Lan ahy catê của Mỹ! Người Việt Nam chỉ cần có một điều là yêu thương mọi người và không muốn cho ai ghét như bệnh dịch. Một lời chào hỏi đậm đà; một miệng cười niềm nở; một bữa cơm thanh đạm dọn vội vàng để mời người khách phương xa ăn đỡ long: quý hoá biết bao nhiêu, tình tứ biết bao nhiêu, thương cảm biết bao nhiêu, cần gì phải mâm cao cỗ đầy, cần gì phải rượu ngoại quốc ngon, chiêu đãi viên đẹp, cần gì phải theo răm rắp nghi lễ giả dối, đen bảo là trằng, xấu bảo là tốt, dở bảo là ngon.
Có ai đã từng dự những bữa tiệc ở những nhà hang cao mười tầng lấu, nuốt một cách khó khăn những món casulee giá hang ngàn một đĩa, ăn những bánh ngọt đầy tú hụ hạnh nhân, đường, săngti và mứt…tất cả đã thấy rằng nhiều khi ăn một bát phở xe đậu ban đêm ở ngoài đường lại ngon hơn, uống một chén nước trà tươi thật nóng, rít một hơi thuốc lào thật say lại thú hơn rồi nhẩn nha thưởng thức một đĩa bánh chay hay nhấm nhót mấy cái bánh trôi lại làm thoả mãn ông thần khẩu hơn.
Giữa bầu không khí thơm ngát hương sầu đâu ấy, anh thử bảo người nhà hái về mấy ngọn rau cần đầu mùa, nấu một bát canh với tôm he mà ăn với chén cơm gạo vàng xem có phải anh thấy đúng in những cảm giác đó không? Rau cần là một thứ rau rẻ tiền cấy trong ao, cứ đến giữa tháng ba thì tốt lá, dài rễ, nhổ lên ăn ngay thì ngọt lừ, khó có thứ rau nào sánh kịp. Nếu nấu canh mãi chán, anh có thể xào rau cần với huyết heo bóp nhỏ, hay muốn cầu kỳ hơn một chút thì xào với long heo, thịt bò. Rau cần, với cải bắp cho một tí rau răm vào, muối xổi, lấy ra ăn với thịt đông hay kho tầu, nó lạ miệng và có khi thú hơn cả dưa cải nữa…Nhưng ăn cháo ám mà không có rau cần thì…hỏng, y như thể là vào một khoảng vườn mà không có hoa, đi trong mùa xuân mà không thấy bướm.
Tháng ba mà không có những ao rau cần xanh ngăn ngắt, tươi hơn hớn không phải là tháng ba Bắc Việt.
Gió xuân mơn cánh hoa đào,
Mưa xuân phấp phới trên ao rau cần.
Ấy, đất nước này chỉ đẹp giản dị thế thôi, hiền lành thế thôi, ai muốn nói thế nào thì nói chớ dân nước chúng tôi vẫn nhận là đẹp nhất thế giới, đáng yêu nhất trần hoàn. Đố ai chê được! Đố ai cướp được!
Cha truyền con nối, đời nọ qua đời kia đã truyền cho nhau nên từ đứa bé mới ra đời cho đến lão bà sắp chết, ai cũng lưu luyến quê hương và không nói ra lời mà ai cũng cảm thong cái đẹp mộc mạc, thần tiên đó. Càng đẹp hơn nữa là những ngày tháng ba làng nào cũng có hội hè đình đám, đèn chăng lá kết rợp trời, hương án, quạt cờ la liệt. Đó là mùa tế thần, tế thánh, mùa rước kiệu của cả Phật giáo lẫn Công giáo, mùa đánh cờ người, cờ bỏi, mùa rước sắc, mùa chọi gà, chọi cá, nhưng quyến rũ nhất và đặc biệt nhất là những cuộc đấu vật ở Hà Lạng, Trà Lũ, Hoành Nha, Mai Động…
Bây giờ, ngồi trong nhà xinê chật hẹp ở cái xứ sở đáng yêu bốn mùa nắng chói, xem những tay “sumô” đấu “păng tờ rát” bẻ đầu, bẻ cổ, bẻ chân, bẻ tay nhau oanh oách, tôi thích mơ về một thửơ thanh bình xưa cũ, cứ vào khoảng tháng ba thì lại đội một cái mũ dạ bẻ cụp, mặc “tờ reng cốt” hút thuốc lá “com măng đơ” đi về Mai Động xem thi vật.
Cái lối vật này đâu có dữ dội như lối vật tai ác quái quỷ của các võ sĩ mà ta thấy trên màn bạc vào cái lớp phim gọi là thời sự, dưới mục đề “thể thao”. Các đô tranh giải không to béo như trâu trương, người nhung nhúc thịt là thịt, nhưng to lớn, trượng phu, cổ to, bắp thịt nổi cùng mình, đứng bái tổ mà người ta ngỡ là thần Dớt xuống trần hay Hách Cưu sống lại.
Bây giờ ngồi nghĩ lại những tay đô ấy, thực quả tôi không biết bắt đầu từ đâu và nói thế nào cho hết được cái mê say, cảm phục của tôi hồi đó. Tôi chỉ biết rằng nếu tôi nhắm mắt lại, đến tận bây giờ, tôi vẫn còn mượng tượng được cái màu da đỏ như táo Tàu của họ, những bắp thịt ở tay lúc thường mà chạy đi chạy lại như con chuột và cái bụng lép kẹp cũng có những bắp thịt chạy dọc chạy ngang. Tôi nhớ một tay đô nhất, vô địch Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ…tên là Cả Thuyền biểu diễn sơ sơ mà bóp nát cả một cái giàn làm bằng những ống luồng to như cái chĩnh muối cà; tôi nhớ Ba Xuông doạ người đứng xem, móc mười ngón chân xuống mà xúc được một đống đất thó rắn như đá tung lên trời; và tôi nhớ cả nữ đô Tô Thị Hằng vật nhau một buổi với chin đô đần ông bằng những phép “cuốn chỉ”, ”ra vàng”, ”vào tay tư”, “bắt bò” biến hoá như thần mà đến lúc lĩnh giải vẫn cười nói thong thả như một người mới đi chơi mát về.
Ôi, tháng bà đầm ấm ngày xưa, tháng ba tươi tốt, người đã tịt mù tăm tích! Biết bao giờ ta lại còn nghe thấy tiếng trống giục các đô vào trận, biết bao giờ ta lại được trong thấy những tay vật nhà nghề bắt bò thần tốc, khoá chân tay nhau rồi vật chổng chân lên trời! Ta vốn ghét những kẻ võ biền, hạ nhau tàn ác’ ta ghét “păng cờ mát”, quyền Anh, nhưng thú thực đến cái vật của Việt Nam thì ta phải nhận là thượng võ chính cống; là thi tài nhưng không hung ác, điên rồ; là tiêu biểu được hết cả tính của dân ta, phàm thấy ai đã ngã thì thôi không đánh nữa, trái lại, lại còn đến gần, chắp tay xá mà nân dậy.
Ở Bắc Việt, tháng ba có Tết Hàn thực kiêng dung lửa, chỉ ăn ròng đồ lạnh, ngoài ra lại còn biết bao nhiêu hội hè, mà hội hè nào cũng ý vị, mà cũng nên thơ, mà cũng hấp dẫn người ta như thế, thì bảo làm sao, xa nơi phần tử lâu ngày, người mắc bệnh tương tư kinh niên lại không thương không nhớ và không muốn nhờ én nhạn gửi về cho xứ sở, vợ con một ít nỗi niềm đau xót?
Đau xót nhất là không biết vợ con bây giờ ra thế nào? Từ ngày chia rẽ mối tơ thì ra sao?
Đã cay đắng nhiều đường rộn rã.
Lại nhục nhằn đến cả vợ con.
Mấy năm chút nghĩa ôn tồn
Giao đào trả mận long còn bang khuâng.
Đường kia nọ, nửa chừng bề bộn
Nỗi trước sau, trăm món ngổn ngang,
Mắt kia thác cũng còn giương,
Hồn kia muốn đứt, còn vương nỗi này.
Có một lúc có tin đồn ở Vĩnh Phúc, mấy tháng sau lại thấy nói đã lên ở thành Tuyên. Tuyên thành! Chẳng pháo đó là nơi chúng ta đã cùng theo khàng chiến lên ở một dạo hay sao?
Em ơi, em ơi, nhắc lại như thế thì nhớ quá. Nhớ cũng đúng vào cữ tháng ba như thế này, vạn năm đã xa xôi, chúng ta cùng nhịn đói đi xem tung còn mà bụng thấy no, phải không Quỳ?
Dăm cô con gái chưa chồng,
Hội tung còn đến, thấy lòng nao nao
Các cô gái chưa chồng thấy lòng nao nao, nhưng chúng ta thì thấy lòng rộn rã còn vui hơn cả trai thanh gái lịch người THái vận đủ các thứ quần áo mới, mang đủ các màu chói lọi trên người, đi tung còn để bói quẻ đầu năm.
Thức ra, từ tháng giêng trở đi, ở miền thượng du, trai gái người Thái đã bắt đầu đi tung còn rồi; nhưng vui nhất là tháng ba vì lúc đó là mùa “hoa bướm” đổ xuống bờ cỏ bụi cây, trai gái kéo nhau đi tung còn, hoa bướm rơi xuống đầy vai, đầy đầu, trông xa xa như thể trời rắc “côngpheti” xuống mặt đất để chia sẻ nỗi vui của lớp người trẻ tuổi yêu nhau.
Đứng xem trai gái tung những quả còn tròn bọc vải ngũ sắc có đính cái đuôi dài lên những cái vòng tròn cạp giấy hồng điều, thấy họ rướn người, giơ tay lên trời, anh còn nhớ chính em đã nói “trông họ đẹp như tiên vậy”.
Hội tung còn của đồng bào Thượng là một hội để cho trai thanh gái lịch gặp nhau, nói lên sự yêu thương, để cho anh con trai tỏ tình với cô gái và để cho cô con gái khoe sắc khoe tài với cậu con trai, nhưng thực ra nó là một cuộc bói – bói nhân duyên. Cô nào mà tung còn được trúng vòng nhiều thì sẽ gặp may, tốt mày xanh tóc, cặp nào tung còn được điểm nhiều thì năm ấy sẽ được đẹp lứa vừa đôi. Tất cả, đó là một cuộc bói như đầu năm ta bói tuồng hay bói Kiều và có một vài cô người Thái, da trắng như trứng gà bóc, mình đẹp như tượng Vệ nữ thần, quả quyết rằng bói như thế trúng lắm, trăm lần hoạ chỉ sai có một hai.
Ở Tuyên thành, bây giờ em có lần nào trở lại xem hội tung còn ngày trước nữa không? Phải chi én nhạn biết nói tiếng người như trong truyện thần tiên, thể nào ta cũng cậy chin, cậy cá nói nhỏ vào tai người yêu một câu thương nhớ và xin với nàng ghi dạ đừng quên:
– Người yêu ơi! Nếu có dịp xem hội tung còn, em nhớ khâu còn và cũng tung thử vài hội xem sao nhé. Tung thử để bói xem trời để cứ mông mênh thế này thì đôi ta biết có còn giữ được mối tình tư quy lúc bẻ cành liều ở chân gò Mả Đỏ?