Thương Nhớ Mười Hai (6)
Tháng Năm
nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng
Cảm giác của anh ra thế nào? Tôi không biết. Nhưng tôi biết là đối với nhiều người, bốn câu thơ ấy hay ác, mê không chịu nổi.
Đả tử hoàng oanh nhi,
Mạc giao chi thượng đề.
Đề thời kinh thiếp mộng,
Bất đắc đáo Liên Tê.
Mê nhất là có người không biết chữ nho, nghe thấy ngâm lên bốn câu đó, không hiểu nghĩa ra sao mà cứ thấy là hay. Nói gì đến dịch ra tiếng Việt, giữ được nguyên ý của thơ là du dương, tiết tấu thì khỏi cần phải nói, cũng thừa biết là người nghe thơ cảm xúc biết chừng nào, tiêu sái biết chừng nào:
Đánh cho chết cái hoàng oanh,
Ai cho mi hót trên cành cây cao.
Hót thời tan giấc chiêm bao.
Chẳng cho hồn thiếp được vào Liêu Tây.
Tôi cũng mê bốn câu thơ trên vào hạng nặng, nhưng vì quá thành ra mắc bệnh hay phân tích, nên có lúc tôi đã mạo muội chê cái bà chinh phụ ở trong th hi khó tính: mộng gì mà chẳng có lúc tàn; chỉ vì đương nằm mơ thấy chồng ở Liêu Tây, nghe thấy tiếng chim kêu, tỉnh mộng, mà sai thị nữ đánh đuổi cái hoàng oanh đi, thì cũng tội nghiệp cho chim quá.
Riêng tôi, chưa bao giờ tôi lại ghét chim như vậy; trái lại, nếu bây giờ còn nhớ lại cảm tính gì sâu đậm nhất đối với chim, ấy là tôi nhớ đến lúc còn nhỏ, vào những ngày tháng năm, chim khuyên, chim sẻ, chim sâu đã đánh thức tôi dậy vào lúc tinh mơ sáng.
Tinh mơ sáng tháng năm, trời trong vắt như lọc qua một tấm vải mầu xanh. Đó là lúc trời mát mẻ nhất trong một ngày, giấc ngủ của người lành mạnh tương đối vào lúc này ngon nhất, nhưng không bao giờ tôi dậy muôn là vì chính vào lúc đó thì các con chim bé nhỏ ríu ran tập hót ở trên các ngọn cây chung quanh nhà. Bao giờ cũng vậy, nghe tiếng chim hót như thế tôi cũng thức dậy, nhưng không mở mắt vội, cứ nằm mà nghe khúc nhạc của chim và tôi ưa nằm đoán một mình xem tiếng nào là tiếng chim sâu, tiếng chim khuyên, tiếng nào là tiếng chào mào, tiếng chích choè, và tiếng nào nữa là tiếng chim vu, bạc má…
Không khí thanh bình lúc ấy hiện lên từ trong ngọn gió, từ tiếng động ở trong nhà, từ cái xẻng của người phu xúc đất dắt vào trong đường rầy xe điện cho đến cái tiếng chổi chà cán dài ngòng của người quét đường làm việc một cách thong đong, nhàn nhã.
Chắc hẳn cũng có nhiều người vất vả, nhưng không hiểu tại sao dưới mắt tôi lúc đó, đời sống của người ta có vẻ nhẹ nhàng, bình dị, không bôn ba lo nghĩ quá đến đồng tiền như bây giờ để đáp ứng những đòi hỏi mỗi ngày mỗi nhiều hơn Bây giờ, thấy người ta giữa buổi trưa nắng nảy đom đóm mắt mà vẫn cứ chạy bù đầu ở ngoài đường để buôn bán làm ăn kiếm đồng tiền mua cái máy giặt, cái tivi, cái máy thu bằng… tôi ưa nhớ lại những buổi trưa tháng năm trước ở Bắc Việt, cũng oi, cũng nóng, cũng mồ hôi kê nhễ nhại, nhưng hầu hết người nào lúc đó cũng tự cho phép mình nghỉ xả hơi, kiếm một chỗ nào có gió mát để chợp mắt đi một chút.
Đường phố vẵn hẳn người đi lại. Nằm ở trong nhà nhìn ra bên ngoài thấy cái cảnh đêm của phố phường tự nhiên mình cảm giác thấy cái nắng cũng có vẻ nên thơ, tiếng giun tiếng dế nghe cũng có một cái gì thú vị, mà ngay đến sự uể oi của người ta cũng là thứ uể oi phong lưu chứ không phải vì quá lao tâm khổ trí mà thành ra kiệt sức. Hầu hết mọi người, ngoài thì giờ bôn ba tranh đấu sự sống còn ra, vẫn có một chút thì giờ để pha một ấm trà ngon nhắm nhót, cao hứng ngâm một vài câu thơ để mình lại nghe với mình, xong rồi tìm những đường phố mát thủng thỉnh đi chơi, xem cây thế, ngắm gió lan và nếu cao hứng hơn chút nữa thì đi tìm hàng mằn thắn gia dụng đậu ở đễn Vũ Thạch ăn một tô hay rẽ xuống chợ Hôm tìm hàng bánh cuốn ngon nhất thưởng thức vài miếng rồi tráng miệng một chén chè hạt sen long nhãn.
Ấy, cứ ăn bậy như thế lại ngon, chớ thật ra thì vào cái tháng này nghĩ đến cm đã ngán. Người vợ hiền biết ý chồng cứ phải nghĩ cách để thay đổi món luôn luôn cho cồng “dễ nuốt”: nay canh riêu cua, mai giò sống nấu với canh cải ngọt, mốt rau ngót nấu với trứng cáy ăn với cà… nhưng ta cứ phải thành thực nhận rằng ở Hà Nội, vào những buổi chiều tháng năm “đứng gió” người sang kẻ hèn đều có thể tự tạo một cái thú vô cùng thanh lịch mà ít đồng tiền: ấy là ăn bánh tôm ở trên hai bờ cỏ đường Cổ Ngư.
Cô Năm đã ra thăm ngoài Bắc lần nào chưa nhỉ? Thử tưởng tượng mà coi: một bên là Hồ Tây, một bên là hồ Trúc Bạch, giữa là con đường Cổ Ngư thẳng vút lên Nghi Tàm, hai bên viền cỏ xanh mưn mướt và san sát cây cao bóng cả Cứ vào khong năm sáu giờ chiều, nắng bắt đầu nhạt thì người ta dọn bàn ghế ra hai bên lề cỏ ấy bán cho những người đi hứng gió các thứ giải khát địa phương. Ngồi uống đỡ mệt rồi, mà thấy lòng phơi phới vì có gió mát từ hai cái hồ đẹp dâng lên, anh có thể bo khẽ chủ nhân đưa lên cho anh một đĩa bánh ăn chơi.
Bánh đây là bánh tôm – nhưng kỳ lạ lắm cô Năm à: nói cô đừng buồn, chớ thực quả là tôi thấy cái bánh tôm chiên bán ở tiệm, ở quán, ở chợ trong mười một quận đô thành nó vẫn thế nào, chớ không như cái bánh tôm ở đường Cổ Ngư Hà Nội. Cái bánh tôm chính cống ở Hà Nội không có khoai lang tẩm bột đánh với trứng vịt rắc lên trên, mà là thứ bánh chỉ hoàn toàn có bột và tôm thôi, ăn vào không ngán mà lại thm, chấm với xì dầu, giấm ớt, ngon không chịu được. Anh muốn ăn chiên già hay chiên non, tuỳ ý; nhưng chiên già hay chiên non cũng vậy, ăn cái bánh ấy, tôi đố người nào lại không da diết nhớ lại lúc còn đi học, kẹp cái cặp vào hai đùi, đứng ăn hai ba xu bánh tôm như thế và húp xì dầu giấm bao nhiêu cũng chưa thấy “đã”. Cái bánh tôm ấy, ăn không cần kèm các thứ rau, đã ngon rồi. Bánh tôm ỏ trên đường Cổ Ngư chính là thứ bánh ăn theo kiểu đó – mà chưa biết chừng lại thú hơn vì nhiều lẽ khác: vừa ăn bánh mình lại vừa được trời quạt cho khỏi nóng; thêm vào đó, sóng nước lại rì rào đập vào bờ như hát ru bao nhiêu cái nõn bà của biết bao nhiêu người. ối, vào những buổi chiều như thế thì nam thanh nữ tú thiếu gì chẳng sợ anh nhìn không xuể. Mà thương nhất là mắt cô nào cũng như mơ, nhìn anh mà anh biết ngay là thương yêu anh thực sự, y như thể mẹ thương con, em gái thương anh trai vậy.
Càng về tối, sóng càng tràn mạnh hơn vào vệ cỏ. Bây giờ, anh không còn thấy sóng rì rào nữa, nhưng có vẻ như thủ thỉ ân tình. Vừa lúc đó, người hầu bàn bưng một đĩa trái cây tráng miệng lên. Bà ấy cầm một quê bồ quân đưa lên miệng thì chính là lúc ông cũng vừa ngồi sát lại với bà ấy hơn chút nữa và bắt đầu kể chuyện ngày xưa:
“Ngày xưa – mình cũng chẳng nhớ là vào triều đại nào – có một ông vua nước ta đem quân sang đánh nước Chiêm Thành. Anh không nói giỡn đâu: nước mình ngày xưa hùng lắm, phần nhiều các nước hùng đều coi nước nhỏ là tiểu yêum không ra gì. Nhưng nước nhỏ còn khuya mới chịu đầu hàng. Quân ta bị Chiêm Thành chống lại, gặp nhiều trận thất điên bát đo. Có một lần chính nhà vua bị vây ở trong rừng núi và tưởng chừng phen này có thể cùng nhăn răng chết đói, nhưng may làm sao giữa lức khổ lên khổ xuống như thế thì chim rừng ở đâu bỗng tha đến cho một loại tráo cây nhỏ xíu, lớn hơn quả găng một chút, nhưng đẹp một màu huyết dụ mà ăn vào thì lại ngọt, có hột nhỏ như vạt vừng. Trái ấy nuôi tạm quân ta một hai ngày để cho ta kịp thời sửa sai, mở một đường máu ra để thoát.
“Trái ấy là trái bồ quân em đương nhấm nháp đó, em! Có nơi gọi là bồ quân, có nơi kêu là hồng quân, nhưng chính tên nó là phù quân, vì nhà vua nhớ lúc bị vây, có loài chim đem loại trái cây này để cứu, nên gọi như thế để kỷ niệm một thứ quả đã cứu vua chúa và quân quan thoát nạn”.
Điểm đặc biệt nhất của bồ quân là không ăn từng vốc hay từng chùm, mà ăn từng trái, như trái xơri; nhưng xơri bán từng lon, chớ bồ quân thì xâu vào một cái que, mỗi que chừng dăm sáu trái, khi nào ăn thì tỉa ra từng quả để cho mình vừa suy nghĩ vừa ăn.
Nói không phải nịnh, chớ miền Nam nước Việt nhiều trái cây không chỗ nói, mà trong đó có nhiều thứ ở Bắc không thể lấy giống đem ra trồng. Muốn trồng thế nào, xoài trong này đem ra ngoài ấy cũng thành ra muỗm còn sabôchiê, vú sữa, sầu riêng, cốc, ô mai, măng cụt… cho đến lúc đất nước chia đôi, tôi vẫn chưa thấy ai gây được giống… ít lâu nay, ta đã thấy có trái sấu bán kí lô cho túi nilông để các bà nội trợ mua về nấu canh; ta cũng thấy quất, hồng Lạng, cam sành… nhưng riêng tôi cm thấy như từ một thế kỷ nay không được trông thấy trái phù quân xâu vào que là một, qu nhót là hai, qu cậy là ba, quả vải là bốn, quả hồng bì là năm…
Thật ra lúc nào thức đêm nhiều xót ruột, chán cảm nhấm nhót trái cây của miền Nam nước Việt thân yêu, tôi vẫn nhớ đến năm người bạn lâu ngày không gặp đó, nhưng sang đến tháng năm tôi phải nói thực là có lúc nhớ quả nhót đến thèm… rỏ dãi!
Ấy là vì tháng năm là mùa nhót, nhưng làm cho tôi nhớ nhót nhiều chính là tại vì nhà nào ở Bắc, vào ngày tết Đoan ngọ, mồng năm tháng năm, cũng giết sâu bọ bằng rượu nếp, mện, nhót và bỏng bộp. ờ, mà nghĩ cũng thật tình thật. Sống vào cái thời đại mới này, mỗi khi muốn phát động một chiến dịch gì, gây một phong trào gì, kỷ niệm một ngày lịch sử gì ta vẫn thấy dán khẩu hiệu ầm ầm, bắc loa đi cổ động nhân dân sa sả thế mà có nhiều lúc nhân dân cũng lười biếng chẳng theo; vậy mà sao cứ đến mấy ngày lễ vớ vẩn ở đâu, chẳng cần cổ động, chẳng căng biểu ngữ, chẳng hô khẩu hiệu mẹ gì mà dân vẫn cứ tự động theo răm rắp? Cứ lấy cái ví dụ người mình, nghìn nhà như một vạn nhà như một, tự động ăn tết Đoan ngọ thì đủ biết.
Ở thành thị vào cái tháng này, người ta lo làm ăn. Mỗi phố tổ chức lễ vào hè riềng biệt đã phờ râu ra rồi. Còn ở nhà quê, càng bận, vì tháng năm là tháng làm mùa:
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để cho ta lại làm mùa tháng năm.
Sớm ngày đem lúa ra ngâm,
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra.
Gánh đi, ta ném ruộng ra,
Đến khi lên mạ thì ta nhổ về,
Lấy tiền mượn kẻ cấy thuê,
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,
Nước ruộng vơi mười, còn độ một hai.
Ấy thế mà tôi đố ai thuyết phục nổi nhà quê cũng như thành thị đến ngày mùng năm cứ cắm đầu làm việc, không ăn tết Đoan ngọ đấy. Không bao giờ, không bao giờ.
Đến cái lớp tôi lớn lên, bị ảnh hưởng của văn minh Âu Mỹ cứ kể đã là sâu cay lắm, tôi cứ phải thú thực là không có một năm nào tôi bỏ được cái tục giết sâu bọ – mặc dầu tôi đã làm cách mạng bản thân, không nhuộm móng tay móng chân bằng lá móng như hồi còn bé tí.
Vào những ngày bé tỉ tí ti đó, bố mẹ tôi cho người đi mua lá móng về cho vào cối giã từ ngày mùng bốn để đến tối thì phát cho mỗi đứa con một chút. Anh em chúng tôi đem cái thứ lá giã nhỏ đó đắp vào mười đầu ngón chân, mười đầu ngón tay rồi lấy những miếng vải nhỏ quấn lại một đêm để sáng tinh mơ hôm sau thức dậy mở ra ngắm nghía và hành diện vì móng tay móng chân mình đỏ chói mầu gạch cua bể luộc.
Bên cạnh cuộc cách mạng nhuộn móng chân móng tay, tôi lại bỏ luôn cái lệ mua “bùa tua bùa túi” để đeo vào nút áo hầu tránh tà ma quỉ quái; nhưng trước sau, du các ông nhà báo đả kích thế nào cũng mặc, cứ đúng sáng sớm mùng năm tháng năm là tôi phải giết sâu bọ bằng cháo trắng, rượu nếp và các thứ trái cây mà vợ đã đi chợ Mơ, Ô Cầu Dền mua cả đống về từ hôm trước.
Nhớ đến như thế thì làm sao mà quên được là có nhiều lần hai vợ chồng cặm cụi đồ xôi cả ngày rồi rắc men, rồi ủ, rồi đêm thức dậy dở ra xem đã có nước chảy xuống thau chưa và bàn bạc có nên rút bớt lại không hay cứ để nguyên thế cho tới sáng… Này em ạ, cái rượu nếp này ăn thì ngon thật, nhưng làm công phu quá.
Hay là từ giờ ta cứ mua béng về ăn, tội gì mà vất vả cái thân thế này, mệt quá.
Vợ không chịu, nhưng rồi cũng chiều chồng. Thực thế, cứ sáng mùng năm tháng năm, các đường phố Hà Nội ngày xưa đâu cũng sang sảng tiếng rao rượu nếp. Kêu một hàng vào mua, cả nhà ăn, chỉ mất hơn hào chỉ là cùng, nhưng có phần thú hơn của nhà làm, không những vì các bà bán hàng này là những chuyên viên làm rượu nếp, mà còn vì lẽ nữa là từ cái chén đến đôi đua của họ cũng hợp lệ bộ hơn.
Mấy năm gần đây, ở miền Nam, người Bắc di cư cũng làm rượu nếp bán rong, đựng rượu nếp vào những cái bát như bát ăn cm và dùng muỗn để xúc lên ăn như ăn chè đậu xanh, đậu đỏ.
ăn rượu nếp ra ăn, đâu có tàn nhân thế! Cái chén đựng rượu nếp phải là những cái chén nhỏ như chén chè, còn đũa dùng thì là một thứ đũa riêng vót bằng tre cật, ngắn bằng hai ngón tay, tròn trịa, nhẵn nhụi mà lớn chỉ hơn cái tăm bông một chút. Tôi van cô bạn đứng có lấy đôi đũa xinh xinh đó để và lùa một mạch vào trong miệng tươi hơn hớn, mà tôi xin cô khẽ cầm đua xới từng hạt rượu nếp lên, để lên đũa rồi thong thả nhấm nhót từng miếng nho nhỏ, be bé và cô sẽ thấy cái rượu ấy nó ngọt biết chừngnào, cái nếp ấy nó ngậy, nó thm, nó bùi, nó bổ biết chừng nào!
Ở miền Nam, tôi đã thử căn cơm rượu, ăn không và có khi ăn lẫn cả với xôi. Bảo rằng cơm rượu này không ngon, không đúng; mà bảo ngon, lại cũng không đúng nữa. Có lẽ tôi chê vì thành kiến, nhưng tôi cứ phải nói thực là cái thức cơm rượu viên từng cục nổi lềnh bềnh trong rượu không gây cho tôi một cảm xúc gì đặc biệt và có nhiều lần tôi đã có tìm hiểu xem tại sao tôi lại không thú cơm rượu bằng rượu nếp.
Có lẽ yếu tố đầu tiên là việc trình bày, sau đó là vấn đề nề nếp dùng để đồ xôi làm rượu. Nếu tôi có lầm xin cô Năm, cô Sáu, cô Bảy cô Tám, cô Chín, cô Mười cứ chỉ dạy cho tôi: rượu nếp Bắc làm bằng gạo lứt, loại nếp cái chưa giã, còn cm rượu thì làm bằng nếp trắng, riêng hai cái nếp đã khác nhau rồi và cái ngon, cái bùi của hai thứ đó cố nhiên là đã khác biệt hẳn nhau. Kẻ phàm phu này ăn cơm rượu cảm thấy hơi sường sượng và không mấy đậm. Chớ cái rượu nếp chính cống Bắc Việt thì là một cái gì khác hẳn: nó mềm, nó ngọt, nó lại bùi. Ngọt, bùi và ngậy là vì nếp lứt cái nó đã no đủ chất bổ rồi, một hạt nếp ấy để lên trông chẳng khác một con rệp ăn no bụng sệ: còn cái hạt nếp trắng thì nó dài, chỉ lớn hn hạt gạo tẻ một chút, trông yếu lắm. Còn mềm? Theo tôi, đó là vì làm rượu nếp đòi hỏi nhiều công phu hơn làm cơm rượu. Làm cơm rượu, người ta ngâm nếp rồi đồ lên như đồ xôi là đủ. Rượu nếp không thế người nội trợ sành sỏi không ngâm gạo, nhưng đồ lên như đồ xôi một lần, dỡ ra nia, xả nước lại đồ lên lần nữa, rồi mới đỡ ra nia, “sềnh” ra, chớ lúc nào nguội mới cho vào rá, cứ một lần nếp mỏng thì lại rắc một lần men làm bằng thuốc Bắc, rồi lấy lá chuối, lá khoai ngứa hay lá sen ủ lên cả Nước rượu chảy như giọt nước đồng hồ ngày xưa xuống một cái thau đặc sẵn dưới cái rá nếp đồ…
Ai bảo giết sâu bọ như thế là nuôi sâu bọ? Tôi thú thực theo học Tây từ thuở bé, cũng biết ấm ở nói chuyện khoa học như ai, nhưng tôi xin nói với các bạn một điều: nếu giết sâu bọ như thế là phản khoa học, tôi thích phản khoa học cả đời, vì rượu nếp ăn quá ngon, sướng quá, “thần sầu” quá.
Mà không phải tôi chỉ phản khoa học như thế mà thôi đâu: rượu nếp ăn rồi, tôi lại thích ăn liền roi mện – Hỡi ơi, mận Thất Khê to bằng quả đào, cắn một miếng ngập răng mà ngọt, dám chắc không có thứ mận Đà Lạt nào sánh kịp – ăn luôn cả một vốc nhót cho nó đau bụng luôn đi, nhưng năm nào cũng “giết sâu bọ” như thế, tôi chẳng thấy đau bụng bao giờ hết! Chính vì “được trời thương” như thế cho nên ở giữa cái thời buổi mà người ta kêu là “thời buổi hoả tiễn” này, nằm ở cái rốn Sài Gòn mà bài hát ca ngợi là “đẹp quá”, tôi vẫn hủ hoá nhằm ngày tết mùng năm thì cứ “giết sâu bọ” như thường – bất di bất dịch!
Ở đây, tôi giết sâu bọ bằng uýtky, mạcten, rượu Minh Mạng nhắm với củ kiệu, mãng cầu, khế xanh, cốc tím, xoài ang ca, vú sữa. Vừa giết sâu bọ như thế, vừa nhớ lại lúc còn ở Bắc Việt, có một vài lúc, tôi muốn kêu trời lên một tiếng để xem trời có cách gì cho tôi được ăn một qu nhót, và chỉ một quả thôi, để cho đỡ thèm thuồng, nhớ tiếc. Nhớ như thế nào, có phi là tiếc nhớ thèm thuồng riêng quả nhót thôi đâu, mà thèm thuồng tiếc nhớ cả một thuở thiếu trời xanh mướt mộng thần tiên, đi học về, mua nhót đầy hai túi áo, lấy ra từng quả xoa vào cái tay áo maga cho hết bụi phấn rồi bóp cho mềm, chấm muối ớt, mút sì sà sì sụp.
Đó là nhót chín.
Nhót xanh thì lại nhớ cách khác, nhớ là cứ vào cái khoảng cuối tháng tư, đầu tháng năm, vợ mua nhót xanh về nấu canh ăn sướng quá, sướng không biết thế nào mà nói. Cái trái cây gì gớm ghiếc: trông như quả trám màu bạc ố, bóp hơi mềm mà đem nấu canh thì không thể có cái gì ăn ý với thịt thăn hơn: Khế nấu riêu cua, sấu dầm nước mắm ớt chấm với rau muống luộc, nhưng nấu canh thịt ba chỉ hay thăn, để cho dễ nuốt vào mùa hè, không có gì hơn là nhót. ăn như thế mới là hợp với… lẽ trời, sai đi thì hỏng kiểu.
Giết sâu bọ vào những ngày mồng năm tháng năm mà ăn nhót chính hay nhót xanh đều thú cả. Tôi không biết các nhà khoa học vì lẽ gì bảo giết sâu bọ mà ăn rượu nếp, nhót, mận thì là nuôi sâu bọ, nhưng tôi thì cho rằng nếu ăn như thế mà có bị Tào Tháo đuổi thì bát quá cũng chỉ là một cách xổ thôi: người Việt Nam không có cái thói quen uống thuốc xổ ba tháng một lần như lời ông đốc tờ chỉ bảo, nếu một năm có trót dại xổ một lần cho nhẹ bụng, chắc cũng chẳng chết ai đâu mà sợ.
Có lẽ nhiều người nghĩ như vậy nền vào ngày tết Đoan ngọ họ ăn chí tử; ăn bao nhiêu thứ đó cho là chưa đủ, đến bữa trưa, nhiều nhà lại ăn bún xoá vịt, tố thêm dưa hất rồi đi tắm với nước đun với lá chanh và vỏ bưởi. Tắm như thế, theo nhiều người, trừ được nhiều thứ bệnh cũng như có nhiều người tin rằng nếu chính giữa trưa mùng năm tháng năm mà trời đổ mưa hứng lấy nước ống máng bôi vào những ngón tay “xước mang rô” thì sẽ hết hẳn, không bao giờ trở lại, hay sắc vỏ cây bưởi bong để uống sau khi ăn đủ các thứ “độc” vào bụng rồi thì không còn sợ đau bụng nữa.
ấy, chính vì tin như thế, cứ mỗi khi tết Đoan ngọ tới thì tôi ăn th cửa, chẳng lo âu gì hết và tôi tiếc rằng ở đây người ta không còn được hưởng những thú lặt vặt như thế nữa. Còn gì chán đời hơn là cứ mỗi khi ăn một thứ gì, uống một chất gì, người ta lại cứ phải tự hỏi xem thức ăn ấy, đồ uống ấy lợi hại ra sao và có đủ chất bổ không.
Bổ càng hay, nhưng thích mà không bổ cũng cứ ăn ăn cho đã. ở đây, xoài tháng năm nhiều vô kể mà thơm, mà ngọt cứ lừ đi, chẳng lẽ vì thầy thuốc bảo là nóng mà phải chịu buộc mồn buộc miệng hay sao? Mà tính tôi lại thích hồng bì, nói dại đổ đi, bây giờ có ai ở Bắc Việt vào cho một mớ, vở cứ bóng như da đồng, ăn mới đến môi đã trôi đến cổ, mà bảo tôi đừng nên đụng tới vì sợ kiết lỵ hay phi chánh trị, nghe sao… vô được!
Bắc Việt mền thương ơi! Nhớ Bắc Việt ngày trước quá, nhớ sao nhớ quá thế này! Mà càng nhớ lại càng yêu, vì Bắc Việt ngày trước tự việc nhỏ đến việc to, từ khía cạnh ngày sang phưng diện khác, lúc nào cũng giữ nguyên được đặc tính của mình, không bị chi phối, không bị ai cho được vào trận hoả mù để rồi từ đó bỏ đặc thái của mình đi tìm cái mới lại chưa chắc đã là bổ ích, chưa chắc đã hợp với dân tộc Việt.
Đừng ai thấy thế mà bảo rằng mình không tìm tòi, học hỏi thêm. Không. Mình muốn tiến luôn, nhưng bảo mình bỏ tết Đoan ngọ vì nó hủ lậu không hợp thời, nhất định mình không chịu. Có khi chính vì thế mà mình lại yêu tháng năm hơn nữa cũng nên bởi vì tháng năm có tết Đoan ngọ… mà nhớ đến bao nhiêu phong tục của nước ta đã tạo nên một nền văn hoá oai hùng mà bao nhiêu ngoại nhân muốn cắt ngọn đều tỏ ra bất lực.
Trời tháng năm nóng quá, đêm mời bắt đầu có ngọn gió phe phẩy đuổi cái nóng đi. Hai vợ chồng kê cái giường tre ra nằm ở dưới gốc bưởi trước nhà, nhắc lại cái bữa bún xoá vị buổi trưa không được hoàn toàn xứng ý vì măng ninh chưa nhừ. Mặc dầu có giò mát rồi, chồng vẫn quen tay quạt cho vợ và nói nhỏ:
– Làm thế đã ngon chán rồi, đừng nghĩ nữa. Ngủ đi. Em không biết đêm tháng năm chưa nằm đã sáng đấy ư?
Chập chờn nửa tỉnh nửa say, vợ đáp lại chồng, nhưng nói như thế là nói cho chính lòng mình nghe vậy.
-… Chưa nằm đã sáng thực, những đêm ngắn lại càng hay, chớ có làm sao đâu. Em yêu đời quá, mình ơi, ngủ nhiều thấy phí phạn quang âm quá.
Bên kia bức tường hoa, con đỗ vũ sầu đưa giọng khắc khoải trầm trầm như ru người ngủ vào một thế giới đầy những lầu hoa điện ngọc, thỉnh thỏang lại bay lên ngạt ngào tiếng địch quyện vào bóng lá của những hàng thuỳ dương xanh biếc.