Nguyễn Hợp Minh
TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM
PHẦN THỨ HAI
Một Góc Nhìn Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc
Căn cứ một góc nhìn lịch sử dân tộc trong gần 5.000 năm , có thể tóm kết văn minh Tín ngưỡng Cổ đại Việt qua 4 trong rất nhiều nhân tố cơ bản sanh khởi thành bản chấtdân tộc và bản sắc văn hóa tâm linh nhân bản Việt tộc .
Bốn nhân tố sanh khởi ấy gồm có :
1/ Bản sắc văn hóa tâm linh nhân bản, hiếu sinh, hiếu hòa, khoan dung, tha thứ , tương ái , của dân tộc
2/ Ðộng lực tạo thành sức mạnh đoàn kết dân tộc dựng nước, giữ nước trường tồn
3/ Ngôn ngữ của tín ngưỡng thờ kính Tổ Tiên và Nhân Thần trong 54 sắc tộc Việt Nam
4/ Tác động đến tinh thần truyền thống tự chủ, tự vệ chánh nghĩa , bất khuất ngoại cường.
1 – Bản sắc văn hoá nhân bản , hiếu sinh, hiếu hòa, khoan dung, tha thứ, tương ái của dân tộc
Bản sắc văn hoá nhân bản hiếu sinh hiếu hòa , khoan dung tha thứ, tương ái của dân tộc Việt phát khởi từ thời cổ đại . Tuy có nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn do xuất phát từ chiến thắng thiên tai, thú rừng , côn trùng, tai họa do giặc ngoại xâm gây ra.
Dân tộc Việt đã khắc phục mọi gian lao thách đố gay go để vượt qua và dung hóa được các nền văn hóa ngoại nhập trong tương ái, hòa bình.
Một ví dụ biểu trưng trong lịch sử hơn năm ngàn năm về trước, Việt tộc chỉ là một tiểu quốc trong cơ cấu Bách Việt sinh sống ở phía nam sông Dương tử. Lúc bấy giờ Hán tộc chỉ là một Bộ tộc sinh sống miền Hoa bắc, vùng Vị thủy, Sơn đông.
Năm 214 tr. TL , Tần thủy Hoàng đem 50 vạn quân và hàng ngàn tướng lãnh thiện chiến do gồm thâu lục quốc sang xâm lăng Âu Lạc (tên quốc gia Việt thời xưa). Lúc ấy dân số Việt tộc chỉ có một triệu người.
Dân chúng Việt tự động rút lui vào núi cao rừng sâu, thực hiện vườn không nhà trống’ , áp dụng chiến tranh du kích, lấy thuyền làm xe, lấy chèo làm ngựa, đến như gió thoảng, đi khó đuổi theo. Dân Việt chế tạo ra hai loại chiến thuyền Ðinh và Tu Lư , dùng thủy chiến và đầm lầy, dàn binh mai phục , phá hủy lương thực, tiêu hao dần mòn Kỵ binh và Bộ binh của quân Tần .
Lưu An, Sử gia Trung quốc viết trong sách Hoài nam tữ Q. 18 Thiên ‘nhân gian huấn’ rằng:
“Quân Tần bị sát hại, máu chảy, thây chết có tới trăm ngàn”.
Tần thủy Hoàng phải xin đình chiến, cam kết rút hết quân về nước.
Ba năm chiến đấu gian khổ , khi chiến thắng giặc Tần tàn ác, dã man xâm lăng, nhưng dân Việt hiền lương, hiếu sinh, hiếu hoà, khoan dung tha thứ , trên thế mạnh , vẫn chấp nhận đề nghị đình chiến, giảng hòa, tha chết cho tù binh và bại binh Tần được an toàn rút lui về nước.
Từ đầu thế kỷ TL. tam giáo Phật, Khổng Lão (PKL) ngoại bang du nhập , tuy nghi thức thực hành khác nhau, nhưng đều có chung mục đích là truyền bá giáo pháp, gây ảnh hưởng tinh thần trong phong hóa và tư tưởng dân tộc Việt. .Bản chất dân Việt hiền lương, khoan dung, tha thứ, tương ái nên dễ chấp nhận cho cả ba giáo phái PKL được tự do truyền bá giáo pháp và lưu hành bình đẳng trong hòa bình.
Sức mạnh tâm linh của huyền thoại Tiên Rồng và Tín ngưỡng Thờ kính Quốc Tổ, thờ kính Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, tôn kính Nhân Thần của dân tộc Việt đã dung hóa và Việt hóa các giáo pháp PKL trong hoà bình suốt hai ngàn năm qua cho đến nay.
2- Ðộng lực tạo thành sức mạnh đoàn kết dân tộc dựng nước và giữ nước trường tồn.
Huyền thoại Tiên Rồng và Tín ngưỡng thờ kính Quốc Tổ, thờ kính Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, tôn kính Nhân Thần qua các hàng chục ngàn lễ hội, đình đám, cúng tế hằng năm tại các Ðình, Ðền , Miếu, Phủ, Từ Đường oai linh, hùng vĩ của hằng chục ngàn Liên Xã, Thôn, Buôn, Sóc trong 54 sắc tộc Việt nam toàn quốc , liên tục gần 5.000 năm qua vẫn trưởng tồn lưu truyền đến hiện nay.
Ðó là động cơ căn bản tạo thành sức mạnh đoàn kết dân tộc dựng nước hùng mạnh , giữ nước bền vững với tinh thần tự chủ, tự cường, tự vệ chánh nghĩa, bất khuất ngoại cường, thấm sâu vào huyết thống dân tộc, trở thành truyền thống yêu nước và sức mạnh ngoại kháng oanh liệt quyết định thắng lợi cuối cùng.
3 – Ngôn ngữ của Tín ngưỡng thờ kính Tổ Tiên và Nhân Thần của 54 sắc tộc Việt Nam
Ngôn ngữ của Tín ngưỡng thờ kính Quốc Tổ, thờ kính Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, tôn kính Nhân Thần thể hiện nơi bản sắc văn hoá tâm linh tâm thức, trí lực của dân tộc , qua hàng trăm ngàn thể loại dân ca, vũ nhạc, nhạc cụ, võ thuật công nghệ, điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật, học thuật, hội họa, mầu sắc y phục, nghi thức lễ phục, trò chơi dân gian, phong tục, tập quán và hàng trăm ngàn thể điệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, phương ngữ …vvv… của 54 sắc tộc Việt tự chế biến, sáng tác, chế tạo từ năm ngàn năm đến nay.
4 – Tác động của Tín ngưỡng thờ kính Quốc Tổ, thờ kính Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, tôn kính Nhân Thần trong truyền thống tinh thần tự chủ, tự cường, tự vệ chánh nghĩa, bất khuất ngoại cường.
Bản sắc văn hóa tâm linh trong Tín ngưỡng thờ kính Quốc Tổ, thờ kính Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, tôn kính Nhân Thần còn tác động đến tinh thần đoàn kết toàn dân giữ nước.
Khi quốc gia nguy biến. Huyền thoại Tiên Rồng và Tín ngưỡng thờ kính Tổ Tiên có hiệu lực tương dung, tương nhượng , hóa giải nội tranh, sáng tạo chiến thuật phòng ngự kiên cố về quốc phòng, noi gương Tiền Nhân, dùng mưu lược nhu thắng cương, khiêm tốn, nhún nhường về ngoại giao, tạo tương quan thế lực đoàn kết dân tộc , đoàn kết lân bang, tạo thời cơ lấy Đại Nghĩa thắng hung tàn , đem Chí Nhân thay cường bạo .
Đoàn kết dân tộc, dùng mưu lược yếu thắng mạnh , trở thành vũ khí chiến lược linh hoạt có hỏa lực công phá mãnh liệt vô song theo sự tân tiến hoá kỹ thuật đương đại để tự vệ giữ nước quyết định chiến thắng.
PHẦN THỨ BA
Sở hữu tâm linh, bản năng tư hữu : gia đình, tổ quốc, tín ngưỡng qua phong tục tập quán, dân ca, giỗ chạp, hội hè, đình đám, trò chơi dân gian…vvv… của 54 sắc tộc
1 – Sở Hữu Tâm Linh
Người dân Việt có thói quen thường chiêm nghiệm, tiên đoán , tiên tri, dự phòng các sự việc liên quan đến cuộc sống, lẽ sống , đời sống cả về tinh thần lẫn vật chất, kể cả thiên nhiên và nhân sinh vạn vật hữu tình và vô tri, xét nghiệm nhân tình, thế tháì, hiện tại và tương lai …vvv…
Tóm lại, đó là biểu trưng của sở hữu tâm linh dân tộc Việt qua ca dao, tục ngữ bình dân Việt Sau đây là một vài ví dụ :
Chiêm nghiệm về thiên nhiên
– Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
– Muốn ăn mùa tháng 5, xem trăng rằm tháng 8.
– Cơn mưa đàng Ðông vừa trông vừa chạy,
– Cơn mưa đàng Tây đổ cây, đổ cối,
– Cơn mưa đàng Nam vừa làm vừa chơi,
– Cơn mưa đàng Bắc lắc rắc vài hột.
– Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang,
– Mây kéo lên rừng thì mưa như trút.
– Gió bắc hiu hiu, sếu kêu thì rét.
– Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão …vvv…
Tiên đoán về nhân tình, thế tháì
– Dò sông dò biển dễ dò,
Nào ai lấy thước mà đo lòng người.
– Làm sao thày bói soi gương,
Thày tu chải tóc, cá mương hóa rồng.
– Mai mưa, trưa nắng, chiều giông,
Trời còn thay đổi huống lòng người ta.
– Thuốc Nam đánh giặc. thuốc Bắc lấy tiền.
– Giàu sang lắm kẻ tới nhà,
Khó khăn nên nỗi ruột rà xa nhau.
– Khi chưa thì lụy trăm đường,
Ðược rồi thì lại phủ phàng làm ngơ.
– Dân sao một hẹn thì nên,
Quan sao chín hẹn mà quên cả mười.
– Trách ai đặng cá quên Nơm,
Ðặng chim bỏ ná, quên ơn vội thù …vvv…
2- Bản Năng Tư Hữu
Gia đình là nền tảng của xã hội. Mỗi gia đình có một phong cách sống đặc thù hoặc ham danh lợi, hoặc thích sống tự do ngoài vòng kềm tỏa quyền lực , hoặc mưu cầu một cuộc sống giàu sang bất chấp tham, sân, si, vọng tưởng…vvv… Ðó là đặc trưng của bản năng tư hữu biệt nghiệp, cá thể trong cộng đồng, cộng nghiệp xã hội…
Mỗi người đều sẵn có tự thiên nhiên tánh, tự mình coi trọng quê hương, sinh quán mình, đất nước mình. Ðó là bản năng nhân tính đặc thù của loài người nói riêng và của các sinh động vật nói chung.
Người là sinh vật cao nhất trong muôn vạn loài sinh vật . Vì Người có trí tuệ , ngôn ngữ và đạo đức. Ðó là biểu trưng của tín ngưỡng và huyền thoại trong kiếp sống Người và là nguồn gốc của lể hội, đình đám, ca vũ , phong tục , tập quán …vvv… của các sắc tộc, nói chung trong loài người.
Nửa cuối thế kỷ XIX, Thực dân Pháp xâm lăng và thống trị Việt Nam.
Chủ trương chính sách của thực dân là dùng vũ lực và hình luật cưỡng chế, cướp đoạt , độc quyền toàn bộ tư hữu tài sản, lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…vvv…của dân tộc Việt nam.
Rõ ràng nhất là từ năm 1862 đến tháng 3 năm 1945, thực dân Pháp đã ra sức chiếm hữu sức lao động nông dân Việt, bóc lột kinh tế tài sản của dân Việt, độc quyền khai thác khoáng sản, nông lâm ,thủy, hải sản , chiếm đoạt toàn bộ tài nguyên thiên nhiên của rừng, núi , sông, biển, đất đai quốc gia Việt làm giàu cho Pháp quốc .
Dân tộc Việt tự động võ trang nổi dậy đánh đuổi thực dân Pháp liên tục từ năm 1862 – 1884 – 1930 – 1945- đến năm 1954 mới khôi phục sở hữu chủ quyền quốc gia, phục hưng quyền tư hữu lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên của dân tộc.
Thực dân Pháp đầu hàng, cam kết rút hết quân về nước giữa năm 1956…..Nhưng đột biến bất ngờ, ngay sau 30 tháng 4 năm 1975, một thế lực phương Tây khác , áp dụng chính sách cướp đoạt kinh tế và thống trị nông dân Việt của thực dân Pháp, tinh vi và khắc nghiệt hơn thực dân Pháp, khống chế chủ quyền dân tộc Việt Nam.
3 – phong tục tập quán . ca dao, tục ngữ
Từ nửa cuối thế kỷ XX, Việt Nam do các Ðảng Cộng sản , Ðảng Lao Ðộng, Ðảng Tân Dân Chủ (Dân chủ Nhân dân chuyên chính), Ðảng Xã hội, Ðảng Cần Lao Nhân vị, Ðảng Cách Mạng Quốc gia, Mặt trận Tổ quốc , Mặt Trận Dân tộc ‘giải phóng dân tộc miền Nam Việt nam’ …vvv…cầm quyền dưới sự bí mật lèo lái của Quốc tế Vô sản do Liên xô và Trung cộng cầm đầu theo học thuyết kinh tế chính trị Mác Lênin một bên và bên kia quân lực Hoa kỳ chống Quốc tế Vô sản viện trợ kinh tế , quân sự …..cho Miền Nam Việt Nam
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam theo chiến lược toàn cầu mới đối với Âu châu và Á châu. Chỉ còn lại Liên xô, Trung Cộng và Ðảng Cộng sản theo học thuyết Mác Lênin thay thế chủ nghĩa thực dân được Pháp tuyên truyền là “khai phá văn minh , dân chủ, công bình bác ái” vào cuối thế kỷ XIX ở Việt nam.
95% dân số Việt nam toàn quốc là Nông dân chất phác, hiền lương hiểu giản dị học thuyết Mác Lênin là Ba không : không Gia đình, không Tôn giáo, không Tổ quốc.
Tháng 8 năm 1991, học thuyết Mác Lênin bị nhân dân Liên xô , Ðông Âu, Tây Âu loại bỏ. Hải quân hạch nhân của Liên xô chiếm đóng Hải cảng Cam Ranh của Việt nam từ năm 1958 tự giải ngũ.
Thập niên thứ hai, đầu thế kỷ XXI, Tín ngưỡng thờ kính Quốc Tổ
Hùng Vương, thờ kính Ông Bà Tổ Tiên và nông dân cùng trí thức dân tộc Bắc Trung Nam liên tục tự chủ, tự phát đấu tranh bất bạo động, bất khuất bạo quyền đã thức tỉnh và cảm hoá được thành phần trẻ có học thức, có tinh thần quốc gia dân tộc, có óc cầu tiến, có suy tư về Dân quyền , Dân chủ, lo lắng về sự sụp đổ cơ chế quyền lực tự phong, chuyên xảo trá, lừa phỉnh và cưỡng từ đoạt lý…vvv…
Nhìn chung , nông dân và trí thức dân tộc toàn quốc và Việt kiều ở hải ngoại đã kiên trì và liên tục đấu tranh đòi cơ chế chính trị quyền lực không minh bạch đối với nông dân toàn quốc phải thay đổi cách ứng xử đối với trí thức dân tộc và nông dân , nhất là nông dân lao động sản xuất nông nghiệp và thủy sản miền đất phương nam Việt nam sau 30 tháng 4 năm 1975.
Nông dân các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long miền đất phương nam Việt Nam là nguồn sản xuất lúa gạo nuôi sống dân tộc , làm giàu đất nước . bị quyền lực tự phong phi sản xuất bóc lột bằng thuế khóa, ép giá mua rẻ mạt hoa mầu, không trả tiền hoặc trả tiền chậm trễ, không sòng phẳng, độc quyền cung cấp giá cao hàng giả …vvv…gây cho nông dân miền nam đói nghèo nợ lãi ngân hàng, nợ nóng đảng viên chồng chất, cảnh bán vợ đợ con xảy ra sau 30 tháng 4 năm 1975 đến nay thật thê thảm ở nông thôn miền đất phương Nam Việt nam .
.Với kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại, tâm linh nhân bản và tinh thần truyền thống tự chủ bất khuất bạo quyền, không sợ tù đầy gian khổ, nhờ thế , trí thức trẻ trong nước tự diễn biến bước đầu , chuyển hóa được ba không Mác Lênin thành 3 đức tin phục hưng và tôn kính Gia đình Tổ quốc Tín ngưỡng, bác bỏ tam vô :
1/ Phục hưng Gia đình là thành phần cá biệt trong xã hội , là nền tảng của Cộng đồng Quốc gia dân tộc.
2/Phục hưng Tín ngưỡng thờ kính Quốc Tổ Hùng Vương, thờ kính Ông Bà Tổ Tiên và các Nhân Thần Phù Ðổng Thiên Vương, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi, Hoàng Đế Quang Trung …vvv… là sức mạnh linh thiêng tổng hợp tạo chiến thắng cường lân phương Bắc .
Tín ngưỡng thờ kính Tổ Tiên và truyền thuyết Tiên Rồng Việt nam, có khà năng đoàn kết toàn dân, trấn áp mọi uy hiếp quân sự, hăm doạ chiến tranh , chiến thắng ngoại xâm , bảo vệ an ninh Tổ quốc, thu hồi toàn vẹn lãnh thổ và hải đảo.
3/ Tôn vinh lá cờ ngũ sắc cổ đại Việt tộc là đặc trưng của Tổ quốc Việt Nam..
4 – Những tiên tri thời sự qua Ca dao, Tục ngữ.
Nhận thức theo tâm linh nhân bản và tinh thần tự chủ bất khuất cổ truyền của dân tộc qua Ca dao , Tục ngữ bình dân Việt, đã ứng dụng hiệu quả , có kinh nghiệm thiết thực, tiên tri về nhửng loại mưu lược gian xảo của mọi thứ quyền lực dựa thế lực kinh tế, chính trị, quân sự ngoại bang tự phong thống trị bằng bạo lực, hình luật …vvv… đều có hậu quả tương tự :
– Giả quá hóa thật (Lộng giả thành chân)
– Một nhà hai chủ không hòa,
Hai Vua một nước ắt là không yên.
– Sinh không trở lại hoàn không,
Khó ta, ta chịu, đừng mong giàu người.
– Tranh quyền cướp nước chi đây,
Coi nhau như bát nước đầy là hơn.
– Ong làm mật mà không được ăn,
Yến làm tổ mà không được ở.
– Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà củng một mẹ chờ hoài đá nhau.
– Ham chi tấm áo của người,
Họ cho ta mặc lại đòi lại ngay.
– Ăn sung ngồi gốc cây sung,
Lấy anh thì lấy nằm chung không nằm.
– Nước giữa dòng chê trong, chê đục,
Vũng nước trâu dầm, hì hục khen ngon.
– Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa Hồng chẳng thơm.
– Long đong nay ngược mai xuôi,
Ðỉnh chung là cạm trên đời hay chi.
– Khôn tính dài, dại tính ngắn,
Khôn tính vạn đại, dại tính nhất thời.
– Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
– Lưỡi người sắc bén như dao,
Bụng sâu như biển, chí cao như trời.
– Những người hữu thủy vô chung
Là người tệ bạc tin dùng mà chi.
– Thương người người lại thương ta
Ghét người mình lại hóa ra ghét mình
– Bần thanh hơn phú trọc
– Của làm hư nết
– Cơm người khổ lắm Mẹ ơi,
Chẳng như cơm Mẹ vừa ngồi, vừa ăn.
– Bao giờ dân nổi can qua,
Con Vua thất thế lại ra quét Chùa.
– Quan nhất thời, dân vạn đại.
– Nực cười châu chấu đá xe,
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.
– Thà làm quỷ nước Nam,
hơn làm vương đất Bắc (Lời Tướng Trần Bình Trọng )
– Có lòng trắc ẩn mới ra con người (Lời Cụ Phan Bội Châu)
– Chính sách Kinh tế, chính trị, khoa học phục vụ con người
Không phài con người phục vụ kinh tế chính trị (Dân Oan)
– Con người có Tổ có Tông,
Như cây có cội như sông có nguồn …vvv…
PHẦN THỨ TƯ
miền đất phương nam Việt Nam trong lịch sử dân tộc. đặc biệt 300 năm từ cuối thế kỷ XVIII liên tục đến đầu thế kỷ XXI , tự vệ, quyết thắng ngoại xâm
I – miền đất phương nam trong lịch sử dân tộc
Ðầu thế kỷ XIV, Thượng Hoàng Trẩn nhân Tông, pháp danh Trúc Lâm Ðại đầu Ðà , tu hành ở Yên tử sơn , lập Chùa ở khu rừng Trúc.
Một Thiền sư người Thiên trúc tu hành ở Chiêm quốc nghe danh đã cung thỉnh Trúc Lâm Ðại đầu Ðà, sang nước Chiêm đàm đạo và thuyết pháp . Vua Chiêm nghe thuyết giảng Phật pháp rất ngưỡng mộ giảng sư. Khi biết Ðại đầu Ðà là Thượng Hoàng Trần nhân Tông, Chiêm vương vừa nễ trọng, vừa lo sợ.
Thượng Hoàng Trần nhân Tông khuyên hai nước nên sống hoà bình tránh chiến tranh, dân chúng hai nước đều được an cư lạc nghiệp.
Thượng Hoàng hứa gả Huyền Trân Công chúa cho Vua Chiêm Chế Mân. Chiêm Vương vui mừng dâng hai châu Ô, Lý (Quảng Bình, Quảng trị) làm sính lễ.
Thế kỷ XV, hậu duệ Chế Mân cường thịnh, gây chiến tranh Chiêm Việt suốt thế kỷ (XV – XVI ), đòi lại hai châu Ô Lý. nhưng bại trận .
Thế kỷ XVII, Chiêm quốc tranh giành ngôi báu, trong nước nội loạn , bị Xiêm La chinh phục. Chiêm Vương nhờ Chúa Nguyễn đẩy lui được quân Xiêm . Nhưng nước Chiêm không tự chấm dứt được nội chiến.
Dân Chiêm cực khổ về cảnh các Vương tôn nước Chiêm tranh giành quyền lực, cát cứ xưng vương. Các Vương gia Chiêm quốc, kẻ thì dâng đất mượn binh Chúa Nguyển để vừa chống quân Xiêm , vừa chống nội tranh, kẻ thì đem quân quấy phá biên giới Ðại Việt để đòi đất, tạo lý do cho Chúa Nguyễn và nhân dân Thanh, Nghệ mở rộng miền đất phương nam , giữ an ninh cho dân chúng Ðại Việt.
Chúa Nguyễn quê đất Thanh Hóa, bắc Trung Bộ, hậu duệ của Nguyễn Kim cựu thần nhà hậu Lê trung hưng thế kỷ XV cùng nông dân Thanh Hóa, Nghệ An vào miền Nam khai hoang lập ấp mở mang miền đất phương Nam từ Quảng Bình vào đến Mũi Cà Mâu ngày nay.
2 – Từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XX Nông dân miền đất phương Nam đã tự động khởi nghĩa chiến thắng giặc xâm lăng phương Bắc lẫn phương Tây, giải phóng Thăng Long năm 1789 và năm 1954.
Nam Úc ngày 2 tháng 5 năm 2012
( 22 tháng 4 năm Nhâm thìn)
Nguyễn Hợp Minh