TỔ DÒNG BÁCH VIỆT
HUY VIỆT Trần Văn Hợi
…..
ĐỌC sử Việt lắm người bực bội
Thấy hoang đường thần thoại ngây thơ
Phản nền khoa học bây giờ
Không tìm hiểu mới nghi ngờ bỏ qua
Vua Lộc Tục mở ra nước Việt
Lạc Long quân duyên kết Âu Cơ
…………………………..Đẻ ra một bọc rõ to
…………………………,.Gói tròn trăm trứng gây lo mọi người
…………………………..Mở lễ tạ, cáo Trời cầu phúc
…………………………..Trứng nở ra chen chúc trăm con
…………………………..Sinh sinh hóa hóa sống còn
…………………………..Chia dòng Bách Việt nước non rộng dài
…………………………..Trong câu chuyện nêu hai lý thuyết
…………………………..MỘT: để gây đoàn kết tinh thần
…………………………..Lâu đời xa cách nhau dần
…………………………..Anh em Việt nhớ quay quần thương nhau
…………………………..Hán tham bạo mưu sâu kế hiểm
…………………………..Tìm đủ phương để chiếm nước ta
…………………………..Thường đem reo rắc bất hòa
…………………………..Xui nguyên dục bị gây ra tương tàn
…………………………..Đọc lịch sử lại càng thấy rõ
…………………………..Mỗi khi ta nội bộ rối ren
…………………………..Quân tầu chực sẵn tới liền
…………………………..Phá nhà cướp của đặt nền nếp Hoa
…………………………..Còn Hán thấy dân ta đoàn kết
…………………………..Lòng dù ham đến chết vẫn e
…………………………..Tinh thần dân Việt gớm ghê
…………………………..Ải Lăng, sông Bạch lời thề quân Minh
…………………………..Nên mới đặt ra thành chuyện cổ
…………………………..Để dậy dân nhớ chữ Việt Hùng
…………………………..Việt đây Bách Việt hợp tung
…………………………..Đất đai tên họ hình dung rõ ràng
…………………………..HAHAI: gói ghém gọn gàng triết lý
…………………………..Thuyết Đại Đồng tiểu dị Rồng Tiên
…………………………..Đại Đồng phân tính tự nhiên
…………………………..Tính riêng tiểu dị hai bên điều hòa
…………………………..Sinh bọc lớn tượng ra Thái Cực
…………………………..Nở trăm con áo tức quẻ Hào
…………………………..Đại Đồng, Thái Cực rút vào
…………………………..Quẻ Hào, tiểu dị một bào chia ra
…………………………..Trong vũ trụ chữ Hòa thật quý
…………………………..Hòa ở đây ý chỉ tương thân
…………………………..Anh em tình nghĩa thật gần
…………………………..Tương thân tương ái muôn dân thanh bình
…………………………..AI người Việt vô tình khinh Tổ
…………………………..Lắng lòng xem xấu hổ hay không ?
…………………………..Vùng lên con cháu Tiên Rồng
…………………………..Văn minh Hùng Việt quyết lòng nêu cao.
…………………………..HUY VIỆT Trần Văn Hợi
………………………….(Nguồn: Tập San Tư Tưởng số 13)