TỔNG-THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

LƯU DẤU BƯỚC CHÂN TRÊN ĐẢO HOÀNG SA

…..

Đây là lần đầu tiên có người nói rằng Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã “lưu dấu bước chân” trên Đảo Hoàng-Sa (tham-chiếu 1 ở cuối bài)

Chuyện lạ khiến tôi không thể không tìm hiểu xem Sự Thật thế nào.

I

Lược-sử Quần-Đảo Hoàng-Sa

a

http://en.wikipedia.org/wiki/Paracel_Islands :

Quần-đảo Hoàng-Sa (tiếng Anh: Paracel Islands, chữ Hán: 黄沙, có nghĩa là bãi cát vàng), là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ởBiển Đông.

Quần đảo nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines.

  Hoàng Sa (黄沙), có nghĩa là “cát vàng”, là tên Người Việt đặt cho quần đảo này, còn người Trung Hoa gọi quần đảo này với những tên gọi là: Trung văn giản thể: 西沙群岛; phồn thể: 西沙群島; bính âm: Xīshā qúndǎo, Hán-Việt: Tây Sa quần đảo.

Từ xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỉ trước đây cho biết có 130 đảo.

http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/560-hoang-sa :

Quần đảo Hoàng Sa

  Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi khoảng 15.000 km2, giữa kinh tuyến khoảng 111 độ Đông đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý, từ 17o05’ xuống 15o45’ độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m.

Quần đảo Hoàng Sa năm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi.

Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần với đất liền Việt Nam hơn cả: Từ đảo Triton đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15 vĩ độ B, 108 độ 6’ kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lýcách cù lao Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó từ đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam cách xa tới 140 hải lý (đảo Hoang Sa Pattle: 16 độ vĩ B 111 độ 6’ Đ và Ling-Sui hay Leing Soi: 18 độ vĩ B, 110 độ 03 kinh Đ); nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa thì còn xa hơn nhiều, tổi thiểu là 235 hải lý. Đoạn bờ biển Quảng Trị chạy dài xuống đến Quảng Ngãi đối mặt với các đảo Hoàng Sa luôn hứng gió Mùa Đông Nam hay Đông Bắc thổi vô, nên thường tiếp nhận các thuyền hư hại bị bão làm hư hại ở vùng biển Hoàng Sa. Các vua chúa Việt Nam hay chu cấp phương tiện cho các thuyền ấy về nước nên họ thường bảo nhau tìm cách dạt vào bờ biển của Việt Nam để nhờ cứu giúp. Chính vì vậy Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết tới, hết sức quan tâm, cùng xác lập và thực thi chủ quyền của mình.

b

Ngày 13-7-1961, Tổng-Thống Ngô Đình Diệm ban-hành Sắc-Lệnh đặt Quần-đảo Hoàng-Sa (trước kia thuộc Tỉnh Thừa-Thiên, nay) thuộc Tỉnh Quảng-Nam.

Quần-đảo Hoàng-Sa được lập thành một đơn-vị hành-chánh Xã [tức một Xã] lấy danh-hiệu là Xã Định-Hãi trực-thuộc Quận Hòa Vang [Tỉnh Quảng-Nam](tham-chiếu 2).

c

Năm 1997, Đà-Nẵng được tách ra khỏi Tỉnh Quảng-Nam–Đà-Nẵng, thành một thành-phố riêng, trực-thuộc Trung-Ương; và Thành Phố Đà Nẵng gồm luôn cảQuận Hòa-Vang (trước kia thuộc Tỉnh Quảng-Nam); nhưng quần-đảo Hoàng-Sa (thời VNCH gọi là Xã Định-Hãi) không còn thuộc Quận Hòa-Vang nữa, mà trở thành một Huyện riêng, là Huyện Hoàng-Sa (trực-thuộc Thành-Phố Đà-Nẵng).

http://en.wikipedia.org/wiki/Da_Nang :

Da Nang

Administrative divisions

The city is divided into seven mainland districts and one island district: Cẩm Lệ, Hải Châu, Hòa Vang, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê, andHoàng Sa (Paracel Islands). Before 1997, the city was part of Quảng Nam-Đà Nẵng province. On 1 January 1997Đà Nẵng was separated from Quảng NamProvince to become one of five independent (centrally controlled) municipalities in Vietnam.

District Subdivisions Area Population (2007) Pop. density
(km²) (mile²) (persons/km²) (persons/mile²)
Cẩm Lệ wards 33.3 12.9 68,320 2,054.74 5,321.8
Hải Châu 13 wards 24.1 9.3 195,106 9,251.11 23,960.3
Hòa Vang 14 communes, 1 township 737.5 284.8 106,910 151.14 391.5
Liên Chiểu 5 wards 83.1 32.1 95,088 1,144.54 2,964.3
Ngũ Hành Sơn 4 wards 36.5 14.1 54,066 1,476.41 3,823.9
Sơn Trà 7 wards 60.8 23.5 119,969 1,970.58 5,103.8
Thanh Khê 10 wards 9.3 3.6 167,287 18,046.06 46,739.1
Hoàng Sa 305 118 0 0 0
Total 45 wards, 14 communes, 1 township 1,479.1 571.1 806,744 628.58 1,628.0

d

Tóm lại, quần-đảo Hoàng-Sa, dù là Xã Định-Hãi thuộc Quận Hòa-Vang của Tỉnh Quảng-Nam dưới thời VNCH, hay là Huyện Hoàng-Sa thuộc Thành-PhốĐà-Nẵng như hiện nay, thì nó vẫn:

– nằm rất xa bờ biển Việt-Nam, đến 135 hải-lý (hơn 250 cây-số),

– là một đứa con ở ngoài biển (thuộc quyền Quận Hòa-Vang hoặc Thành-Phố Đà-Nẵng), chứ không phải là một bà mẹ (bao gồm cả Quận Hòa-Vang hay Thành-Phố Đà-Nẵng ở trên đất liền).

 

II

Hoàng-Sa và Lý-Sơn

Thế mà có người đã viết như sau:

From: an Do <ankaydo@gmail.com> Saturday, January 19, 2013, 6:13 PM

  Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Người đã lưu dấu bước chân lịch sử trên đảo Hoàng Sa                                                             Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

… chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm; Người đã lưu dấu bước chân lịch sử trên đảo Hoàng Sa. … không một ai phủ nhận được một chứng tích lịch sử về chủ quyền trên đảo Hoàng Sa. Đó là, tấm hình chụp Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đi thăm viếng đồng bào tại Cù Lao Lý Sơn, tức Cù Lao Ré, thuộc quần đảo Hoàng Sa… Ngày 22-8-1956, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đổ bộ lên các đảo chính của quần đảo Trường Sa, dựng cột đá chủ quyền và treo lá Cờ vàng Ba Sọc Đỏ trên các đảo. … Ngày 13-7-1961, Sắc lệnh số 174/NV của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa: Ngô Đình Diệm đã đặt quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên, (nay thuộc tỉnh Quảng Nam).   … Ngoài những sự kiện ấy, để khẳng định một cách đanh thép trước cả thế giới về chủ quyền của nước Việt Nam Cộng Hòa trên các quần đảo Hoàng Sa. Vì thế,  nên vào năm 1961, chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đích thân ra thăm viếng Cù Lao Ré (tức Cù Lao Lý Sơn), như tấm hình chụp ở phía trên của bài viết, là một chứng tích, để mãi mãi, đời đời cho hậu thế còn tưởng nhớ đến những bước chân lưu dấu lịch sử của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. … Nên biết và nên nhớ: Sắc lệnh của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa: Ngô Đình Diệm đã công bố vào ngày 13/7/1961, trước cả thế giới, với Sắc lệnh này, chính phủ của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa đã khẳng định chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đã cho xây dựng Bia Chủ Quyền trên cả quần đảo Trường Sa. … và cũng chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm; Người đã lưu dấu bước chân lịch sử trên đảo Hoàng Sa.   Paris, 14/10/2012

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

          Trước hết, hãy nói về Đảo Lý-Sơn tức Cù-Lao Ré:

http://lyson.gov.vn/lich-su-hinh-thanh-ly-son.html :

  Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Là huyện đảo duy nhất của Quãng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc…

Vào cuối kỷ Neogen (là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh) đầu đệ tứ, cách ngày nay khoảng 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Chúng còn trải trên bề mặt đảo ở phía nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đồng thời còn tạo nên những rạng đá ngầm là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc sinh sống.

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_S%C6%A1n :

Lý Sơn

Huyện Lý Sơn, còn gọi là Cù Lao Ré, là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi vào năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đó.

Địa Lý

Diện tích của huyện là khoảng 9,97 km² nhưng dân số lại lên đến con số hơn 20.460 người. Gồm 3 đảo:

đảo Lớn (Lý Sơn, cù lao Ré),

đảo  (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và

hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn.

Lịch sử

Trong Chiến Tranh Việt Nam (Vietnam War), Lý Sơn là địa điểm mà Hải quân Hoa Kỳ đặt trạm ra đa để quan sát hoạt động của tàu thuyền dọc theo bờ biểnViệt Nam…

Du lịch

Tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch “biển đảo Lý Sơn” vào ngày 28 tháng 4 năm 2007. Du khách từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B vềcảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc và thuê xe máy để đến các di tích trên đảo.*

Như thế nghĩa là Cù-Lao Ré, tức Đảo Lý-Sơn, trước kia thuộc Huyện Bình-Sơn của Tỉnh Quảng-Ngãi, và nay thì đã trở thành một Huyện thuộc TỉnhQuảng-Ngãi.

Nhưng Quần-Đảo Hoàng-Sa thì không bao gồm một hòn đảo nào nằm sát dọc theo bờ biển Việt-Nam, nhất là Cù-Lao Ré tức Lý-Sơn, vốn cách xa Hoàng-Sađến 123 hải lý (gần 228 cây-số).

Lý Sơn tức Cù-Lao Ré trước sau vẫn là một đứa con ở sát dọc theo bờ biển của bà mẹ là Tỉnh Quảng-Ngãi. Quần-đảo Hoàng-Sa không hề giành Lý Sơn ra khỏi mẹ nó là Tỉnh Quảng-Ngãi để làm đứa con của mình: Lý Sơn không hề là một đứa con, một hòn đảo phụ, thuộc vào Quần-Đào Hoàng-Sa.

Vậy thì bảo rằng Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã đi thăm viếng đồng bào tại Cù Lao Lý Sơn (Cù Lao Ré) tức là đã “lưu dấu bước chân lịch sử trên đảo Hoàng Sa” trong lúc Hoàng-Sa cách xa đất liền đến 135 hải-lý (hơn 250 cây-số), Lý Sơn nằm sát bờ biển, không thuộc Hoàng-Sa: đứng trên Lý Sơn mà bảo là đã ra thấu Hoàng-Sa, thì tức là nói láo (“láo không có sách”, “mách không có chứng”), (Tú Gàn gọi là “phịa sử”), lừa-dối và lừa-gạt mọi người.

Vì thấy đồng-bào nồng-nhiệt đề-cập đến chủ-quyền Việt-Nam trên Quần-Đảo Hoàng-Sa nên người ta đã hấp-tấp nhảy vào xí phần; thế nhưng, thay vì châm thêm hào-quang hư-ảo cho cố Tổng-Thống họ Ngô để tâng công, thì lại chỉ chọc cho bàn dân thiên-hạ tức cười thương-hại mà thôi.

LÊ XUÂN NHUẬN   

Tham-Chiếu 1:

[TinhThuong36] PHOTOS: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Người đã lưu dấu bước chân lịch sử trên đảo Hoàng Sa [18 Attachments]

From Việt Sĩ

[Attachment(s) from Vie^.t Si~ included below]

Sat, Jan 19, 2013 at 5:46 PM

[Thaoluan9] Hàn Giang Trần Lệ Tuyền: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Người đã lưu dấu bước chân lịch sử trên đảo Hoàng Sa

From Nguyen Duc Chung

To DienDanThaoLuan9

Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Người đã lưu dấu bước chân lịch sử trên đảo Hoàng Sa

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

From: an Do <ankaydo@gmail.com>Saturday, January 19, 2013, 6:13 PM

  Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Người đã lưu dấu bước chân lịch sử trên đảo Hoàng Sa…..Hàn Giang Trần Lệ Tuyền 

ING.518

Khi nói đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa, thì cho dù là phía đảng Cộng sản Hà Nội, và ngay những người đã và đang chống đối người đã sáng lập ra Thể Chế Cộng Hòa, và cũng là vị Tổng Tư Lệnh Đầu tiên của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa; đồng thời là người lãnh đạo Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam:  Cố tổng Thống Ngô Đình Diệm, cũng không phủ nhận được những sự kiện đã được khắc ghi vào bia đá của lịch sử:

Ngoài những sự kiện lịch sử hiển nhiên ấy, thì không một ai phủ nhận được một chứng tích lịch sử về chủ quyền trên đảo Hoàng Sa. Đó là, tấm hình chụp Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đi thăm viếng đồng bào tại Cù Lao Lý Sơn, tức Cù Lao Ré, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Quả đúng như thế, vì ngay sau khi ổn định được những nạn sứ quân cát cứ, vượt qua những thử thách, khó khăn do những âm mưu của ngoại nhân cố tình phá hoại, cho đến ngày bầu cử Quốc Hội Lập Hiến, vào ngày 4-3-1956;  sau đó, Bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa, do Quốc Hội Lập Hiến biểu quyết ngày 20-10-1956, đã được ban hành ngày 26-10-1956, với đầy đủ Tam quyền Phân lập: Lập Pháp – Hành Pháp và Tư Pháp.

Lịch sử đã khắc ghi, năm 1954, căn cứ theo Hiệp định Genève về Việt Nam, thì  trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước Việt nam Cộng Hòa. Tháng 4-1956, khi quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam, quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã ra tiếp thu các đảo và quần đảo trên Biển Đông. Kể từ 1956, về pháp lý và trên thực tế chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục có nhiều hành động công khai để khẳng định trước cả thế giới về chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

Ngày 22-8-1956, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đổ bộ lên các đảo chính của quần đảo Trường Sa, dựng cột đá chủ quyền và treo lá Cờ vàng Ba Sọc Đỏ trên các đảo. Ngày 22-10-1956, Sắc lệnh số 143/NV của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam. Trong danh sách các đơn vị hành chính theo Sắc lệnh đó có Bà Rịa-Vũng Tàu được đổi thành tỉnh Phước Tuy và đảo Hoàng Sa (Sắc lệnh chú thích là Spratly) trong quần đảo Trường Sa thuộc về tỉnh Phước Tuy cùng tên với quần đảo Hoàng Sa (Paracels) ở phía bắc. Ngày 13-7-1961, Sắc lệnh số 174/NV của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa: Ngô Đình Diệm đã đặt quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên, (nay thuộc tỉnh Quảng Nam).

Ngoài những sự kiện ấy, để khẳng định một cách đanh thép trước cả thế giới về chủ quyền của nước Việt Nam Cộng Hòa trên các quần đảo Hoàng Sa. Vì thế,  nên vào năm 1961, chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đích thân ra thăm viếng Cù Lao Ré (tức Cù Lao Lý Sơn), như tấm hình chụp ở phía trên của bài viết, là một chứng tích, để mãi mãi, đời đời cho hậu thế còn tưởng nhớ đến những bước chân lưu dấu lịch sử của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Và ngoài những sự kiện lịch sử ấy, trong khi ở ngoài Bắc, của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, thì chẳng riêng là “lịch sử” do đảng Cộng sản viết, mà những kẻ được cho là “nhà báo, nhà văn-nhà thơ đã từng viết về đất nước Việt Nam là: “từ Hà Giang hoặc từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau”. Nhưng tại đất nước Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ đã cho in những con tem có in hình một bản đồ của nước Việt Nam trọn vẹn từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau; và Bộ Quốc Gia Giáo Dục Đệ nhấtViệt Nam Cộng Hòa còn có những sách Giáo Khoa, cho học sinh từ lớp tư, lớp ba ở bậc tiểu học phải học về địa lý như sau:

Nước Việt Nam hình cong chữ S, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau;  hoặc bài thuộc lòng:

Từ Nam Quan, đến Cà Mau

Non sông gấm vóc, nghèo giàu kết thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Ra ngoài chị ngã, em nâng ngay vào.

Núi kia ai đắp nên cao,

Tình Dân Tộc, nghĩa Đồng Bào thiết tha.

Cùng nhau chung một mầu da,

Cùng dòng máu Việt, một nhà Lạc Long.

Chúng ta dòng giống Tiên Rồng,

Đừng quên rằng: Bắc-Nam-Trung một nhà.

Qua những bài học cho học sinh từ bậc tiểu học, đã cho mọi người hiểu được: Chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa đã KHÔNG ký vào Hiệp định Genève, 1954 về Việt Nam, cho nên không chấp nhận sự chia cắt đất nước. Bởi vậy, nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm của  Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa đã có mưu cầu Bắc tiến, để giải cứu đồng bào miền Bắc đang phải sống dưới chế độ Cộng sản vô thần, mà qua đó, chúng ta đã  từng nghe nhạc sĩ Lam Phương đã viết lên những lời tha thiết :

“Anh cùng em xây một nhịp cầu, để mai đây, quân Nam về Thăng Long đem thanh bình về sưởi ấm muôn lòng”.

Lịch sử vốn như ánh mặt Trời. Vì thế, cho nên bàn tay của con người không bao giờ che khuất được những sự thật lịch sử ấy. Nên biết và nên nhớ: Sắc lệnh của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa: Ngô Đình Diệm đã công bố vào ngày 13/7/1961, trước cả thế giới, với Sắc lệnh này, chính phủ của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa đã khẳng định chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đã cho xây dựng Bia Chủ Quyền trên cả quần đảo Trường Sa.

“Ẩm thủy tư nguyên”, hay Uống nước nhớ nguồn – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Vậy, những người đã và đang núp dưới chiếc bóng và cũng là vầng hào quang của nước Việt Nam Cộng Hòa-Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ-Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa- Chiến Sĩ Cộng Hòa và các tổ chức “chính trị- tranh đấu”  dưới danh nghĩaViệt Nam Cộng Hòa. Tất cả những người ấy, nếu còn có chút lương tri của một con người thật sự, thì không bao giờ cho phép mình được quên rằng: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm; Người đã tận hiến cả đời mình đối với Tổ Quốc và Dân Tộc – Người đã khai sáng Thể Chế Cộng Hòa Việt Nam, và là người đã từng khẳng định trước cả thế giới về chủ quyền của nước Việt Nam Cộng Hòa trên cả hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa; và cũng chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm; Người đã lưu dấu bước chân lịch sử trên đảo Hoàng Sa.

Paris, 14/10/2012

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Tham-Chiếu 2:

ING.517

Trở Về 

Tìm Kiếm