Trịnh Xuân Thuận và “Khoảng Không Tràn Đầy”
Đầu tháng 9 năm nay, khoa học gia bầu trời sống tại Hoa Kỳ họ Trịnh nổi tiếng gốc Việt Nam lại ra mắt thêm một quyển sách mới với tựa đề “La plénitude du vide”. Tôi tạm dịch nghĩa như trên là khoảng trống không có gì cả trong đó mà lại tràn đầy một chất mắt thường không thấy được. Chất đó là năng lượng, là nguồn gốc phát sinh ra vũ trụ. Đây là quyển sách thứ hai của khoa học gia vật lý và ông đã có mặt tại nơi ra mắt để ký tên tặng cho người ngưỡng mộ đến mua, do nhà xuất bản quen thuộc Albin Michel tổ chức.
Nhà văn người Anh gốc Ấn Độ (nổi tiếng vì dám xúc phạm tới đạo Hồi bị tuyên án tử năm 1989) Salman Rushdie có mặt tại bàn tròn cùng lúc với bác học Trịnh trong buổi phỏng vấn và trò chuyện thân mật của chương trình “Nhà Sách Lớn” (La grande librairie) thuộc đài truyền hình quốc gia Pháp. Chủ đề xoay quanh tâm linh cao cả của nhân loại, đi lên đến tầng lớp cuối cùng của không gian hay đi xuống… tới địa ngục. Người điều khiển buổi họp mặt là ký giả Francois Busnel. Người được giới thiệu đầu tiên là tác giả bản xứ có 45 quyển sách được dịch ra nhiều thứ tiếng và học sinh đệ nhị cấp phải học hỏi nhiều về ông: Eric-Emmanuel Schmitt. Sau đó là nhà văn nữ xinh đẹp gốc Á Rập vừa ra mắt quyển sách thứ nhì của cô: Lela Slimani.
Sau đây là bài phỏng vấn tác giả quyển sách khoa học được bình dân hóa TXT do nguyệt san khoa học Sciences & Avenir (Khoa học & Tương lai) thực hiện. Tôi xin mời quý độc giả theo dõi với phần giải thích riêng của người viết bài trong dấu ngoặc đơn.
Hỏi: Ông có mang thêm điều gì mới mẻ khi nói về sự trống không trong vũ trụ (le vide, tiếng Pháp có nghĩa là khoảng trống có thật của không gian ta đang sống)?
Đáp: Khoảng trống này thu hút tôi nhiều lắm. Một trong những quyển sách của tôi có nói về con số nhiều tới vô tận (infini) và con số không zê-rô (0) là hai cực đối âm – dương song hành với nhau (con số zê-rô tượng trưng cho khoảng trống không không có gì hết trong đó, là chân không). Khi ta lấy một con số nào đó chia cho zê-rô ta được vô tận, khi ta lấy một con số khác chia cho vô-tận ta được con số không zê rô (điều này khó hiểu đối với thường dân như chúng ta và được xem như chấp nhận được bởi các nhà toán học, ông Trịnh muốn ví dụ rộng ra cho thế giới vật chất và không vật chất). Tôi biết người Hy Lạp xưa rất sợ sự vô tận mà lại bỏ qua con số zê rô và không dám đề cập tới chân không dù họ đã phát minh ra nhiều lý thuyết toán học cao siêu như định lý Thalès và không gian Euclide. Rồi tôi lại thấy tư tưởng gia Á Châu nghĩ về chân không như thế nào nữa.
Hỏi: Người Tây phương nghĩ gì về những điều này?
Đáp: Tôi cho rằng người Hy Lạp đã sợ hãi chân không vì họ gắn liền nó với sự hỗn loạn sơ khai. Điều này quan trọng vì nó liên quan đến sự hình thành của vũ trụ, sự phát xuất của cái gì đó từ con số không mà ra. Theo họ, vũ trụ sơ đẳng đã có sẵn từ 4 chất (nước, không khí, đất và lửa) và kể thêm chất thứ năm gọi là không gian vô tận cao quý nhất (quintessence, éther). Trong vòng 20 thế kỷ họ bị ám ảnh bởi điều này và luôn luôn cho rằng Thiên Nhiên rất sợ chân không. 20
Hỏi: Điều này làm cản trở sự tiến bộ của khoa học?
Đáp: Đúng vậy, sau này văn minh của thế kỷ 19 và 20 đã chứng tỏ được trong không khí trong veo có chứa điều gì khác hơn nữa. Nó gây ra áp lực không khí và chúng ta có thể tạo được chân không nhân tạo (nghĩa là không có không khí trong khoảng thể tích nào đó).
Hỏi: Họ làm sao để chứng minh có chân không?
Đáp: Được, các nhà bác học đã làm thí nghiệm với bình chứa thủy ngân cao 1 mét từ thế kỷ thứ 17.
Hỏi: Họ trình bày chân không ra sao?
Đáp: Nó thay đổi tùy theo cao độ (không khí loãng hơn khi ta lên cao). Ta sống trong quả đất được bao bọc trên cao bởi lớp khí quyển mỏng tanh. Khi các phi hành gia bay tới cung trăng, họ chỉ vượt qua có 10 cây số đầu có bầu khí quyển để lên cao rồi tiếp tục thêm hơn 300 ngàn cây số nữa. Nghĩa là không gian vô tận càng lên cao càng ít đi vật chất để trở thành chân không. Khi ta chia tất cả 100 tỷ hành tinh chứa 100 tỷ ngân hà cho vũ trụ cực đại, thì chỉ còn 5 nguyên tử trong 1 phân khối không gian, thật là ít lắm.
Hỏi: Vậy là chất thứ 5 (éther) bao gồm tất cả vũ trụ không có thật?
Đáp: Đúngvậy, đến thế kỷ 20 thì bác học Einstein đã tìm ra luật tương đối cho rằng không gian là chân không vì nó không chứa một thứ vật chất nào hết.
Hỏi: Vật lý lượng tử (mécanique quantique) đã thay đổi dữ kiện này?
Đáp: Dĩ nhiên, nhờ Heisenberg với nguyên lý bất định của hạt nguyên tử còn gọi là hạt ảo biến hiện rất nhanh trong vòng cả phần tỷ tỷ giây (10 trừ lũy thừa 33).
Hỏi: Vậy những hạt đó có thật trái với thuyết tương đối?
Đáp: Vì vậy, chúng ta chưa giải quyết được sự mâu thuẫn này. Không ai tìm ra cách nào chứng minh cho cả hai đều đúng.
Hỏi: Chân không là chìa khóa giải đáp?
Đáp: Từ vũ trụ cực tiểu rất nóng hoang sơ đã nổ tung ra thành vũ trụ cực đại hôm nay, có lẽ phải hòa đồng hai nguyên tắc tương đối và chân không với nhau dù nó nghịch nhau như nước với lửa. Vật lý không gian hiện đại đã tìm ra rằng vũ trụ đến từ chân không là có thể vì năng lượng và vật chất chỉ là hai dạng khác nhau của cùng một thứ nguyên liệu (E=mc2).
Hỏi: Chương cuối của quyển sách, ông nói về đạo Lão trong chân không?
Đáp: Trái với Tây Phương, các triết gia Châu Á cho rằng chân không (còn gọi là Niết Bàn) là Mẹ của tất cả vũ trụ này. Nó không phải là thứ khoảng trống không chứa vật chất nào hết mà đầy tràn năng lượng (Lý, Khí, Số). Điều này phù hợp với lý thuyết hiện đại của vật lý không gian.
Hỏi: Ông kết hợp khoa học và triết lý?
Đáp: Vâng, nhưng tôi không rơi vào thuyết hòa giải cho rằng chứng minh vật lý là kết quả của tư tưởng triết gia có sẵn. Đạo Lão không cần khoa học chứng minh đạo là đúng, mà khoa học cũng không cần đạo để chứng tỏ là mọi thứ có thật trong vũ trụ này. Theo tôi cả hai đã tương hợp với nhau và giúp cho chúng ta tiến đến việc tìm hiểu vũ trụ thật sự như thế nào.
Ntnd