Malcolm Moore

MỘT CÁI NHÌN KHÁC VỀ TRẬN ĐỘNG ĐẤT TẠI NHẬT

 PHẦN BA:TƯƠNG LAI BẤT ĐỊNH VỚI NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT TẠI NHẬT

Trước ngày đánh dấu cái gọi là ‘kỷ niệm’ một năm tai ương xảy ra cho nước Nhật là trận Động Đất vào tháng 03/2011 đã khiến cho hơn một phần tư triệu người Nhật phải gặp cảnh ‘màn trời chiếu đất’ mà theo lời tuyên bố của hội Hồng Thập Tự Nhật  còn có nguy cơ tiếp tục sống trong các trại tạm cư trong vòng sáu năm sắp tới.

Lý do gây ra tình trạng nêu trên, cũng theo hội Hồng Thập Tự Nhật là việc chính quyền Nhật đã lãng phí một năm trời từ khi có Trận Động Đất tại xứ họ  vì không đưa ra được một kế hoạch cụ thể nào nhằm tái xây dựng lại  các vùng tai ương  cũng như đạt được sự thỏa thuận với giới chức sắc Địa Phương…..

Ở phía bắc thành phố Ishinomaki, cặp vợ chồng bà Satosawa Shizue 61 tuổi, cùng chồng là ông Katsuyyoshi 67 tuổi, đang tạm trú trong một túp lều rộng 9 mét vuông  từ tháng năm năm ngoái.

“Tất cả chúng tôi đều cố gắng sống một cách sinh động và vui vẻ, nhưng sự kiện không biết bao lâu nữa thời gian chúng tôi phải tiếp tục sống trong tình cảnh khó khăn như nay đã có ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần chúng tôi. Và đó là điều tệ hại nhất” bà nói.

” Chúng tôi phải tự lập ra một ủy ban nhằm quản lý các túp lều tạm trú này, vì nếu trông chờ chính phủ làm công việc này thì có lẽ chúng tôi phải chờ đợi rất lâu.”

Khi trận động đất xảy đến, căn nhà của họ đã bị ‘chẻ’ làm đôi  và tất cả vật dụng đã bị sóng thần cuốn đi mất.

“Khi trận động đất bắt đầu, chúng tôi biết sóng thần sẽ tiếp theo, do đó  đã chộp lấy càng nhiều lương thực càng tốt  và lái xe tiến về phía vùng đồi núi” bà nói. Hai đứa con của bà đã sống sót mặc dầu một đứa bị nước cuốn trôi ra phía biển. Hiện giờ một đứa đang tạm trú trong một túp lều tương tự kế cận. Đứa kia thì đang sống trong một căn nhà trên vùng  núi.

Thật chật vật mới đủ chỗ chứa 4 người trong căn phòng chính của họ. Căn lều tương đối có tiện nghi nhưng rất chật chội ngay đối với tiêu chuẩn của Nhật là một nước nổi tiếng với những chỗ ở nhỏ xíu.

Tại thị trấn Ishinomaki, có khoảng 16.800 người hay 10% dân số của thị trấn vẫn còn tạm trú trong các căn lều như cặp vợ chống này.

Còn suốt toàn vùng tai ương, con số là 260.000 người  theo tài liệu của Cơ quan Tái Thiết Nhật. Các giới chức thẩm quyền cho rằng phải còn đợi nhiều năm nữa trước khi các nạn nhân tai ương có thể dọn vào những chỗ ở đúng nghĩa của nó.

Abe Miko, một trong những người quản lý hệ thống lều tạm trú mà cặp vợ chồng nêu trên đang ở, cho biết các người sống sót với trận tai ương vừa qua đã đánh mất hy vọng vì biết họ sẽ bị bỏ quên trong những tháng ngày sắp tới. Ông ta ước lượng phải đợi tới 5 hoặc 6 năm nữa trước khi  những người hiện cư ngụ trong khoảng đất gồm những túp lều tạm  trú này có thể trở về lại nhà họ, và ít nhất 10 năm nữa trước khi thị trấn Ishinomaki trở lại sinh hoạt bình thường.

” Tôi nghe kể có một số trường hợp tự tử, nghiện ngập. Có một ‘ca’  người chồng khi đi làm xong trở về chỗ tạm trú bắt gặp vợ mình trong tình trạng ‘say rượu’. Và một ngày nào đó sau vụ này đã giết vợ.

Mỗi gia đình nạn nhân tại thị trấn Ishinomaki nhận được sự giúp đỡ khoảng 2.2 triệu tiền Yen tức cỡ $ 25.000 một phần từ hội Hống Thập Tự, một phần từ chính phủ Nhật.

Nhưng vì chỉ khoảng một nửa số nạn nhận trận động đất tại Ishinomaki có khả năng tìm được công ăn việc làm, theo bản phúc trình, do đó  hiện nay tiền của họ  đang cạn dần.

Yoshinori Sato, một phát ngôn viên của chính quyền Địa Phương thuộc  thị trấn Ishinomaki cho biết thị trấn dự định xây cất một số nhà ở cho các nạn nhân tại hai khu vực mới, nhưng đã thất bại trong việc mua đủ số đất cần thiết cho kế hoạch này. Và cùng với các vùng tai ương khác, Ishinomaki đã không hoàn tất được việc thu dọn 6 triệu tấn mảnh vụn đổ nát gây ra do trận tai ương, mà một nửa số lượng vẫn còn trải ra ở  vùng rìa thị trấn.

Các quận lỵ hành chính khác lúc đầu cũng hứa hẹn giúp chôn giùm một phần các vật vụn phế thải do trận tai ương gây ra, nhưng đến nay thì họ không giữ lời hứa vì sợ  các mảnh vụn này bị nhiễm chất phóng xạ  phát xuất từ nhà máy nguyên tử Fukushima.

Ông Sato thừa nhận rằng bị một mặt ‘bao vây’ bởi các đống mảnh vụn phế thải và mặt khác, còn phải ở trong những  căn lều nhỏ xíu, các nạn nhân sống sót trận Động Đất tại Nhật năm rồi đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xê dịch.

Trong khi đó, một trong những lò phản ứng hạt nhân  tại Nhật bị tê liệt mà nguyên nhân là do vụ tai ương năm rồi công với tình trạng cẩu thả trong việc theo dõi và  bảo trì của nhân viên công ty điện lực Nhật TEPCO.

Mức độ phóng xạ của lò phản ứng nguyên tử nêu trên vẫn còn rất cao tức ở mức có thể gây tử vong. Nước được xử dụng để làm nguội nhiên liệu cũng không còn lại bao nhiêu trong lò, căn cứ trên một vụ thẩm tra nội bộ càng xác nhận thêm các mối nghi ngờ trước đây về tình trạng ổn định của nhà máy.

Một dụng cụ được trang bị với một máy quay phim nhỏ, một nhiệt biểu, một cái đo liều lượng, và một máy đo lượng nước, được xử dụng để thẩm định tình trạng hư hại trong căn buồng dùng để chứa  đựng lò phản ứng nguyên tử thứ 2 vào ngày thứ ba 27/03/2012, là lần thứ hai từ khi ngọn sóng thần tràn ngập nhà máy nguyên tử Fukushima Daichi một năm trước đây.

Dữ kiện thâu thập được cho thấy mức độ hư hại gây ra do vụ tai ương trên  trầm trọng đến nỗi nhân viên quản trị nhà máy phải dùng khí cụ và kỹ thuật đặc biệt để có thể chịu đưng được với môi trường khắc nghiệt chung quanh và cũng nhằm tháo gỡ nhà máy và khử nhiễm chất phóng xạ còn lại. Đó là một tiến trình được trông chờ là sẽ kéo  dài nhiều thập niên.

Hai lò phản ứng nguyên tử kia mà trang bị chảy ở trong tình trạng còn tệ hại hơn nữa. Lò phản ứng nguyên tử thứ 2 vừa đề cập ơ trên là lò duy nhất mà nhân viên nhà máy có thể thẩm tra một cách kỹ lưỡng.

Cuộc thẩm tra phát hiện ra là mức phóng xạ trong phòng chứa lò phản ứng nguyên tử 10 lần cao hơn mức độ có thể gây ra tử vong.

Các giới chức của nhà máy nguyên tử cho biết hơn nửa số lượng nhiên liệu bị chảy đã xâm nhập trung tâm lò và chảy xuống sàn, và một phần tung tóe trên tưỡng.

Các hạt xuất phát từ nhiên liệu bị chảy đã khiến cho phóng xạ lên tới mức 70 ‘sieverts’ một giờ trong buồng chứa lò phản ứng nguyên tử  căn cứ trên lời tuyên bố của Junichi Matsumoto, phát ngôn viên của công ty điện lực TEPCO. Con số trên vượt xa  mực độ cao nhất đã đươc phát hiện trước đây là 10 ‘sieverts’ một giờ  vào năm ngoái.

Cuộc thẩm tra cũng phát hiện là buồng chứa lò phát ứng nguyên tử chỉ còn có 60 cm nước xử dụng để làm nguội lò máy, rất thấp so với con số được ước lương là 10 m khi chính phủ Nhật  tuyên bố về tình trạng ổn định của nhà máy vào tháng 12/2011.

Malcolm Moore

CHÚ THÍCH  

(1) Malcolm Moore, ‘Japanese Quake Victims Facing Further Years Of Uncertainty‘,  The Saturday Age, 10/03/2012. Melbourne, Úc

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

Tìm Kiếm