VIỆC CHO RẰNG

ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

ĐUỔI PHÁP RA KHỎI VIỆT-NAM

 

I

        Đại-Ý:  Từ thời Thế-Chiến Thứ Hai, Mỹ đã chủ-trương các nước đế-quốc trao trả độc-lập cho các nước thuộc-địa (trong đó có Việt-Nam).

        “… Trong Đệ-Nhị Thế-Chiến (1939-45), tuy Mỹ và Anh là đồng-minh (đánh Đức Quốc-Xã, giải-phóng Châu Âu), nhưng về mặt chính-trị thì chính-sách của chính-phủ Anh qua thủ-tướng Churchill, hoàn-toàn khác-biệt với tinh-thần của người Mỹ qua tổng-thống Roosevelt.  Roosevelt đồng ý với Churchill rằng Stalin(Tổng-Bí-Thư Đảng Cộng-Sản Liên-Bang Xô-Viết) đã đòi hỏi quá đáng về ảnh-hưởng chính-trị ở vùng Balkans, nhưng Roosevelt hứa chỉ giải-quyết chuyện đó sau khi Hitler (Đức Quốc-Xã) đầu hàng.  Ngược lại, bằng cách này hay cách khác, ông muốn nhắc khéo Churchill rằng ông không ủng-hộ bất-cứ chính-phủ đồng-minh nào đang có và vẫn giữ thuộc-địa sau khi chiến-tranh chấm dứt.  Qua một lần gặp ngoại-trưởng Molotov của Liên-Xô vào năm 1942, Roosevelt thổ-lộ những ý-nghĩ khinh-bỉ của ông đối với những quốc-gia tây-phương còn đang đeo-đuổi chủ-nghĩa đế-quốc.  Ông đề-nghị, sau đệ-nhị thế-chiến, những quốc-gia đang bị đô-hộ phải được đặt dưới quyền của Liên-Hiệp-Quốc, rồi dần dần những quốc-gia này sẽ được cho tự-trị.  Dù Roosevelt (1933-45) không nói ra, nhưng ai cũng hiểu rằng Anh và Pháp là hai quốc-gia có nhiều thuộc-địa nhất ở Á và Phi-Châu.

        “Tổng-thống Truman (1945-53) của Mỹ, kế-nhiệm Roosevelt (cả hai đều là Dân-Chủ), cũng không ủng-hộ chủ-nghĩa thuộc-địa.  Đối với ông, chủ-thuyết thuộc-địa, dù nằm dưới hình-thức nào, vẫn đáng ghét bỏ.

(Tham-chiếu cuốn sách “Người Mỹ và Chiến Tranh Việt Nam – tập I” của ông Nguyễn Kỳ Phong, do Vietnam Bibliography ở Virginia, USA, xuất bản năm 2001, các trang 22-23).

        “… Phe Đồng Minh bắt đầu thảo luận về bàn cờ thế giới từ ngày 27 tháng 3 năm 1943 cho đến cuối năm 1943, ở Caire, kế đó ở Tẻhéran, thì đi đến thỏa hiệp giữa Roosevelt, Staline, Churchill và Tưởng Giới Thạch (chỉ có mặt ở Caire) như sau:  Bốn cường quốc kết an Pháp trong việc cai trị Đông Dương và đề nghị lập một Hội Đồng Giám Hộ (conseil de tutelle) không có người Pháp để quản lý Đông Dương.  Bí mật này được tướng Jeseph W. Stalwel lúc đó là tư-lệnh chiến-trường Trung Hoa của Mỹ tiết lộ.  Theo báo cáo của Charles Bohlen (về sau làm đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp), là chuyên viên ở các cưộc hòa đàm của các cường quốc lúc bấy giờ, Tổng Thống Roosevelt đã tìm cách thuyết phục Staline ở Téhéran, loại hẳn người Pháp ra khỏi Đông dương.  Staline cho rằng: “các quốc gia Đồng Minh không thể tiếp tục đổ máu để tái lập Đông dương theo kiểu chế độ thực dân Pháp lỗi thời, và người Pháp trả trả đền cái tội đã cộng tác với Đức Quốc Xã.”  Tổng Thống Roosevelt đã hoàn toàn đồng ý với Thống Chế Staline và cho rằng: “sau gần một trăm năm đô hộ của thực dân Pháp, người dân Đông dưong sống trong hoàn cảnh còn tệ bạc hơn trăm năm trước đó….

        “Eliot, con trai của Tổng Thống Roosevelt, về sau tiết lộ rằng “một Đông dương đã được giải phóng phần lớn bởi khí giới và quân đội Hoa Kỳ, sẽ không thể giao trả lại cho người Pháp để lại bị thực dân Pháp tiếp tục đô hộ.”

(Tham-chiếu cuốn sách Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở của ông Nguyễn Văn Châu (cựu Chủ Tịch Quân Ủy Cần Lao) do Nguyễn Vy Khanh dịch từ chữ Pháp, do Xuân Thu ở Los Alamitos, USA, xuất-bản năm 1989, các trang 32-34).

        “… Chiếu công pháp quốc tế, Việt Nam đã thâu hồi chủ quyền độc lập do Hiệp Định Elysee ngày 8 tháng 3, 1949. Cũng trong năm này, 11 quốc gia khác tại Á Châu đã giành được độc lập bằng đường lối chính trị và ngoại giao, không bạo động, không võ trang….

“… c) Từ 1946 đến 1949 tất cả các đế quốc Tây Phương như Mỹ, Pháp, Anh và Hà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 thuộc địa Á Châu:

Độc lập năm l946: Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ, Syrie và Liban thuộc Pháp.

Độc lập năm l947: Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh.

Độc lập năm l948: Miến Điện, Tích Lan và Palestine thuộc Anh.

Độc lập năm l949: Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên thuộc Pháp, Nam Dương thuộc Hà Lan.

        “… d) Năm 1919 tại Hội Quốc Liên (tổ chức tiền thân của Liên Hiệp Quốc), Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đề xướng quyền Dân Tộc Tự Quyết để khuyến cáo các Đế Quốc Tây Phương từng bước trả tự trị và độc lập cho các thuộc địa Á Phi. Từ đó trào lưu tiến hóa tất yếu của lịch sử là sự giải thể tiệm tiến của các đế quốc Tây Phương. Trào lưu này được thể hiện năm 1935 khi Hoa Kỳ trả tự trị cho Phi Luật Tân, và năm 1936 khi Pháp trả tự trị cho Syrie và Liban….

        “… b) Ngày 27-3-l947 Hội Đồng Chính Phủ Ramadier và Hội Đồng các Chính Đảng Pháp (lãnh đạo Quốc Hội gồm cả Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản) công bốQuyết Nghị về chính sách mới của Pháp tại Việt Nam. Theo Quyết Nghị này Pháp không chủ trương tái lập thuộc địa tại Á Châu. Pháp tán thành nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam về độc lập và thống nhất (ba miền cùng chung một lịch sử, một chủng tộc, một văn hóa và một ngôn ngữ).

Do đó, 3 tháng sau, ngày 27-3-1947 Hội Đồng Chính Phủ Ramadier cùng Hội Đồng các Chính Đảng Pháp công bố Quyết Nghị về chính sách mới của Pháp tại Việt Nam, theo đó Pháp tán thành nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam về độc lập và thống nhất.

        Như vậy là từ năm 1947 Pháp đã công bố ý định trao trả độc lập và thống nhất cho Việt Nam và đã đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập tại Liên Hiệp Quốc. (Sở dĩ Việt Nam không được gia nhập Liên Hiệp Quốc vì gặp sự phản kháng của Liên Xô hành sử quyền phủ quyết.)

Mặc dầu vậy các chính phủ Pháp kế tiếp vẫn trung thành với Quyết Nghị của Hội Đồng Chính Phủ và Chính Đảng Pháp năm 1947.

Ngày 7-12-1947 Cao Uy Bollaert ký Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long với Quốc Trưởng Bảo Đại, để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam.  Hiệp Ước Sơ Bộ này được chính thức hóa bởi Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long ngày 5-6-1948 ký kết giữa Cao Ủy Bollaert và Tướng Nguyễn văn Xuân, Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Lâm Thời, với sự bối thự của Quốc Trưởng Bảo Đại. Theo Hiệp Ước này Pháp long trọng thừa nhận nền độc lập của Việt Nam và Việt Nam được quyền tự do tiến hành thủ tục để thực hiện nền thống nhất quốc gia chiếu nguyên tắc dân tộc tự quyết.

        “… Đặc biệt là cũng trong năm 1947, tại Liên Hiệp Quốc, Pháp đã chính thức đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập .

        “… c) Chủ quyền độc lập của Việt Nam được thừa nhận bởi Hiệp Định Elysée ngày 8-3-1949. Tổng Thống Pháp Vincent Auriol, nhân danh Tổng Thống Cộng Hòa Pháp và nhân danh Chủ Tịch Liên Hiệp Pháp, đã ký với Quốc Trưởng Bảo Đại Hiệp Định Elysée công nhận Việt Nam Thống Nhất Và Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp. (Quy chế Liên Bang Đông Dương đã bị bãi bỏ).

        “… Do Quyết Nghị ngày 23-4-1949 Quốc Hội Nam Kỳ đã giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị và sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất.

“… Ngày 6-6-1949 Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Elysée và chính thức thừa nhận quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất. Từ đó chiếu công pháp quốc tế Việt Nam được hòan toàn độc lập, các hiệp ước ký với Pháp trong hậu bán thế kỷ 19 đã bị bãi bỏ….”

(Trích từ bài viết “PHỤC HỒI SỰ THẬT LỊCH SỬ” của Luật-Sư Nguyễn Hữu Thống đọc tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam ở California, Florida, Washington, vào các tháng 3, 4, 5, 6, 2000)

        “… In the late 1950s, Kennedy became a member of a group of influential Americans called the Friends of Vietnan, which included the noted New York-based newspaper writer Max Lerner as well as Harvard historian Arthur Schlesinger Jr., who was later a member of the Kennedy administration. The Friends of Vietnam were mostly liberal in their politics; they sought to ensure that the govenment of South Vietnam would remain separate, rather than reuniting with the Communist north as stipulated by the Geneva accords of 1954. Commenting on the situation in South Vietnam at the time, Kennedy remarked that what was needed was “a revolution – a political and social revolution far superior to anything the Communists can offer.

         “… Early in his congressional career, Kennedy had traveled to Asia and met with many of the power brokers and other dissident members of the various governments in the region. He was particularly adamant that the French would not be successful in keeping control of Vietnam by force of arms. He spoke out forcefully, saying that the Communist Viet Minh, then battling the French for control of Vietnam, would ultimately win the independence of that country. Kennedyalso angered the French, as well as Dwight D. Eisenhower’s administration, by proposing to add to a sweeping military aid bill an amendment stipulating that any further American aid to France had to be contingent on that country’s granting independence to Vietnam…”

(Peter Kross.  The Assassination of Ngo Dinh Diem. Virginia: Vietnam magazine, October 2004, p. 35)

II

        Đại-Ý:  Pháp đã quyết-dịnh rời bỏ Việt-Nam từ trước khi ký-kết Hiệp-Định Genève 1954:

        “Ngày 7-5-1954, cứ điểm Điện Biên Phủ của liên quân Pháp-Việt bị thất thủ vào tay quân đội VM. Sau thất bại nầy, chẳng những Pháp thay lãnh đạo ở Đông Dương, mà thay luôn cả chính phủ Pháp ở Paris. Nội các Joseph Laniel từ chức… và Mendès-France… được mời lập chính phủ.
Điều trần trước quốc hội, Mendès-France tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong vòng bốn tuần lễ (chưa đầy một tháng). Nói cách khác, với ý nguyện của quốc hội Pháp, chính phủ Mendès-France quyết định bỏ rơi Quốc Gia Việt Nam, và bằng mọi giá ký kết hiệp ước đình chiến, rút quân Pháp ra khỏi Đông Dương.Mendès-France chính thức nhậm chức ngày 21-6-1954. Nếu tính thêm bốn tuần lễ thì vào khoảng 21-7-1954.
… sau khi thất trận Điện Biên Phủ, nội tình nước Pháp chia rẽ. Pháp đang muốn kiếm cách rút lui khỏi Đông Dương…

Mendès-France lên làm thủ tướng ngày 21-6-1954. Mendès France hứa hẹn với dân chúng Pháp sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong vòng bốn tuần lễ, nghĩa là dứt khoát rời bỏ Việt Nam.

Cuối cùng, sau những tranh cãi và mặc cả vào buổi chiều ngày 20-7-1954, hiệp ước đình chiến được soạn thảo xong và ký kết sau 12 giờ đêm 20-7, qua sáng 21-7-1954 trong lúc đồng hồ ở trụ sở ký kết vẫn giữ nguyên ở 12 giờ đêm 20-7-1954.”

(Trích từ bài viết “Hội Nghị Genève 1954” của ông  TRẦN GIA PHỤNG – Toronto, 14-7-2008)

        “… Đầu năm 1956, do áp lực của Mỹ, Pháp đã phải ký thỏa ước với Việt Nam rút Quân Đội Pháp khỏi miền Nam trước ngày 30/6/1956. Nhưng đến ngày 26/4/1956 (hai tháng trước hạn), Quân Đội Pháp đã rút hết khỏi miền Nam. Ngày 26/4/1956, Pháp tuyên bố bãi bỏ chức Cao Ủy Đông Dương và ngày 28/4/1956 tuyên bố giải tán Bộ Tư Lệnh Pháp tại Đông Dương.”

(Tú Gàn. Ra Lệnh Đảo Chánh Sàigòn Nhỏ, Số 568, phát ngày 2/22/2007, phổ biến trên nhóm điện thư SAIGON_9 ngày1/11/2007).

III

        Trong Hiệp-Định Geneva ký ngày 20-21/7/1954 (chia đôi đất nước Việt-Nam thành hai miền Nam/Bắc), đã có mấy đoạn sau đây:

Tuyên Ngôn Chung Cuộc của Hội Nghị Geneva

Về việc Tái Lập Hoà Bình tại Đông Dương, Ngày 21-7-1954

Đây là Tuyên Ngôn chung cuộc vào ngày 21/7/1954 của Hội Nghị Geneva về việc tái lập hoà bình tại Đông Dương, với sự tham dự của đại diện các nước: Cam Bốt, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Pháp, Lào, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, Quốc Gia Việt Nam, Liên Bang Xô Viết, Vương Quốc Anh, và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Điều 2.  Hội Nghị bày tỏ sự hài lòng về việc chấm dứt các cuộc chiến tranh tại Cam Bốt, Lào, và Việt Nam.  Hội Nghị biểu lộ sự tin tưởng rằng việc thi hành các điều khoản nêu lên trong bản tuyên ngôn này và trong các thoả ước về việc chấm dứt chiến tranh sẽ cho phép Cam Bốt, Lào, và Việt Nam từ nay trở đi đảm nhận sứ mạng của mình trong nền độc lập và với chủ quyền trọn vẹn, giữa cộng đồng các dân tộc sống hoà bình.

10. The Conference takes note of the declaration of the French Government to the effect that it is ready to withdraw its troops from the territory of Cambodia, Laos, and Viet-Nam, at the request of the governments concerned and within a period which shall be fixed by agreement between the parties except in the cases where, by agreement between the two parties, a certain number of French troops shall remain at specified points and for a specified time.

        Điều 10. Hội nghị ghi nhận bản tuyên bố của chính phủ Pháp nhằm mục đích là sẵn sàng rút quân đội của họ khỏi lãnh thổ Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam, theo sự yêu cầu của các chính phủ liên quan và trong phạm vi thời hạn mà sẽ được ấn định bởi sự nhất trí giữa các nước ấy, ngoại trừ trong những trường hợp, nơi mà, bởi sự đồng ý giữa 2 nước, một số quân Pháp nào đó sẽ giữ nguyên tại vị trí định rõ và trong thời hạn định rõ.

11. The Conference takes note of the declaration of the French Government to the effect that for the settlement of all the problems connected with the reestablishment and consolidation of peace in Cambodia, Laos, and Viet-Nam, the French Government will proceed from the principle of respect for the independence and sovereignty, unity, and territorial integrity of Cambodia, Laos, and Viet-Nam.

        Điều 11. Hội nghị ghi nhận bản tuyên bố của chính phủ Pháp nhằm mục đích là để cho sự hoà giải tất cả những vấn đề bị liên quan với sự tái thiết lập và làm vững chắc nền hoà bình tại Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam, chính phủ Pháp sẽ xuất phát từ những nguyên tắc tôn trọng đối với nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam.

12. In their relations with Cambodia, Laos, and Viet-Nam, each member of the Geneva Conference undertakes to respect the sovereignty, the independence, the unity, and the territorial integrity of the above-mentioned states, and to refrain from any interference in their internal affairs.

        Điều 12. Trong quan hệ của các nước với Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam, mỗi thành viên của Hội nghị Geneva cam kết tôn trọng chủ quyền, nền độc lập, sự thống nhất, và sự toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước được đề cập, và để kìm chế khỏi sự gây cản trở vào công việc nội bộ của các nước ấy.

Source:

From The Department of State Bulletin, XXXI, No. 788 (August 2, 1954), p. 164).

Trở Về

Tìm Kiếm