Tháng 07/2013

THƯ HƯƠNG
Triết Việt
CẦN LẬP MỘT ĐẠO TRƯỜNG CHUNG CHO ĐÔNG Á

IMG.005Nói đến Đạo Trường nhiều người hỏi sao không lập thị trường như Tây Âu mà lại đi lập  Đạo trường. Cần phải chú ý đến kinh tế, khoa học kỹ thuật mới trông đuổi kịp người chứ  sao lại Đạo Trường với văn hóa chả lỗi thời lắm sao. Hầu hết người Đông Á đang có  những ý nghĩ như thế mà không ngờ rằng chính vì văn hóa mà biết bao người phải cửa nát  nhà tan mất luôn cả nước….. Thiết nghĩ bài học quá đắt đỏ nọ phải làm cho chúng ta giựt mình để nhận ra sự thực của câu nói  tiền nhân khi cho Đức là gốc, Tài là ngọn. Nói khác, giàu nghèo của một nước phần lớn ở tại triết lý chính trị, chứ đất đai kinh tế chỉ là ngành ngọn…..Nếu ta lấy con số “tham thiên lưỡng địa” làm cứ thì có thể nói quan trọng của đạo lý  phải chiếm ba, kinh tế chỉ nên chiếm hai. Có giữ được tỉ lệ nọ mới là lo cho nước cách hiệu quả. Hãy so sánh các nước tự do với các nước cộng sản thì thấy liền. Cộng sản lấy kinh tế làm nền móng cho rằng “hạ tầng kinh tế phải chỉ huy thượng tầng văn hóa”. Vì thế họ đã lo cho kinh tế đến 4 phần, lo cho văn hóa chỉ còn được 1, một đó cũng chẳng còn ra văn hóa mà chỉ là tuyên truyền. Vậy mà ta thấy kinh tế các nước cộng sản không sao khá được…..

Đọc tiếp


Triết Việt
Đông Lan
AN VI: ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT VIỆT

IMG.875 An Vi là Ðạo Qui Tâm, Ðạo làm Người Chân Thật. Người với đầy đủ bản ngã trung thực hai chiều: Vật thể và Tâm linh. Trên con đường học làm người, Triết Lý An Vi giới thiệu một phương tiện để tiếp cận bản ngã. Con người trong Triết Lý An Vi là một chủ thể, chủ thể trong sự nhận thức, và làm chủ vận hành của mình…..

…..

Đọc tiếp


Triết Việt
Đông Lan
TINH THẦN NHÂN CHỦ TRONG TRUNG DUNG VÀ HUYỀN SỬ VIỆT

IMG.450Tóm lại, Trung Dung đưa ra phương pháp…..Qui Tâm để loại trừ động loạn, cảm lẽ vi tế của vũ trụ mênh mông. Nhân đó lại trợ duyên cho đức Thái Hòa muôn thuở, người quân tử đã kết hợp bản thể vật chất và thiên mệnh tâm linh nơi chính bản thân mình, đã thực hành trung dung tiểu ngã và đại ngã, cá nhân và vũ trụ hai chiều mầu nhiệm, mà mình là chứng nhân tín thật nhất, bảo chứng nơi sự tu thân một cách chân thành.

…..Hay có thể nói cách khác, trí giả Việt Nho đã có một tinh thần Nhân Chủ cao độ trong việc tri Thiên, giữ đạo Trung, Hòa tan đạo vào đời. Hơn thế nữa trí giả Việt Nho còn có tính Nhân Chủ cùng cực khi xác tín sự Tu Dưỡng Nội Tâm mình là phương pháp Kết Hợp trời đất trong cảnh Thái Hòa bao la.

Đọc tiếp


Văn Hóa
Đoàn Dự
RƯỚC: MỘT HÌNH THỨC LỄ HỘI DÂN TỘC ĐỘC ĐÁO

IMG.860Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân tộc gắn liền với đời sống của nhân dân. Lễ hội có phần lễ với những nghi thức trang nghiêm, phần hội tưng bừng hồn nhiên, tạo thành hai mặt của tĩnh và động đan cài vào nhau. Rước là một hình thức mang chất động với các trò múa, hát và hóa trang…Rước nói chung đều biểu hiện tinh thần chiến đấu và sản xuất, tưởng nhớ cha ông. Hình thức Rước rất đa dạng, hấp dẫn với sự tham gia của tất cả các lứa tuổi, các giới. Rước mang đậm màu sắc với dân tộc và văn hóa.

Đọc tiếp


Tân Y Học
Nguyễn Khắc Minh
VIỆT Y TỔ HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG VÀ Y HỌC DÂN TỘC

IMG.865Qua những dữ kiện trên, ta có thể nói Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Y Học Dân Tộc Việt Nam là một nền y khoa tiên tiến của cả thế giới vào thế kỷ 18.
Và ngay bây giờ, Tây Y vẫn chưa thấu triệt được bịnh ngoại cảm, bàng bạc khắp nơi do thời tiết khí hậu, do nóng lạnh gió mưa, chỉ biết đổ lỗi cho vi trùng rồi siêu vi. Và Tây Y còn lâu mới có những suy tư sâu sắc như Lãn Ông đã hết lòng soạn ra tập Vận Khí Bí Điển, từ những chương thâm sâu kỳ bí của Nội kinh, như: Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận nói về nguồn gốc của vũ trụ. Và Ngũ Vận hành Đại Luận, Lục Vi Chỉ Đại Luận, Chí Chân Yếu Đại Luận, dẫn đến những hiểu biết về ảnh hưởng của Trời Đất đi vào con ngưòi để sanh ra bịnh tật.  Lãn Ông Tâm Lĩnh quả là một kho tàng y học vượt thời gian và không gian.

Đọc tiếp


Văn Hóa
Lê Hữu Mục
HỒ CHÍ MINH KHÔNG PHẢI LÀ TÁC GIẢ ‘’NGỤC TRUNG NHẬT KÝ’’

 IMG.867Đây là tất cả lịch sử của cuốn Ngục Trung Nhật Ký: Sau 1945 có một người từ miền núi về Thủ Đô run run giao cho nhà cầm quyền một cuốn sổ tay bìa xanh đã bạc màu, bảo đó có lẽ là tập thơ của một chiến sĩ cách mạng nào đó. Cuốn sổ được trao lại cho Viện Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam cất giữ tại Phòng Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Phản Đế và Mặt Trận Việt Minh.

Không ai biết danh tính người nông dân miền núi đó….. Như thế là thế nào ? Như thế có nghĩa là cuốn số đó nhất định không mang tên Hồ chí Minh, nhất định không, bởi vì con người lúc nào cũng chủ trương ‘’không có, không thấy, không biết’’ ấy dại gì mà để tên mình vào một cuốn sổ cho kẻ thù của mình biết. Chữ viết nhất định cũng không phải của Hồ chí Minh, vì nếu nghi ngờ là của Hồ chí Minh thì những ông Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Vũ Anh đã nhận ra cũng như năm 1943, họ đã nhận ra chữ họ Hồ trong bài. Tân xuất ngục, học đăng sơn (Mới ra tù, tập leo núi).

Đọc tiếp


Triết Việt
Lê Việt Thường

IMG.625 LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT(Bài Bảy)

IMG.495 Ai đã có dịp đọc những tài liệu lịch sử cận đại đứng đắn , nghiêm túc về cuộc đời Hồ Chí Minh và đồng thời có thời “” đọc Kim Dung thì chắc  không tránh khỏi có khi liên tưởng HCM  với một nhân vật nổi tiếng trong truyện kiếm hiệp Kim Dung là Nhạc Bất Quần mà về mặt tính tình, thủ đoạn trong lề lối hành xử ở đời….. NBQ và HCM có nhiều điểm rất giống nhau, mặc dầu trong đồng văn tiểu thuyết Kim Dung, có lẽ phải xếp HCM và đảng CSVN vào phe ‘hắc đạo’, trong khi NBQ lại thuộc về phe ‘bạch đạo’!

…..

Đọc tiếp


Văn Hóa
Nguyễn Văn Luận
HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

IMG.868Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn…..Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi, “Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à…?”
Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười, “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi, …nữa là bác!”
Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không tị nạn, mà đi tìm Tự Do, trở thành thuyền nhân, đến nước Mỹ năm 1982.

Đọc tiếp


Video

                                                           Lưu Bút Ngày Xanh

Mời xem


Video

                                                          Chuyến Đò Vĩ Tuyến

Mời xem


Video

                                                             Cô Láng Giềng

Mời xem


Video

                                                                Cô Hàng Nước

Mời xem  


Video

                                                   Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng

Mời xem


Video

                                                            Ba Tháng Tạ Từ

Mời xem


Văn Hóa
Lê Việt Thường
LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ VÂN ĐỀ DÂN CHỦ : TINH THẦN VÀ THỂ CHẾ

IMG.869Tóm lại, nền Dân Chủ TÂY PHƯƠNG vì bắt nguồn từ những thúc bách bên ngoài thuộc các lãnh vực Chính Trị, Xã Hội, Kinh Tế… mà Không thực sự phát xuất từ nền tảng TRIẾT LÝ và VĂN HÓA nên vẫn chứa đựng rất nhiều điểm nghịch lý, MÂU THUẪN.

Trái lại, nền Dân Chủ VIỆT có lẽ nhờ bắt nguồn từ cuộc Cách Mạng TÂN THẠCH Nguyên Thủy của Tổ Tiên Lạc Việt , có tính chất VĂN MINH-VĂN HÓA thực sự nên đạt được MINH TRIẾT Toàn Diện với tính chất Nhất Nguyên LƯỠNG CỰC.

Do đó, nền Dân Chủ VIỆT tương lai phải là nền NHÂN – DÂN CHỦ Đích Thực vừa trung thành với Nguồn Cội của NHÂN, nhưng vừa lại có tính chất Khai Phóng Tiên Tiến của DÂN. Và Thể Chế  Dân Chủ VIỆT sau này sẽ không chỉ là PHÁP TRỊ, mà là LỄ PHÁP SONG HÀNH, tức vừa là LỄ TRỊ vừa là PHÁP TRỊ, nên dung hòa được hai nhu yếu trong con người: đó là Trật Tự Xã Hội qua PHÁP LUẬT và nét Riêng Tư Độc Đáo qua LỄ TỤC.

Đọc tiếp


Văn Hóa
Lý Khôi Việt
HUỲNH PHÚ SỔ VÀ CHÚNG TA

 IMG.374Chàng thanh niên 20 tuổi của chúng ta đã không đến Quảng Châu, Tokyo, hay Ba Lê, Hoa Thịnh Đốn. Chàng đã lội ngược dòng với thời thượng, để đi về núi Cấm, núi Thất Sơn. Không đến những thủ đô của Đông phương và Tây phương, chàng cũng không bắt chước những tư tưởng, ý hệ của thế giới, dù là Âu hay Á. Những ngôn ngữ của thời đại: dân quyền, duy tân, những chủ thuyết của thế kỷ: cộng sản, tư bản, tam dân, quốc xã đối với chàng là những gì xa lạ và không cần thiết. Vì chàng đã đi, đã đến, đã sống trọn vẹn trong truyền thống Việt Nam mà tinh hoa cốt tủy là truyền thống Phật Trúc Lâm Yên Tử nhập thế đời Trần, và truyền thống đạo Phật Bửu Sơn Kỳ Hương bàng bạc khắp nhân gian miền Nam.

Đọc tiếp


Văn Hóa
Phạm Viết Hoàng
LÊ QUÝ ĐÔN: NHÀ BÁC HỌC – NHÀ GIÁO DỤC

IMG.870Ngày nay, chúng ta biết đến Lê Quý Đôn qua hai con người :Con người huyền thoại-Con người bác học

Về con người huyền thoại: những mẩu chuyện về trí nhớ, trí thông minh tuyệt diệu của ông vẫn còn được kể lại với những cảm hứng say mê. Về con người bác học: Bùi Huy Bích, danh sĩ, học trò của ông, coi thầy mình “là người thông minh nhất đời”, “nước ta, trong mấy trăm năm mới có một người như thầy”, Ngô Thì Sĩ, trí thức nổi tiếng cùng thời, gọi ông là “lãnh tụ của nền đại học”…

Đọc tiếp


Môi Sinh
Ngô Khôn Trí

KHOẢNG TỐI BẤT HẠNH PHÍA SAU SỰ THẦN KỲ NHẬT BẢN

IMG.862Ít ai thấy hết những hậu quả mà dân Nhật đã và còn đang hứng chiụ do những sai lầm trong việc phát triển quá nhanh và không đồng bộ, nặng về phần khối lượng hơn về phần chất lượng…..

 Nhiều bài viết đã thần tượng hoá, gọi là “Thần kỳ Nhật Bản”. Nhiều quốc gia theo sau chọn mô hình của Nhật để phát triển kinh tế vì muốn có những thành tích kinh tế lừng lẫy như Nhật. Nhưng ít ai thấy hết những gì mà người nước Nhật đã đánh mất để có được, không đánh giá đúng những gì mà nước Nhật đã trả , không thấy hết những hậu quả mà dân Nhật đã và còn đang hứng chiụ do những sai lầm trong việc phát triển quá nhanh và không đồng bộ, nặng về phần khối lượng hơn về phần chất lượng.

Đọc tiếp


Chính Trị
Richard Hass
TÁI QUÂN BÌNH LỰC LƯỢNG NGHĨA LÀ GÌ ?

 IMG.833Khác hẳn với Trung Đông, châu Á là một địa bàn cạnh tranh giữa các đại cường, nơi mà sự hiện diện và hành động quân sự của Hoa Kỳ có thể tỏ ra cực kỳ hữu ích trong việc chặn đứng hay xử lý nhiều vấn đề tiềm năng. Chính quyền Obama đã khôn ngoan khi nhấn mạnh nhiều hơn về tầm quan trọng của phần thế giới này vào năm 2011….. “Chuyển trục chiến lược” (pivot) ám chỉ một sự xoay chiều quá gắt, bằng cách vừa ngụ ý một cuộc rút quân quá nhanh từ phần lớn khu vực Trung Đông, vừa không nhắc đến tất cả những gì Hoa Kỳ đã làm qua nhiều thập kỷ tại Đông Á. “Tái quân bình lực lượng” (rebalancing), nhãn hiệu thứ hai mà chính quyền này dành cho chính sách châu Á, mô tả nghiêm chỉnh hơn cả thực chất lẫn cơ sở lý luận của đường lối mới.

Đọc tiếp


Chính Trị
Thanh Phương R.F.I.
TRANH GIÀNH ẢNH HƯỞNG MỸ – TRUNG TẠI PHI CHÂU

IMG.863Tổng thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ, Barack Obama hôm nay (26/06/2013) bắt đầu chuyến công du dài ngày đầu tiên tới châu Phi, một chuyến đi mà người dân châu lục này chờ đợi từ lâu, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại đây.

 Nhưng Trung Quốc và Hoa Kỳ có cách trợ giúp và đầu tư khác nhau ở châu Phi. Khi viếng thăm Tanzania vào tháng 3 vừa qua, chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn thường trợ giúp các nước châu Phi mà không đặt điều kiện nào về chính trị. Trong khi đó, viện trợ của Mỹ bao giờ cũng đi kèm với các điều kiện về cải tổ kinh tế và chính trị.

 Đọc tiếp


Văn Hóa
KINH THÁNH VÀ KINH KORAN: CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC KINH THÁNH

 IMG.872Tín đồ Kitô giáo và tín đồ Hồi giáo đều có một đặc điểm chung: họ đều là “người của kinh Thánh”. Và họ đều có nghĩa vụ truyền bá Thánh Ngôn – đưa những Thánh Thư này vào bàn tay và trái tim của càng nhiều người càng tốt (người Do Thái, loại người thứ ba của kinh thánh, không cảm thấy họ có nghĩa vụ tương tự).

Truyền giáo là một việc khó khăn. Kinh Thánh dài khoảng 800.000 chữ và đầy rẫy những câu chán ngắt về sự sinh thành. Kinh Koran chỉ bằng 4/5 độ dài của Tân ước, nhưng một số người phương Tây cho nó còn khó đọc hơn. Edward Gibbon phàn nàn về những câu châm ngôn và giáo huấn rời rạc vô tận của nó. Thomas Carlyle nói “tôi chưa từng đọc một cuốn kinh nào khó đọc đến vậy; một mớ lộn xộn tẻ nhạt, rối rắm, thô thiển”.

Đọc tiếp


Văn Hóa
Lê Thiết Cương
NGƯỜI VIỆT VÀ CÂU CHUYỆN GIÀU KINH TẾ , NGHÈO VĂN HÓA

IMG.873 Sự chênh lệch của khoảng cách giàu nghèo thì ai cũng nhìn thấy nhưng sự chênh lệch giữa tiền bạc và văn hoá thì ít người biết đến. Giảm bớt điều này chắc chắn cũng là một yếu tố tạo ra sự ổn định xã hội. Chả lẽ người ta cứ làm giàu, cứ giàu, cứ sống mà không cần quan tâm đến chất lượng sống. Sống không chỉ là chuyện thọ yểu và có bao nhiêu tiền mà là sống thế nào.

Thật đáng mừng là ở Việt Nam đã xuất hiện một tầng lớp trung lưu (về kinh tế) nhưng cũng thật đáng buồn là chưa có một tầng lớp trung lưu về văn hoá.

Đọc tiếp


Kinh Tế
NHỮNG THỜI KHẮC KHÓ KHĂN TRONG LỊCH SỬ NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

IMG.874Kể từ bong bóng giá đầu tiên vào thế kỷ 17, kinh tế thế giới đã ít nhất 14 lần lâm nguy. Đỉnh điểm của những khó khăn này là đại suy thoái 1929 – 1933 và cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2008 đến hiện tại.

Đọc tiếp


Lịch Sử
NHỮNG NHÀ SÁNG CHẾ NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

IMG.861Trí tuệ người Việt đã nhiều lần tỏa sáng dưới hình hài các sáng chế qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau với các danh nhân như Cao Lỗ, Lương Thế Vinh, Hồ Nguyên Trừng, Cao Thắng…vvv…

…..

Đọc tiếp


Văn Hóa
Nguyễn Hiến Lê
HỒI KÝ (Tập III)
PHẦN VI: GIAI ĐOẠN 1975 – 1981
Chương XXXII – TA PHẢI BIẾT SỐNG THEO TA

IMG.676Người ta theo sát Mao Trạch Ðông, trọng hồng hơn chuyên. Nhưng chuyên đã không có cái hồng chỉ có bề ngoài thôi, còn bề trong thì trắng, một màu trắng lem luốc. Ðiều này tôi đã nói nhiều rồi, không muốn nhắc lại. Biết mấy ngàn giờ học chính trị chỉ như nước đổ lá khoai, tới nỗi cán bộ đi học cũng phải ngán, bực mình thốt lên: “Càng học càng dốt, vì người dạy dốt quá”.

Dốt mà dạy dân, lại trị dân nữa, chả trách trong một buổi họp của hội Trí thức yêu nước ở thành phố Hồ Chí Minh, một vị đã bực mình phải thốt lên câu này: “Tôi chấp nhận vô sản chuyên chính nhưng không chấp nhận vô học chuyên chính”

Đọc tiếp 


Thơ Văn
Phan Thịnh
THƠ VUI VỀ TIẾNG HUẾ

IMG.856Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều . Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu .

Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng: “Tau noái với mi ri nì, ien còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, ien chộ tau phơi ló ngoài cươi, ien kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba . . . ien đẩn . Mi quai chướng khôn ?”

Đọc tiếp


Thơ Văn
Fulton Oursler
CHUỖI NGỌC LAM

IMG.859– Em Joan chỉ có ít đồng tiền tiêu vặt làm sao em có đủ tiền mua chuỗi ngọc này?
Trong lúc đó, Pierre vuốt kỹ lại tờ giấy lụa, gói lại chuỗi ngọc. Anh bảo :
– Em đã trả đắt hơn hết thảy các người khác. Có bao nhiêu tiền em đưa tôi hết…..
– Nhưng sao ông lại làm như vậy?
Pierre vừa đưa gói nhỏ đó cho cô vừa trả lời :
– Hôm nay là ngày Noel. Tôi bất hạnh không có ai để tặng quà. Cô cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Noel vui vẻ với gia đình nhé!

Đọc tiếp


Thơ Văn
Bình Nguyên Lộc
BÁN NGÔI NHÀ CỖ

IMG.041Bọn đầu cơ xa lạ cứ còn mua đất, còn phá nhà cũ, còn xây cất nhà mới. Tuy nhiên ngôi nhà của bà Hai Ngọt cứ trơ trơ cùng tuế nguyệt, bởi ai hỏi bà cũng đòi tới sáu trăm ngàn, khiến họ le lưỡi rồi bỏ đi…..
Thình lình, đùng một cái, vì lý do quân sự, hay chính trị, hay kinh tế hay gì không rõ, chánh quyền quyết định bỏ chương trình cũ, dời tỉnh lỵ lên rừng, cách làng độ năm sáu cây số, khoét rừng để xây cất dinh thự khác. Bao nhiêu người đầu cơ đều bị việt vị hết ráo và đây đó, người ta thấy những tấm bảng rao nhà cho thuê, cảnh không bao giờ xảy ra ở thôn quê cả.
Vợ chồng chị Dụi về làng để thăm chừng tin tức, hay tin nầy thì dậm chơn, kêu trời rồi than khóc cho mộng làm giàu của anh chị bỗng dưng tiêu tan thành mây khói.
– Trời bất dung gian đảng, bà Hai cười bằng cái miệng móm xọm và nói như thế, hồn ông bà, ông vải nhà nầy linh thiêng lắm nên xui khiến nhà nước đổi ý, mà cứu vãn cái nhà nầy.

Đọc tiếp


Xin Quý Độc Giả Bấm Vào
DANH MỤC
TÁC PHẨM KIM ĐỊNH
Để Đọc 32 Tác Phẩm Đã Xuất Bản Của Cố Triết Gia

Tìm Kiếm